Nhắc tới Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhắc tới một “nhà tư tưởng tỏa bóng suốt thế kỉ XVI”. Đó là một bậc hiền triết, bậc chính khách, nhà tiên tri, người thầy được vua chúa và nhân dân xem trọng coi là bậc phu tử - Tuyết Giang phu tử (cùng với Chu Văn An và Nguyễn Thiếp). Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm trải gần trọn thế kỉ XVI, ông là người đã chứng kiến bao đau thương, tang tóc từ cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của dân tộc. Với nhân cách của bậc cao sĩ cùng với “tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi” ông đã trở thành một bậc thánh nhân lập đức. Với nhân sinh quan sáng suốt, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà lập ngôn được người đời ngưỡng mộ. Lập đức và lập ngôn là hai lĩnh vực đan xen, hòa quyện lẫn nhau tạo nên thành công của Nguyễn Bỉnh Khiêm – một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.
Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVI. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi một mốc lớn trên con đường phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, là một trong những chiếc cầu nối giữa hai thời đại văn học – thời đại Nguyễn Trãi trước đó và thời đại Nguyễn Du sau này. Thơ ông như “cây thông chót vót cao trăm thước” tỏa bóng rợp cả một giai đoạn văn học. Thơ ông là tiếng nói của tầng lớp trí thức bất mãn với hiện thực xã hội lúc bấy giờ và tư tưởng an nhàn thoát tục nhưng vẫn đau đáu một tấm lòng lo cho dân cho nước. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ nên bức tranh hiện thực khá sâu sắc về đất nước, xã hội và con người Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động – thế kỉ XVI.
Chất triết học là đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kết hợp từ chiều sâu chất trí tuệ và thi ca. Những triết lí trong thơ của ông có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến lối suy nghĩ, cách nhận thức của dân tộc ta trong một thời gian khá dài. Bởi tìm hiểu “chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm” cũng chính là tìm về một giai đoạn văn học để khẳng định những giá trị thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm – một đỉnh cao của thi ca văn học trung đại.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiểu luận Chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
PHẦN MỞ ĐẦUNhắc tới Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhắc tới một “nhà tư tưởng tỏa bóng suốt thế kỉ XVI”. Đó là một bậc hiền triết, bậc chính khách, nhà tiên tri, người thầy được vua chúa và nhân dân xem trọng coi là bậc phu tử - Tuyết Giang phu tử (cùng với Chu Văn An và Nguyễn Thiếp). Cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm trải gần trọn thế kỉ XVI, ông là người đã chứng kiến bao đau thương, tang tóc từ cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của dân tộc. Với nhân cách của bậc cao sĩ cùng với “tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi” ông đã trở thành một bậc thánh nhân lập đức. Với nhân sinh quan sáng suốt, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà lập ngôn được người đời ngưỡng mộ. Lập đức và lập ngôn là hai lĩnh vực đan xen, hòa quyện lẫn nhau tạo nên thành công của Nguyễn Bỉnh Khiêm – một danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVI. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ghi một mốc lớn trên con đường phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, là một trong những chiếc cầu nối giữa hai thời đại văn học – thời đại Nguyễn Trãi trước đó và thời đại Nguyễn Du sau này. Thơ ông như “cây thông chót vót cao trăm thước” tỏa bóng rợp cả một giai đoạn văn học. Thơ ông là tiếng nói của tầng lớp trí thức bất mãn với hiện thực xã hội lúc bấy giờ và tư tưởng an nhàn thoát tục nhưng vẫn đau đáu một tấm lòng lo cho dân cho nước. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ nên bức tranh hiện thực khá sâu sắc về đất nước, xã hội và con người Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động – thế kỉ XVI.Chất triết học là đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kết hợp từ chiều sâu chất trí tuệ và thi ca. Những triết lí trong thơ của ông có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến lối suy nghĩ, cách nhận thức của dân tộc ta trong một thời gian khá dài. Bởi tìm hiểu “chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm” cũng chính là tìm về một giai đoạn văn học để khẳng định những giá trị thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm – một đỉnh cao của thi ca văn học trung đại.PHẦN NỘI DUNGI. NGUYỄN BỈNH KHIÊM – MỘT BẬC CAO SĨ TRONG THỜI LOẠN1.1 Thế kỷ XVI – Một thời đại lịch sử đầy biến độngThế kỷ XVI là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, đất nước sống trong cảnh loạn lạc kéo dài. Đặc biệt trong vòng 24 năm ( 1503-1527) nhà Lê đã phải thay đổi đến 6 ông vua, có người ở ngôi được 6 tháng (Lê Túc Tôn), có người ở ngôi đúng 3 ngày (Quang Trị). Tình hình chính trị rối ren, các phe phái tranh giành quyền lực đến một mất một còn. Bản thân những người đứng đầu vương triều – các hoàng đế nhà Lê đều bất tài vô hạnh. Trong đó 2 ông vua Lê Uy Mục và Lê Tương Dực nổi tiếng ăn chơi xa xỉ không quan tâm đến triều chính nên vương triều nhà Lê khép lại.Sau khi Mạc Đăng Dung dẹp yên các cuộc chiến tranh chống đối, Mạc Đăng Dung lập hoàng đế Xuân lên làm Cung Hoàng, mượn tay Cung Hoàng để giết Chiêu Tông. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép Cung Hoàng thoái vị nhường ngôi cho mình rồi lên làm vua, lấy hiệu là Minh Đức.Năm 1553, An Thanh Hầu Nguyễn Cam – em thuộc dòng thứ 2 của Nguyễn Hoằng Dụ lại trưng hưng cho nhà Lê ở Thanh Hóa, chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim bị giết, năm 1585 Nguyễn Hoàng sợ bị hãm hại nên xin vào trấn phủ Thuận Hóa, con rể là Trịnh Kiểm nắm quyền tập hợp hào kiệt bốn phương nhưng mãi đến năm 1592 Trịnh Tùng mới khôi phục lại kinh thành Thăng Long đẩy nhà Mạc lên Cao Bằng. Đến đây cục diện Nam – Bắc phân tranh chính thức mở màn cuộc nội chiến của 3 nhà Lê – Trịnh – Nguyễn. Cuộc chiến tranh nội bộ kéo dài khiến đất nước rơi vào cảnh loạn li. Vua chúa chỉ lo ăn chơi xa hoa, trụy lạc, quan lại thì tranh đua quyền lực, ra sức bóc lột nhân dân để phục vụ cho những nhu cầu của chúng làm cho đời sống nhân dân dưới thời kì này vô cùng cực khổ.1.2 Nguyễn Bỉnh Khiêm – một cuộc đời thanh cao và mang nặng nỗi “tiên ưu”.Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) húy là Văn Đạt, tên chữ là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả 2 thân mẫu đều những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỉ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thong địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước cứu đời. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ lại gặp được thầy giỏi như cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng khác nào như rồng gặp được mây, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm trở thành một tài năng kiệt xuất nổi tiếng.Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đó kị, chém giết lẫn nhau.Năm 1572, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới.Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố tài năng. Mãi đến năm ông 44 tuổi mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng Nguyên. Triều đình nhà Mạc rất coi trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hi vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Lúc này Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng.Doanh là người có chí khí đảm lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ông hi vọng với nhân vật này, triều đại mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phong kiến trước đó gây ra. Nhưng niềm tin ấy không được đền đáp, chỉ được một thời gian ngắn (8 năm) ông đành phải từ quan về ở ẩn. Cũng như Nguyễn Trãi trước kia, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lánh đục về trong bảo toàn danh tiết và chí khí.Treo ấn từ quan, ông sống một cách lạc quan và hòa hợp với thiên nhiên. Giống như Nguyễn Trãi, ông cũng bầu bạn với gió trăng,rượu ‘’ Đêm đợi trăng cài bong trúc / Ngày chờ gió thổi tin hoa’’ (Thơ Nôm, bài 17). Ông lấy mừng vì thoát khỏi vòng danh lợi : ‘’ Thoát chân giữa chốn chốn giàu sang / Tuổi già mong được tuổi già thong dong / Hương lan gồm từ thơ nồng / Tiếng chim gọi khách ngoài song ngọt ngào’’ (Ngụ hứng, bài 6). Phải chăng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cách sống phóng khoáng như Nguyễn Công Trứ ‘’ ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp’’ ? Nhưng không, lúc ông lạc quan nhất với thiên nhiên cũng chính là lúc ông phiền muộn nhất về việc dân, về việc nước. Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn nhưng không lánh mặt với đời. Ông lui về sống ở quê một thời gian khá dài mà vẫn mang ước vọng về một xã hội vua sáng tôi hiền như thời vua Nghiêu, vua Thuấn xưa:Đã ngoài mọi việc chăng còn ước,Ước một tôi hiền, chúa thánh minh. (Thơ Nôm, bài 26)Ông luôn mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình và đời sống nhân dân no đủ và yên bình. Tương truyền, hình như để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc nên khi các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế “chân vạc”.Đọc thơ ông là thấy cả tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân và một tâm hồn sáng suốt da diết với đạo lý:’’Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu,hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc’’(lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).Vì thế mà sau khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học mong đào tạo cho đời những tài năng ‘’kinh bang tế thế’’. Học trò của ông cũng có những người trở thành danh tướng, Trạng nguyên: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền…Khi tuổi đã cao, sức đã yếu, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn mong mỏi được đem tài đức của mình lo dân giúp đời. Chế độ phong kiến khủng hoảng, không có đường lập công, ông đã chọn con đường lập ngôn, hi vọng những câu thơ tuyên truyền đạo đức, bằng uy vọng của mình, ông có thể góp phần vào việc “phù nghiêng, đỡ lệch”. Tấm lòng ưu ái rừng rực của ông đến già chưa thôi.1.1 Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca có giá trị.Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri…nhưng nổi bật trên tất cả Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc.Sự nghiệp văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm khá phong phú với một số lượng tác phẩm lớn. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.Về chữ Hán có Bạch Vân am thi tập, Trung Tân quán bi kí, Thạch khánh kí và một số bài văn tế. Theo Bạch Vân am thi tập tiền tự do chính tác giả viết thì thơ chữ Hán có khoảng một nghìn bài. Hiện nay số còn lại chỉ khoảng hai phần ba.Về chữ Nôm có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập) với khoảng 170 bài thơ. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn. Thơ không có đề mục cho từng bài và từng môn loại.Ngoài thơ Nôm, trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấmTrạng. Các tập sấm kí Nôm thường mang tên Trạng Trình và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm kí, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.Theo Phả kí, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm. Bài phú này hiện nay vẫn chưa được tìm thấy.Nguyễn Bỉnh Khiêm có phong cách thơ rất riêng không lẫn với các nhà thơ cùng thời mặc dù vẫn tuân theo nguyên tắc sáng tác thơ văn trung đại. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết học nhưng vẫn gần gũi và dễ tiếp nhận.II. CHẤT TRIẾT HỌC TRONG THƠ BẠCH VÂN CƯ SĨ2.1 Chất triết học trong thơ văn dân tộcTrong văn học Việt Nam từ thời xưa, ngay những sáng tác dân gian, nhân dân lao động đã đúc kết những kinh nghiệm có được trong cuộc sống lao động sản xuất và đấu tranh của mình ‘’Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm’’, lý giải được những hiện tượng thiên văn ‘’Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa’’… Nội dung của các tư tưởng, triết lý đó cũng đề cập đến nhiều lĩnh vực, như nhận thức luận: “Trăm hay không bằng tay quen”;mỹ học: “Cái nết đánh chết cái đẹp; Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”; biện chứng pháp: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”; đạo đức học: “Thương người như thể thương thân”, “Dẫu xây chín đợt phù đồ/ Sao bằng làm phúc cứu cho một người”; xã hội học: “Một người làm quan cả họ được nhờ”. “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”; logic học: “Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không”, “Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa”; tâm lý học: “Cầm vàng mà lội qua sông/ Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng”; khẳng định vai trò quyết định của lao động (lời trăng trối của người cha bảo các con thửa ruộng nhà có vàng), tầm quan trọng của công cụ sản xuất (truyện “thần sắt”)...Đến văn học cổ trung đại, các tác giả thời kì này thể hiện quan điểm của mình về lẽ sinh – tử, tương sinh - tương khắc: ‘’Xuân qua trăm hoa rụng / Xuân tới trăm hoa nở / Trước mắt việc đi mãi / Trên đầu già đến rồi / Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua xuân trước một nhành mai’’.Chất triết học cũng được thể hiện trong thơ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm…trong đó đa số đượm màu sắc Lão – Trang, tư tưởng yếm thế của Phật giáo và thoát tục của đạo tiên. Như vậy, chất triết học cũng đã thể hiện một cách sâu sắc trong văn học dân gian và văn học trung đại tuy nhiên đều mang tính duy tâm, siêu hình.Văn học hiện đại, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và nhãn quan duy vật biện chứng, cách nhìn nhận về thế giới và vũ trụ đa chiều, đa màu sắc.Vũ trụ không tuần hoàn, ‘’Xuân đương tới nghĩa là xuân đã qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già’’. Chế Lan Viên thể hiện những quan điểm nhân sinh mới mẻ ‘’ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn’’.Chất triết học thể hiện trong suốt tiến trình lịch sử văn học dân tộc với những triết lý nhân sinh về con người, vũ trụ, về cuộc sống, thời thế…2.2 Chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.2.2.1 Bản chất, nguồn gốc tư tưởng triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.Có thể nói ở cuối thể kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Tư tưởng triết học của ông ‘’không bận tâm đi vào xu hướng duy lý …đi tìm khái niệm bản thể luận như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu cái lý, có khi chẻ làm tư sợi tóc để tìm hiểu, biện giải nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Với sự uyên thâm vốn có đó, ông được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hiền – 2 nhà triết học khai phá đất Lạc Dương của Tống Nho) hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình. Tuy vậy triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như một sự mach bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp những hiên tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm, chiêm nghiêm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát ‘’ luật’’ đời bằng những phạm trù triết học.Vì lẽ đó, ông rất hay dùng đến những cặp phạm trù:Cát – hung tiến – thoái thái – bĩPhúc – họa thượng – hạ ích – tổn Đại – tiểu đắc – táng âm – dươngXuất – nhập sinh – tử tiêu – trươngVãng – lai ngoại – nội danh – hưGốc rễ triết lý Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự hiểu biết thấu đáo về con người và xã hội. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết học vừa là công cụ để tư duy, để nhận thức vừa là công cụ để giải quyết những vấn đề do tư duy, do nhận thức đặt ra. Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng thơ để triết lý cuộc sống, dùng thơ để tuyên truyền đạo đức.Bản chất lí học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dựa vào nhận thức về logic cuộc sống (các quy luật tự nhiên và xã hội) áp dụng vào nhữung trường hợp cụ thể. Mục tiêu lí học của ông là tạo nên sự cân bằng, hài hòa và trung dung cho các sự vật, hiện tượng. Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người trong thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là ‘’cây đại thụ’’, ‘’bậc sĩ phu tài danh’’ của thế kỷ.2.2.2 Biểu hiện của chất triết học trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.2.2.2.1 Chất triết học thể hiện trong ‘’Nhàn’’ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm ‘’vì con người để đáp ứng được lẽ biến dịch của tạo hóa thì con người phải sống theo lẽ tự nhiên, đó là vui với đạo trời, biết số mệnh và ung dung tự tại’’, triết lý nhàn, tiên, vô sự được thể hiện sâu sắc trong thơ ông. Đó là cuộc sống hòa đồng với người dân nơi thôn dã và thiên nhiên…Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm là khép cửa ải lợi danh ồn ào, phiền não lại, cái nhàn ở đây đã đạt đến sự cao đẹp. Chữ nhàn cũng đã xuất hiện trong thơ Chu Văn An, Nguyễn Trãi và một số nhà thơ khác. Đây là một xu hướng sáng tác văn chương của các sĩ phu ở nhiều thời kỳ, thể hiện sự bất hợp tác với chính quyền phong kiến và sự phủ nhận hiện thực thối nát của xã hội đương thời. Vì thế, giá trị khách quan của nó là tích cực. Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chữ nhàn trở thành một ám ảnh nghệ thuật, bởi nó không chỉ bộc lộ những tâm trạng riêng của ông, gắn liền với thời cuộc, mà còn thể hiện một quan niệm triết học của ông, một cách ứng xử của ông trước cuộc đời:Phiền hiêu bế khước lợi danh quanLiêu ngụ nhàn trung dưỡng đắc nhàn (Thơ chữ Hán: Trung tân quán ngụ hứng) Khép cửa ải lợi danh, ồn ào phiền não lại Hãy gửi gắm vào trong cảnh nhàn để nuôi dưỡng thân nhàn)Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm gắn kết với đạo lý của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thời cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong quy luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.Đối với ông, nơi vui thú hơn hết chính là nơi thấy con người mình vẫn không nguội lạnh tấm long với nước với dân: ‘’Tấc cách dục cầu ngô lạc xứ / Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu’’(Ngụ hứng). Ra làm quan với nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm được giao giữ những chức vụ trọng yếu trong thời gian ngắn. Đã nhiều lần ông nhắc đến ơn vua, thẹn mình không đủ sức ‘’phò trì ấu chúa’’, và ‘’khôi phục thần châu’’, làm tròn nghĩa vụ ‘’ chúa ưu thần phục’’ nhưng thực chất Nguyễn Bỉnh Khiêm không thích vòng công danh. Dù dốc lòng phù trì xã tắc, ông vẫn mơ ước cuộc sống nhàn dật nơi quê nhà:Hội khan chỉnh đốn càn khôn phủ Tân quán Vân am mịch cựu du(Cảm hứng, bài 5)Vì thế mà khi từ quan về quê, rời xa lối thụ hưởng vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hòa hợp với tụ nhiên. Tận hưởng tài lộc từ thiên nhiên bốn mùa, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí trời đất để gọt rửa bao lo toan vướng bận riêng tư:Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xaoThu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao(Thơ Nôm, bài 73)‘’Tìm nơi vắng vẻ’’ cũng là tránh nơi lợi danh huyên náo, nhưng không phải là trốn tránh, là cách biệt với thế giới bên ngoài, xa rời cuộc sống. Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về công việc của bậc tao nhân mặc khách với ‘’cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà’’, trở về với ‘’ một mai, một cuốc, một cần câu’’ của một lão nông. ‘’Nhàn’’ của Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ biểu hiện của an bần lạc đạo, của ung dung, tự tại mà còn biểu hiện của một phong thái sống cởi mở, hồ hởi với tạo vật, biết gắn mình với thiên nhiên. Cũng giống Nguyễn Trãi, ông về với ruộng vườn, hòa mình với thiên nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống thật ‘’thích chí’’ giữa trăng hoa, chim muông“Bến nguyệt, thuyền kề, hai bãi mía / An mây, cửa khép một cành pheo / Cá tôm tối chát bên kia bến / Củi đốt ngày mua mé nọ đè’’(Thơ Nôm, bài 83). Ông cũng tìm được ở đó một không gian đất trời không thoảng chút hoa lệ, không mang hơi thở giàu sang phú quý, chỉ có màu xanh của cây cỏ, màu vàng của ánh trăng:Hiểu lâm thái phố sương niên líDạ phiếm ngư cơ nguyệt mãn thuyền(Thơ Nôm, bài 4)Chữ ‘’nhàn’’ bàng bạc suốt cuộc đời thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, rất nhiều bài thơ của ông nhắc tới chữ ‘’nhàn’’.Trong Bạch Vân thi tập có 11 lần nhắc đến chữ ‘’nhàn’’, trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập có 31 lần,…được dùng rất linh hoạt: thân nhàn, thanh nhàn, an nhàn, phận nhàn, rỗi nhàn, thú nhàn…Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chữ ‘’nhàn’’ trở thành một ám ảnh nghệ thuật, bởi nó không chỉ bộc lộ những tâm trạng riêng của ông, gắn liền với thời cuộc mà còn thể hiện một quan niệm triết học của ông, một cách ứng xử trước thời thê:Thấy dặm thanh vân bước ngại chenĐược nhàn ta xá dưỡng thân nhàn(Thơ Nôm, bài 8)Trong quan niệm của ông, ‘’nhàn’’ là giữ cho mình trong sạch, cũng là cách bảo vệ khí tiết của nhà Nho và phẩm giá của con người:Yếm khan trọc thế đầu phù vinhTân quán thâu nhàn ngã độc thanh(Ngụ hứng)(Chán nhìn trò đua chen vinh hoa hão ở cái đời vẩn đục nàyThâu cái nhàn trong quán Trung Tân riêng ta trong sạch).Bản chất của chữ “nhàn” ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân mà không nhàn tâm. Nhàn mà vẫn lo âu việc nước, việc đời. Nhàn là tìm kiếm sự thanh thản chứ không phải sự lười nhác. Hạn chế của chữ “nhàn” trong thơ Bạch Vân cư sĩ là ở chỗ nhiều khi yếu tố “rỗi nhàn”, “nhàn tản”, “yên phận” khá đậm nét. Nguyễn Bỉnh Khiêm nói tới “rỗi nhàn”, “vô sự ngáy pho pho” như để cợt đùa cùng thói tục nhưng đồng thời lại để thi vị hóa cuộc đời ẩn dật.2.2.2.2 Chất triết học thể hiện qua những quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về thiên mệnh, thế sự.Gần trọn cuộc đời quy ẩn, sống với nhân dân lao động, triết lí thiên mệnh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều cách nói giống người bình dân. Trước hết đó là quan niệm vũ trụ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng ông trời sinh ra con người, cho sao được vậy không nên tranh giành cái danh ở triều đình, giành nhau cái lợi ở chợ búa. Bởi “Trời nẻo có sinh thì có dưỡng / Dể hầu nằm giữa mất phần chăng”(Thơ Nôm, bài 136), “khó khăn dầu ở mệnh trời”, “được thua phú quý dầu thiên mệnh / Chen lấn làm chi cho nhọc nhằn”.Triết lí thiên mệnh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn được thể hiện ở quan niệm tuần hoàn về vũ trụ. Đó là sự chuyển hóa, biến đổi giữa các mặt đối lập, biến đổi liên tục của vật chất, của sự vật. Khi sự vật đạt đến đỉnh điểm của trạng thái này thì nó sẽ chuyển thành trạng thái đối lập: Hoa càng khoe nở, hoa thêm rữaNước chứa cho đầy, nước ắt vơi(Thơ Nôm, bài 48)Sự vận động liên tục có khi nhờ vào nững tác động của bên ngoài:Thế gian biến cải, vũng nên đồiMặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi(Thơ Nôm, bài 71)Sen, mùa trước đổi, mùa sau mọcTriều,cửa này ròng, cửa khác cường(Thơ Nôm, bài 98)“Thiên nhiên tương cảm, thiên nhiên tương dữ”,sự vận động của vũ trụ cũng là một sự vận động của xã hội loài người. Có hai trạng thái đối lập tồn tại trong cùng một sự vật cũng có cái phúc va cái họa luôn song tồn trong cuộc đời con người: “Chung trong họa phúc ít người hay / Suy, thịnh hằng lề rắp đổi thay” ( Thơ Nôm, bài 57), hay đó còn là quan niệm thời vần trong cuộc sống: Có thuở được thời mèo đuổi chuộtĐến khi thất thế kiến bò ra(Thơ Nôm, bài 75)Về thế sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập tới các mối quan hệ xã hội như sang – giàu, quý – tiện, các quan hệ thầy trò, bạn bè, làng xóm…Cảm hứng phê phán bắt nguồn từ tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời xuất phát từ những điều mắt thấy tai nghe. Nguyễn Bỉnh Khiêm phê phán thói đời – những biểu hiện suy vi của đạo đức Nho gia, những biểu hiện trái ngược đạo lý dân tộc:Người của lấy cân ta thử nhắcMới hay rằng của nặng hơn người(Thơ Nôm, bài 80)Quan niệm về đạo người là một quan niệm mới mẻ và tiến bộ đối với với người đương thời và được Nguyễn Bỉnh Khiêm khái quát từ nhu cầu thực tiễn: con người tham lam, hám tiền, hám danh lợi, coi rẻ tinh nghĩa…Khi nói về thế thái nhân tình: Thớt có thanh tao ruồi đậu đếnGan không mật mỡ kiếm bò chi(Thơ Nôm, bài 58)Hoặc tương tự:Thuở khó dẫu chào, chào cũng lãngKhi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen(Thơ Nôm, bài 5)Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, cuộc sống thanh cao của người bình dân đáng quý trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền.Tầm khái quát sâu rộng của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là ở chỗ những hiện thực đạo đức suy đồi của thời đại, thơ ông có sức khái quát mang ý nghĩa phê phán, tố cáo những tiêu cực của nhiều thời đại khác nhau. Nguyễn Bỉnh Khiêm tố cáo thế lực đồng tiền, tố cáo thói đời chủ yếu trên lập trường đạo đức phong kiến, khẳng định Nho giáo chứ chưa phải chủ yếu trên lập trường nhân bản như các tác giả văn học cuối hté kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XIX.2.2.2.3 Chất triết học được thể hiện qua những giáo huấnTriết lý đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm giáo dục thiên hạ, thơ văn của ông chính là những lời khuyên răn đe theo chí hướng của ông. Ông muốn đem đạo đức thánh hiền phổ biến trong nhân dân, làm cho con người nhận thức được những đạo lý cuộc sống.Nguyễn Bỉnh Khiêm lập ra quán Trung Tân, có bài bia khuyên làm từ thiện. Trong đó ông trình bày những quan niệm đạo đức, luân lý của ông:Thờ cha hết đạo làm conThờ vua phải giữ cho tròn đạo tôiAnh phải thuận, em phải kínhChồng bàn ra, vợ thích tàng ngay.Bạn bè giao kết xưa nayLòng tin chớ có thay đổi tấm lòng Chớ thấy thiện nhơ mà khinh bỏCũng đừng coi ác nhỏ mà làm.Khi mới đọc lên, ta thấy tư tưởng triết lý đạo đức, cách dạy đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm giống với quần thần, phụ tử, phu tử với cái đức từ thiện, bác ái cảu đạo phật. Nhưng xét kỹ ta lại thấy ý thức của những quan niệm gò bó chật hẹp xưa đã được mở rộng hơn hợp với đạo đức của nhân dân Việt Nam thời bấy giờ. Những đạo lý mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề ra không khô khan, lý trí như trong đạo nho mà qua thơ văn của ông đã trở nên đầm ấm, giàu cảm xúc. Đối với cha mẹ lúc già yếu là sự săn sóc:Hay khi on sảnh bề cung dưỡngSiêng thuở thần hôn việc hỏi hanAnh em đối với nhau là tình thương máu mủ:Biết kính hay yêu mến thuận hòaYêu thương há thấy lòng mẹ chaChồng vợ đối với nhau là nghĩa tao khang, thủy chung, sự gắn bó chia sẻ:Lỗi nhỏ thứ cho đừng sá giậnTình thần nghĩ đến cũng nên thương(khuyên phu đãi thê)Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh đối với “hiếu sinh” và tấm lòng từ thiện của con người:Để đức bản hiếu sinhThân vật manh sát lục(Đức của trời vốn hiếu sinhNên thận trọng chớ giết nhau bừa bãi)(Lâm quán quan ngữ)Trong cái khuôn trung hiếu, tiết nghĩa,…nội dung đạo lý của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến nhiều vấn đề, lắm khi vượt ra ngoài quan niệm lễ giáo phong kiến, rất gần với quan điểm và nhận thức của nhân dân. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm “người ta tính vốn thiện”, “giữ trọn được tính thiện là trung” (Bi ký quán Trung Tân). Trước thời cuộc đen bạc, những lời giáo huấn của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại càng có ý nghĩa làm cho xã hội nhân văn, tốt đẹp là mơ ước lý tưởng của ông. Thơ đạo lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm góp phần cũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chattriethoctrongthonguyenbinhkhiem.docx