Tiểu luận Cân đôi ngân sách

Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước. Xét về mặt hình thức, ngân sách nhà nước là bảng tồng hợp các khoản thu, chi của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

 Một cách khác, NSNN là kế hoạch tài chính vĩ mô của nhà nước giúp nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động kt-xh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.

 Xét về thực chất, NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

 Như vậy, NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước và được thực hiện trên cơ sở luật pháp ấn định

 Nội dung hoạt động của NSNN bao gồm thu NSNN, chi NSNN và cân đối NSNN

 Hoạt động thu NSNN chủ yếu là thuế, ngoài thuế thu NSNN còn bao gồm phí, lệ phí, thu từ hoạt động kt, thu từ bán tài sản, tài nguyên của quốc gia, các khoản viện trợ trong nước và nước ngoài,

 Hoạt động chi NSNN chủ yếu là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, theo lĩnh vực gồm chi cho kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, viện trợ, .

 Nhà nước quản lý quỹ NSNN theo nguyên tắc: thống nhất, đầy đủ, cân đối, công khai, minh bạch và chính xác

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tiểu luận Cân đôi ngân sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cân đôi ngân sách 1. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước. Xét về mặt hình thức, ngân sách nhà nước là bảng tồng hợp các khoản thu, chi của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Một cách khác, NSNN là kế hoạch tài chính vĩ mô của nhà nước giúp nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động kt-xh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Xét về thực chất, NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Như vậy, NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước và được thực hiện trên cơ sở luật pháp ấn định Nội dung hoạt động của NSNN bao gồm thu NSNN, chi NSNN và cân đối NSNN Hoạt động thu NSNN chủ yếu là thuế, ngoài thuế thu NSNN còn bao gồm phí, lệ phí, thu từ hoạt động kt, thu từ bán tài sản, tài nguyên của quốc gia, các khoản viện trợ trong nước và nước ngoài,… Hoạt động chi NSNN chủ yếu là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, theo lĩnh vực gồm chi cho kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, viện trợ,…. Nhà nước quản lý quỹ NSNN theo nguyên tắc: thống nhất, đầy đủ, cân đối, công khai, minh bạch và chính xác 2. Khái niệm về Cân đối NS: Cân đối ngân sách là sự cân bằng giữa tổng số thu và tổng số chi bằng tiền của nhà nước trong một tài khóa nhất định. Cân đối NSNN không chỉ thực hiện định kỳ khi năm tài chính kết thúc mà phải thực hiện ngay từ khi lập dự toán NSNN. Trên thực tế dù có cố gắng đến đâu NSNN cũng không thể luôn đạt trạng thái cân bằng. Do nhu cầu chi tiêu của nhà nước phát sinh thường xuyên trong khi thu ngân sách lại phát sinh định kỳ, vì vậy xét vào một thời điểm nhất định NSNN có thể cân bằng, thặng dư hoặc thâm hụt. Xét trong năm tài chính, các quốc gia luôn cố gắng tìm kiếm các biện pháp để cân bằng NSNN. Việc cân bằng NSNN giúp cho nhà nước cũng như các cấp chính quyền địa phương thực hiện được nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã được ấn định. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử với biến động không ngừng của các hoạt động kt-xh, đã có nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đưa ra các quan điểm khác nhau về duy trì trạng thái cân đối NSNN Đặc điểm của CĐNSNN: Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi NSNN nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tài khóa. Nó vừa là công cụ thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Về nội dung, cân đối NSNN bao gồm cân đối giữa tổng thu và tổng chi, cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi NSNN, cân đối về phân bỏ chuyên giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống NSNN, đồng thời phải kiểm soát được tình trạng NSNN để qua đó thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô và trong từng lĩnh vực, địa bàn. Mang tính định lượng và tiên liệu: trong quá trình cân đối NSNN, người quản lý cần phải tính toán cụ thể về mặt định lượng các con số thu, chi của NSNN; cân đối NSNN là cân đối mang tính kế hoạch, có tính chỉ đạo và tiên liệu về kinh tế vĩ mô, phản anh quan hệ cân đối phân bổ nguồn lực. II. Các quan điểm cân đối ngân sách nhà nước Học thuyết cổ điển về CĐNSNN: Theo quan điểm cổ điển, nhà nước chỉ nên thực hiện những hoạt động như cảnh sát, tư pháp, đối ngoại và quốc phòng, còn những hoạt động khác nên để cho khu vực tư nhân đảm nhiệm. Nhất là trong hoạt động kinh tế, nhà nước không được can thiệp mà phải để cho quy luật thị trưởng, tự do cạnh tranh và sáng kiến tư nhân chi phối. Do vậy, NSNN chỉ là công cụ cung cấp cho nhà nước những nguồn tài chính cần thiết nhằm tài trợ chi phí cho các hoạt động hành chính, tư pháp, quốc phòng; nhà nước cũng chỉ cần huy động đủ nguồn lực cho những chi tiêu hạn hẹp đó Lý thuyết cổ điển về thăng bằng ngân sách: ngân sách nhà nước phải cân bằng hằng năm, tức là tổng số chi không được vượt quá tổng số thu. Nếu số chi vượt thu, nhà nước sẽ phải vay nợ để bù đắp và khi NSNN đã thâm hụt thì cơ hội tăng thu của ngân sách kỳ sau để bù đắp thâm hụt ngân sách kỳ trước là rất khó khăn vì vậy thâm hụt NSNN ngày càng gia tăng. Nếu số thu vượt chi, điều đó chứng tỏ số tiền nhà nước thu về đang để một chỗ, số tiền này không sinh lời, và như vậy không khơi thông được luồng tiền, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi thặng dư NS sẽ tạo ra tâm lý quản lý NS lỏng lẻo, gây ra sự lãng phí tiền của xã hội dẫn đến sự bất bình của xã hội đối với chính phủ. Quan điểm này có hai nguyên tắc: nhà nước chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi số thu thuế và chỉ được khai thác nguồn thu thuế để chi tiêu; số thu thuế cũng không được lớn hơn số chi của NSNN. Như vậy theo quan điểm này ngân sách phải cân bằng tuyệt đối, bội thu hay bội chi, nếu có đều thể hiện sự lãng phí nguồn lực của nhân dân. Bên cạnh đó, thuyết này cũng cho rẳng NSNN phải cân bằng cả khi lập kế hoạch và khi thực hiện. Theo Luật Ngân sách Trung Quốc, ngân sách công của Chính phủ Trung ương không được phép thâm hụt. Một phần các quỹ đầu tư xây dựng của ngân sách trung ương có thể huy động từ nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài, với điều kiện các nguồn vốn vay đó phải có quy mô và cơ cấu hợp lý. Chính phủ Trung ương cân đối ngân sách bằng các nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài. Ngân sách địa phương các cấp phải được lập theo các nguyên tắc là giữ cho chi trong giới hạn của thu và duy trì cân bằng giữa thu và chi, và không được phép thâm hụt. Chính quyền địa phương không được phép phát hành trái phiếu địa phương, ngoại trừ trường hợp được quy định theo luật hoặc Hội đồng Nhà nước. Các học thuyết hiện đại về CĐNSNN: Bước sang thế kỷ 20, chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ, lạm phát, thất nghiệp, đặc biệt là siêu lạm phát 1921 – 1923 ở Đức và khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933… tất cả những sự kiện đó cho thấy nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh với cơ chế tự điều tiết không thể duy trì được sự phát triển bền vững. do vậy cần có sự can thiệp của nhà nước và lúc này, NSNN trở thành một công cụ giúp nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. Vì vậy, quan điểm về CĐNSNN cũng có nhiều thay đổi. Lý thuyết về ngân sách chu kỳ: nền kinh tế trải qua 3 giai đoạn: phồn thịnh – khủng hoảng – suy thoái. Sự vận động có tính chu kỳ tự phát theo các quy luật kinh tế khác quan của thị trường là một biểu hiện bản chất của nền kinh tế thị trường. Sự can thiệp của nhà nước chỉ giúp cho nền kinh tế không rơi vào trạng thái quá nóng hoặc quá nguội trong chu kỳ phát triển của nó, chứ không thể loại bỏ hoàn toàn tính chu kỳ đó. Do vậy, thu – chi NSNN cũng có tình chu kỳ. Khi nền kinh tế phồn thịnh, của cải vật chất tạo ra nhiều, năng suất lao động xã hội cao, thất nghiệp ít… do vậy, NSNN có cơ sở để có số thu thuế lớn hơn so với nhu cầu chi tiêu. Mặt khác, trong giai đoạn này cũng nên tăng thuế suất, giảm chi tiêu NSNN để nền kinh tế không phát triển quá nóng. Nếu không xem NSNN theo tính chu kỳ thì rất có thể nhà nước sẽ dùng số thặng dư này để đầu tư vào nhưng hoạt động không cần thiết hoặc điều chỉnh chính sách thuế để giảm thu. Điều này dễ đưa nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Khi nền kinh tế khủng hoảng, của cải vật chất tạo ra giảm, năng suất lao động xã hội thấp, thất nghiệp gia tăng… thu NSNN trong giai đoạn này sẽ khó khăn hơn. Mặt khác để phục hổi nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội thì nhà nước cần phải giảm thuế, tăng chi tiêu. Kết quả làm cho NSNN bội chi, nếu ngại bội chi NSNN, cố giữ cân đối NSNN theo quan điểm cổ điển sẽ làm cho nền kinh tế khó vượt qua suy thoái hơn. Như vậy, sự CĐNSNN sẽ không duy trì trong khuôn khổ một năm mà sẽ duy trì trong khuôn khổ một chu kỳ của nền kinh tế. Khi đó, tình trạng bội thu hay bội chi NSNN trong từng tài khóa không hẳn mất cân đối, chúng có thể bù trừ cho nhau trong cả chu kỳ. Tuy nhiên mức độ bội thu hay bội chi phải có giới hạn, đặc biệt là bội chi, phải được khống chế trong một giới hạn nhất định mà chính phủ có thể kiểm soát được.   Các nước cũng có những quy định như “Luật vàng” quy định cấm thâm hụt tuyệt đối hoặc theo chu kỳ ở New Zealand và hiệu quả rõ rệt ở New Zealand đã liên tục có thặng dư trong vòng 12 năm sau khi thông qua Luật Trách nhiệm tài khóa. Ngân sách cố ý thiếu hụt: thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng kinh tế quyết định tài chính. Muốn thực hiện nguyên tắc CĐNSNN cần phải thực hiện giảm chi tiêu hoặc tăng thuế. Nhưng: Giảm chi -> không giải quyết được các vấn đề khó khăn, không hỗ trợ nền kinh tế phục hồi trở lại Tăng thu -> gây tác động tiêu cực, khó khăn hơn cho các tổ chức, cá nhân… càng lâm vào suy thoái. Vì thế nên tránh cân bằng NSNN và hơn thế nữa phải sử dụng sự mất cân bằng để góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái bằng cách tăng chi tiêu và giảm thu thuế để kích cầu. Tuy nhiên việc cố ý thâm hụt NSNN có thể có những tác động tiêu cực. Để tăng chi tiêu mà không tăng thu NS thì buộc nhà nước phải phát hành thêm tiền giấy, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến lưu thông tiền tệ và nguy cơ xảy ra lạm phát là rất cao. Nhưng những người theo quan điểm này cho rằng: Sự thúc đẩy nền kinh tế đang trì trệ sẽ làm nhẹ gánh nặng của ngân sách. Chính sách cố ý tạo ra thâm hụt NSNN xét cho cùng chỉ là một công việc làm trước hạn, căn cứ vào những việc chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Nhờ chính sách kích cầu hiệu quả, nền kinh tế sẽ dần phục hồi và khi đó nhà nước sẽ dần cắt giảm chi tiêu. Mặt khác, khi nền kinh tế bước sang giai đoạn hưng thịnh, thuế sẽ được đánh lũy tiến. kết quả là tránh được nạn lạm phát và NSNN sẽ cân bằng. Tuy nhiên thuyết cố ý thâm hụt ngân sách không thay thế vĩnh viễn thuyết ngân sách thăng bằng. Chính sách mẫu mực cần hướng tới vẫn là chính sách thăng bằng. cố ý thiếu hụt là một ngoại lệ quan trong của lý thuyết thăng bằng, sự thiếu hụt phải trong giới hạn và được theo dõi chặt chẽ. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đến cuối những năm 60 kinh tế Mỹ phát triển một cách nhanh chóng. Mỹ đã vận dụng học thuyết của Keynes để phục hổi kinh tế, kiểm soát thu chi ngân sách một cách triệt để với việc cp tăng chi tiêu công cộng và đầu tư cho kinh tế phát triển bằng nguồn NSNN. Tính trung bình năm 1950 – 1958 tỷ lệ chi kinh tế trong tổng chi ngân sách chiếm 13%- 15%. Đến những năm 70 va 80 nền kt Mỹ lại rơi vào tình trạng suy thoái, cp Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách như: cải cách thuế để đảm bảo nguồn thu trong ngân sách, cải cách chi tiêu ns phù hợp với điều kiện kinh tế - xh. Tuy nền kt Mỹ ở gđ này dần được phục hồi nhưng tình trạng thâm hụt ns vẫn tăng ở những năm 1980, 1990, 1995. do đó Mỹ đã kiên quyết giảm bội chi ns và hướng tới chiến lược thặng dư ns trong thời gian tới nhằm tăng cường tài chính qgia, đáp ứng tốt các vấn đề an sinh xã hội. trong 4 năm (1998-2001), mỹ đã đạt mức thặng dư ns là 127 tỷ usd. Như vậy, tùy vào tình hình kinh tế, chính trị ở mỗi quốc gia mà mỗi nước sẽ áp dụng các quan điểm cân đối ngân sách khác nhau để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccan_doi_ngan_sach.doc
Tài liệu liên quan