Tiểu luận Bài Lịch sử Triết học

Vấn đềcơbản thứba trong triết học phê phán của Cantơlà vấn đềkhảnăng

phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong siêu hình học, tức là trong triết học tựbiện.

Đây cũng chính là vấn đềvềnăng lực biện chứng tiên nghiệm.

Luật tương phản ( antinomi)

 Lý tính con người luôn khao khát vươn tới lĩnh vực vật tựnó để đạt tới tri

thức tuyệt đối. Song quá trình vươn tới tri thức đó luôn luôn nẩy sinh những mâu

thuẫn, những nghịch lý( antinomi).

Cantơkhẳng định có 4 antinomi cơbản của lý tính. Mỗi antinomi đuợc kết

cấu từ2 luận đề đối lập : Dĩnhiên, học thuyết antinomi của Cantơcó nhiều hạn

chế. Ông chỉthừa nhận mâu thuẫn trong tưtưởng của con người, chưa thấy mâu

thuẫn luôn luôn tồn tại trong thếgiới tựnhiên. Các atinomi đó chưa hoàn toàn là

những mâu thuẫn biện chứng, vì giữa các chính đềvà phản đềcủa chúng chưa có

sựthống nhất và chuyển hoá lẫnhau. Giải quyết mâu thuẫn cũng không phải chỉ

dừng lại ởviệc phân tích từng mặt đối lập rồi kết luận đúng sai nhưông đã làm.

Trên thực tế, quá trình nẩy sinh và giảquyết mâu thuẫn là động lực thúc đẩy sự

vật phát triển.

 Tuy nhiên, học thuyết biện chứng tiên nghiệm bao hàm nhiều tưtưởng tích

cực. Ông thấy antinomi là bản chất của lý tính con nguời chứkhông phải những

lỗi lôgic thông thường. Cantơlà người đầu tiên tìm cách bao quat toàn bộnhững

nguyên lý tưduy đối lập nhau của thời đại trên quan niệm thống nhất, vạch ra

những vấn đềcòn bỏngỏtrong các vấn đềvềbản chất của tưduy. Hêghen đánh

giá rằng “ việc tìm ra các antinnomi cần đươc xem nhưmột thành tựu rất quan

trọng của nhận thức, bởi bằng việc đó.vận động biện chứng của tưduy đựơc đề

cao’’.

pdf25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiểu luận Bài Lịch sử Triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm được sắp xếp theo trình tự : chính đề – phản đề – hợp đề. Giữa 4 khối có mối liên hệ bên ngoài bên trong, chiều hướng cách thức. Cantơ cho đây là những phạm trù cơ bản để từ đó triển khai ra những phạm trù mới, đáp ứng đòi hỏi của khoa học và hoạt động của con người. Bởi vì, Cantơ viết : “ đối với tôi, điều quan trọng khong phảilà đưa ra một hệ thống đầy đủ các phạm trù, mà chỉ là sự đầy đủ có tính nguyên lý của hệ thống”. Nhưng các phạm trù mới chỉ đơn thuần lànhững hình thức của tư tưởng chưa bao chứa một nội dung nào cả. Vì thế, để có nội dung và trở thành tri thức các phạm trù phải được vận dụng vào kinh nghiệm cảm tính. Cantơ coi nhiệm vụ cơ bản ở đây là dùng phép phán đoán tiên nghiệm các phạm trù, tức vận dụng chúng vào kinh nghiệm quy tụ các tư liệu cảm tính đa dạng dưới sự thống nhất của Nguyễn Quốc Võ K16 Cao học Hoá Hữu 17 Cơ Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học khái niệm, và bằng cách khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy cảm và duy lý trước đây. Cantơ kết luận : Không một hình thức cảm tính trực giác nào, không một phạm trù khoa học nào, thậm chí không một loại tri thức nào dù cao đến đâu, lại có thể xác định được, với tới được thế giới khách quan. Giới tự nhiên với tư cách là đối tượng của tri thức phổ biến và tất yếu từ phía các hình thức của tri thức được xây dựng nên bằng chính tri thức của chúng ta. Chúng ta chỉ nhận thức thế giới đó. Nhận thức của khoa học tự nhiên lý thuyết cũng chỉ nằm trong khuôn khổ tri thức đó mà thôi. 3.1.5 Lý tính ( hay biện chứng tiên nghiệm ). Về khả năng của siêu hình học. Vấn đề cơ bản thứ ba trong triết học phê phán của Cantơ là vấn đề khả năng phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong siêu hình học, tức là trong triết học tự biện. Đây cũng chính là vấn đề về năng lực biện chứng tiên nghiệm. Luật tương phản ( antinomi) Lý tính con người luôn khao khát vươn tới lĩnh vực vật tự nó để đạt tới tri thức tuyệt đối. Song quá trình vươn tới tri thức đó luôn luôn nẩy sinh những mâu thuẫn, những nghịch lý( antinomi). Cantơ khẳng định có 4 antinomi cơ bản của lý tính. Mỗi antinomi đuợc kết cấu từ 2 luận đề đối lập : Dĩ nhiên, học thuyết antinomi của Cantơ có nhiều hạn chế. Ông chỉ thừa nhận mâu thuẫn trong tư tưởng của con người, chưa thấy mâu thuẫn luôn luôn tồn tại trong thế giới tự nhiên. Các atinomi đó chưa hoàn toàn là những mâu thuẫn biện chứng, vì giữa các chính đề và phản đề của chúng chưa có sự thống nhất và chuyển hoá lẫ nhau. Giải quyết mâu thuẫn cũng không phải chỉ dừng lại ở việc phân tích từng mặt đối lập rồi kết luận đúng sai như ông đã làm. Trên thực tế, quá trình nẩy sinh và giả quyết mâu thuẫn là động lực thúc đẩy sự vật phát triển. Tuy nhiên, học thuyết biện chứng tiên nghiệm bao hàm nhiều tư tưởng tích cực. Ông thấy antinomi là bản chất của lý tính con nguời chứ không phải những lỗi lôgic thông thường. Cantơ là người đầu tiên tìm cách bao quat toàn bộ những nguyên lý tư duy đối lập nhau của thời đại trên quan niệm thống nhất, vạch ra những vấn đề còn bỏ ngỏ trong các vấn đề về bản chất của tư duy. Hêghen đánh giá rằng “ việc tìm ra các antinnomi cần đươc xem như một thành tựu rất quan trọng của nhận thức, bởi bằng việc đó..vận động biện chứng của tư duy đựơc đề cao’’. 3.2 Triết học thực tiễn. Nguyễn Quốc Võ K16 Cao học Hoá Hữu 18 Cơ Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học Nếu triết học lý thuyết nghiên cứu khả năng nhận thức của con người, thì triết học thực tiễn nghiên cứu các hoạt động thực tiễn của con người nhằm giải đáp vấn đề “ tôi cần phải làm gì? ’’. Nếu nhận thức của con người chỉ dừng lại ở giới hạn hiện tượng luận, thừa nhận vật tự nó là bất khả tri, thì trong hoạt động thực tiễn của mình, con người vẫn thường xuyên tác động đến các sự vật xung quanh ta, không chỉ nhận thức thế giới hiện tượng mà còn luôn hướng tới, vươn tới thế giới vật tự nó như là đối tượng hoạt động của mình. Chính điều đó làm cho Cantơ thấy quan hệ giữa triết học lý thuyết và triết học thực tiễn trở nên hết sức phức tạp. Một mặt, ông muốn xây dựng một hệ thống triết học thực tiễn thực sự khoa học. Mặt khác, “ thực tiễn’’ theo Cantơ, về cơ bản độc lập với quá trình nhận thức của con người. Bản thân thực tiễn cũng được Cantơ hiểu theo hiều nghĩa. Theo nghĩa hẹp, đó là toàn bộ các hoạt động chính trị, pháp quyền, văn hoá của con người. Mặc dầu thiếu xót của Cantơ trong lĩnh vực này là ở chỗ, hoạt động thực tiễn sản xuất vật chất hầu như chưa được ông quan tâm. 3.2.1 Đạo đức học của Cantơ. Xuất phát từ tư tưởng khẳng định sự độc lập của nhân cách đạo đức với học thức và giáo dục của Rutxo, Cantơ cho rằng, các nguyên lý đạo đức là độc lập với mọi lĩnh vực hoạt động khác của con nguời. Nếu trong triết học lý thuyết, cảm giác là nguồn gốc duy nhất của tri thức, của giác tính với các phạm trù và quy luật của hiện tượng luận, thì ở đây, lý tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức. Trong lĩnh vực này, “ các nguyên lý cảm tính nói chung không thích hợp để có thể từ đó người ta xây dựng nên các quy luật đạo đức ’’. Nguyên lý đạo đức cơ bản của nhà sáng lập ra triết học cổ điển Đức là làm theo yêu cầu của lý trí, cái mà Cantơ gọi là “ mệnh lệnh tuyệt đối ’’. Mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi người ta phải hành động như thế nào đó để những hành vicủa mình phù hợp với một pháp chế – phổ biến : Mỗi người hãy hành động tới mức tối đa sao cho điều đó được đưa vào cơ sở pháp chế phổ biến’’. Theo Cantơ, chỉ có hành động nào của con người phù hợp với mệnh lệnh tuyệt đối nói trên mới được coi là hành động có đạo đức. Cụ thể,một mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi hoạt động của con người phải tuân theo các quy tắc sau: - Mỗi ngưòi đều có quyền và cần phải hành động theo điều kiện và ý muốn sao cho ai cũng lam được như thế. Nguyễn Quốc Võ K16 Cao học Hoá Hữu 19 Cơ Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học - Mỗi người đều có quyền và cần cho phép người khác cũng có được quyền như thế, đồng thời tạo điều kiện để họ thực hiện được quyền đó. - Mỗi người điều có quyền và cần phải ngăn chặn những người khác hành động trái với mệnh lệnh tuyệt đối trong khả năng có thể làm được. Phạm trù trung tâm của đạo đức học của Cantơ là Tự do. Hai mạt mâu thuẫn trong con người của đạo đức theo quan niệm của Rútxô được Cantơ giải quyết bằng cách ông chuyển cái đạo đức trong tình cảm, lương tâm thành mệnh lệnh của lý trí. Cái lý trí mà ông hiểu là có sức mạnh từ bên ngoài. Thực chât, sự vươn tới đạo đức của cpn người đối với Cantơ chính là khát vọng vươn tới Tự do – hiểu theo con người vươn tới các ý niệm phổ quát và tất yếu cũng như theo nghĩa con người vươn tới lý tưởng cao đẹp của mình. Ngay từ cuối thời kỳ Tiền phê phán, Cantơ đã hình thành tư tưởng chia lý tính ra những thành tố khác nhau, tư đó hình thành các bộ phận khác nhau trong triết học. Bất kỳ một triết học nào theo ông cũng hoặc là triết học lý thuyết hoặc là triết học thực tiễn. Triết học lý thuyết là ly luận về nhận thức và từ đó tim ra nguyên tắc nhận thức. Triết học thực tiễn là lý luận về phẩm hạnh và tim ra nguyên tắc vươn tới phẩm hạnh – sự lựa chọn Tự do. Sự khác nhau giữa hai loại triết học đó là do ở đối tượng của chúng. Đối tượng của triết học lý thuyết chủ yếu là thế giới hiện tượng, của triết học thực tiễn là hành vi tự do và phẩm hạnh tự do – vươn tới vật tự nó. Tự do như vậy có thể hiểu theo ba cấp độ: 1. là khả năng tiên nghiệm đặc biệt cho phép giới tính hoạt động độc lập đối với các quy luật tất yếu của tự nhiên trong lĩnh vực hiện luận. 2. Là cái tồn tại một cách tương đối trong lĩnh vực hiện tượng luận, nơi ma mọi cái điều diễn ra một cách tất yếu. 3. Tự do với tư cách là cái thuộc lĩnh vực vật tự nó. Nếu trong lĩnh vực hiện tượng luận, tự do chỉ là tương đối thì trong lĩnh vực vật tự nó tự do là tuyệt đối. Tóm lại, đạo đức học của Cantơ tuy có nhiều điểm duy tâm, không mang vì tính phi lịch sử phi giai cấp cũng như thiếu cơ sở thực nghiệm nhưng nó chữa đựng nhiều tang nhân đạo sâu sắc. Đối lập với những quan niệm ích kỷ, thực dụng, hẹp hòi, nó là sự kết tinh những giá trị đạo đức chugcủa loài người trong lịch sử, đồng thời thể hiện những khát vọng của giai cấp tư sản ở Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX nhằm giải phóng con người khỏi gông cùm của chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội mới, đem lại tự do và hạnh phúc cho loài người. 3.2.2. Quan niệm về lịch sử, xã hội, pháp quyền. Nguyễn Quốc Võ K16 Cao học Hoá Hữu 20 Cơ Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học Các lĩnh vực lịch sử, xã hội pháp quyền của con người được Cantơ coi lĩnh vực đạo đức học ứng dụng ; vì theo ông, con người vơi tư cách là chủ thể đạo đức tích cực được thể hiện trong lĩnh vực đó. Các quan niệm về lịch sử, xã hôi, pháp quyền của Cantơ, một mặt có ý nghĩa triết học và xã hội to lớn, mặt khác nó mang tinh hai mặt và mâu thuẫn. Chịu ảnh hưởng của các nhà cách mạng tư sả pháp, Cantơ cụ thể hoá mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học thành theo yêu cầu chung ở mọi lĩnh vực thực tiễn: chính tri, xã hôi. Mỗi người hãy hành đông sao cho tự do của bạn phải tồn tại cùng với tự do của tất cả mọi người. Quan niệm về lịch sử, xã hội:Lịch sử, theo Cantơ là phương thức tồn tại của loài người mà cụ thể là của từng cá nhân như một chủ thể. lịch sử chính vì vậy tập trung cao ở lịch sử xã hội. Một mặt, lịch sử là quá trình mà ở đó, bằng hoạt động của chính mình, con người ngay càng phát triển bản chấtvà khả năng của mình ; mặt khác, đây là lĩnh vực để con người thể hiện mục đích và lý tang đạo đức. Cho nên, tiến trình lịch sử nhân loại là sự tiếp tục cho quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên, nó diễn ra theo hướngngày càng tiến bộ và hoàn thiện, nó gạt bỏ dần những cản trở và đi ngược lại nó. Cách mạng tư sản pháp là môt bằng chứng điển hình về điều đó : Nó tiêu diệt ché độ chuyên chế bất công mở đường cho xã hội tiến lên một bước mới. Quan niệm về nhà nước, pháp quyền: Theo Cantơ, nhà nước là công cụ liên kết mọi thành viên của nó vào khuôn khổ pháp luật, nhằm giám sát và bảo đảm sự tự do và bình đẳng cho mọi công dân. Sự hình thành nhà nước một mặt là do khế ước mặt khác đó là sự hình thành có tính tất yếu, do yêu cầu xã hội yêu cầu – con người đòi hỏi. Theo Cantơ nói đến nhà nước là nói đến nhà nước pháp quyền nhân dân tập hợp lại để thực hiện tự do và bình đẳng Cantơ con cho rằng: Chế độ cộg hoà là chế độ phù hợp nhất với nhu cầu phát triể của xã hội, nhằm mục đích vì hạnh phúc con người Quan niệm về quyền sở hữu và bình đẳng: Phát triển quan điểm tư sản về xã hội, Cantơ bảo vệ chế độ tư hữu và cố gắng củng cố nó bằng những lập luận theo kiểu tư sản : Sự tồn tại của xã hội tư sản là có tính tiên thiên, tính tự nhiên và do đó nó có tính bất khả xâm phạm. Ông chứng minh rằng, quyền tư hữu tài sản là có nguồn gốc tiên thiên do đó nó là vĩnh cửu, phổ biến và tuyệt đối câng thiết. Cantơ cũng nêu lên tư tưởng độc đáo và sâu sắc về quyền bình đẳng của con người. Bình đẳng không phải là về tài năng mà là về cơ hội để phát triển và áp dụng tài năng ông cũng xác định là có quyền độc lập của người công dân. Nhưng Nguyễn Quốc Võ K16 Cao học Hoá Hữu 21 Cơ Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học quyền độc lập đó được ông hiểu theo kiểu cá nhân chủ nghĩa vốn có trong xã hội tư sản. Cantơ chia nhân dân trong xã hội ra hai loại nguời: Người công dân và người chỉ có quốc tịch. Người chỉ có quốc tịch không hề có một quyền thông thường nào trong xã hội. Người lao động thuộc loại người này. Quan niện về hoà bình về chiến tranh : Trong cuốn “Về hoà bình vĩnh viễn ’’1975 Cantơ kêu gọi tất cả các dân tộc hãy thiết lập mối quan hệ hoà bình hữu nghị. Ông phê phán các thế lực phản động ở Tây âu cuối thế kỷ XVIII đang liên kết chống cách mạng tư sản Pháp. Theo Cantơ, các cuộc chiến tranh nhiều khi phá hoại chuẩn mực đạo đức con người. Ông khẳng định “không cần có bất kỳ một cuộc chiến tranh nào cả.’’ cho nên ông kêu gọi tất cả các quốc gia trên hành tinh hãy đoàn kết xây dựng một “liên bang’’ tất cả các dân tộc trong khi vẫn đảm bảo cho mỗi dân tộc được độc lập và tự do về chính trị. Xây dựng một thế giới hoà bình và hữu nghị theo những lý tang nhân đạo cao cả phải được coi là mục đích cap đẹp nhất.Song ông lại thấy rằng việc thực hiện mục đích đó trong tình hình hiện tại có tính chất là một nghĩa vụ luân lý luôn là một nghĩa vụ lịch sử cụ thể Với những tư tang nêu trên Cantơ thự sự là người đặt nền móng cho nhiều quan niệm duy vật lịch sử sau này của Mác –Engen 3.2.3. Mỹ học và quan điểm triết học về con người và tương lai loài người Mặc dù có mâu thuẫn, có tính chủ quan và tính hình thức của nó, mỹ học của Cantơ vẫn là một sự đề xuất mới với những ý tưởng sâu sắc và độc đáo, là một bước tiến rất quan trong trong sự phat triển tư tưởng thẩm mỹ. Lý thuyết về thiên tài nghệ thuật mặc dù dựa trên cơ sở duy tâm chủ nghĩa, nhưng về mặt nhận thức luận lại quan trọng ở chỗ nó bác bỏ xu hướng tĩnh quan đặc tính của lý thuyết sao chép tự nhiên. Xu hướng chủ yếu trong phếp phân tích cái đẹp thuần khiết là xu hướng hình thức, nhưng phép phân tích ấy cũng vạch rõ chỗ khác nhau giữa chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm nói về timnhs tất yếu và tính phổ biến của phê phán thẩm mỹ – với xu hướng tương đối chủ nghĩa của cảm giác luận duy tâm chủ quan. Với lý thuyết về cái đẹp nương tựa –cái cao cả chứng tỏ trong chừng mực nào đó, Cantơ đã tiến sát tới quan niệm biện chứng và những phạm trù thẩm mỹ và mối liên hệ lẫn nhau giữa những yếu tố khách quan và cgủ quan trong những khái niệm thẩm mỹ. Cũng như các nhà tư tưởng khác Cantơ muốn trả lời câu hỏi: Con người từ đâu đến và nó sẽ đi về đâu? cái gì đang đợi nó?và nó sẽ đi tơi tương lai như nthế nào. Nguyễn Quốc Võ K16 Cao học Hoá Hữu 22 Cơ Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học Đối với chúng ta khog ai chờ đón chỉ ở một cá nhân lại có thể trả lời được câu hỏi lớn lao của cả loài người. Điều quan trọng là những vấn đề đã được nhà triết học nêu lên Cantơ đã đi sâu vào các quan hệ con ngưòi không chỉ từ khía cạnh nhận thức luận mà cả khiá cạnh bản thể luận, làm rã quan hệ tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hộ trong con người. Nếu Cantơ chưa giải quyết được những vấn đề đó tì chỉ là vì ông chưa giải quyết được chúng trên cơ sở lý luận nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch sử một cách triệt để. Ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu con người của Cantơ là ở chỗ, Cantơ đã: Thứ nhất, quan tâm đặc biệt tới những điều kiện tự nhiên – vật chất của sự nảy sinh và sự phát triển xã hội ; Thứ hai, Xây dựng học thuyết về vai trò của tính mâu thuẫn xã hộivà tính đối kháng như là động lực của tiến trình lịch sử;Thứ ba, tin vào tiến bộ xã hội và thắng lợi của các yếu tố đạo đức trong con người; thứ tư, xem mục đích của lịch sử là xây dựng một xã hội công bằng và con người phát triển hài hoà. Các qua điểm của Cantơ về tiến trình lịch sử là một trong những bứoc tiến lớn lao trên con đường loài người xây dựng lý thuyết duy vật –Biện chúng về sự phát triể C. KẾT LUẬN Giá trị lớn lao trước hết của triết học Cantơ là nó đã đặt ra một loạt vấn đề căn bản của nhận thức luận, về phương pháp biện chứng,về nguồn gốc của những khái niện và các phạm trù lôgíc chủ yếu và vị trí của chúng trong tư duy khoa học cũng như trong quá trình nhận thức. Cantơ cũng đã đề xuất nhiều tư tưởng có ý nghĩa quan trong trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, pháp quyền, những vấn đề tôn giáo, chiến tranh và hoà bình…Trên con đường tim tòi đó Cantơ đã đư ra nhiều tư tưởg mới mẻ có ý nghĩa vạch thời đại Đóng góp quan trọng của Cantơ là đã phát ra được bức tranh của quá trình nhận thức qua ba giai đoạn từ thấp đến cao. Công lao của Cantơ là đã khẳng định tính phổ biến của các cặp phạm trù tìm ra những yếu tố của mối liên hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù đó, Cantơ là một trong những người đầu tiên trong lịch sử triết học đặt ra ván đề mâu thuẫn trong nhận thức luận giải vân đề đó theo tinh thần biện chứng. Ý tưởng nhân đạo của triết học Cantơ cho đến hôm nay vẫn còn nguyên tính chất thời sự. No cho ta phương pháp nhìn nhận t ương lai để đấu tranh chống lại chủ nghĩa phi nhân đạo của thuyết vị khoa học-kỹ thuật hiện đại: chống lại Nguyễn Quốc Võ K16 Cao học Hoá Hữu 23 Cơ Bài tiểu luận: Lịch sử Triết học quan niệm tách biệt mâu thuẫn và đối lập giữa tiến bộ khoa học –công nghệ với tiến bộ xã hội loài người; và ý ghĩa lớn lao nhất có tính quyết định có tính nhân loại bao trùm nhất là nó cho ta thấy rằng, ý nghĩa cuộc sống con người không phải là cái gì trừu tượng mà là thực tiễn cụ thể ; hơn nữa, không chỉ là cụ thể của hiện tại mà còn của tương lai, của những khả năng. 2. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Lịch sử Triết học, Bùi Thanh Quất, Vũ Tình, NXB GDHN 2001 - Giáo trình Lịch sử Triết học, Học viện Báo chí tuyên truyền - Khoa Triết học xuất bản năm 1998 - Lịch sử triết học, tập 1,2,3 - NXB Tư tưởng văn hoá Hà Nội 1992 - I.Kant các tác phẩm gồm VI tập Maxcơva 1963 - 1966 - V.F.Axmut. Mỹ học I.Kant - NXB nghệ thuật Maxcơva 1962 - A.A Karapetian Phân tích phương pháp triết học I.Kant erevan 1958 - Triết học I.Kant và thời đại Maxcơva 1974 - Triết học cổ điển Đức, NXB sự thật Hà Nội 1963 Nguyễn Quốc Võ K16 Cao học Hoá Hữu 24 Cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmuc_luc_5787.pdf
Tài liệu liên quan