Nhưng để thu hút khách nước ngoài thì phải kể đến chùa Bái Đính ở Ninh Bình. Du khách nước ngoài đến chùa Bái Đính để tìm hiểu thêm về Phật giáo Việt Nam, ngôi chùa được ca ngợi là một ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục được công nhận: với năm Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, hai chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, khu chùa rộng nhất Việt Nam,v.v Hiện tại và trong tương lai, Việt Nam cũng chào đón du khách tìm hiểu về Phật giáo. Nhiều người đến với Việt Nam là để tìm hiểu những nét văn hóa do ảnh hưởng của Phật giáo tạo thành. Nhờ đó trên phương diện kinh tế về du lịch Phật giáo cũng góp phần thúc đẩy tham quan du lịch ngày một nhiều.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tiểu luận Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Đời Sống Việt Nam Nhóm 3 TPHCM, Ngày 18 Tháng 5 Năm 2011 Đỗ Thị Mong 3016101220 Bùi Thị Tường Vi 3016100069 Đoàn Thị Thanh Vy 3016100053 Lê Thị Yến Nhi 3016101214 Phạm Thị Thu Hà 3016100008 Nguyễn Thị Đài Trang 3016100043 Phạm Văn Hội 3016100065 Đặng Phương Nam 3016100071 Đặng Xuân Nguyện 3016100028 Nguyễn Hoàng Minh Trang 3008100350 Trần Phương Quỳnh 3006100256 Nguyễn Minh Nhật 3001100124 Bùi Nghĩa Hiệp 3003100117 Nguyễn Thanh Hùng 3003100039 Châu Anh Duy 3001100263 Thành Viên Nhóm Việc đi sâu nghiên cứu đánh giá, nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách để hướng đạo cho họ một nhân cách chính, đúng đắn. Theo đạo để làm điều thiện tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe niềm tin của quần chúng nhân dân. Vì vậy nhóm em đã chọn đề tài " ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI ĐỜI SỐNG VIỆT NAM" để có thể hiểu biết thêm kiến thức về lĩnh vực này. Nhóm em rất mong nhận được sự nhân xét của cô và các bạn. Điều này sẽ giúp nhóm em bổ sung kiến thức, kinh nghiệm, nhằm không ngừng hoàn thiện mình. I.KHÁI NIỆM PHẬT GIÁO VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO. Khái niệm phật giáo. Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, Phật giáo là một tôn giáo ra đời vào cuối thế kỉ VI trước Công nguyên ở Ấn Độ, sau đó phát triển thành một trong 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới (cùng với đạo Kitô và đạo Hồi). Người sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni. Theo Từ điển bách khoa Phật: phật giáo là giáo lý của Phật-đà. Phật giáo không phải là một tôn giáo, mà là một lối sống, là triết học tâm linh thực nghiệm siêu việt, dạy người chuyển mê khai ngộ, mục đích thế gian của Phật giáo là thanh tịnh hóa xã hội và xuất thế gian, là siêu xuất ra khỏi và chấm dứt sanh tử luân hồi Sự ra đời của phật giáo Phật giáo xuất hiện ở miền Bắc Ấn Độ cổ đại (nay thuộc Nêpan) vào cuối thế kỷ VI trước Công nguyên. Khi ấy trong xã hội tình trạng phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt. Sự ra đời của Phật giáo thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo, chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ. II.SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VIỆT NAM. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ I sau công nguyên kết hợp với phong tục, tập quán truyền thống dân tộc Việt Nam hình thành nên Phật giáo Việt Nam. Trải qua một khoảng thời gian dài, Phật giáo ở Việt Nam không ngừng phát triển, lớn mạnh và đã tạo nên một dấu ấn sâu đậm trong việc hình thành đạo đức, nhân cách con người Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam. Những ảnh hưởng của Phật giáo vẫn đang được con người Việt Nam phát huy để phục vụ cuộc sống. Song bên cạnh đó, có một số người đã lợi dụng Phật giáo tuyên truyền và làm điều xấu. Gía trị triết học và ảnh hưởng phật giáo về mặt giáo dục, hình thành nhân cách con người. Con người là đối tượng giáo dục của Phật giáo mà mục đích của giáo dục Phật giáo là hướng con người đến chân hạnh phúc, đến để thấy giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại. Vì thế, kinh điển đạo Phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao. Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Giá trị nhân bản luôn luôn phản ánh hiện thực một cách khách quan, đánh giá con người và quốc độ mà con người đang hiện hữu rất cụ thể. Giáo dục nhân bản là giúp con người giao tiếp với thực tại, với cái chất người đang tràn trong hiện tại và tại đây. Cho nên giáo dục Phật giáo dạy cho chúng ta nhận ra được một nguồn hạnh phúc chân thật, là nếp sống đạo đức bằng sự tự chủ Qua những điều Phật dạy ta có thể thấy những điều đó giáo dục hướng nhân cách con người từ trong suy nghĩ sống như thế nào để trọn đạo làm con và đạo làm người. Phải biết ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ, phải tu tâm dưỡng tánh, không làm điều trái với lương tâm hay hại người khác.. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa (phong tục, tạp quán) của người Việt Nam. Tuỳ từng giai đoạn lịch sử dân tộc ta đều có một học thuyết tư tưởng hoặc một tôn giáo nắm vai trò chủ đạo, có tác động mạnh nhất đến nếp sống, thói quen, suy nghĩ của con người, như Phật giáo ở thế kỷ thứ X - XIV, Nho giáo thế kỷ thứ XV - XIX, học thuyết Mác - Lênin từ giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX. Từ khi du nhập Việt Nam đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của người Việt. Không thấy nhắc đến sớm trong sử sách nhưng các phong tục hôn nhân, sinh đẻ, tang lễ, cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và đến ngày nay vẫn là những phong tục gắn liền với đời sống người Việt Nam. Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác. Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên cạnh con cháu và phù hộ cho họ. Chính vì như vậy nên gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ, tết thì các ngày mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một như một hình thức thông báo với tổ tiên ông bà. Một số hình ảnh phong tục táp quán người Việt Ảnh hưởng Phật giáo tới kinh tế Việt Nam Từ khi Phật giáo du nhập Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ để lại nhiều công trình và hiện nay trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn cho mọi người Việt Nam có nhiều chùa chiền thu hút nhiều khách thập phương trong nước như chùa Hương, chùa Thầy, chùa Quán Sứ ở Hà Nội, chùa Cả tại Nam Định, chùa Dâu ở Bắc Ninh… Nhưng để thu hút khách nước ngoài thì phải kể đến chùa Bái Đính ở Ninh Bình. Du khách nước ngoài đến chùa Bái Đính để tìm hiểu thêm về Phật giáo Việt Nam, ngôi chùa được ca ngợi là một ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục được công nhận: với năm Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, hai chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, khu chùa rộng nhất Việt Nam,v.v… Hiện tại và trong tương lai, Việt Nam cũng chào đón du khách tìm hiểu về Phật giáo. Nhiều người đến với Việt Nam là để tìm hiểu những nét văn hóa do ảnh hưởng của Phật giáo tạo thành. Nhờ đó trên phương diện kinh tế về du lịch Phật giáo cũng góp phần thúc đẩy tham quan du lịch ngày một nhiều. Ảnh hưởng Phật giáo tới chính trị của Việt Nam. Khi đất nước lâm nguy hay khi đạo pháp bị xúc phạm, các tăng ni, đạo hữu cũng có thể nhập thế, tham gia vào công cuộc cứu nước, chống kẻ xâm lăng, bảo vệ đạo pháp. Thời Pháp thuộc, các tăng ni phật tử cũng chịu chung số phận nô lệ như người dân trong nước. Do vậy, trước năm 1945, theo kêu gọi của Mặt trận Việt Minh, giới đệ tử Phật giáo đã thành lập Hội Phật giáo Cứu quốc. Lực lượng này đã góp phần cùng nhân dân giành chính quyền thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã đàn áp khốc liệt Phật giáo, như hạ cờ Phật giáo trong ngày lễ Phật đản năm 1963, ra lệnh cho quân đội, cảnh sát tàn sát giáo đồ, hủy bỏ Hiến chương Phật giáo… Do đó, tín đồ Phật giáo miền Nam chuyển sang giai đoạn đấu tranh chống chính sách kỳ thị tôn giáo, chống đàn áp Phật giáo; phát động phong trào yêu nước chống đế quốc xâm lược và tay sai để giữ gìn đạo pháp và khẳng định vai trò của giới phật tử trước vận mệnh dân tộc bằng các hình thức biểu tình, tuyệt thực, tự thiêu...tiêu biểu nhất là hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu chống lại những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm. Và ngày 18/9/2010 tại ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám, UBND TP.HCM, Thành hội Phật giáo TP.HCM đã tổ chức lễ khánh thành công trình tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức. Chính tại nơi đây, vào mùa Phật đản năm 1963 lịch sử, trước sự đàn áp dã man của chính quyền Ngô Đình Diệm, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã phát thiện thiêu thân để phản đối chế độ độc tài, gia đình trị, kỳ thị tôn giáo và áp bức các phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và dân sinh. Chính phủ Việt Nam đã khẳng định luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân nhưng những kẻ lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị cũng sẽ bị xử phạt như bất kỳ một công dân Việt Nam nào khác. Bởi lẽ bất kỳ một sư sãi của tổ chức nào thì trước hết cũng là công dân của nhà nước Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, những người theo đạo là một bộ phận khăng khít của khối đại đoàn kết dân tộc đã có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, đối với Phật giáo, chính phủ Việt Nam là không có lý do gì để phân biệt đối xử Phật tử Việt Nam là những người yêu nước, luôn gắn bó với dân tộc qua mọi bước. III.XU THẾ PHẬT GIÁO HIỆN NAY Ở VIỆT NAM. Sau khi Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của tổ chức WTO, Phật giáo Việt Nam cũng chuyển mình theo chiều hướng hội nhập. Bởi lẽ, theo quy luật: “Cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh …”. Cho nên việc Phật giáo Việt Nam làm gì và định hướng con đường nhập thế ra sao, đó là vấn đề trọng đại mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần sớm hoạch định. Vì khi nền kinh tế phát triển, thì các thể chế sinh hoạt của xã hội cũng chuyển mình theo. Đời sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội cũng có sự thay đổi; thậm chí từ nhận thức cho đến cách suy nghĩ và hành động cũng dần dần chuyển biến. Trước bối cảnh đổi thay đột phá như thế, muốn thực hiện tinh thần hòa nhập và hướng dẫn xã hội một cách hữu hiệu, điều tiên quyết là Phật giáo phải phát họa cho được một đường hướng hoằng pháp thích hợp, đồng thời cũng cần thay đổi những gì không còn phù hợp với nếp sống đương thời. Ngược dòng lịch sử chúng ta thấy, khi các vị du Tăng đến Việt Nam, họ không mang theo bất cứ một hình thái vật chất cao quý nào ngoài những lời Phật dạy và những hình ảnh sinh hoạt thường nhật. Đó chính là điều mà người con Phật cần chiêm nghiệm và tìm ra một phương hướng đúng đắn để ứng dụng trên bước đường hoằng hóa. Thiết nghĩ, dù đất nước Việt Nam có phát triển thế nào cũng không đi ngược lại với truyền thống văn hóa dân tộc. Đất nước đang chuyển mình trong sự hội nhập và phát triển trên mọi lãnh vực của xã hội, chúng ta có quyền hy vọng một ngày nào đó, Phật giáo và dân tộc sẽ tìm ra một giải pháp rốt ráo, cùng nhau đưa Phật giáo, đất nước ngày càng sống động, huy hoàng và thịnh vượng hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mac_lenin_6433.ppt
- mac_lenin_6433.pdf