Tiếp nhận lưới điện nông thôn: Giải quyết cơ bản các bất cập 7:18 PM, 09/09/2010
Chuyển giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành Điện thống nhất quản lý sẽ giúp giải quyết dứt điểm các tồn tại kéo dài như quản lý lưới điện manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật hạn chế.
Lưới điện do các hợp tác xã quản lý không đảm bảo an toàn - Ảnh Chinhphu.vn
Việc bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành Điện quản lý là chủ trương lớn của Chính phủ, vì việc làm này đem lại lợi ích thiết thực cho người dân khu vực nông thôn. Để phản ánh kết quả thực hiện và hiệu quả của công tác tiếp nhận lưới điện nông thôn, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Xin ông cho biết mục đích và ý nghĩa của chương trình tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn?
Phần lớn lưới điện hạ áp nông thôn nước ta được xây dựng từ 20-30 năm trước đây, không đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường dây và an toàn, đường dây dài, dây dẫn tiết diện nhỏ, nhiều chủng loại. Thiết bị đo đếm điện năng mua trôi nổi ngoài thị trường, không được kiểm định, không chính xác, nhiều nơi vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Chất lượng điện không đảm bảo có nơi điện áp cuối nguồn xuống dưới 100V, làm tổn thất điện năng (TTĐN) của lưới điện hạ áp nông thôn (LĐHANT) rất cao.
Số liệu theo dõi từng tháng cho thấy TTĐN bình quân trên lưới điện khu vực mới tiếp nhận là 25,14% (tính đến cuối năm 2009). Các công ty điện lực có TTĐN bình quân cao như Nghệ An 38%, Lạng Sơn 36%, Tuyên Quang 35,8%, Hưng Yên 35%, Thanh Hóa 34%. Tỉnh có TTĐN thấp nhất là Lào Cai 16,74%.
Việc quản lý điện nông thôn tại các địa phương đều khoán cho một nhóm người không qua đào tạo nghề điện. Họ chỉ biết thu tiền, không đầu tư nâng cấp nên lưới điện ngày càng xuống cấp.
Mặc dù Chính phủ đã có chính sách trợ giá cho các hộ nông dân song thực tế do công tác quản lý kém, giá điện tại các thôn, xã cao gấp đôi, thậm chí có nơi cao gấp 4-5 lần giá quy định.
Việc EVN tiếp nhận lưới điện hạ áp để bán điện trực tiếp tới khách hàng dùng điện nông thôn sẽ giải quyết cơ bản những bất cập lâu nay trong quản lý và bán điện ở nông thôn của các tổ chức, cá nhân ngoài EVN.
Đối với người dân nông thôn, sẽ được sử dụng điện đúng với mức giá quy định của Nhà nước, trực tiếp được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Đối với ngành điện và Nhà nước, lưới điện sau khi tiếp nhận sẽ được cải tạo và duy tu sửa chữa thường xuyên, cùng với các biện pháp quản lý chuyên nghiệp chặt chẽ sẽ giảm tổn thất điện năng, giảm quá tải, khiến hệ thống điện hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, giảm sự cố, đồng thời góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ, theo đó giảm áp lực trong việc đầu tư phát triển thêm các nhà máy điện.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng
EVN đã triển khai tiếp nhận lưới điện hạ áp và kết quả thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ngay từ khi có quyết định của Thủ tướng năm 2008 về việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành Điện quản lý, các công ty điện lực đã thành lập Ban chỉ đạo và khẩn trương tổ chức thực hiện chương trình; lập đề án tiếp nhận LĐHANT 3 năm 2008-2010. Lãnh đạo các công ty điện lực đã tiếp xúc để tranh thủ sự ủng hộ của các sở ban ngành liên quan và chính quyền địa phuơng các cấp.
Kết quả, từ tháng 6/2008 đến 6/2010, ngành Điện đã tiếp nhận LĐHANT tại 3.835 xã và 4.673.693 hộ sử dụng điện ở nông thôn. Khối lượng tài sản tiếp nhận bao gồm 910 km đường dây trung áp và 1.410 trạm biến áp, 56.635 km đường dây hạ áp. Tổng giá trị còn lại tài sản hai Bên giao nhận đã ký Biên bản bàn giao là 1.936.148 triệu đồng. Giá trị phải hoàn trả cho bên giao ước khoảng 730.368 triệu đồng.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tiếp nhận lưới điện nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếp nhận lưới điện nông thôn
Tiếp nhận lưới điện nông thôn: Giải quyết cơ bản các bất cập 7:18 PM, 09/09/2010
Chuyển giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành Điện thống nhất quản lý sẽ giúp giải quyết dứt điểm các tồn tại kéo dài như quản lý lưới điện manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật hạn chế...
Lưới điện do các hợp tác xã quản lý không đảm bảo an toàn - Ảnh Chinhphu.vn
Việc bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành Điện quản lý là chủ trương lớn của Chính phủ, vì việc làm này đem lại lợi ích thiết thực cho người dân khu vực nông thôn. Để phản ánh kết quả thực hiện và hiệu quả của công tác tiếp nhận lưới điện nông thôn, phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Xin ông cho biết mục đích và ý nghĩa của chương trình tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn?
Phần lớn lưới điện hạ áp nông thôn nước ta được xây dựng từ 20-30 năm trước đây, không đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường dây và an toàn, đường dây dài, dây dẫn tiết diện nhỏ, nhiều chủng loại. Thiết bị đo đếm điện năng mua trôi nổi ngoài thị trường, không được kiểm định, không chính xác, nhiều nơi vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Chất lượng điện không đảm bảo có nơi điện áp cuối nguồn xuống dưới 100V, làm tổn thất điện năng (TTĐN) của lưới điện hạ áp nông thôn (LĐHANT) rất cao.
Số liệu theo dõi từng tháng cho thấy TTĐN bình quân trên lưới điện khu vực mới tiếp nhận là 25,14% (tính đến cuối năm 2009). Các công ty điện lực có TTĐN bình quân cao như Nghệ An 38%, Lạng Sơn 36%, Tuyên Quang 35,8%, Hưng Yên 35%, Thanh Hóa 34%... Tỉnh có TTĐN thấp nhất là Lào Cai 16,74%.
Việc quản lý điện nông thôn tại các địa phương đều khoán cho một nhóm người không qua đào tạo nghề điện. Họ chỉ biết thu tiền, không đầu tư nâng cấp nên lưới điện ngày càng xuống cấp.
Mặc dù Chính phủ đã có chính sách trợ giá cho các hộ nông dân song thực tế do công tác quản lý kém, giá điện tại các thôn, xã cao gấp đôi, thậm chí có nơi cao gấp 4-5 lần giá quy định.
Việc EVN tiếp nhận lưới điện hạ áp để bán điện trực tiếp tới khách hàng dùng điện nông thôn sẽ giải quyết cơ bản những bất cập lâu nay trong quản lý và bán điện ở nông thôn của các tổ chức, cá nhân ngoài EVN.
Đối với người dân nông thôn, sẽ được sử dụng điện đúng với mức giá quy định của Nhà nước, trực tiếp được hưởng chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Đối với ngành điện và Nhà nước, lưới điện sau khi tiếp nhận sẽ được cải tạo và duy tu sửa chữa thường xuyên, cùng với các biện pháp quản lý chuyên nghiệp chặt chẽ sẽ giảm tổn thất điện năng, giảm quá tải, khiến hệ thống điện hoạt động an toàn, hiệu quả hơn, giảm sự cố, đồng thời góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ, theo đó giảm áp lực trong việc đầu tư phát triển thêm các nhà máy điện.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng
EVN đã triển khai tiếp nhận lưới điện hạ áp và kết quả thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ngay từ khi có quyết định của Thủ tướng năm 2008 về việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành Điện quản lý, các công ty điện lực đã thành lập Ban chỉ đạo và khẩn trương tổ chức thực hiện chương trình; lập đề án tiếp nhận LĐHANT 3 năm 2008-2010. Lãnh đạo các công ty điện lực đã tiếp xúc để tranh thủ sự ủng hộ của các sở ban ngành liên quan và chính quyền địa phuơng các cấp.
Kết quả, từ tháng 6/2008 đến 6/2010, ngành Điện đã tiếp nhận LĐHANT tại 3.835 xã và 4.673.693 hộ sử dụng điện ở nông thôn. Khối lượng tài sản tiếp nhận bao gồm 910 km đường dây trung áp và 1.410 trạm biến áp, 56.635 km đường dây hạ áp. Tổng giá trị còn lại tài sản hai Bên giao nhận đã ký Biên bản bàn giao là 1.936.148 triệu đồng. Giá trị phải hoàn trả cho bên giao ước khoảng 730.368 triệu đồng.
EVN đã triển khai nâng cấp lưới điện như thế nào?
Sau khi tiếp nhận LĐHANT, công việc quan trọng đầu tiên nhằm đảm bảo tính pháp lý kinh doanh điện là tiến hành ký kết hợp đồng mua bán điện với từng hộ với số lượng trên 10 triệu hợp đồng. Để đảm bảo ký kết nhanh hợp đồng với các hộ sử dụng điện theo đúng quy định, Tập đoàn đã xem xét đơn giản hoá thủ tục, do vậy, các công ty điện lực đã tổ chức ký lại hợp đồng mua bán điện đạt tỷ lệ cao đến 95%.
Do các công tơ đo đếm điện trước đây không được kiểm định nên đo đếm không chính xác, nên các công ty điện lực phải tổ chức thay hơn 10 triệu công tơ cấp đạt tiêu chuẩn, bổ sung thay thế hệ thống tiếp địa, thay xà mục gãy, thay sứ cách điện vỡ, bổ sung cột đỡ dây để đảm bảo khoảng cách an toàn, phát quang hành lang lưới điện.
Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2010, các công ty điện lực sẽ tiếp tục bố trí vốn để thực hiện. Việc sửa chữa, cải tạo tối thiểu lưói điện hạ áp chỉ là biện pháp tình thế do chi phí thực hiện có hạn và hơn hết là do quy định về sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh điện không cho phép nâng cấp tài sản lưới điện hiện hữu (tăng tiết diện dây dẫn...).
Để giải quyết nâng cấp cơ bản lưới điện tiếp nhận cần phải có các nguồn vốn đầu tư khác. Hiện ngành Điện tận dụng tối đa nguồn vốn vay từ nhiều tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Tái thiết Công hòa Liên bang Đức để cải tạo LĐHANT sau tiếp nhận.
Vậy công tác quản lý kinh doanh sau tiếp nhận như thế nào, thưa ông?
Tính đến hết tháng 6/2010, các công ty điện lực đã ký 5.178 hợp đồng dịch vụ bán lẻ điện năng (DVBLĐN), thuê 14.000 người (vốn là thợ điện của các HTX điện năng trước khi bàn giao) để thực hiện việc ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện, kiểm tra lưới điện hàng ngày... bình quân 3,7 người/xã, thù lao trả cho mỗi người từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/tháng. Tuỳ theo số lượng khách hàng và đặc điểm cụ thể của mỗi xã mà số lượng người được thuê làm dịch vụ khác nhau.
Hình thức DVBLĐN chỉ giải quyết được một số công việc, khối lượng lớn công việc chuyên môn khác thì ngành Điện vẫn phải bố trí nhân lực chính thức thực hiện.
Sau khi tiếp nhận trên diện rộng và bán điện 100% hộ nông thôn, địa bàn quản lý của các Điện lực quá rộng, Từ trụ sở của Chi nhánh điện tại huyện lỵ tới các xã có khi xa hàng chục km nên công tác sửa chữa điện và các công tác khác liên quan đến dịch vụ khách hàng không tránh khỏi khiếm khuyết.
Từ nhu cầu thực tế, các đơn vị hiện nay đề xuất mô hình tổ quản lý điện nông thôn, theo đó sẽ hành lập tổ/đội quản lý điện khu vực để quản lý vận hành và kinh doanh trên địa bàn từ 3-5 xã, kết hợp cả nhân viên biên chế của công ty điện lực và hợp đồng dịch vụ (người địa phương)
Công nhân Điện lực Hà Nội cải tạo lưới điện nông thôn - Ảnh Chinhphu.vn
Chỉ còn hơn 3 tháng nữa (tháng 12/2010) là hạn chót trong việc thực hiện Quyết định của Thủ tướng là EVN phải tiếp nhận 100% lưới điện hạ áp nông thôn nhưng vẫn còn 2.014 xã chưa bàn giao. Theo ông lý do chính là gì và giải pháp nào để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch?
Hiện nay, số xã chưa bàn giao LĐHANT còn 2.014 xã gồm 699 xã được UBND tỉnh xác định là đủ điều kiện bán lẻ điện năng theo quy định; 77 xã được UBND tỉnh xác định không đủ điều kiện bán lẻ điện năng nhưng chưa nhất trí bàn giao; 1.238 xã trong dự án REII (Dự án năng lượng nông thôn 2 do Ngân hàng Thế giới – WB cho vay vốn thực hiện). Theo Hiệp định tín dụng ký với WB thì dự án REII sẽ kết thúc cuối năm 2013. Đa số UBND các tỉnh đã có chủ trương bàn giao các xã thuộc REII cho ngành Điện quản lý sau khi hoàn thành công trình điện.
Tại 77 xã kể trên, các tổ chức quản lý điện nông thôn đều là các HTX điện năng hoặc HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp. Nếu bàn giao LĐHANT cho điện lực thì họ lúng túng chưa biết chuyển sang kinh doanh gì để duy trì thu nhập cho các xã viên, hoặc nếu không có nguồn thu từ kinh doanh điện bù thêm cho các dịch vụ nông nghiệp khác thì không duy trì được HTX.
Nhiều HTX đặt điều kiện đối với ngành Điện phải tiếp nhận lao động. Phía chính quyền địa phương cũng lúng túng trong vấn đề này. Phía Điện lực không thể áp dụng biện pháp ngừng cấp điện cho các HTX vì sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người dân. Vì vậy đối với các xã này không thể thúc ép được mà cần có thời gian vận động thuyết phục.
Đối với các xã tham gia dự án REII sắp kết thúc đầu tư xây dựng công trình, theo chỉ đạo của Bộ Công Thưong và phù hợp với thoả thuận trong Hiệp định ký kết với WB, UBND tỉnh sẽ thông báo cho tổ chức bán điện nông thôn về giá trị vốn đầu tư vào lưới điện sẽ chuyển giao cho các tổ chức này.
Các cơ quan chức năng của tỉnh hướng dẫn cách tính toán, phân tích phương án kinh doanh, đánh giá tính bền vững khi về lâu dài giá bán điện sẽ không còn bù lỗ. Qua đó giúp các tổ chức bán điện và xã viên đánh giá nhận thức rõ được rủi ro và khó khăn sau khi tiếp nhận vốn và tài sản lưới điện được đầu tư trong dự án để từ đó quyết định bàn giao hoặc không bàn giao lưới điện cho ngành Điện quản lý. Như vậy cần chờ việc thực hiện ở phía chính quyền địa phương nên chưa thể tiếp nhận ngay.
Với hơn 300 xã REII hiện nay mới bước vào giai đoạn thực hiện đầu tư và nhiều xã không đủ điều kiện bán lẻ nhưng nếu dừng đầu tư để bàn giao cho ngành Điện thì sẽ bị WB loại khỏi dự án, trong khi rất cần vốn để cải tạo nâng cấp lưới điện. EVN cũng đang cân nhắc làm việc với UBND các tỉnh để làm sao vẫn bàn giao lưới điện hiện tại cho ngành Điện mà việc đầu tư vẫn tiếp tục thực hiện được, tuy nhiên khó được sự chấp thuận của Bộ Công Thương và WB.
Tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn ở 3 tỉnh Bắc miền Trung: Tập trung xóa bỏ trung gian
Ba tỉnh Bắc miền Trung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đều là những tỉnh có tỉ lệ hộ dân nông thôn cao, nên khi lưới điện hạ thế nông thôn được bàn giao cho ngành điện bán điện trực tiếp đến hộ sử dụng, đông đảo người dân đồng tình ủng hộ. Không ít người dân cho rằng, đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn và cải thiện đời sống cho người nông dân.
Tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn ở 3 tỉnh Bắc miền Trung: Tập trung xóa bỏ trung gian
Kiểm tra bảo đảm đường điện an toàn-một công việc thường xuyên của ngành điện.
Theo Thông tư 05/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định và hướng dẫn thực hiện giá điện năm 2009, việc áp dụng giá điện mới với khu vực nông thôn sẽ được thực hiện từ 1-9-2009. Trên cơ sở nghị quyết của HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc tiếp nhận lưới điện hạ thế khu vực nông thôn để bán điện trực tiếp đến từng hộ sử dụng theo giá điện bậc thang như khu vực đô thị, UBND tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã có văn bản yêu cầu các tổ chức, HTX không bảo đảm tiêu chuẩn vận hành, kinh doanh điện phải sớm bàn giao lưới điện cho ngành điện với quan điểm vì lợi ích của người sử dụng. Theo dự kiến, việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn từ các tổ chức mua bán điện trên địa bàn từng xã sẽ được hoàn thành trong nửa đầu năm 2010. Sau khi đã tiếp nhận xong, hệ thống lưới điện được sửa chữa mới bảo đảm cung cấp điện ổn định cho vùng nông thôn. Hơn nữa, điều quan trọng là người nông dân sẽ được hưởng đúng mức giá điện mà Nhà nước quy định.
Điều dễ nhận thấy nhất khi tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn tại ba tỉnh Bắc miền Trung là người nông dân sẽ được hưởng lợi: Giá điện rẻ, hệ thống lưới điện được nâng cấp, an toàn, chăm sóc khách hàng tốt hơn… Đó là những lợi ích thiết thực mà người nông dân được hưởng từ chủ trương tiếp nhận lưới điện nông thôn để bán điện trực tiếp.
Trước hết, Thanh Hóa là tỉnh đông dân, nhưng phân bố dân cư không đồng đều. Đây là những trở ngại lớn trong việc đầu tư cho lưới điện nông thôn trên địa bàn. Được biết, từ tháng 6-2008 trở về trước, ngành điện lực mới chỉ bán điện trực tiếp đến hộ sử dụng cho 15 xã (5 xã được đầu tư bằng vốn của ngành điện và 10 xã đầu tư bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới). 6 tháng cuối năm 2008, ngành điện lực đã tiếp nhận, bán lẻ thêm 39 xã; 6 tháng đầu năm 2009 hoàn thành 80 xã. Từ nay đến hết năm ngành điện phấn đấu hoàn thành việc tiếp nhận, đầu tư và bán lẻ trực tiếp cho người dân ở 120 xã. Như vậy, đến hết năm 2009, trừ khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, Điện lực Thanh Hóa đã bán lẻ điện theo giá bậc thang như khu vực đô thị đến 254 xã/574 xã.
Còn với Nghệ An, do địa hình phức tạp, bị nhiều sông suối chia cắt, nên không chỉ gây khó khăn cho phát triển giao thông, dịch vụ- thương mại, mà còn cho việc cung cấp điện phát triển kinh tế-xã hội. Toàn tỉnh có 438 xã, với 641.350 hộ dân nông thôn. Trong đó, Điện lực Nghệ An đang bán điện trực tiếp đến 21 phường, 18 thị trấn và 39 xã. Năm nay Điện lực Nghệ An sẽ tiếp nhận, đầu tư lưới điện hạ thế tại 240 xã. 6 tháng đầu năm 2009, ngành điện lực đã hoàn thành thủ tục tiếp nhận được 116 xã và dự kiến đến tháng 6-2010 sẽ hoàn thành bán lẻ điện đến 100% số xã.
So với hai tỉnh trên, Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi hơn về địa lý, nhưng đây lại là tỉnh nghèo nên việc tiếp nhận, đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn là bài toán nan giải. Được biết, toàn tỉnh có 238 xã, trong đó điện lực đã bán lẻ điện đến 25 xã, theo kế hoạch, năm 2009 sẽ hoàn thành tiếp nhận và đầu tư lưới điện hạ áp ở 121 xã.
Theo số liệu thống kê, đến nay mới có 50% số hộ dân nông thôn trên địa bàn ba tỉnh Bắc miền Trung đã được hưởng lợi từ việc mua điện trực tiếp của ngành điện theo giá bậc thang như khu vực đô thị.
Vẫn còn nhiều khó khăn
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó giám đốc Điện lực tỉnh Nghệ An cho biết: “Việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của một số bộ phận bán điện trung gian. Tại nhiều xã các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã (HTX) làm ăn được đều không muốn bàn giao việc quản lý lưới điện cho ngành điện nên họ lôi kéo người dân phản đối, gây khó khăn cho công việc tiếp nhận”.
Còn ở Hà Tĩnh, khi biết thông tin ngành điện sẽ tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn để bán điện trực tiếp cho người dân, nhiều doanh nghiệp tư nhân, HTX bán điện đã nâng giá điện từ 700đ/kwh lên 1.900đ đến 2.000đ/kwh để tận thu.
Việc tiếp nhận và đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn vốn là bài toán khó của tất cả các địa phương. Nguyên nhân là do đầu tư vào khu vực này vừa kém hiệu quả lại vừa lâu thu hồi vốn. Các cơ quan điện lực cho rằng, mặc dù sau khi tiếp nhận lưới điện hạ áp ở các xã, điện lực đã đầu tư theo kế hoạch của Công ty Điện lực 1 nhưng tổn thất vẫn cao. Tuy nhiên, xét theo góc độ lợi ích thì việc ngành điện tiếp nhận lưới hạ áp đã đem lại hiệu quả khá rõ, không phải chỉ là người dân khu vực nông thôn được hưởng lợi, mà tổn thất điện năng giảm đáng kể so với khi các HTX quản lý, đây là khoản lợi to lớn cho nền kinh tế quốc dân.
Bài và ảnh: CÙ THU HƯƠNG và CTV
Công tác tiếp nhận lưới điện nông thôn tại Lâm Đồng
Ngành điện và người dân tìm được tiếng nói chung. Nhằm đảm bảo quá trình quản lý, kinh doanh điện an toàn tránh thất thoát điện năng, phục vụ tốt nhất cho đời sống sinh hoạt và các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là chấn chỉnh quản lý, kinh doanh điện ở khu vực nông thôn; Chính phủ đã chỉ đạo ngành điện tiến hành tiếp nhận, cải tạo quản lý và trực tiếp bán điện đến hộ tiêu thụ ở khu vực nông thôn, và mới đây Bộ Công Thương cũng với chủ trương tiếp nhận lưới điện nông thôn để bán điện trực tiếp đến hộ tiêu thụ điện ở nông thôn của EVN. Đây là một chủ trương lớn của Nhà nước ta, đáp ứng nguyện vọng của người dân khu vực nông thôn, khắc phục những tồn tại do việc buông lỏng quản lý kinh doanh điện.
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khu vực lưới điện cần tiếp nhận rất trắc trở, khó khăn trong việc đi lại, đa phần nhân dân sống ở khu vực nông thôn và miền núi, song vì lợi ích thiết thực và những quyền lợi mang lại cho người dân; lãnh đạo và CBCNV Điện lực Lâm Đồng đã quyết tâm, đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận lưới điện nông thôn, từng bước cải tạo, quản lý và bán điện trực tiếp đến hộ khách hàng.
Khi bắt tay vào thực hiện mới thấy khá nhiều những khó khăn. Mạng lưới điện nông thôn do các cơ sở địa phương quản lý, bán điện cho hộ tiêu dùng, lâu ngày không được duy tu, bảo dưỡng nên mạng lưới điện hư hỏng, “rách nát”, không đảm bảo kỹ thuật, gây thất thoát điện năng, đội giá thành sử dụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng; không đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng nhân dân. Khắc phục, cải tạo hệ thống lưới điện nông thôn là một việc làm chẳng những tốn thời gian, công sức mà còn đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Bên cạnh những trở ngại này, không ít địa phương cơ sở chỉ vì những quyền lợi trước mắt của địa phương mình mà cố tình dây dưa trong việc bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý; thêm vào đó là tâm lý e ngại của người dân trong quá trình chuyển đổi cũng là lực cản không nhỏ. Song mọi việc rồi cũng được giải quyết, hiện nay hầu như trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với 145 xã, phường, thị trấn đã xoá hết không còn tình trạng các cụm, tổ điện và các hợp tác xã điện nông thôn. Nhờ từng bước tháo gỡ khó khăn mà đến nay Điện lực Lâm Đồng đã thực hiện cơ bản kế hoạch đề ra, bán lẻ trực tiếp đến các hộ dân ở các phường, xã, thị trấn với trên 228.673 hộ dùng điện, trong đó ở nông thôn là 135.937 hộ chiếm 85,13%.
Cải tạo lưới điện để bán lẻ trực tiếp cho dân
Lợi ích mang lại cho người dân là quá rõ ràng. Sau khi tiếp nhận các hộ dân nông thôn được hưởng giá điện rẻ hơn, chất lượng cung cấp điện tốt hơn các mô hình buôn bán điện nông thôn trước đây, bởi ngành điện bán điện theo đúng biểu giá quy định của Nhà nước, trong khi các mô hình bán điện nông thôn trước đây mua điện của ngành điện với giá 390 đ/kWh, bán lại với giá trần 700đ/kWh, ngoài ra người dân còn phải trả tiền cho lượng điện tiêu hao trên đường dây, do vậy giá điện mà người dân phải trả cho các mô hình điện nông thôn trước đây từ 700đ/kwh -2.000đ/kWh. Ngành điện có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật; có khả năng về vốn; có đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo công tác vận hành là an toàn trong sử dụng điện sau khi bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý, người dân sẽ không phải đóng góp bất kỳ khoản tiền nào cho quá trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình điện. Tiếp nhận lưới điện và bán điện đến hộ dân, Điện lực Lâm Đồng còn giúp lãnh đạo địa phương không phải “khoác trên vai” trách nhiệm quản lý các mô hình quản lý điện nông thôn trước đây. Hơn nữa, ngành điện quản lý đảm bảo về các thông số kỹ thuật nên hạn chế được thất thoát điện năng, người dân được sử dụng điện với giá rẻ.
Hậu tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn: Còn trăm mối lo
Thứ Năm, 20.1.2011 | 08:37 (GMT + 7)
Tính đến 31.12.2010, các Cty điện lực đã cơ bản hoàn thành kế hoạch tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn để bán điện trực tiếp đến hộ dân theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận bàn giao lưới điện, hầu hết các Cty điện lực đều đang vấp phải trở ngại lớn do tăng đột biến tổn thất điện năng khi tiếp nhận lưới điện cũ nát.
Trong khi đó, vốn để đầu tư, cải tạo lưới điện nhằm giảm tổn thất đang là vấn đề cực kỳ nan giải.
Trên 2.000 tỉ đồng chỉ cải tạo tối thiểu
Bắt đầu từ tháng 6.2008, số các xã được TCty Điện lực Miền Bắc (NPC) tiếp nhận đến nay đã lên tới 3.156 xã, với khối lượng trên 3,4 triệu côngtơ các loại, hơn 43.000km đường dây hạ áp. Tổng số hộ dân được NPC bán điện trực tiếp đã lên đến trên 4,2 triệu hộ. Nhưng cũng vì tiếp nhận lưới điện hạ áp, mà chỉ tiêu tổn thất điện năng của NPC năm 2010 tăng 2,6% so với năm 2009. Chỉ tính riêng tổn thất điện năng của khu vực lưới điện hạ áp nông thôn mới tiếp nhận lên đến 19,86%.
TGĐ NPC - ông Nguyễn Phúc Vinh - tỏ ra lo ngại với tình trạng lưới điện mới tiếp nhận hiện tại. “Tổn thất điện năng ở những khu vực này hầu hết đều trên 28-30%. Sau khi tiếp nhận, việc đầu tiên TCty chúng tôi chỉ đạo các Cty điện lực là phải thay thế toàn bộ các côngtơ điện cũ (do trước đó được người dân tự mua các loại côngtơ điện giá rẻ trên thị trường, độ chính xác kém, không được kiểm định) để giảm tổn thất điện năng qua côngtơ. Đến nay, 100% số xã tiếp nhận đã được thay thế côngtơ mới” - ông Vinh cho biết. Tuy nhiên, với mức tổn thất từ gần 30% đưa xuống khoảng 15% thì tính sơ sơ mỗi xã cũng phải đầu tư, cải tạo tối thiểu khoảng 3-4 tỉ đồng/xã.
Với trên 3.000 xã mới tiếp nhận, ông Vinh nhẩm tính ngành điện phải cần tới gần 10.000 tỉ đồng. Nhưng số tiền này lấy ở đâu ra?
“Chúng tôi đã cố gắng vay thương mại khoảng 1.000 tỉ đồng và được bố trí nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của một số tổ chức quốc tế, thì tổng số tiền để đầu tư cải tạo tối thiểu lưới điện hạ áp đến nay mới được khoảng hơn 2.000 tỉ đồng”. - ông phân trần. Vốn để cải tạo, nâng cấp lưới điện cũng chỉ dám đặt mục tiêu giảm tổn thất xuống mức 18-19%, còn dưới nữa (khoảng 10% như mục tiêu đề ra), thì số vốn phải tới 20.000 tỉ. Vì không có tiền đầu tư, lại lo ngại lưới điện cũ nát có khả năng mất an toàn khi sử dụng, không đảm bảo an toàn cho người dân, hiện vẫn còn khoảng 1.000 xã nằm trong Dự án năng lượng nông thôn (RE II) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và số xã do các tổ chức kinh doanh điện tại địa phương đang bán điện, chính quyền cũng chưa mặn mà bàn giao, ông Vinh cả quyết: “Chúng tôi thực sự cũng chưa dám nhận, vì sợ đeo nợ”.
Nan giải nguồn vốn
Theo ông Lê Văn Chuyển - Phó Trưởng ban Kinh doanh thuộc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) - nghịch lý giá điện mà người nông dân phải gánh chịu ở mức trên dưới 1.000đ/kWh đã lùi vào dĩ vãng ở những xã ngành điện đã tiếp nhận. Từ chỗ lưới điện cũ nát, không đảm bảo an toàn, đường dây dẫn điện “năm cha, ba mẹ, tổn thất do bán kính cấp điện lớn, thiết bị đo đếm điện năng mua trôi nổi trên thị trường, không được kiểm định, độ chính xác phập phù, phần lớn phần thiệt khách hàng gánh chịu, từ khi ngành điện tiếp quản chất lượng điện tăng lên, tỉ lệ tổn thất điện năng giảm hẳn, người dân vô cùng phấn khởi và ủng hộ chủ trương lớn của Chính phủ.
Trong khi đó, về phía ngành điện, do tiếp nhận bán điện trực tiếp đến hộ dân, nên giá bán bình quân của các xã tiếp nhận tăng lên, bình quân khoảng 260,48đ/kWh. Giá bán lẻ đến hộ đạt 787,46đ/kWh, so với khi bán buôn tại côngtơ tổng là 526,97đ/kWh, nên chênh lệch doanh thu bán điện tăng lên 359,5 tỉ đồng (doanh thu nếu bán buôn tại côngtơ tổng là 2.299,2 tỉ đồng; sau khi tiếp nhận bán lẻ đạt 2.658,7 tỉ đồng - số liệu đến hết tháng 6.2010). Nếu giảm tiếp tỉ lệ tổn thất điện năng thì sản lượng điện thương phẩm tăng, từ đó kéo theo doanh thu tăng.
Ông Chuyển cũng cho biết: “Vấn đề khó khăn nhất của tiếp nhận lưới hạ áp nông thôn chốt lại là vốn. Nếu có đủ vốn để đầu tư nâng cấp lưới điện thì đảm bảo ngành điện sẽ đưa ngay tỉ lệ tổn thất xuống mức cho phép, nhưng nếu không vay được các nguồn vốn ưu đãi thì vốn vay thương mại là không chịu nổi”.
Tính đến nay, EVN đã tiếp nhận tổng số 7.029 xã và bán điện trực tiếp đến gần 11 triệu hộ dân nông thôn, đạt tỉ lệ 74,91% số hộ dân trên toàn quốc sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện chỉ còn khoảng 1.929 xã với trên 3,6 triệu hộ do các tổ chức khác ngoài EVN quản lý bán điện, trong đó có 1.170 xã trong dự án điện nông thôn (RE II) do các địa phương vay vốn của WB; còn lại là các xã chính quyền địa phương xác nhận đủ điều kiện bán lẻ điện năng theo quy định của Luật Điện lực
Kinh nghiệm tiếp nhận lưới điện nông thôn ở Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình
Báo Công Thương - 21 tháng trước 18 lượt xem
Trước đây, khi Hợp tác xã còn quản lý, lưới điện nông thôn ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình rất cũ nát, chất lượng điện không đảm bảo, hàng năm thường xảy ra hàng trăm vụ tai nạn điện gây chết người.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
CôngThương - Tổn thất điện năng lên tới 35 – 40%, có nơi tới 50%. Hậu quả là người dân phải dùng điện giá cao, có nơi lên tới 1.500 đồng/kWh. Sau khi chuyển giao về điện lực địa phương quản lý, mức tổn thất trung bình chỉ còn 11%, thậm chí Chi nhánh điện lực Hoa Lư (Ninh Bình) chỉ tổn thất 5%. Người dân được hưởng giá điện bậc thang với chất lượng điện ổn định, an toàn, lại có Hợp đồng mua bán điện đàng hoàng, có hóa đơn tiền điện minh bạch, công tơ kẹp chì, được sử dụng điện sinh hoạt rẻ hơn nhiều so với trước. Mục tiêu phấn đấu của EVN đến 30/6/2010 cơ bản hoàn thành công tác tiếp nhận lưới điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, ở 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình đều phấn đấu sẽ hoàn thành trong năm 2009.
Đầu tư theo lộ trình
Đầu tư có kế hoạch, nâng cao chất lượng điện áp là mục tiêu đầu tiên của Thái Bình trong kế hoạch tiếp nhận lưới điện nông thôn. Ông Nguyễn Đình Lộc- Giám đốc Điện lực Thái Bình cho biết: ngay sau khi tiếp nhận ở các xã, Điện lực Thái Bình đã đầu tư lưới điện đường xương cá, lắp đồng hồ điện đến tận ngõ các hộ dân và bổ sung máy biến áp để phân khu trong địa bàn xã. Nhờ đó, chất lượng điện ổn định 24/24h, giá điện giảm đáng kể so với khi HTX còn quản lý. Do số tiền đầu tư quá lớn nên Thái Bình đã chia lộ trình cải tạo lưới điện thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 sẽ đầu tư mỗi xã khoảng 1-1,5 tỷ đồng để thay hòm công-tơ và các vị trí có nguy cơ mất an toàn, thay các đường dây quá cũ nát với định mức bình quân 350.000 đ/công tơ 1 pha, 1.600.000 đ/công tơ 3 pha. Giai đoạn 2 (sau khoảng 1 năm) sẽ tiếp tục đầu tư từ 1,5-2 tỷ đồng để cải tạo đường dây, nâng cao chất lượng.
Đến ngày 15/9/2009, Điện lực Thái Bình đã lập xong Dự án cải tạo cho 90/133 xã đã tiếp nhận với tổng số vốn đầu tư là 155,75 tỷ đồng. Những xã mớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiep_nhan_luoi_dien_nong_thon_2518.doc