Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, có những hình thức giáo
dục thể thể chất sau: Tiết học thể dục và giáo dục thể chất trong đời sống hàng ngày
của trẻ (thể dục buổi sáng, phút thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi, tham quan,
hội thi thể dục thể thao, tổ chức giáo dục thể chất trong thời gian tự hoạt động của
trẻ).
Tất cả các hình thức trên đều tham gia giải quyết nhiệm vụ giáo dục thể chất,
góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Các hình thức giáo dục thể chất có liên quan
với nhau, tuy mỗi hình thức có nhiệm vụ chuyên biệt.
Mối tương quan trong quá trình sử dụng các hình thức giáo dục thể chất cho
trẻ ở các lứa tuổi khác nhau, được xác định bởi nhiệm vụ giáo dục phù hợp với các
lứa tuổi đó (đặc điểm phát triển của trẻ, mức độ chuẩn bị thể lực chung, những điều
kiện cụ thể của lớp và trường.)
55 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiếng Việt - Chương IV: Các hình thức và phương tiện giáo dục thể chất mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạp đất mạnh bằng nửa bàn chân trên về phía dưới,
tay đưa trước, chạm đất nhẹ bằng đầu bàn chân trên, gối hơi khuỵu.
+ Hình thức tổ chức: Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện, trước mỗi
hàng kẻ hai đường song song cách nhau 50 cm cho từng nhóm trẻ bật qua lại các
đường đó.
- Bật sâu 25 - 30cm
+ TTCB: Như bật xa,
+ Thực hiện: Nhún chân và đạp mạnh để bật. Khi chạm đất nhẹ bằng hai
chân. Lưu ý không lao người về phía trước như bật xa.
+ Hình thức tổ chức: Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang rồi lần lượt các
nhóm đứng trên ghế, hộp gỗ, mô đất có độ cao 25cm - 30cm để bật.
- Bật liên tục 2 chân qua 4-5 chướng ngại (cao 6cm rộng 5m-6cm cách nhau
30cm-40 cm.
+ TTCB: Chân đứng tự nhiên, tay chống hông.
+ Thực hiện: Bật liên tục hai chân qua các vật (không xê dịch bước chân sau
mỗi lần bật).
- Nhảy lò cò từng chân (5-6 nhịp).
+ TTCB: Đứng trên một chân, một chân co gối, tay chống hông
82
+ Thực hiện: Bật tại chỗ 5-6 lần, rồi đổi chân bật. Sau đó cho trẻ bật lò cò
tiến về phía trước 5-6 bước rồi đổi chân bật tiếp. Hoặc cho trẻ đứng trên chân phải,
chân trái co gối, tay trái cầm cổ chân trái và bật lò xo, sau đổi chân bật và đổi tay.
- Nhảy ô (tách chân, khép chân).
+ TTCB: Đứng khép chân trước vạch vẽ, tay chống hông
+ Thực hiện: Bật liên tục chụm chân, tách chân, chụm chân ... qua các ô hoặc
bật dọc theo sợi dây (hàng kẻ). Bật nhẹ bằng hai đầu bàn chân, không dẫm vào
vạch vẽ.
+ Tổ chức cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện.
c) Phương pháp hướng dẫn các bài tập ném, chuyền, bắt.
c.1) Lớp mẫu giáo bé:
- Lăn bóng:
+ TTCB: Trẻ ngồi bệt đối diện nhau duỗi chân thẳng chếch, lưng thẳng, 2 tay
cầm bóng đặt giữa 2 chân
+ Thực hiện: Lăn mạnh bóng sát sàn từ chỗ mình tới chỗ bạn.
- Lăn bóng vào đích (cổng vòng cung cao 50cm, khoảng cách 1-1,2m) 2 trẻ
ngồi đối diện nhau và cách xa cổng (đặt ở giữa khoảng 1 - 1,2m) rồi lăn bóng qua
cổng cho nhau.
- Tung bóng: 2 tay cầm bóng tung bóng lên cao 30-40 cm và khi bóng rơi bắt
bóng bằng 2 tay.
- Đập bóng: 2 tay cầm bóng đập bóng xuống nền nhà và khi bóng nẩy lên bắt
bóng bằng 2 tay.
- Ném xa bằng một tay:
+ TTCB: Cho trẻ đứng chân trước chân sau, tay cầm vật ném (tay cùng phía
với chân sau) đưa ra phía trước.
+ Thực hiện: Tay đưa vật ném từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao và đẩy
vật ném đi xa ở điểm tay cao nhất.
83
+ Hình thức tổ chức: Chia trẻ làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất ném xong, chạy
theo nhặt bóng, trong khi đó nhóm thứ 2 sẽ vào chuẩn bị.
- Ném trúng đích nằm ngang: Đích xa từ 1 - 1,2m, đường kính vòng tròn
đích 40cm.
+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, tay (cùng phía với chân) cầm vật ném
đưa cao ngang tầm mắt
+ Thực hiện: Nhằm đích và ném vào đích.
+ Đầu tiên cho trẻ đứng thành vòng tròn, trong đó vẽ một vòng tròn nhỏ, các
cháu sẽ dùng túi cát ném vào vòng tròn nhỏ. Hoặc cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang
cách nhau khoảng 2-2,5m quay mặt vào nhau. Trẻ hàng này ném thì hàng kia nhặt.
- Ném trúng đích thẳng đứng: Cột đích cao 0,8 - 09,m. Trẻ đứng cách đích
0,8 - 0,9 m
- Chuyền bắt bóng theo vòng tròn hoặc theo tổ hàng dọc từ phải qua trái hoặc
ngược lại.
+ Kỹ thuật: Một trẻ cầm bóng bằng tay đưa cho bạn bên cạnh. Trẻ bên cạnh
đó lấy bóng cũng bằng 2 tay đưa cho bạn tiếp theo,
+ Tổ chức: Dần dần tăng số bóng lên 3-4 quả. Có thể cho các tổ thi xem tổ
nào chuyền nhanh và không làm rơi bóng.
c.2) Lớp mẫu giáo nhỡ:
- Chuyền bóng từ tay nọ sang tay kia với các tư thế đứng, ngồi, tự chuyển từ
tay trái sang tay phải và ngược lại. Bài tập này nhằm rèn luyện các cơ nhỏ của ngón
tay và sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Chuyền bắt bóng trên đầu: Trẻ xếp hàng dọc theo nhóm (tổ)
+ Kỹ thuật: Trẻ đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay đưa lên đầu (thân người
hơi ngửa ra sau), trẻ thứ 2 đón bóng bằng 2 tay và tiếp tục đưa ra sau cho trẻ tiếp
theo đến cuối hàng. Trẻ cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng và tiếp tục chuyền
84
bóng hoặc khi chuyền đến cuối hàng thì cả hàng quay sau và thực hiện chuyền như
trên.
- Chuyền bóng qua chân:
Kỹ thuật: Tổ chức cho trẻ đứng như trên, cháu đứng đầu hàng cầm bóng cúi
xuống đưa bóng qua chân mình ra phía sau, cháu thứ 2 đón bóng từ tay bạn và cứ
chuyền tiếp qua chân mình ra sau tiếp cho đến cuối hàng.
- Tung bóng lên cao (40 - 50cm) bằng 2 tay và tập bắt bóng bằng 2 tay khi
bóng rơi xuống nhằm rèn phản xạ nhanh và khéo cuả trẻ.
- Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay và bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nẩy lên.
Các bài tập chuyền bóng, tung bắt và đập bắt bóng khi thực hiện tốt nhất là
mỗi cháu có một quả bóng hoặc 5-6 cháu một quả để trẻ được tiếp xúc nhiều với
bóng. Tổ chức cho trẻ dưới các dạng chơi "Xem ai tung cao và không làm rơi
bóng", "chuyền không làm rơi bóng và tăng cường cho trẻ ôn luyện các giờ chơi,
lúc đi dạo ..."
- Ném xa bằng một tay:
+ Kỹ thuật: Cho trẻ đứng chân trước chân sau, tay cầm bóng hoặc túi cát (tay
cùng phía với chân sau), đưa từ trước xuống dưới, ra sau, lên cao và ném bóng (túi
cát) ở điểm tay cao nhất.
+ Hình thức tổ chức: Chia lớp thành 4-5 nhóm, lần lượt ném xa và chạy theo
nhặt bóng, khi nhóm trước chạy nhặt bóng thì nhóm sau mới được ném (tránh tình
trạng ném vào nhau), các nhóm sau lần lượt thực hiện như trên. Hoặc tổ chức lớp
đứng thành 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 5-6m và một hàng ném, một
hàng nhặt.
- Ném xa bằng 2 tay (2 tay cầm một quả bóng để ném).
+ Kỹ thuật: Cho trẻ đứng chân trước chân sau hoặc hai chân rộng bằng vai,
hai tay cầm bóng đưa cao trên đầu, thân trên hơi ngả sau, dùng sức của thân và tay
để ném bóng đi xa.
85
Bài tập này tổ chức như ném xa bằng một tay.
- Ném trúng đích :
+ Kỹ thuật: Cho trẻ đứng chân trước chân sau, tay cùng phía với chân sau,
tay cầm túi cát (bóng) đưa cao ngang tầm mắt, nhằm đích và ném vào đích.
+ Hình thức tổ chức:
* Khi ném trúng đích nằm ngang: Đích xa 1,2 - 1,4m vòng tròn đích 40cm.
Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện cách nhau 2 - 2,5m. Đích là những vòng
tròn (đặt giữa hàng). Tổ chức cho từng nhóm hoặc từng hàng ném, đối diện nhặt và
ném lại (mỗi lần ném 2-3 túi liên tục).
* Khi ném trúng đích thẳng đứng: Sử dụng cột ném hoặc bảng đứng. Từng
nhóm hoặc tổ đứng trước các cột đích, cách đích một mét và lần lượt cho trẻ ném
2-3 lần, sau đó nhặt về cho trẻ khác ném.
c.3) Mẫu giáo lớn:
- Các bài tập tung bắt bóng, đập bắt bóng:
Cô có thể tổ chức cho trẻ chơi với bóng, mỗi cháu một quả tự tung, bắt, tự
đập, bắt khi bóng nẩy lên. Nếu không có đủ bóng thì tổ chức theo nhóm 4-6 trẻ một
quả. Trẻ lần lượt thay nhau chơi với bóng: hai trẻ đứng tung bóng cho nhau và bắt
bóng hoặc 4-6 trẻ đứng thành vòng tròn và một trẻ đứng ỉ giữa lần lượt tung, bắt
cho các bạn. Cô đi từng nhóm động viên trẻ chuyền bắt được bóng (không làm rơi
bóng).
- Chuyền bắt bóng bên phải bên trái.
+ Tổ chức cho trẻ đứng thành hàng dọc theo tổ.
+ Kỹ thuật: Trẻ đứng đầu hàng chuyền bóng bằng 2 tay về phía bên phải cho
trẻ đứng sau, trẻ đứng sau đón bóng bằng 2 tay và chuyển tiếp về bên phải cho trẻ
đứng sau ... cho tới cuối hàng. Sau đó trẻ cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng và
chuyền bóng về bên trái cho trẻ đứng sau. Tiếp tục như chuyền về bên phải.
- Chuyền bắt bóng trên đầu qua chân:
86
+ Tổ chức cho trẻ đứng thành hàng dọc theo tổ.
+ Kỹ thuật: Trẻ đứng đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay đưa lên cao ra phía sau
chuyền cho trẻ phía sau. Trẻ đứng sau đón bóng bằng 2 tay, cúi xuống đưa bóng
qua 2 chân cho trẻ đứng sau, trẻ đứng sau đón bóng và đưa lên cao và chuyền qua
đầu ... tiếp tục thực hiện đến cuối hàng. Trẻ cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng
và thực hiện chuyền qua đầu cho trẻ đứng sau ... hoặc khi trẻ đã chuyền qua đầu,
qua chân đến cuối hàng thì cả hàng quay ra sau và thực hiện như trên. Có thể cho
trẻ thi đua xem tổ nào chuyền nhanh, không làm rơi bóng.
- Lăn bóng bằng 1-2 tay và đi theo bóng
+ Kỹ thuật: Trẻ đặt bóng dưới đất cúi khom người, (đầu gối hơi khuỵu), một
tay (hoặc 2 tay) xoè rộng bàn tay để lăn bóng về phía trước, đồng thời di chuyển
theo và lăn bóng tiếp. Cho trẻ dẫn và lăn bóng theo đường thẳng, đường dích dắc.
+ Hình thức tổ chức: Trẻ đứng hàng dọc theo tổ, trẻ đứng đầu hàng lăn (dẫn
bóng) khoảng 3-3,5m đến đích rồi cầm bóng chạy về đưa cho trẻ thứ 2 ... những trẻ
thực hiện xong đứng về cuối hàng.
+ Cho trẻ lăn bóng dích dắc theo 4-5 chướng ngại đặt cách nhau 0,7m xong
cầm bóng chạy về đưa cho trẻ khác.
Bài tập lăn bóng và đi theo bóng có thể tập thay các bài tập bò, trườn ở
những nơi chưa có sàn tập.
- Ném xa bằng một tay
+ Kỹ thuật: Cho trẻ đứng chân trước chân sau, tay cầm bóng (túi cát) cùng
15 phía với chân sau, đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao và ném bóng (túi
cát) đưa ở điểm tay cao nhất.
+ Hình thức tổ chức: Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện. Khi trẻ ném
cô quan sát, nhắc nhở để trẻ dùng sức của tay ném mạnh và xa.
- Ném xa bằng 2 tay:
87
+ TTCB: Cho trẻ đứng chân trước chân sau, hoặc hai chân rộng bằng vai, hai
tay cầm bóng đưa cao trên đầu, thân trên hơi ngả ra sau, dùng sức của thân và tay
để ném bóng đi xa.
+ Hình thức tổ chức: Giống ném xa bằng một tay
- Ném trúng đích nằm ngang:
Đích xa 1,4 - 1,6m. Đường kính vòng trong đích 0,4, TTCB:
+ Kỹ thuật: Cho trẻ đứng chân trước chân sau, tay (cùng phía với chân sau)
cầm túi cát (bóng) đưa cao ngang tầm mắt nhằm đích và ném vào đích.
+ Hình thức tổ chức: Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đứng đối diện.
Hoặc có thể cho trẻ đứng thành vòng tròn ném theo hình thức chơi: "Thi xem ai
ném vào vòng trong", "ném cho cá ăn".
- Ném trúng đích thẳng đứng: Đích cao 1 mét, xa 1-1,2m, đường kính đích
40cm
+ Kỹ thuật: Như ném trúng đích nằm ngang.
d) Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo bò, trườn, trèo:
d.1) Lớp mẫu giáo bé:
- Bò bằng bàn tay và cẳng chân (bò thấp):
+ TTCB: Trẻ tì cả bàn tay và cẳng chân xuống sân (không bò bằng đầu gối)
mắt nhìn thẳng về phía trước (nên sử dụng mốc định hướng thị giác), đầu ngẩng
cao.
+ Thực hiện: Bò về phía trước, phối hợp chân nọ tay kia.
+ Đầu năm cô cho trẻ bò theo hướng quy định bằng bàn tay và cẳng chân
một khoảng từ 4-5 mét, bò đến nhà búp bê hoặc làm những chú cún con đi chơi.
Khi bò nhắc trẻ nhìn thẳng phía trước và cố gắng bò nhanh. Cho trẻ chơi trò chơi
"đàn chuột con" trườn dưới dây hoặc gậy thể dục có độ cao 50cm.
- Bò bằng bàn tay và bàn chân (bò cao):
88
+ TTCB: Chống cả bàn tay, bàn chân xuống sàn, hơi khuỵu gối, mắt nhìn
phía trước
+ Thực hiện: Bò phối hợp chân nọ tay kia.
- Trườn sấp:
+ TTCB: Trẻ nằm sấp co chân phải, tay trái đưa thẳng ra phía trước.
+ Thực hiện: Chân phải đẩy mạnh đưa thân về phía trước đồng thời co chân
trái để lấy đà, tay phải thẳng, tay trái gập trước ngực. Trườn sát sàn, không đưa
chân cao.
- Bò (thấp, cao) chui qua cổng: Cách bò này buộc trẻ phải uốn lưng, sẽ có tác
dụng tăng sự linh hoạt của cột sống và nhờ có cổng, trẻ định được hướng bò.
- Trèo thang bước dồn:
+ TTCB: Trẻ vịn tay ở gióng thang ngang ngực,
+ Thực hiện: Bước một chân lên bậc thứ nhất, chân kia cũng bước lên dóng
ấy, sau lại bước một chân lên dóng thứ 2, chân kia cũng bước lên dóng thứ 2, cứ
như vậy tiếp tục 7- 10 dóng thang. Khi xuống cũng bước dồn từng chân một.
Các bài tập bò, trườn, trèo có thể tập cho cháu làm mẫu thay cô.
- Bước lên xuống ghế (bục cao 30cm)
Kỹ thuật: Bước một chân lên ghế, bước tiếp chân kia và bước xuống cũng
từng chân một.
d.2) Lớp mẫu giáo nhỡ:
- Bò bằng bàn tay, bàn chân theo đường dích dắc:
Đặt 4 - 5 hộp cách nhau 50 - 60 cm bò khoảng 3 - 3,5m.
- Bò chui qua cổng:
Đặt 2-3 cổng vòng cung hoặc chăng dây cao 50cm, cổng nọ cách cổng kia
50cm, cho trẻ bò bằng bàn tay và cẳng chân theo hướng thẳng và chui qua cổng.
Khi chui qua cổng nhắc trẻ võng lưng để khỏi chạm cổng. Khi cho trẻ bò bằng bàn
tay và bàn chân thì tổ chức theo trò chơi "Gấu đi chơi".
89
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế:
+ Kỹ thuật: Trẻ nằm sấp co chân phải, tay trái đưa thẳng ra phía trước. Chân
phải đẩy mạnh đưa thân về phía trước đồng thời co chân trái để lấy đà, tay phải
thẳng, tay trái gập trước ngực. Trườn sát sàn, không đưa chân cao. Đứng dậy ôm
ngang ghế thể dục (ghế băng) bụng sát ghế, lần lượt đưa từng chân một sang phía
bên kia rồi đi về cuối hàng.
+Tổ chức cho từng nhóm 3-4 trẻ trườn một đoạn 3-3,5m, đứng dậy, trèo qua
ghế thể dục
- Trèo lên xuống thang:
Cho từng nhóm 3-4 cháu lần lượt trèo lên xuống thang theo cách bước liên
tục chân nọ tay kia lên xuống thang. Động viên trẻ mạnh dạn tự tin khi trèo thang.
Cô giáo đứng cạnh động viên và giúp trẻ khi cần thiết.
- Trèo lên, xuống ghế cao 30cm,
+ Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện, cách nhau khoảng 2 mét, giữa
2 hàng ghế xếp 5-6 ghế (hộp gỗ), đặt cách nhau 40 cm.
+ Kỹ thuật: Lúc đầu trẻ vịn một tay vào hành ghế, một tay vịn mép ghế và
bước từng chân lên ghế, sau đó bước tiếp từng chana xuống sàn thực hiện 2-3 lần
liền rồi về hàng rồi trẻ khác tiếp tục.
Lưu ý: Trẻ phải được vận động nhiều lần trong một giờ học.
d.3) Lớp mẫu giáo lớn:
- Bò dích dắc: Đặt 5 - 6 chướng ngại vật (khối hộp, cây nhựa) cách nhau
50-60 cm. Trẻ bò bằng bàn tay và bàn chân theo đường dích dắc qua các chướng
ngại vật đó, có thể kết hợp cho trẻ bò và chui qua cổng vòng cung (cổng cao 50cm).
Tổ chức cho trẻ bò theo hàng dọc theo tổ, thi đua xem tổ nào không chạm vào
chướng ngại vật, không chạm cổng.
- Trèo lên xuống thang
90
Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện, giữa để thang leo. Từng nhóm
từ 3-4 trẻ lần lượt trèo lên xuống thang theo cách bước liên tục, chân nọ tay kia.
Khi trẻ thực hiện cô đứng cạnh động viên trẻ mạnh dạn, tự tin và giúp trẻ khi cần.
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế:
Tổ chức cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện, cho từng nhóm 2-3 trẻ
trườn theo hàng dọc khoảng 3-4 mét, đến ghế đứng dậy, hai tay ôm ngang ghế
(ngực sát ghế) lần lượt đưa từng chân qua ghế, xong rồi đi về cuối hàng.
- Trèo lên xuống ghế cao 35cm (ghế của trẻ)
+Tổ chức cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện, giữa để 5-6 ghế. Cho
4-6 trẻ trèo lên xuống ghế
+ Kỹ thuật: Một tay vịn thành ghế, một tay tì cạnh ghế, bước một chân lên
ghế, chân sau đưa qua ghế và chạm đất. Đưa tiếp chân đặt trên ghế xuống đất (trẻ
thực hiện 2-3 lần liền rồi đi về cuối hàng) hoặc cho trẻ tập bước từng chân đặt lên
ghế rồi nhảy chụm xuống đất, chạm đất nhẹ bằng hai chân. Dần cho trẻ thực hiện
bước lên xuống ghế không vịn tay vào thành ghế.
4. Hướng dẫn tập bài tập phát triển chung
4.1. Đối với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé:
Gợi ý cách hướng dẫn:
- Đối với trẻ nhà trẻ, cô cùng tập với trẻ và động viên trẻ tập đẹp như cô
- Đối với trẻ mẫu giáo bé: Với động tác mới cô vừa làm mẫu, vừa dùng lời
để miêu tả, giải thích kỹ tuật động tác; Nếu động tác dễ, trẻ đã biết thì cô cùng làm
với trẻ 1 - 2 lần, sau đó cô hô cho trẻ tập.
- Nhịp hô:
+ Động tác mô phỏng thực hiện động tác từ 4 - 5 lần
+ Các động tác hô theo nhịp 1 -2;
* Học kỳ 1: tập 2 lần x 2 nhịp. Các động tác hỗ trợ: 3- 4 lần x 2 nhịp
* Học kỳ II: 4 lần x 2 nhịp. Động tác hỗ trợ tăng lên 1- 2 lần.
91
Chú ý: Đối với trẻ nhà trẻ 28-36 tháng chưa yêu cầu trẻ tập chính xác mà
khuyến khích sự hào hứng, tích cực vận động của trẻ. Khi tập bài tập phát triển
chung có thể cho trẻ đứng theo đội hình tự do, vòng tròn hay vòng cung, sao cho tất
cả đều quan sát tốt vận động mẫu của cô.
4.2. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ:
Gợi ý cách hướng dẫn:
- Những động tác trẻ đã biết: Cô lệnh tư thế chuẩn bị, tập cùng trẻ 1-2 lần,
sau đó hô cho trẻ tập, cô quan sát và sửa sai cho trẻ.
- Động tác mới: Cô vừa làm mẫu vừa miêu tả động tác 1-2 lần sau đó cô hô
cho trẻ tập.
Ví dụ: Động tác tay: cô vừa làm mẫu vừa nói:
Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, 2 tay dọc theo thân người.
1- Đưa tay sang ngang, tay thẳng.
2- Đưa tay lên cao, mắt nhìn theo tay
3- Đưa tay sang ngang,
4- Về tư thế chuẩn bị.
- Nhịp hô: nhịp 4.
+ HK I: Tập: 2 lần x 4 nhịp. Động tác hỗ trợ: 3- 4 lần x 4 nhịp
+ Học kỳ II: 4 lần x 4 nhịp. Động tác hỗ trợ tăng lên 1 lần
- Cần tăng cường tập kết hợp với dụng cụ, nhạc để động tác được hoàn thiện
dần và tăng hiệu quả của bài tập.
4.2. Đối với trẻ mẫu giáo lớn:
Gợi ý cách hướng dẫn:
- Lệnh tư thế chuẩn bị, cùng tập với trẻ 1-2 nhịp sau đó cho trẻ tập
- Có thể cho một cháu đứng cùng chiều, hoặc ngược chiều với cả lớp, thực
hiện động tác cùng nhịp hô của cô để cả lớp tập theo.
- Trong quá trình trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ
92
- Nhịp hô: nhịp 8
+ HK I: Tập: 2 lần x 8 nhịp. Động tác hỗ trợ: 3- 4 lần x 4 nhịp
+ Học kỳ II: 4 lần x 8 nhịp. Động tác hỗ trợ tăng lên 1 lần
5. Hướng dẫn tập đội hình đội ngũ
5.1. Đối với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé:
Gợi ý cách hướng dẫn:
Đầu năm khi trẻ mới đến lớp, chủ yếu cho trẻ được vận động nên chưa cần
cho trẻ xếp đội hình ngay, và có thể cho trẻ đứng tự do (miễn là không chạm vào
nhau), nhưng phải hướng về phía cô giáo để thực hiện bài tập.
Dần dần dạy cho trẻ đứng thành vòng tròn, bằng cách cầm tay nhau để tạo
thành vòng tròn hoặc đoàn tàu nối đuôi nhau. Lúc đầu không nên gò uốn ngay vòng
thật tròn, mà nên chỉnh dần trong thời gian tiếp theo. Để trẻ đi thành vòng tròn
(không cầm tay nhau) ở các góc nhà, sàn tập, nên để một vật chuẩn (ghế, cành cây,
đồ chơi, hoặc vẽ hình vòng cung để trẻ đi ra ngoài vật chuẩn đó. Khi trẻ đã quen
dần thì bỏ vật chuẩn để trẻ tự điều chỉnh vòng trong và dãn cách đều nhau.
Khoảng giữa năm thứ 3 cho trẻ xếp thành hàng dọc theo tổ. Để giúp trẻ dễ
dàng nhận được tổ của mình, cô giáo có thể đặt mốc (trống cờ, ghế, cành cây) rồi
cho các cháu ở các tổ đứng nối tiếp nhau theo các mốc này, khi trẻ đã quen rồi cần
bỏ vật chuẩn để trẻ tự xác định. Có như vậy mới giúp trẻ phát triển khả năng định
hướng không gian.
5.2. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ:
Gợi ý cách hướng dẫn:
- Để giúp trẻ nhanh chóng biết xếp hàng thẳng theo nhóm, tổ lúc đầu cô giáo
có thể đánh dấu chỗ đứng trên sân hoặc đặt mốc cờ làm chuẩn từng tổ đứng thẳng,
khi trẻ đã biết xếp theo tổ rồi thì bỏ dấu đi, trẻ tự điều chỉnh hàng theo yêu cầu của
cô.
93
- Xếp một hàng dọc, thành hai hàng dọc: Cho trẻ đứng hàng dọc theo tổ, từ
trên xuống dưới điểm số 1,2, cho đến trẻ cuối hàng, cô nói: "Từ 1 thành 2 hàng
dọc bước !" trẻ số 1 đứng tại chỗ, trẻ số 2 bước chân phải lên một bước đứng ngang
bên phải trẻ số 1, sau đó thu chân trái lên đứng thẳng hàng. Khi về vị trí cũ (từ 2
hàng thành 1 hàng dọc) thì đưa chân trái về sau trẻ số 1 và thu chân phải tiếp, đứng
thẳng hàng như cũ.
- Xếp thành một vòng tròn: Cho trẻ một tổ đứng cầm tay nhau thành đường
cung khép kín, 2,3 tổ còn lại cầm tay nhau đứng ngoài vòng của tổ 1, nhắc trẻ dãn
cách đều.
- Chuyển từ hàng dọc thành hàng ngang: Khi trẻ đã xếp hàng dọc theo tổ, cô
giáo nhắc cả lớp: "bên phải (trái) quay!" trẻ quay về phía phải (trái) 90 độ, sau đó
cho trẻ đứng thẳng hàng. Để trẻ xác định được hướng phải, trái lúc đầu khi ra khẩu
lệnh cho trẻ quay về phía nào, thì cô giáo di chuyển theo hướng đó, hoặc để vật
chuẩn.
Ví dụ: "Bên phải, phía cửa số, quay !", “bên trái, phía có bình hoa, quay !".
Khi trẻ đã xác định được phải, trái rồi thì bỏ vật chuẩn (bình hoa, cửa sổ...) để trẻ tự
xác định hướng.
5.3. Đối với trẻ mẫu giáo lớn:
Gợi ý cách hướng dẫn:
- Tổ chức cho trẻ tập luyện đội hình, đội ngũ trong các buổi tập thể dục sáng.
Đi theo vòng tròn, đi theo đường dích dắc: Cho trẻ đi theo cô thành một hàng
dọc dãn cách đều, sau đó cô cho trẻ dẫn đầu, còn cô đi tách ra ngoài để nhắc nhở trẻ
đi đúng hàng và dãn cách đều.
- Xếp hàng dọc theo tổ: Cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng theo nhịp trống lắc, hoặc
vỗ tay. Khi cô hô khẩu lệnh "Về hàng dọc. Tập hợp !", đồng thời cô đưa một tay ra
trước. Trẻ lần lượt xếp hàng dọc theo tổ phía trước cô, mỗi tổ cách cô một cánh tay.
94
Khi dóng hàng: Trẻ đầu hàng đứng tại chỗ, những trẻ sau đưa thẳng cánh tay trái ra
trước, ngón tay chạm vai bạn trước và tự chỉnh cho hàng thẳng.
- Xếp hàng ngang theo tổ: Cho trẻ chạy như trên. Khi cô hô khẩu lệnh: "Về
hàng ngang. Tập hợp !", đồng thời cô đưa một tay ra ngang. Cô đưa tay ra phía nào
thì một trẻ đứng cạnh cô về phía tay đó, các cháu trong tổ đó đứng tiếp cạnh bạn
mình. Các tổ sau lần lượt đứng sau tổ thứ nhất. Khi dóng hàng: Trẻ đầu hàng đứng
tại chỗ, các trẻ khác đứng nhìn chân mình và điều chỉnh cho thẳng hàng cùng với
các bạn trong hàng. Mỗi trẻ đứng cách nhau hai nắm tay (hai vai trẻ gần chạm
nhau).
Chuyển hàng:
- Chuyển một hàng dọc theo tổ, lần lượt điểm số từ trên xuống dưới 1,2 - 1,
2... cho đến cuối hàng.
+ Cô hộ khẩu lệnh: "Một thành hai hàng dọc. Bước!" trẻ số 1 đứng tại chỗ,
trẻ số 2 bước chân phải lên một bước ngang bên phải trẻ số 1, sau đó thu chân trái
sát chân phải, đứng thẳng hàng.
+ Khi cô hô khẩu lệnh: "Từ hai thành một hàng dọc. Bước !" thì trẻ số 2 đưa
chân trái về sau trẻ số 1 và thu chân phải về đứng thẳng sau trẻ số 1.
- Chuyển một hàng ngang thành hai hàng ngang:
+ Cho trẻ đứng thành hàng ngang theo tổ, từng hàng lần lượt điểm số từ phải
sang trái 1 - 2., 1 -2 ... cho đến cuối hàng.
+ Cô hô: "Một thành hai hàng ngang, bước !", trẻ số 1 đứng tại chỗ, trẻ số 2
bước chân phải một bước về phía sau trẻ số 1 rồi thu chân trái sát chân phải đứng
thẳng, sau trẻ số 1.
+ Khi cô hô: "Về vị trí cũ, bước", thì trẻ số 2 bước chân trái lên một bước,
ngang với trẻ số 1 và thu chân phải về đứng sau trẻ số 1.
- Chuyển một vòng tròn thành hai vòng tròn cũng giống như chuyển một
hàng ngang thành hai hàng ngang, chỉ khác là đội hình đứng theo vòng tròn.
95
- Dạy trẻ xếp đội hình tập bài tập phát triển chung: Các cơ sở có phòng học
chật, có thể hướng dẫn trẻ xếp theo các loại đội hình sau đây:
* Hai vòng tròn
* Hai vòng tròn đồng tâm
* Đội hình chữ U
6. Hướng dẫn soạn giáo án tiết thể dục
Xin giới thiệu gợi ý một kiểu soạn giáo án trong nhiều kiểu soạn giáo án hiện
nay:
Một giáo án tiết thể dục thường có 4 phần:
Phần 1: Những thông tin chung về tiết học, như
- Tên bài dạy:
- Độ tuổi của trẻ:
- Thời gian:
- Chủ đề, chủ điểm:
- Người thực hiện:
Phần 2: Trình bày mục đích, yêu cầu của tiết học thể dục:
Mục đích, yêu cầu:
a) Kiến thức:
- Trẻ biết gọi tên (nhớ lại tên) của bài tập vận động
- Trẻ nắm được (nhớ lại được) kỹ thuật thực hiện bài tập vận động
b) Kỹ năng: Hình thành (củng cố) kỹ năng thực hiện vận động có bản
c) Giáo dục- phát triển:
- Giáo dục các nét tính cách, phẩm chất hay tình cảm...
- Phát triển cơ quan, bộ phận nào. Tố chất thể lực gì? Khả năng? Các
mặt phát triển khác được tích hợp trong tiết học.
Phần 3: Chuẩn bị cho tiết học thể dục:
- Sân bãi:
96
- Dụng cụ, phương tiện luyện tập:
- Trang phục của cô và trẻ
Phần 4: Thực hiện:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Khởi động (thời gian?)
- Tạo hứng thú:
- Nội dung khởi động
- Chuyển đội hình để tập bài tập phát triển chung
Trẻ làm gì?
Từ đội hình nào sang đội hình
nào?
2. Trọng động (thời gian?)
2.1. BT phát triển chung (thời gian?)
- Động tác tay- vai
- Động tác lưng- bụng
- Động tác chân- bật
2.2. Vận động cơ bản (thời gian?)
Trình bày phương pháp hướng dẫn vận động cơ bản
2.3. Trò chơi vận động (thời gian?)
- Nêu tên trò chơi
- Giới thiệu luật chơi, quy tắc chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
Trẻ tập số lần x số nhịp ?
Trẻ đứng theo sơ đồ?
Trẻ thực hiện ?
Trẻ chơi mấy lần?
3. Hồi tĩnh (thời gian?)
- Nội dung hồi tĩnh
- Nhận xét tiết học
Trẻ thực hiện mấy lần?
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Hà nội, 1975.
2. Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm
non. Nhà xuất bản ĐHQG, Hà nội, 1993.
3. Đ.B. Khukhlaieva, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ
trước tuổi học. Nhà xuất bản thể dục thể thao, 1979.
4. Đào Duy Thư, Vun trồng thể lực cho đàn em nhỏ. Nhà xuất bản TDTT, Hà
nội, 1994.
5. Bùi Kim Tuyến, Trần Tân Tiến, Nguyễn Thị Thư, Phương pháp giáo dục
thể chất. Bộ GD & ĐT. Trung tâm nghiên cứu giáo viên, Hà nội, 1995
6. Bùi thị Việt, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
Bộ GD & ĐT. Trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo TƯ III, 1996.
7. Đặng Hồng Phương, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ
mầm non. Tài liệu dùng cho hệ đào tạo từ xa, trình độ đại học sư phạm GDMN.
Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002.
8. Bộ giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non, (chương trình
đang thử nghiệm, 2006).
98
Mục lục
Chương I: Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc GDTC mầm non
1. Mục đích của GDTC mầm non 7
1.1. Cơ sở để xác định mục đích GDTC mầm non 7
1.2. Mục đích GDTC mầm non 7
2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất mầm non 9
2.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ 9
2.2. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức (nhiệm vụ giáo dưỡng) 13
2.3. Nhiệm vụ giáo dục 14
2. Các nguyên tắc giáo dục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtmn0017_p2_7902.pdf