Tiếng Việt - Chương 4: Hình hoạ

Hình hoạ là “Thể loại hội hoạ, vẽ một vật có thực trước mắt ; phân biệt với tranh.”

( 84, tr. 246). Chương trình MT ở tiểu học hiện nay gọi phân môn này là Vẽ theo

mẫu, trước đây còn gọi là Vẽ tả thực. Đây là môn học nghiên cứu, thể hiện sự vật,

đối tượng trực tiếp bằng đường nét, hình khối, màu sắc.

MT là một ngành nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng sinh động, cụ

thể, gợi cảm thông qua đường nét, hình khối, màu sắc. Đối tượng của MT là toàn bộ

sự vật, hiện tượng trong cuộc sống mà đỉnh cao là con người trong sự tổng hoà mọi

mối quan hệ tự nhiên và xã hội. Bởi vậy, học tập, nghiên cứu, thưởng thức và sáng

tác MT, tất cả mọi hoạt động đó đều cùng chung phương pháp và quy luật tạo hình

cơ bản.

pdf70 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiếng Việt - Chương 4: Hình hoạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trùng và hoa điểu, 3. Phong tục, 4.Nhân vật và tiếu tượng, 5.Tranh Đạo – Thích, 6. Yên mã, 7. Tạp loại. + “ Thể loại mỹ thuật Âu châu”, gồm : 1. Chân dung, 2. Phong cảnh, 3. Tĩnh vật, 4. Lịch sử, 5. Sinh hoạt (15, tr.93 – 104). - Hoạ sĩ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Toản khi viết Giáo trình mỹ thuật (Dành cho học viên ngành Giáo dục tiểu học Hệ đào tạo Tại chức và Từ xa), đã cung cấp kiến thức về thể loại tranh, gồm : “ a. Tranh phong cảnh, b. Tranh sinh hoạt, c. Tranh tĩnh vật, d. Tranh chân dung, e. Tranh minh hoạ, g. Tranh áp phích, h. Tranh lịch sử(23, tr. 93 – 95) Trong bảy loại tranh này, năm loại a, b, c, d, h có cùng một tiêu chí là: nội dung phản ánh, còn loại e, g lại theo tiêu chí : mục tiêu phản ánh. Rõ ràng, phân chia thể loại mỹ thuật là việc không thể không làm, dẫu biết rằng kết quả phân loại bao giờ cũng chỉ là tương đối. Tuỳ theo tiêu chí - góc độ nhìn nhận, xem xét khác nhau – mà có kết quả phân loại khác nhau. Dù kết quả phân loại thế nào thì vẫn cho ta một sự tri nhận về nội dung và hình thức mỹ thuật nói chung và tác phẩm mỹ thuật nói riêng. 6.1.6. Bố cục và bố cục tranh - TĐTV xem bố cục là “Tổ chức, sắp xếp các phần để tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Cách bố cục câu chuyện” (84, tr.75). Với mỹ thuật nói chung và vẽ tranh nói riêng, có thể hiểu bố cục như định nghĩa của TĐTV nói trên, nhưng thay “các phần” bằng “các hình tượng, yếu tố tạo hình”- bố cục là “Tổ chức, sắp xếp các hình tượng, các yếu tố tạo hình, để tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh”. Tham khảo thêm vài cách hiểu về bố cục sau đây : 168 - Hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ xem “Bố cục tranh cũng là sự sắp xếp, bố trí những hình vẽ người và cảnh có trật tự sao cho dễ nhìn, cho nổi đối với mắt người xem. Trong quá trình xây dựng tranh, bố cục chính là phương pháp miêu tả, cách sắp đật đề tài để làm nổi rõ ý nghĩa bức tranh. Mỗi thể loại hội hoạ, mỗi chất liệu, mỗi đề tài, lại có cách bố trí riêng dựa trên những khái niệm chung về bố cục. Khi hoạ sĩ nghĩ đến chủ đề là nghĩ luôn đến bố cục để hoàn thành tác phẩm của mình” (86, tập III, tr.3). Ông đưa ra năm yêu cầu cơ bản về bố cục tranh : “ A - Cân đối. B - Tỷ lệ. C - Hình. D - Màu sắc. Đ - Tác dụng của trí tưởng tượng.” (86, tr 3- 15). - Hoạ sĩ, nhà phê bình nghệ thuật Nguyễn Quân xem “Bố cục là vấn đề cốt yếu nhất của tác phẩm nghệ thuật. Nó được coi như bộ khung xương của tác phẩm. Nó thậm chí còn được đánh giá như đặc điểm sống còn của một trường phái hay trào lưu nghệ thuật, đặc trưng quan trọng của phong cách cá nhân. Tạo bố cục tức tổ chức các phương tiện biểu đạt thành một cơ thể sống. Nó thể hiện những quan niệm triết mỹ sâu sắc của tác giả và là phương tiện chính yếu để tác giả thể hiện cách nhìn thế giới của mình”(15, tr. 47). Ông cũng đưa ra “ Một số quy luật bố cục” : “a.Phân chia mặt phẳng nền b. Quan niệm về thấu thị cũng dẫn tới các quan điểm bố cục khác nhau. c. Bố cục theo các hình khối cơ bản, d. Bố cục theo các đường trục, e. Nhịp điệu và đối lập trong bố cục. f. Cuối cùng ta thấy như ở phần mở đầu ta đã khảo sát sự đối lập cũng là một cách vận động của các yếu tố biểu đạt và vì thế chúng cũng có hiệu quả lớn trong việc tạo bố cục...”(15, tr 50 – 56).“Một số quy luật bố cục” mà tác giả nêu ra ở trên được hiểu là một số hình thức (hay cách) bố cục thường thấy lâu nay. Tuy nhiên, tên gọi các “quy luật” chưa hệ thống, “quy luật” e và f trùng lặp. Có thể đây là một số 169 cách bố cục phổ biến, hay nói đúng hơn là một số tác phẩm hoặc tác giả, hoặc trường phái, trào lưu bộc lộ rõ nét ý thức về một trong các hình thức bố cục sau: a. Theo sự phân chia mặt phẳng nền b. Theo quan niệm về thấu thị c. Theo các hình khối cơ bản d. Theo các đường trục e. Theo nhịp điệu f. Theo sự đối lập - Các tác giả cuốn Những nền tảng của mỹ thuật đã dành hẳn chương II để nói về bố cục ( 63, tr 41 – 94). Họ xem bố cục có hai cách hiểu : “ 1. Là sự cơ cấu hoặc sắp xếp có sáng tạo mọi yếu tố thuộc thị giác phù hợp với những nguyên tắc đưa đến phát triển sự thống nhất trong tác phẩm nghệ thuật, 2. Toàn bộ cơ cấu hoặc vẽ bề ngoài.” (63, tr 42). Họ đã đưa ra sơ đồ sự tiến triển của bố cục là gồm các công cụ và phương tiện nghệ thuật (tức là các yếu tố thuộc thị giác : đường nét, hình dạng, sắc độ, cách sắp xếp, màu sắc) được sử dụng phù hợp với những nguyên tắc cơ cấu( bảy nguyên tắc : 1.Sự hài hoà (có liên quan đến sự lặp lại – nhịp nhàng – sự đóng kín – những nối kết thị giác), 2. Tính nhiều vẽ (có liên quan đến những yếu tố của sự khác biệt – tương phản – thêm chi tiết) 3.Sự cân bằng, 4. Cân xứng (tỷ lệ), 5.Tính trội, 6. Sự chuyển động, 7. Tiết kiệm) để hình thành không gian, nằm tạo ra sự thống nhất(63, tr 45) - Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học của ThS. Nguyễn Lăng Bình đưa ra “Một số dạng thức bố cục tranh” cơ bản thường thấy : “ a. Bố cục hình tháp b. Bố cục hình tròn c. Bố cục hình vuông, hình chữ nhật d. Bố cục theo phối cảnh”(56, tr 81-84) Thưc chất thì a, b, c nằm trong hình thức bố cục “ c. Theo các hình khối cơ bản” mà Nguyễn Quân đã đưa ra ở trên. 170 - Giáo trình Mĩ thuật (Dành cho học viên ngành Giáo dục tiểu học Hệ đào tạo Tại chức và Từ xa) xem “Bố cục tranh thực chất là sắp xếp hình mảng và hình tượng (các mảng nhân vật, cảnh vật), màu sắc, đậm nhạt, mảng đặc (mảng hình vẽ), mảng trống (khoảng trống nền) sao cho tranh có chính, có phụ hợp lý để nói lên điều mà hoạ sĩ suy nghĩ, tâm đắc nhất – tư tưởng và tình cảm của người vẽ với thực tiễn cuộc sống.”(23, 2004, tr.97). Tác giả nhấn mạnh vai trò cốt lõi của “a. Hình mảng” chính trong tranh, và cho rằng “có nhiều cách tìm hình dáng các mảng chính trong tranh”, ví dụ : “- Hình mảng chính là hình tròn, - Hình mảng chính là hình tứ giác đứng, - Hình mảng chính là hình tam giác,- Hình mảng chính là hình tứ giác nằm ngang” (23, tr 97 –98). Tác giả cho rằng “hình dáng của các mảng chính làm chủ đạo cho toàn bộ bố cục theo ý đồ của người vẽ để nêu bật tư tưởng chủ đề” (23, tr 98). Đồng thời, tác giả cũng lưu ý quan tâm đến “b. Hình tượng, c. Sắp xếp các đường nét, hình mảng, hình tượng, d. Đường tầm mắt trong tranh”(23, tr 99 – 100). - Giáo trình Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật của Trịnh Thiệp - Ưng Thị Châu, cho rằng : “ Thông thường người ta sử dụng một số phương pháp sau đây để xây dựng bố cục tranh : - Bố cục hình tháp. - Bố cục theo chiều ngang. - Bố cục đường lượn” (52, tr 197) Thực ra, xem bố cục “hình tháp, chiều ngang, đường lượn” là các hình thức (dạng, kiểu) bố cục thì đúng hơn là phương pháp, và thông thường còn nhiều hình thức bố cục nữa như các tác giả khác đã nêu ở trên. 6.2. Các bước vẽ tranh Cũng có người gọi các bước vẽ tranh là quy trình vẽ tranh, phương pháp vẽ tranhChúng tôi xin được trích dẫn sau đây các bước vẽ tranh, của một số giáo trình, tài liệu để mọi người tham khảo, lựa chọn: 171 - Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học của Nguyễn Lăng Bình gọi là “ cách vẽ tranh”, gồm : a) Nghiên cứu nội dung chủ đề b) Tìm tư liệu để xây dựng bố cục tranh c) Lựa chọn dạng thức bố cục d) Lựa chọn hình tượng e) Tìm đậm, nhạt, tìm màu g) Thể hiện” (56, tr 84-86) - Giáo trình Mĩ thuật của Nguyễn Quốc Toản (NXBĐHSP, 2007) gọi là “phương pháp vẽ tranh”, xem “ Vẽ tranh cũng như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, không nên vẽ từ chi tiết, bộ phận (vẽ cây, vẽ người trước) mà phải tiến hành từ bao quát (từ cái lớn) trước, chi tiết bộ phận sau. Vẽ tranh thường tiến hành như sau : 3.1. Tìm , chọn nội dung 3.2. Tìm bố cục 3.3. Vẽ hình 3.4. Vẽ màu” (tr 102) - Giáo trình Mỹ thuật và phương pháp dạy học mỹ thuật của Trịnh Thiệp - Ưng Thị Châu gọi là “ cách xây dựng một bức tranh” gồm: “ a. Nghiên cứu lựa chọn chủ đề b. Làm phác thảo c. Tìm hình d. Thể hiện” (52, tr 199-202) - Bài giảng Mỹ thuật – Phương pháp giảng dạy mỹ thuật của Hồ Văn Thuỳ cũng gọi là “phương pháp vẽ tranh”, và cho rằng “Cũng như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh cũng phải tiến hành từ bao quát (tổng thể) đến chi tiết, không nên vẽ ngay các chi tiết bộ phận (như vẽ cây, nhà, người ). Cách tiến hành như sau : 3.1. Tìm hiểu đề tài 3.2. Xây dựng bố cục 172 3.3. Vẽ hình 3.4. Vẽ màu” (55, tr 139-140) Tóm lại: + Các giáo trình đều đưa ra một số nhiệm vụ phải làm( hoặc nên làm), theo trật tự thời gian, trước sau – làm việc này trước, việc kia làm sau: làm xong việc này mới làm việc kia: việc này là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho việc kia.v.v Đó là quy trình, là các bước. + Có 3 giáo trình cùng nêu 4 nhiệm vụ (công việc), một giáo trình nêu 6 nhiệm vụ: ít mà không thiếu, nhiều mà không thừa. Tên gọi, nội dung các nhiệm vụ của các bước vẽ tranh, giữa các tác giả có chỗ giống nhau, có chỗ khác nhau. Điều này cũng bình thường (vì chân lý có một nhưng con đường tiếp cận chân lý thì nhiều). Về các bước tiến hành vẽ tranh, theo chúng tôi, nên hiểu đơn giản là trình tự công việc từ khi người vẽ có ý định (hoặc bị, được yêu cầu) vẽ một bức tranh cho đến khi vẽ xong bức tranh ấy. Công việc cụ thể thì nhiều, nhưng phải kể ra các nhóm công việc chính. Có 2 nhóm công việc chính theo quy trình sau đây : Nhóm 1: suy nghĩ và chuẩn bị: + Vẽ về gì ? (cái, việc, vấn đề - chủ đề, đề tài) + Vẽ lên gì ? (cái, tấm, miếng- vật liệu) + Vẽ bằng gì ? (sáp, bột màu, sơn dầu- chất liệu; bút lông mềm, cứng, bay- công cụ) Nhóm 2: suy nghĩ và thực hiện: + Vẽ gì trước ? (phác thảo – vẽ nháp, tìm bố cục mảng, hình tổng thể, khái quát; đen trắng và màu ) + Vẽ gì sau ? (thể hiện – vẽ thật, hình mảng, cụ thể, chi tiết; màu sắc). Trong 2 nhóm công việc trên, nhóm 1 mang tính bếp núc, sự vụ, nhóm 2 chú trọng trật tự thời gian cục bộ và cách thức làm việc để hoàn thành tác phẩm. 173 Hướng dẫn học chương 6: 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về: - Một số khái niệm cơ bản của hội họa - Các bước tiến hành vẽ tranh 2. Tập vẽ tranh (vẽ màu, chất liệu tùy chọn): - 1 bức tranh đề tài sinh hoạt (kích thước 30cm x 40cm) - 1 bức tranh tĩnh vật (kích thước 40cm x 50cm) 174 Chương 7. ĐIÊU KHẮC 7.1. Một số khái niệm cơ bản 7.1.1. Điêu khắc Điêu khắc là một loại hình mỹ thuật mà sản phẩm của nó là tượng hoặc phù điêu, chạm lộng được tạo bởi vật liệu rắn (như đất, đá, gỗ, đồng, xi măng), chiếm thể tích trong không gian ba chiều. Điêu khắc gồm 3 thể loại chính: tượng, phù điêu, chạm lộng. 7. 1.2.Tượng Tượng là một kiểu loại sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc được tạo thành từ chất liệu rắn, tồn tại ở dạng khối và giá trị biểu đạt, biểu cảm được tính đến từ tất cả các mặt của không gian 3 chiều. Có thể phân tượng thành nhiều loại, dựa trên nhiều tiêu chí phân loại khác nhau. Ví dụ: - Xét theo chất liệu có tượng đất nung, tượng gỗ, đá, thạch cao, đồng - Xét theo quy mô có tượng đài, tượng trang trí - X ét theo nội dung đề tài có tượng chân dung, tượng tôn giáo, tượng lịch sử chiến trận, 7.1.3. Phù điêu Phù điêu là một kiểu loại sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc được tạo thành từ chất liệu rắn, cũng tồn tại ở dạng khối 3 chiều trong không gian nhưng giá trị biểu đạt, biểu cảm được tính đến chủ yếu ở mặt nổi phía trước mà thôi. (Phù điêu thường được đắp nổi hoặc khoét lõm, chủ yếu được quan tâm đến chiều dài (chiều ngang), chiều rộng (chiều cao), còn phần nổi (chiều sâu) chỉ mang tính ước lệ về khối). 7.1.3. Chạm lộng Chạm lộng cũng là một kiểu loại sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc được tạo thành từ chất liệu rắn, cũng tồn tại ở dạng khối 3 chiều trong không gian nhưng giá trị biểu đạt, biểu cảm được tính đến chủ yếu ở mặt nổi phía trước và có thể cả ở 175 phía sau. Giá trị biểu cảm của chạm lộng đặc biệt hơn ở phần tạo hình hợp lý của phần được khoét thủng, khoảng rỗng nhìn thấu trước và sau (trong và ngoài) của khối. (Chạm lộng cũng chủ yếu được quan tâm đến chiều dài (chiều ngang), chiều rộng (chiều cao), còn bề dày (chiều sâu) chỉ mang tính ước lệ về khối). Xem một số ảnh chụp: Chân dung NSND Tào Mạt, tượng đồng, cao 55cm của Minh Đỉnh 176 Chân dung, tượng composit của Lưu Danh Thanh Tượng Vị tổ thứ 20 Đề Dạ Da, gỗ phủ sơn, chùa Tây Phương, TK 18 177 Người Suy Tưởng, tượng đồng của Rodin. Chạm lộng 178 Mùa xuân, phù điêu nhôm gò của Nguyễn Thị Hiền Làm gốm, phù điêu chạm nổi của Lưu Danh Thanh 179 7.2. Một số hình thức tạo hình điêu khắc cơ bản 7.2.1. Nặn Nặn là một hình thức tạo hình mà trong đó người nghệ sĩ thao tác chủ yếu bằng tay, trên chất liệu mềm. Đất là một chất liệu để tạo hình bằng cách nặn. Đất nặn thành tượng hoặc phù điêu có thể nung để thành tác phẩm điêu khắc gốm, hoặc có thể đúc thành khuôn. (Nặn bằng tay với các kỹ thuật vo tròn, lăn dài, dính kếtđể nặn – tạo dáng hoa quả, đồ vật, con vật, người đơn giản. Tuỳ mục đích, kiểu loại sản phẩm để có các công cụ, phương tiện hỗ trợ). 7.2.2.Tạc Tạc là một hình thức tạo hình mà trong đó người nghệ sĩ thao tác chủ yếu trên chất liệu rắn như đá, gỗ,... để tạo hình. Ở phương pháp này, người nghệ sĩ chủ yếu dùng búa đục loại bỏ những "phần thừa" trên chất liệu để tạo ra một sản phẩm mong muốn. 7.2.3. Đúc Đúc là hình thức tạo hình mà trong đó người nghệ sĩ sử dụng khuôn mẫu có sẵn do chế tác, sau đó dùng chất liệu lỏng hoặc nấu chảy lỏng đổ vào khuôn, sau khi đông đặc, người nghệ nhân sẽ tháo bỏ lớp khuôn bên ngoài ra và thu được tác phẩm đúc. Các chất liệu đúc: Đồng, nhôm, gang,... Thạch cao, xi măng, nhựa. Đồ gốm cũng có thể đúc, người ta còn gọi là đổ rót và in đất. 7.2.4. Gò Gò là hình thức tạo hình mà trong đó người nghệ sĩ sử dụng dụng cụ tác động trực tiếp lên chất liệu cần thể hiện nhằm tạo ra hình thù người nghệ nhân mong muốn. Chất liệu cho gò là kim loại được cán mỏng. 180 7.3. Các bước tiến hành một bài tập nặn cơ bản: - Chuẩn bị đất nặn hoặc vật liệu phù hợp và công cụ hỗ trợ (dao, kéo, băng dính,) - Nhớ lại hình dáng (hoặc quan sát mẫu) đồ vật định nặn tạo dáng - Nặn (hoặc chọn) các bộ phận phù hợp - Ghép dính các bộ phận - Bổ sung chi tiết, hoàn thiện sản phẩm Hướng dẫn học chương 7: 1. Đọc thêm tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm về: - Khái niệm, kiểu loại sản phẩm điêu khắc - Các hình thức, kỹ thuật tạo hình điêu khắc - Các bước tiến hành một bài nặn tạo dáng 2. Tập nặn tạo dáng hoa quả, đồ vật, người đơn giản 181 NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO SỬ DỤNG: A. Internet B. Ấn phẩm: 1. ALMANACH Những nền văn minh thế giới, NXB VH- TT, 1999 2. Bí quyết phác hoạ cơ thể người, Cung Lục Triều, NXBVH – TT, 2004 3. Bớ quyết vẽ tranh thuỷ mặc, Phạm Cao Hoàn, NXBMT, 1997 4. Bí quyết vẽ màu nước, Huỳnh Phạm Phương Trang, NXBMT, 1996 5. Bí quyết vẽ sơn dầu, Huỳnh Phạm Phương Trang, NXBMT, 1996 6. Bớ quyết vẽ phong cảnh, Huỳnh Phạm Phương Trang,, NXBMT, 1996 7. Bớ quyết vẽ ký hoạ, Huỳnh Phạm Phương Trang, NXBMT, 1996 8. Bố cục, Đàm Luyện, NXB ĐHSP, 2004 9. Các hình kỷ hà thạch cao, Gia Bảo, (Mỹ thuật căn bản và nâng cao ), NXBMT, 2004. 10. Các bài vẽ tượng thạch cao mẫu, Gia Bảo, (Mỹ thuật căn bản và nâng cao), NXBMT, 2004. 11. Các mẫu hoa văn trang trí, Lý Chính Quang (chủ biên), Trình Thự Võ, Dụ Yến Giao, NXBVHTT, 2003. 12. Cách điệu trong Nghệ thuật tạo hình, Nguyễn Thuỷ Tuân, NXB Thanh Niên, 2001 13. Căn bản hoạ hình chân dung, Hoài An, Quang Minh (Biên soạn), NXB Đà Nẵng, 1997 14. Câu chuyện hội hoạ, Thái Tuấn, NXB Văn Nghệ, 2006 15. Con mắt nhỡn cỏi đẹp, Nguyễn Quõn, NXB MT, 2005 16. Để thưởng ngoạn một tác phẩm hội họa, Marice – Grosser ( Nguyễn Minh & Châu Nhiên Khanh biên dịch), NXBMT, 1999 17. Điêu khắc cổ Việt Nam, Phan Cẩm Thượng, NXB MT, 2001 18. Điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên, Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Tấn Cứ, NXB MT, 1995 182 19. Đồ chơi và cách làm đồ chơi cho trẻ mầm non, Nguyễn Lăng Bình, NXB KH&CN, Hà Nội 1997 20. Giải phẫu tạo hình, Đinh Tiến Hiếu, NXB ĐHSP, 2004. 21. Giải phẫu tạo hình, Lương Xuân Nhị, NXBMT, 1999 22. Giải phẫu học, (Hình hoạ căn bản tập 12), Lê Thanh Lộc (Biên soạn), NXBVH – TT, 2003 23. Giáo trình Mỹ thuật(Dành cho ngành Giáo dục Tiểu học, hệ Tại chức, Từ xa), Nguyễn Quốc Toản, NXB Đại học Sư Phạm, 2007. 24. Giáo trình Mỹ thuật và PPDHMT, Nguyễn Quốc Toản, NXB Đại học Sư Phạm, 2007 25. Giáo trình Mỹ thuật,(Tập một - Những vấn đề chung về Nghệ thuật tạo hình), Phạm Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm, NXBĐHSP, 2009 26. Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Nguyễn Quốc Toản, NXB Đại học Sư Phạm, 2009 27. Giáo trình trang trí, Tạ Phương Thảo, NXBĐHSP, 2004 28. Giáo trình trang trí, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thế Hựng, Phạm Ngọc Tới, NXBGD, 1998 29. Hình hoạ và Điêu khắc (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP, tập 1,2 ) Triệu khắc Lễ (chủ biên), NXB Giáo dục, 2001. 30. Hình thỏi học của nghệ thuật, M.CaGan (Phan Ngọc dịch), NXB Hội Nhà Văn,2004 31. Hoa văn trang trí các nước Đông Tây, Huỳnh Văn Lý, NXBMT,1999 32. Học vẽ người, Nguyễn Ngọc Dũng, NXBVH – TT, 1994. 33. Học cắt giấy như thế nào, Tôn Thị Lâm, NXB Lao động – Xã hội, 2004. 34. Hỏi đáp về dạy - học môn Mĩ thuật ở các lớp 1, 2, 3, Nguyễn Quốc Toản (chủ biên), NXBGD, 2006 35. Hỏi đáp về dạy - học môn Mĩ thuật ở các lớp 4,5, Nguyễn Quốc Toản (chủ biên ), NXBGD, 2005 183 36. Hội hoạ và nghệ thuật trang trí, Nguyễn Thuỷ Tuân, NXB Thanh Niên, 2002 37. Ký hoạ và Bố cục, Tạ Phương Thảo (chủ biên), Nguyễn Lăng Bình, NXBGD, 1998. 38. Làng tranh Đông Hồ, Nguyễn Thái Lai, NXBMT, 2002 39. Làm quen với hình hoạ (Hội hoạ căn bản), Trương Đăng Bách, Lê Thanh Lộc (Biên dịch), NXBVH – TT, 1998. 40. Lịch sử hội hoạ, Wendi Beckett (Lê Thanh Lộc dịch), NXBVHTT, 1996 41. Lịch sử Mỹ thuật và Mỹ thuật học, Chu Quang Trứ (chủ biên), NXBGD, 1998 42. Lịch sử mỹ thuật Viễn đông, Sherman E.Lee (Trần Văn Huân - biên dịch), NXBMT, 2007 43. Lòng nhân ái Thiếu nhi vẽ, VIETNAM ASEAN COCI, 2001 44. Luật xa gần, Phạm Công Thành, NXB VH – TT, 2005 45. Luật xa gần và Giải phẫu tạo hình, Trần Tiểu Lâm, Đặng Xuân Cường (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ CĐSP) – NXB Giáo dục, 1998 46. Lược sử Mỹ thuật Việt Nam Trịnh Quang Vũ, NXBVH-TT, 2002 47. Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, Nguyễn Phi Hoanh, NXB TPHCM, 1984 48. Màu sắc và phương pháp vẽ màu, Nguyễn Duy Lẫm, Đặng Thị Bích Ngân, NXBVH-TT, 2001 49. Mẫu hoa văn dân gian biểu thị những điều tốt lành, Hoài Phương (Sưu tầm), NXBVHTT, 2004 50. Mỹ học đại cương, Đỗ Văn Khang, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2002. 51. Mỹ thuật của người Việt, Nguyễn Quõn, Phan Cẩm Thượng, NXBMT,1998 52. Mỹ thuật và Phương pháp dạy học (Tập một), Trịnh Thiệp, Ưng Thị Châu, NXB Giáo dục, 2002. 53. Mỹ thuật và PPDHMT, T I, II, III, Nguyễn Quốc Toản, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Lăng Bình, NXBGD, 2001 54. Mỹ thuật và PPDHMT ở tiểu học, Nguyễn Lăng Bình,(Sách Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997-2000 cho giáo viên tiểu học), NXBGD, 2001 184 55. Mỹ thuật và PP giảng dạy MT(Bài Giảng), Hồ Văn Thuỳ, NXBĐHSP, 2009 56. Mỹ thuật và PPDHMT ở tiểu học, Nguyễn Lăng Bình, (Tài liệu đào tạo giáo viên), NXBGD, 2006. 57. Mỹ thuật Lớp 1,2,3,4,5 (Sách giáo viên, Sách giáo khoa), Bộ GDDT, NXB GD, 2001 -2006 58. Nghệ thuật mô đéc và hậu mô đéc, Lê Thanh Đức, NXBMT, 1996 59. Nghệ thuật hội hoạ, Jacques Charpier & Pierre Sếghrs (Lê Thanh Lộc dịch), NXB Trẻ, 1996. 60. Nghệ thuật châu á, Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương (dịch), NXBMT, 199561. Nghệ thuật học, Đỗ Văn Khang, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001. 62. Nguyên lý hội hoạ đen trắng, Vương Hoằng Lực, NXBMT, 2002 63. Những nền tảng của mỹ thuật, Ocvirk - Stínon - Wigg - Bone - Cayton (Lê Thành dịch), NXBMT, 2006. 64. Những trào lưu lớn của nghệ thuật tạo hình hiện đại, Sam Hunter (Lê Năng An biên dịch), NXBVH-TT, 1998 65. Những mẫu trang trí chọn lọc, Ngô Tuý Phượng, Trần Hữu Tri, Nguyễn Thu Yên, (Tập 1,2), NXBGD, 2004 67. Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Lê Thanh Thuỷ, NXB ĐHSP, 2003 68. Phương pháp vẽ đơn giản động vât, NXB Mũi Cà Mau, 2002 69. Phương pháp giảng dạy mỹ thuật, Nguyễn Quốc Toản, NXBGD, 1998 70. Tạo hình và Phương pháp hương dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em, Lê Đình Bình, Quyển 1, NXB ĐHQG Hà Nội, 2002 71. Tạo hình và PPHD trẻ mầm non HĐTH, Sở GD & ĐT Hà Nội, NXB Hà Nội, 2005 72. Tạo hình và PPHDHĐTH cho trẻ em, Quyển III, Lê Hồng Vân, NXB ĐHQG HN, 2001 185 73. Tạo hình và Phương pháp hương dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em-Làm đồ chơi, (Quyển 2) Đặng Hồng Nhật, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2001 74. Tập hình mẫu hội hoạ chọn lọc, Kim Sơn, NXBVHTT, 2002. 75. Thực hành màu sắc và hội hoạ, Robrt Duplos, NXBMT, 1999 76. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm,NXB TPHCM, 1997 77. Tiếp xúc với nghệ thuật, Thái Bá Vân, Viện Mỹ thuật Việt Nam,1997 78. Tiếng núi của hình và sắc, Nguyễn Quân, NXB Văn hóa,1986 79. Tranh dân gian Việt Nam, Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ, NXB Văn hoá, 1984. 80. Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Trần Lâm Biền, NXB VHDT – TC VHNT, 2001 81. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1925 – 2005, NXBMT, 2005 82. Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thụng, Đặng Bớch Ngõn (chủ biên), NXB Giáo dục, 2002. 83. Từ điển Mỹ thuật, Lê Thanh Lộc (biên soạn), NXBVH-TT, 1998 84. Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng , 1998) 85. Tự học vẽ, Phạm Viết Song, NXB Giỏo dục, 1998 86. Tự học vẽ (Tập 1,2,3) Nguyễn Văn Tỵ, NXB Văn Hoá Thông Tin, 1999 87. Tự học vẽ phác hoạ cơ thể người, Bích Hằng (Biên dịch), NXBVH – TT, 2004 88. Vẽ ký hoạ nét, Gia Bảo,(Mỹ thuật căn bản và nâng cao), NXBMT, 2004 89. 45 Tác phẩm hình hoạ chì và than, Lưu Tâm Lượng (Chủ biên) Lý Quang (Người bình), NXBMT, 2002. 90. 444 Mẫu tô truyền thống, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2005. 91. 223 Mẫu thiết kế của người CELT, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2005. 92. 8 Nghệ sĩ tạo hình được giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Mỹ Thuật, 1997 93. 70 Danh hoạ bậc thầy thế giới, Khải Phạm, Phạm Cao Hoàn, Nguyễn Khoan Hồng –NXBMT, 1999

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0016_p2_5419.pdf
Tài liệu liên quan