Khi nhân viên xã hội quan sát, nói chuyện, lắng nghe hay chơi đùa với trẻem,
họcần có kiến thức và kỹnăng đểxem xét tiến trình phát triển tuổi thơvà đặc biệt là
nhìn rõ những thay đổi riêng biệt ởtrẻem, vềthếgiới của chúng. Đứa trẻphải được
xem nhưmột tác nhân trong đời sống của riêng trẻhơn là một người thụhưởng thụ
động sựchăm sóc của cha mẹ. Từlúc sinh ra, đứa trẻcốgắng hiểu biết vềthếgiới
xung quanh và xây dựng cho mình một mô hình đểhiểu và đáp ứng với những sự
kiện và các mối quan hệ. Nhân viên xã hội cần tìm hiểu liên tục kinh nghiệm của đứa
trẻ. Nó có ý nghĩa gì đối với trẻ? Trẻem không chỉcó quyền mà còn có nhu cầu tình
cảm và tâm lý, cần được đối xửnhưmột con người hơn là một đối tượng của sự
quan tâm. Đểnhân viên xã hội hiểu được những kinh nghiệm của trẻvà khuyến
khích chúng bày tỏ ước muốn và tình cảm của chúng có hiệu quảnhất thì họcần
phải hiểu quan điểm của đứa trẻvềthếgiới trong một bối cảnh phát triển.
26 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tiến trình phát triển tuổi thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34
PHẦN III♣
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TUỔI THƠ
1. Sự phát triển của trẻ em là gì ?
Khi nhân viên xã hội quan sát, nói chuyện, lắng nghe hay chơi đùa với trẻ em,
họ cần có kiến thức và kỹ năng để xem xét tiến trình phát triển tuổi thơ và đặc biệt là
nhìn rõ những thay đổi riêng biệt ở trẻ em, về thế giới của chúng. Đứa trẻ phải được
xem như một tác nhân trong đời sống của riêng trẻ hơn là một người thụ hưởng thụ
động sự chăm sóc của cha mẹ. Từ lúc sinh ra, đứa trẻ cố gắng hiểu biết về thế giới
xung quanh và xây dựng cho mình một mô hình để hiểu và đáp ứng với những sự
kiện và các mối quan hệ. Nhân viên xã hội cần tìm hiểu liên tục kinh nghiệm của đứa
trẻ. Nó có ý nghĩa gì đối với trẻ ? Trẻ em không chỉ có quyền mà còn có nhu cầu tình
cảm và tâm lý, cần được đối xử như một con người hơn là một đối tượng của sự
quan tâm. Để nhân viên xã hội hiểu được những kinh nghiệm của trẻ và khuyến
khích chúng bày tỏ ước muốn và tình cảm của chúng có hiệu quả nhất thì họ cần
phải hiểu quan điểm của đứa trẻ về thế giới trong một bối cảnh phát triển.
Nhân viên xã hội trong mọi lĩnh vực làm việc trực tiếp với trẻ em đều cần có
khả năng để hiểu sự hiểu biết của trẻ về thế giới của chúng. Bản chất của sự hiểu biết
của trẻ có liên quan tới tuổi tác, giai đoạn phát triển, kinh nghiệm và gia đình trong
bối cảnh xã hội của thế giới đứa trẻ. Đối với nhân viên xã hội, tuổi tác và giai đoạn
phát triển của đứa trẻ sẽ ảnh hưởng đến tính chất công việc mà mình phải thực hiện.
Với trẻ em còn bé, nhân viên xã hội sẽ học nhìn thế giới qua cặp mắt đặc biệt của trẻ
bằng cách quan sát trực tiếp và thu thập thông tin về hành vi của trẻ. Khi trẻ em lớn
hơn, chúng sẽ tiếp tục trao đổi qua hoạt động vui chơi, vẽ, nói, viết. Nhân viên xã hội
♣ D ựa theo”Social Work with children c ủa Marian Brandon, Gillian Schofield v à Liz Trinder, Mac. Press
LTD, 1998
35
cần đặt tất cả những trao đổi này trong bối cảnh phát triển của đứa trẻ. Như vậy nhân
viên xã hội bắt đầu bằng cách xem xét một số cách định nghĩa về sự phát triển trước
khi tìm hiểu chi tiết mỗi giai đoạn và độ tuổi.
Khái niệm về sự phát triển của trẻ em tự nó thường được chia thành nhiều
loại. Đối với mục đích thực hành công tác xã hội, phát triển có` liên quan đến các
yếu tố được nêu trong Đạo luật trẻ em - phát triển thể chất, tình cảm, hành vi, trí tuệ
và xã hội - bởi vì đây là những yếu tố cần thiết được xem xét khi một đứa trẻ có khó
khăn hay có nguy cơ bị hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, dù các lĩnh vực phát triển này
được phân chia ra, điều quan trọng là nhân viên xã hội cần có một bức tranh toàn
diện về tình trạng phát triển của trẻ vì tất cả các lĩnh vực phát triển này được nối kết
với nhau. Thí dụ như sự phát triển ngôn ngữ và những kỹ năng giao tiếp tùy thuộc
vào sự phát triển nhận thức, tình cảm và xã hội. Sức khoẻ về thể chất và an sinh tình
cảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và gia tăng thành quả trí tuệ. Sự tách rời
giữa các yếu tố khác nhau là để hiểu được các lĩnh vực quan tâm tiềm ẩn khác nhau
khi làm việc với trẻ em.
Các vấn đề khác nhau mà nhân viên xã hội cần phải hết sức ý thức là những vấn đề
được nhận ra trong hệ thống “chăm sóc trẻ em” để đánh giá và lên kế hoạch cho trẻ
em để được chính quyền địa phương chăm sóc.
• Sức khỏe
• Học vấn
• Quan hệ gia đình và xã hội
• Vị trí xã hội
• Phát triển hành vi và cảm xúc
• Kỹ năng tự chăm sóc
36
Chăm sóc trẻ em trong bối cảnh này gồm có sự quan tâm đến các lĩnh vực
của đời sống trẻ em ngoài gia đình, chẳng hạn như giáo dục, có thể có ích trong
những trường hợp đánh giá và giúp hiểu biết hơn trong công tác trực diện của nhân
viên và đứa trẻ.
1.1. Năm đầu tiên của cuộc sống
Ngay cả về mức độ thuần túy thể chất thì cũng có sự khác biệt về phẩm chất
của sự khởi đầu cuộc sống của một đứa trẻ. Mức an sinh của người mẹ, kiêng ăn và
sự chăm sóc trước khi sinh trong thời gian thai nghén sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ chưa
sinh ra. Nghèo đói và sức khỏe kém ảnh hưởng đến khả năng có thể có vấn đề trong
khi có thai và khi sinh. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, việc sử dụng
nhầm thuốc có thể dẫn đến việc đứa bé chịu những triệu chứng cai nghiện và người
mẹ uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến cái gọi là triệu chứng nghiện rượu ở thai nhi.
Những yếu tố trước khi sinh như thế có thể ảnh hưởng đến một số lĩnh vực phát
triển. Chẳng hạn như các bé sinh ra với triệu chứng nghiện rượu sẽ có vấn đề về thể
chất như yếu tim, cũng như có vấn đề về nhận thức như học hành khó khăn, và có
vấn đề về hành vi như tập trung kém. (Streissguth và các đồng tác giả 1991).
Ở Mỹ, triệu chứng thai nhi nghiện rượu là nguyên nhân dẫn đến những dạng
tật về học tập ở trẻ em, vượt quá tỷ lệ hội chứng Down (Streissguth và các đồng tác
giả 1991). Hiểu biết về những nguy cơ như vậy cần phải được kèm theo những kỹ
năng quan sát tốt để thiết lập cách thức giúp các trẻ bé này phát triển trong bối cảnh
chăm sóc của gia đình.
Việc trẻ em được sinh ra với những giác quan nhạy bén thông qua kinh
nghiệm tương tác với môi trường là điều quan trọng nhất - những người thân xung
quanh đáp ứng nhu cầu thực phẩm, áo quần để mặc, nhu cầu bồng bế đụng chạm,
ngửi mùi đặc biệt, nghe âm thanh vỗ về, trấn an và những nụ cười. Trẻ em mới sinh
ra hoàn toàn có kỹ năng nhận biết cao và có khả năng phân biệt mẹ chúng và những
37
người khác bằng cảnh vật, âm thanh và mùi vị khi. Qua những khả năng này mà từ
ban đầu đứa bé đã có khả năng hình thành những mối quan hệ đặc biệt.
Những mối quan hệ đó hình thành không chỉ dựa vào khả năng của đứa bé mà
còn nhờ vào sự đáp ứng của những người lớn có mặt. Bản chất của tình cảm mà cha
mẹ dành cho bé lúc mới sinh thường là mối liên kết. Klaus và Kennell (1976), dựa
trên nghiên cứu của họ biện luận rằng thời điểm quan trọng là ngay sau khi sinh lúc
người mẹ bắt đầu gần gũi với bé. Sluckin và các đồng tác giả năm 1983 đưa ra ý kiến
là sự phát triển tình cảm của cha / mẹ dành cho đứa con là một tiến trình từ từ không
nhất thiết đòi hỏi sự gần gũi về mặt thể chất ngay tức khắc sau khi sinh. Thời gian
sau khi sinh cần phải được xem là thời điểm nhạy cảm hơn là thời điểm quan trọng
để tình cảm của cha / mẹ dành cho đứa trẻ phát triển. Người mẹ tham gia vào tiến
trình này và người cha cũng vậy (Bee 1997). Có một số trường hợp mối liên kết này
thất bại khi người mẹ cảm thấy dửng dưng hoặc có khi căm ghét đứa bé. Trong
những trường hợp nghiêm trọng nhất, cần sự can thiệp cực sâu để hình thành mối
quan hệ liên kết trước khi đứa bé tránh né người mẹ. Một khi đứa bé bắt đầu xa cách
người mẹ thì người mẹ có thể cảm thấy khó khăn hơn nhiều để thiết lập mối quan hệ.
Sự nhạy cảm của đứa trẻ đối với những thông điệp mà trẻ nhận được về thế
giới chung quanh là một lĩnh vực rất quan trọng đối với nhân viên xã hội chăm sóc
trẻ. Từ những tuần lễ ban đầu, đứa bé phản ứng khác nhau đối với sự biểu lộ của
người mẹ về niềm vui, nỗi buồn hay giận dữ (Haviland và Lelwica 1987). Sự bày tỏ
tình cảm bằng nét mặt của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng chơi những đồ
chơi của đứa bé (Harris 1989).
Trẻ em chứng kiến bạo lực trong gia đình cũng nhận những thông điệp làm
cho chúng sợ hãi hay không tin tưởng vào môi trường chung quanh mà chúng tìm
thấy chính mình. Xã hội thường coi thường hậu quả của những lĩnh vực môi trường
chung quanh của trẻ em như thế (Brandow và Lewis 1996).
1.2. Sự gắn bó
38
Lý thuyết “gắn bó” của Bowlby (1969, 1979, 1980) đã có một sự đóng góp
chủ yếu vào cách thức nhân viên xã hội phân tích về sự phát triển mối quan hệ giữa
con cái và cha mẹ. Sự gắn bó này là khái niệm chính trong thực hành công tác xã hội
với trẻ em bởi vì nhân viên xã hội thường cho rằng mối quan hệ gia đình gần gũi của
trẻ em là nguồn gốc của những vấn đề về hành vi và cảm xúc.
Ba lãnh vực hành vi ở trẻ thông qua thuyết “gắn bó”
• Tìm kiếm sự gần gũi. Đứa trẻ tìm cách duy trì sự che chở bảo bọc của cha / mẹ
hoặc một hình ảnh gắn bó khác, nhất là khi cảm thấy lo lắng hay bị đe dọa.
• Hiệu quả của nền tảng vững chắc. Qua thời gian, sự sẵn sàng của người gắn bó có
thể tiên đoán được cho phép đứa trẻ cảm thấy đủ an toàn để thăm dò, vui chơi và
học hỏi.
• Phản kháng sự xa cách. Đứa trẻ sẽ phản kháng nếu sự tiếp cận với người gắn bó
bị từ chối.
Mặc dù nhân viên xã hội biết rằng ngay trong giai đoạn ban đầu này trẻ em có
thể hình thành nhiều mối quan hệ gắn bó nhưng cho tới độ tuổi 6 đến 8 tháng thì hầu
hết trẻ em có thể bày tỏ sự ưa thích mạnh mẽ đối với một người lớn đặc biệt đã tạo
cho trẻ nền tảng tình cảm vững chắc.
Nền tảng vững chắc này có tầm quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho việc
học tập, là một yếu tố chủ yếu trong sự phát triển xã hội và trí tuệ ở những trẻ còn
bé. Trẻ em phát triển khả năng khám phá môi trường của chúng, tin rằng người gắn
bó sẽ có mặt khi trẻ cần đến. Tiến trình này làm cho trẻ tự do học hỏi về thế giới mà
trong đó trẻ tìm thấy chính mình. Sự vững chắc về tình cảm cũng cho phép đứa trẻ
vận dụng năng lực của trẻ để học hỏi và phát triển hơn là có nhiều lo lắng. Hơn nữa,
39
Bowlby đã cho rằng mô hình liên kết phát triển thành “mô hình hoạt động nội tại”.
Đứa trẻ có một mô hình về bản thân, về người khác và về các mối quan hệ.
Vera Fahlberg (1998) mô tả tiến trình hình thành sự gắn bó vững chắc như
một chu kỳ tùy thuộc vào sự nhạy cảm của cha / mẹ với những dấu hiệu của đứa trẻ
khi trẻ thông tin các nhu cầu thể chất hay tâm lý.
Nhu cầu thể chất hay
tâm lý
Giảm nhẹ
căng thẳng
Tình trạng
kích thích cao
An toàn
Tin tưởng
Gắn bó
Thỏa mãn
nhu cầu
Hình 2.1 : Chu kỳ kích thích - thư giãn
Các chu kỳ cho biết thế nào là hình thức “đối thoại” sớm nhất, dẫn đến sự
tương đồng giữa người lớn và đứa trẻ. Sự bộc lộ nhu cầu và đáp ứng nhạy cảm, kế
đó là sự giảm nhẹ căng thẳng và nhờ vào sự lặp đi lặp lại theo thời gian của những
chu kỳ như thế đã dẫn đến sự cảm nhận của đứa trẻ về hình ảnh của cha / mẹ và xem
cha / mẹ như một nền tảng vững chắc, một người mà trẻ có thể dựa vào về mặt thể
chất cũng như tình cảm, một “cha mẹ đủ tốt” như Winnicott (1965) đã gọi. Quan sát
những mô hình quan hệ này trong năm đầu tiên của cuộc sống của trẻ cho phép nhân
viên xã hội chú ý đến những trục trặc trong những giai đoạn ban đầu của sự phát
triển tình cảm, để hiểu được mối quan hệ cha / mẹ - đứa trẻ và nhận diện được những
40
khó khăn như tình trạng kích thích cao do nhu cầu không được đáp ứng ví dụ khi
một đứa bé đang khóc hay đi chập chửng và giận dữ hay một thiếu niên không thể tự
chủ bản thân. Khi cha mẹ xao lãng hay chối bỏ trẻ thì đứa trẻ có thể ngưng truyền
đạt những nhu cầu của nó. Khi một đứa trẻ hoàn toàn bị bỏ bê từ lúc mới sinh, chúng
có thể quấy rầy và la khóc nhiều lúc đầu nhưng chúng hoàn toàn có thể nhanh chóng
trở nên cực kỳ thụ động, im lặng và buồn tẻ. Chúng có thể ngủ nhiều ban ngày và
không đòi ăn. Một “đứa bé tốt” mà không lên cân cần phải được xem xét và đánh giá
cẩn thận.
Cha hay mẹ hay người chăm sóc cần phải khơi dậy mối tương tác nhằm giúp
cho trẻ có cảm xúc tích cực về chính bản thân chúng. (Fahlberg 1988).
Cha mẹ khơi dậy mối
tương tác tích cực
Có giá trị
tự trọng
Trẻ đáp ứng
một cách tích cực
Hình 2.2 : Chu kỳ tương tác tích cực
Nơi nào mà trẻ không có mối tương tác tích cực với cha mẹ hay người chăm
sóc thì tính tự trọng của chúng trở nên tồi tệ. Đối với những trẻ thiếu kinh nghiệm về
sự đáp ứng các nhu cầu ở chu kỳ đầu tiên, nhân viên xã hội có thể nhận thấy trẻ từ
chối tất cả tấm lòng tốt và những lời nói ngọt ngào. Những người chăm sóc nuôi
41
nấng trẻ tại cơ sở cũng nhận ra điều này, và họ thường thất vọng khi một đứa trẻ đến
từ môi trường gia đình có vấn đề không chấp nhận sự chăm sóc chu đáo dành cho
trẻ.
1.3. Sự lo lắng xa cách và mô hình gắn bó
Phần nhiều sự phát triển lý thuyết gắn bó tùy thuộc vào sự xem xét tác động
của sự xa cách và bản chất của sự lo lắng về xa cách. Theo Bowlby :
Lý thuyết gắn bó là một khái niệm hóa về việc con người có xu hướng tăng
cường sự ràng buộc tình cảm đối với những người khác đặc biệt và giải thích
nhiều các hình thức đau buồn, rối loạn nhân cách bao gồm lo âu, giận dữ,
trầm cảm và xa cách về mặt tình cảm gây ra do xa cách và mất mát miễn
cưỡng. (Bowlby 1979 : 127).
Lý thuyết gắn bó của Bowlby đã được phát triển như một phương pháp để xác
định phẩm chất của sự gắn bó. Mary Ainsworth hình thành phương pháp phân loại
mô hình mối quan hệ gắn bó vững chắc và không vững chắc (Ainsworth và các đồng
tác giả 1979). Bà đã sử dụng một bối cảnh thử nghiệm, nói lên một “tình huống xa
lạ”, để xem em trẻ phản ứng khác biệt như thế nào với một sự xa cách tạm thời của
người mẹ và phản ứng với người lạ ra sao. Phương pháp phân loại định nghĩa sự gắn
bó vững chắc và 3 loại gắn bó không vững chắc : xa cách / tránh né, kháng cự / mâu
thuẫn và không tổ chức / không định hướng. Những mô hình này đòi hỏi sự xem xét
chi tiết và đối với nhân viên xã hội làm việc với trẻ em theo phương pháp cá nhân, sẽ
có ích lợi để hiểu được dấu hiệu mức độ gắn bó của đứa trẻ. Chẳng hạn như một đứa
trẻ cứ bám theo mẹ có thể cho thấy một sự gắn bó không an toàn, trong khi một đứa
bé chơi đùa một cách thỏa mãn và chỉ thỉnh thoảng quay lại mẹ có thể có sự gắn bó
vững chắc. Đây không phải là những phân biệt lúc nào cũng dễ nhận ra. Như Howe
đã trình bày :
42
Hành vi của những trẻ có sự gắn bó không an toàn là sự đáp ứng thích nghi
trong bối cảnh mối quan hệ mà trẻ nhận ra chính mình. Hành vi được chấp
nhận là một cách thức phòng vệ được hình thành do đứa trẻ để ứng phó với
những cảm xúc lo âu, không ổn định và sợ hãi (1995).
Trong năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ em học hỏi rất nhanh về thế giới chúng
đang sống và về vị trí của chúng trong thế giới đó. Những sự kiện tiếp theo có thể và
có một ảnh hưởng chủ yếu, là kinh nghiệm ban đầu chắc chắn rất quan trọng trong
việc tạo thành cơ sở cho một số kỹ năng cơ bản của đứa trẻ và các mô hình của mối
quan hệ.
Tóm lại :
• Trẻ mới sinh cực kỳ nhạy cảm với người chăm sóc và các tác nhân của môi
trường của chúng. Chúng trao đổi các trạng thái cảm xúc của chúng bằng nét mặt,
tâm trạng, hành vi và cũng bằng nhiều cách khác nữa, chẳng hạn lên cân, phát
triển đúng theo chuẩn mực vv..
• Kiến thức về những kinh nghiệm đầu tiên của trẻ sẽ giúp ích cho việc hiểu hành
vi của trẻ lớn hơn trong bối cảnh. Khung lý thuyết liên quan đến sự gắn bó không
vững chắc là quan trọng để hiểu phản ứng mâu thuẫn thật sự hay phản ứng phòng
vệ ở trẻ em.
2. Trẻ ở giai đoạn tiền học đường
Đây là giai đoạn chuyển từ lệ thuộc sang độc lập ; trao đổi bằng ngôn ngữ ;
biết chơi ; phát triển xã hội ban đầu.
Nếu như công việc chính của năm đầu tiên là phát triển sự tin tưởng và gắn bó
thì những năm từ 1 tới 3 đứa trẻ chuyển từ sự lệ thuộc sang hình thành một mức độ
độc lập. Độc lập ở đây không có nghĩa là tự chủ hoàn toàn mà có nghĩa là đứa trẻ
biết chọn lựa trong ranh giới môi trường an toàn. Như Fahlberg nói, cha mẹ ở giai
43
đoạn này cần đáp ứng đứa trẻ bất cứ cái gì sẽ làm đứa trẻ cảm thấy có khả năng hơn
(1994). Đây thường là giai đoạn của mâu thuẫn. Khi tiến trình xa cách tâm lý bắt
đầu, đứa trẻ có thể trải qua sự lo lắng về sự xa cách thể chất và sẽ cần vận dụng tới
hình ảnh gắn bó nhiều hơn như một nền tảng vững chắc hay có thể trở nên rất nhút
nhát. Đứa trẻ 20 tháng một ngày đòi được tự do chọn áo quần để mặc, có thể một
ngày khác sẽ đòi được tự múc ăn.
Một phần của sự căng thẳng giữa lệ thuộc và độc lập có khuynh hướng tự
biểu lộ bằng hành vi lệch lạc và tiêu cực trong nhóm tuổi này. Nghiên cứu của Dunn
(1988) cho thấy rằng đa số trẻ em 2 -3 tuổi nằn nì đòi hỏi hay làm cái mà chúng
không được phép làm. Tiến trình khẳng định này là một phần thích hợp để hình
thành cái tôi như một người độc lập riêng biệt với những suy nghĩ của riêng mình.
Nó cũng là cách để thử thách những hạn chế và ranh giới mà thế giới người lớn sẽ áp
đặt, trước tiên hết là cha mẹ. Đối với cha mẹ, một đứa bé chập chững biết đi có hành
vi lệch lạc là một sự thách thức đối với uy quyền mà họ không thể tha thứ được. Cha
mẹ sẽ rút những kinh nghiệm từ thời tuổi thơ của họ để làm cha mẹ, và nếu kinh
nghiệm này có khó khăn hay thiếu chăm sóc thì họ sẽ thấy khó có thể duy trì mối
quan hệ yêu thương với một đứa trẻ mà họ xem là có quyền lực hay thù hằn. Cha mẹ
có thể đổ lỗi cho đứa trẻ vì đứa trẻ có vấn đề về thể trạng, và sự khẳng định bình
thường của đứa trẻ có thể bị đối xử ngược đãi, hành hạ vì gây đau khổ cho cha / mẹ.
Trong một số lớn trường hợp, điều này dẫn tới sự từ chối hay loại trừ đứa trẻ bằng
cách nhốt nó trong phòng ngủ hoặc cố gắng dạy bảo đứa trẻ bằng sự trừng phạt thể
chất. Nghiên cứu cho thấy rằng ở đâu mà đứa trẻ trải qua sự đáp ứng tiêu cực dai
dẳng thì ở đó đứa trẻ trở nên căng thẳng nhiều hơn và càng tiêu cực liên tục với cha
mẹ (Bugental và các đồng tác giả 1989). Ở gia đình mà cha mẹ hay trừng phạt và
không đoán trước được thì đứa trẻ tỏ ra lạnh lùng và không vận động vì lo lắng. Tuy
tránh tiếp xúc bằng mắt nhưng sự quan sát theo dõi có thể chứng tỏ là cách tốt nhất
để đứa trẻ có thể dự đoán được và tránh được sự chối bỏ của cha mẹ. Dĩ nhiên, loại
chiến lược này có ý nghĩa rằng đứa trẻ sẽ không phát triển sự tin tưởng sẽ có lòng tự
trọng thấp và sẽ không có năng lực để tìm hiểu môi trường chung quanh và học hỏi.
44
2.1. Phát triển ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phần quan trọng của sự phát triển đến mức đáng được chú ý đặc
biệt ở giai đoạn này. Như các lĩnh vực phát triển khác có khoảng độ tuổi rộng rãi để
phát triển kỹ năng ngôn ngữ bình thường. Chẳng hạn như, một số trẻ em sử dụng
một số từ riêng vào lúc 8 tháng, một số trẻ khác tới 18 tháng. Một số sử dụng câu 2
từ lúc 18 tháng, trong khi những trẻ khác ít nhất 2 năm mới nói được những câu 2 từ
như thế. Nhân viên xã hội cần tham khảo các nhà trị liệu ngôn ngữ để có những phán
đoán hợp lý về sự phát triển ngôn ngữ, tuy nhiên những quan sát trong bối cảnh gia
đình cho phép các nhân viên xã hội có được một bức tranh đầy đủ hơn về trình độ và
phong cách giao tiếp của đứa trẻ.
Cha mẹ cung cấp một môi trường kích thích ngôn ngữ giúp trẻ em phát triển
ngôn ngữ, bằng cách nói chuyện với đứa trẻ, đọc cho trẻ nghe, khơi gợi trẻ nói và
đáp ứng một cách tích cực. Ngược lại trẻ em lớn lên trong những gia đình tương đối
bất ổn mà ngôn ngữ hiếm khi nhắm tới trẻ một cách cụ thể có thể làm cho trẻ gặp
nhiều khó khăn hơn. Đây là trường hợp đặc biệt mà mối quan hệ đồng bộ và hỗ
tương được mô tả ở trên có liên quan tới mô hình gắn bó chưa phát triển được trong
thời trẻ mới sinh, cho nên mô hình đối thoại thiếu đi trong hoạt động của đứa trẻ.
Nếu các nỗ lực về ngôn ngữ không được đáp ứng tích cực thì các hình thức hành vi
khác sẽ lôi kéo sự chú ý, chẳng hạn như la hét hay giận dữ có thể xảy ra hơn. Bất kỳ
là nguyên nhân nào, trẻ em không thể sử dụng ngôn ngữ để truyền thông có thể cực
kỳ bất lợi trong mọi lĩnh vực phát triển.
2.2. Vui chơi và học hỏi về xã hội
Khả năng vui chơi của đứa trẻ còn bé giúp trẻ tìm hiểu mối quan hệ về thể lý,
đó là những viên gạch có thể làm thành một cái tháp và chuyển sang dùng đồ vật
bằng gỗ, những viên kẹo hay xe hơi. Bước kế tiếp là kịch xã hội trong đó đứa trẻ học
sắm vai làm cha làm mẹ cho con ăn hay dắt con qua đường, và bằng cách này trẻ tìm
hiểu các tình huống xã hội một cách an toàn. Trẻ ở giai đoạn tiền học đường không
45
chỉ cần biết về mối quan hệ mà chính trẻ có liên quan mà còn về tất cả các loại mối
quan hệ giữa những người khác với nhau nếu trẻ trở thành người vận hành hiểu biết
trong thế giới xã hội đó. Trẻ cần phải biết người khác cảm nhận và suy nghĩ như thế
nào, và sử dụng kiến thức này để hiểu tại sao người khác cư xử như thế này như thế
khác. Khả năng này có giá trị sống quan trọng đối với đứa trẻ. Trẻ cần phải biết cách
đọc những suy nghĩ không những của cha mẹ trẻ mà còn những người lớn khác và
những trẻ em khác trong và ngoài gia đình để hiểu được điều gì đang diễn ra, tác
động ảnh hưởng đến trẻ và những cách mà trẻ dùng để được đáp ứng các nhu cầu.
Lĩnh vực phức tạp này đã thu hút nghiên cứu đáng kể cho thấy rằng sự nắm
bắt tinh tế của trẻ em về “sự hiểu biết của người khác”. Nghiên cứu của Tudy Dunn
tìm thấy ở độ tuổi lên 3 trẻ em cho thấy có sự hiểu biết về cảm xúc của người khác :
Nguyên nhân gây ra đau đớn, buồn phiền, giận dữ, hài lòng và không hài
lòng, thoải mái và sợ hãi ở người khác cũng giống như ở chính các trẻ. Các
trẻ khôi hài, chơi đùa và kể chuyển về những tâm trạng cảm xúc của mình và
của người khác (Dunn 1988).
Vì sự hiểu biết này mà bà đã mô tả nó như “cơ sở đạo đức về chăm sóc, biết
điều và tử tế” và cũng như hầu hết các lĩnh vực khác ở độ tuổi này sẽ tùy thuộc vào
phẩm chất của môi trường gia đình. Nó tùy thuộc vào cha mẹ có thể trao đổi với đứa
trẻ về cảm xúc của người lớn và giúp đỡ trẻ trao đổi về cảm xúc của trẻ bằng cách
nói ra những cảm xúc đó. Một số cha mẹ, thường do kinh nghiệm giới hạn làm cha
mẹ của họ hoặc nhiều khi do trầm cảm chẳng hạn không tham gia vào tiến trình này.
Cho dù họ có thể đối thoại với các con của họ nhưng những cuộc đối thoại đó bị hạn
chế ở mức độ không thể giúp cho đứa trẻ tìm hiểu những cảm xúc và biết được sự
phức tạp của xã hội.
Trong những năm tiền học đường, sự phát triển liên tục của tính độc lập và cá
biệt được đặt vào bối cảnh học tập điều đúng và điều sai. Trẻ ở độ tuổi này phát triển
nhiều về ý nghĩa nên làm cái gì và cái gì có thể chấp nhận được như là hành vi phù
46
hợp xã hội. Cùng với sự phát triển này là sự phát triển lòng tự trọng của đứa trẻ và
ước muốn làm vừa lòng người khác. Cách thức mà đứa bé đánh giá và xem xét về
mình sẽ được nối kết với cách mà trẻ được người khác đánh giá và xem xét. Trong
giai đoạn tiền học đường, trẻ em ý thức không những về giá trị đặt lên trên chúng mà
còn về vai trò mà trẻ phải đóng để làm vừa lòng người lớn và đạt được sự tán thành
của họ.
Khi trẻ thấy rằng bất cứ điều gì mà trẻ làm đều không có được sự tán thành
của cha mẹ thì trẻ coi những hành vi đó của cha mẹ là hành vi thích hợp, cần thiết để
trẻ sử dụng ứng phó với bạn bè đồng trang lứa.
Điều thường bị bỏ quên là tầm quan trọng của nhóm bạn đồng trang lứa và
quan hệ giữa anh chị của trẻ trong độ tuổi này. Tác phẩm của Dunn (1993) đã cho
thấy sự phức tạp của mối quan hệ giữa trẻ em và ở chừng mực nào đó đã thách thức
mối quan hệ gắn bó với cha mẹ. Nó cũng cho nhân viên xã hội thấy rằng khi làm
việc với trẻ em điều quan trọng là hiểu biết vai trò của bạn bè và anh chị của trẻ đối
với trẻ.
Sau cùng, điều quan trọng là làm sáng tỏ 3 thành tố thường có ở độ tuổi này :
chỉ coi trọng bản thân mình, quyền năng tuyệt đối và suy nghĩ hão huyền. Bởi vì khả
năng thấu cảm và hiểu biết về xã hội của trẻ em còn bé nên Dunn và các nhà nghiên
cứu khác đã đặt vấn đề về khái niệm của Piaget là trẻ em còn nhỏ bẩm sinh chỉ biết
có mình. Tuy nhiên, điều này có vẻ có ích để phân biệt khả năng của đứa trẻ hiểu
rằng người khác có quan điểm của riêng của họ và khả năng của đứa trẻ biết xem xét
quan điểm của người khác để đánh giá hành động của họ. Như đã nêu ở trên, trẻ em
sống với những cha mẹ chỉ cư xử bất ngờ, thiếu kiên định và hiếm khi chia sẻ những
cảm xúc của họ với con thì không thể dạy con trẻ cách để hiểu được suy nghĩ của
người khác. Đôi khi đứa trẻ chỉ học dự đoán phản ứng của cha mẹ, như nhiều trẻ bị
ngược đãi học cách để tránh bị tổn thương thêm. Tuy nhiên, điều này không giúp
đứa trẻ phát triển những đáp ứng có tính xây dựng đối với những người lớn khác hay
trẻ em khác. Hơn nữa, nếu một đứa trẻ lo lắng bận bịu với việc tìm cách để nhu cầu
47
của trẻ được đáp ứng thì trẻ không thể quan tâm đến hoặc xem trọng quan điểm hay
cảm xúc của người khác trong hành vi của trẻ. Trong ý nghĩa này, thậm chí khi đứa
trẻ có khả năng nhận thức để hiểu cảm xúc của người khác, thì trẻ cũng tự kỹ theo
nghĩa rộng hơn là không thể chuyển dịch thành hành động một cách tình cảm được.
Trẻ có thể tấn công trẻ gái và lấy đồ chơi của trẻ gái dù trẻ biết rằng điều đó làm trẻ
gái đau đớn và đồ chơi quan trọng đối với trẻ gái.
Đó cũng chính là trường hợp mà những trẻ đối diện với những tình huống
căng thẳng thường xem trọng bản thân mình tức là tự xem mình có trách nhiệm đối
với những gì xảy ra với trẻ. Cảm xúc quyền năng tuyệt đối này, thường được liên hệ
với cái được biết là “suy nghĩ hão huyền”, có thể đặc biệt tràn ngập đối với những trẻ
ở tuổi từ 4 đến 7 hay 8 đang cố gắng để hiểu thế giới của riêng chúng (Jewett 1994).
Nhân viên xã hội cần cảnh giác với những cách mà trẻ em tự cho là mình có lỗi đối
với việc ly dị của cha mẹ, đối với bệnh tật của cha mẹ và đối với sự ngược đãi mà
các trẻ đã trải qua.Thí dụ :Cha bệnh và đi nằm bệnh viện vì con nghịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pages_from_cong_tac_xh_voi_tre_em_3_9544.pdf