Công nghệ GIS và viễn thám đã được các nước phát triển trên thế giới
phát triển ứng dụng hiệu quả, tại Việt Nam hiện tại công nghệ này mới ở giai
đoạn khởi đầu.
-Hải Phòng là thành phố có dải bờ biển đẹp và tương đối dài. Theo thời
gian thì dải bờ biển này có sự biến động. Lựa chọn đề tài này để nắm được và
chỉ ra sự biến động đó.
65 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tích hợp gis và ảnh viễn thám hỗ trợ quản lý vùng ven biển Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Lê Thanh Bình
TÍCH HỢP GIS VÀ ẢNH VIỄN THÁM HỖ TRỢ
QUẢN LÝ VÙNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 60 48 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Đặng Văn Đức
Thái Nguyên - 2010
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Tích hợp GIS và ảnh viễn thám hỗ
trợ quản lý vùng ven biển Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đặng Văn Đức, tham khảo các nguồn tài
liệu đã được chỉ rõ trong trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo. Các nội
dung công bố và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Lê Thanh Bình
3
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài .............................................7
3. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng ...................................................................7
4. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................7
TỔNG QUAN .........................................................................................................8
NỘI DUNG .............................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ VIỄN THÁM....................................10
1.1. Khái quát về Hệ thông tin địa lý GIS ...........................................................10
1.1.1. Khái niệm Hệ thông tin địa lý................................................................10
1.1.2. Các thành phần của Hệ thông tin địa lý .................................................13
1.1.3. Các chức năng của Hệ thống thông tin địa lý.........................................16
1.1.4. Hệ thông tin địa lý làm việc như thế nào ...............................................18
1.2. Khái quát về viễn thám................................................................................23
1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................23
1.2.2. Phân loại viễn thám theo bước sóng ......................................................23
1.2.3. Nguyên lý cơ bản của viễn thám.............................................................24
1.2.4. Ứng dụng của viễn thám .......................................................................26
1.2.5. Phân loại viễn thám ...............................................................................27
1.2.6. Vấn đề thu nhận và phân tích tư liệu viễn thám .....................................29
CHƯƠNG 2. TÍCH HỢP GIS VÀ ẢNH VIỄN THÁM TRONG QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ........................................31
2.1 Thu thập ảnh viễn thám bằng TerraLook ......................................................31
2.2 Thu thập và tiền xử lý dữ liệu bản đồ véctơ ..................................................32
2.3 Nắn chỉnh dữ liệu bản đồ..............................................................................39
2.4 Đơn giản hóa dữ liệu không gian ..................................................................43
2.5 Chồng ghếp bản đồ.......................................................................................44
2.6 Một số thuật toán minh họa ..........................................................................49
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH BIẾN ĐỘNG ...............................55
4
3.1 Giới thiệu bài toán........................................................................................54
3.2 Giới thiệu về ArcGIS....................................................................................54
3.2.1 Giới thiệu về phần mềm ArcGIS ..........................................................54
3.2.2 Giới thiệu về ArcMap...........................................................................55
3.3 Vị trí vùng nghiên cứu..................................................................................57
3.4 Khái quát biến động địa hình vùng nghiên cứu .............................................58
3.4.1 Nắn chỉnh bản đồ vector theo ảnh vệ tinh .............................................58
3.4.2 Chồng ghép bản đồ...............................................................................61
3.4.3 Tính diện tích biến động.......................................................................62
KẾT LUẬN .......................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................64
5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình một hệ thống thông tin địa lý ..................................................... 9
Hình 1.2. Các tầng trong GIS ................................................................................. 9
Hình 1.3. Các thành phần của GIS ....................................................................... 11
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức hệ thống phần cứng máy tính .......................................... 12
Hình 1.5. Phần mềm GIS và các chức năng thực hiện........................................... 13
Hình 1.6. Chức năng của Hệ thống thông tin địa lý .............................................. 15
Hình 1.7: Các layer .............................................................................................. 16
Hình 1.8. Dữ liệu biểu diễn dạng Vector............................................................... 18
Hình 1.9. Dữ liệu biểu diễn dạng Raster............................................................... 19
Hình 1.10. Biểu diễn dạng vector, raster .............................................................. 19
Hình 1.11. Mô tả các dạng Raster, Vector và bề mặt trái đất................................ 20
Hình 1.12. Phân loại viễn thám theo bước sóng.................................................... 22
Hình 1.13. Nghiên cứu viễn thám theo đa quan niệm .................................................... 23
Hình 1.14. Hoạt động của hệ thống viễn thám chủ động và bị động...................... 26
Hình 1.15 Mô hình viễn thám vệ tinh địa tĩnh và viễn thám vệ tinh quỹ đạo cực ... 26
Hình 2.1: Ảnh vệ tinh Landsat năm 2000 chụp dải bờ biển Hải Phòng................. 30
Hình 2.2. Ảnh vệ tinh Landsat năm 1990 chụp dải bờ biển Hải Phòng ............... 30
Hình 2.3. Phần mềm nhập bản đồ qua bàn số hóa ................................................ 35
Hình 2.4. Số hóa bản đồ ....................................................................................... 36
Hình 2.5. Minh họa thuật toán Douglas-Peucker.................................................. 36
Hình 2.6. Chồng ghép dữ liệu ............................................................................. 42
Hình 2.7. Chồng ghép đa giác ............................................................................ 44
Hình 2.8. Tiến trình phủ đa giác ........................................................................... 45
Hình 2.9. Đường và đa giác lệch nhau ................................................................. 46
Hình 2.10. Giao của các đoạn thẳng .................................................................... 48
Hình 2.11. Điểm trong đa giác ............................................................................. 49
Hình 2.12. Điểm trong đa giác ............................................................................. 49
Hình 2.13. Diện tích đa giác................................................................................. 50
Hình 2.14. Giao 2 đa giác .................................................................................... 51
Hình 2.15. Xác định cạnh trong đa giác ............................................................... 52
Hình 2.16. Tách các đa giác kết quả..................................................................... 52
Hình 3.1. Giới thiệu ArcGIS ......................................................................................... 54
Hình 3.2. Giới thiệu ArcMAP....................................................................................... 56
Hình 3.3. Các điểm khống chế được lựa chọn...................................................... 57
Hình 3.4. Lựa chọn điểm khống chế trên bản đồ vector ........................................ 58
Hình 3.5. Lựa chọn điểm khống chế tương ứng trên ảnh VT năm 2000................. 58
Hình 3.6. Thao tác nắn chỉnh................................................................................ 59
Hình 3.7. Nắn chỉnh bản đồ vector theo ảnh vệ tinh năm 2000 ............................. 59
Hình 3.8. Nắn chỉnh bản đồ vector theo ảnh vệ tinh năm 1990 ............................. 60
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Mô hình dữ liệu Vectơ .......................................................................... 17
Bảng 1.2 So sánh mô hình Raster và Vector ......................................................... 19
6
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Công nghệ GIS và viễn thám đã được các nước phát triển trên thế giới
phát triển ứng dụng hiệu quả, tại Việt Nam hiện tại công nghệ này mới ở giai
đoạn khởi đầu.
- Hải Phòng là thành phố có dải bờ biển đẹp và tương đối dài. Theo thời
gian thì dải bờ biển này có sự biến động. Lựa chọn đề tài này để nắm được và
chỉ ra sự biến động đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
Ứng dụng GIS và viễn thám trong việc xác định biến động dải bờ biển Hải
Phòng theo thời gian.
3. Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng
- Các tài liệu, thông tin có liên quan tới GIS
- Các tài liệu, thông tin liên quan tới xử lý ảnh viễn thám và dữ liệu bản đồ
4. Ý nghĩa khoa học
Thông qua việc sử dụng công nghệ GIS và ảnh viễn thám để hỗ trợ công
tác quản lý tài nguyên thiên nhiên.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Khai thác thông tin từ nhiều nguồn, hệ thống hóa và lựa chọn các thông
tin cần thiết.
- Tìm hiểu, khảo sát thực tế hiện trạng công tác quản lý tài nguyên thiên
nhiên
- Sử dụng các công cụ thu thập và xử lý ảnh viễn thám, thu thập dữ liệu
bản đồ
- Sử dụng phương pháp chuyên gia phân tích và thiết kế hệ thống, xây
dựng kiến trúc tổng thể, xây dựng các chi tiết kỹ thuật, nghiên cứu xây dựng
mô hình.
8
TỔNG QUAN
Việt Nam có đường bờ biển dài 3200 km, với khoảng 3000 đảo và khoảng
4000 xã ven biển. Cũng giống như nhiều nước Đông Nam Á, phần lớn dân số,
công nghiệp, dịch vụ, đầu tư, những thành phố lớn đều nằm ven biển. Thành
phố Hải Phòng có dải bờ biển dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, cấu
tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra biển. Có khoảng gần 40%
dân số sống trên diện tích 780km2 thuộc các xã, quận, huyện sát biển. Khu
nội thành được đô thị hóa trên trăm năm nằm ngay cận cửa biển Nam Triệu.
Vì vậy, Hải Phòng là địa phương chịu nhiều tác động môi trường do ảnh
hưởng của nước biển dâng. Xói sạt bờ biển là hiện tượng phổ biến ở ven biển
Hải Phòng, kể cả ở bờ các đảo và nhiều đoạn nằm sâu phía trong
và nhiều đoạn bờ nằm sâu phía trong các cửa sông. Xói lở các đoạn bờ đảo
Cát Hải đã trở thành điển hình cả nước.
Đời sống của một bộ phận không nhỏ của những ngư dân sống trong vùng
ven biển vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phương thức khai
thác tài nguyên còn lạc hậu. Đây là một nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài
nguyên biển, và ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, môi trường
sinh thái. Đứng trước thực tế đó, việc tìm ra sự thay đổi địa hình dải bờ biển
Hải Phòng và các nguyên nhân nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách đưa
ra các biện pháp bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển là một
việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Nghiên cứu về tài nguyên môi trường đã được thực hiện không chỉ dựa
trên các phương tiện, công nghệ truyền thống mà đã bắt đầu thực hiện bằng
các hệ thống quan sát từ xa đặt trên các vệ tinh nhân tạo hoặc các thiết bị bay
có người điều khiển. Công nghệ vũ trụ với các hệ thống thu thập thông tin đa
phổ, đa thời gian đã cho phép chúng ta thực hiện các công việc thu thập và
tổng hợp dữ liệu một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Việc ứng dụng các
công nghệ vũ trụ đã và đang đem lại những hiệu quả to lớn trong việc gìn giữ
và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên
9
Ngày nay, qua thực tế và các công trình nghiên cứu, con người cũng đã
nhận thấy tính không ổn định của hệ thống Trái đất với các hiện tượng như lũ
lụt, hạn hán, sạt nở đất, các báo động về nguồn nước ngầm,…, do đó, để có
thể đưa ra những quyết định cũng như các kế hoạch đúng đắn trong việc sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển, thì ngoài các nghiên cứu chuyên đề khác,
chúng ta phải đánh giá được thực trạng biến đổi dải bờ biển qua các thời kỳ.
Vùng biển thành phố Hải Phòng là nơi có sự thay đổi tương đối mạnh về
địa chất, đặc biệt dải bờ biển trong những năm gần đây do sự tác động mạnh
của thiên nhiên và con người đã có sụ biến động. Hiện nay có nhiều phương
pháp cũng như cách tiếp cận khác nhau để theo dõi, nghiên cứu sự thay đổi
địa hình bờ biển. Phương pháp ứng dụng viễn thám và GIS là một trong
những phương pháp hiện đại, sử dụng công cụ mạnh có khả năng giúp giải
quyết những vấn đề về không gian ở tầm vĩ mô trong một thời gian ngắn và
trên một diện tích rộng. Từ những quan điểm nêu trên thì việc nghiên cứu và
phát triển rộng phương pháp sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám và các dữ liệu địa
lý để tìm hiểu sự thay đổi hiện trạng bờ biển và xem xét các sự thay đổi đó
nhằm đưa ra những khuyến cáo phù hợp để tăng cường hơn nữa công tác
quản lý dải bờ biển.
Nghiên cứu, đánh giá sự thay đổi dải bờ biển qua các giai đoạn khác nhau
đã có nhiều tác giả đề cập trong nhiều các công trình và đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên việc áp dụng chúng vào những hoàn cảnh cụ thể cũng rất cần được
nghiên cứu để tìm ra cách tiếp cận hợp lý cũng như đánh giá khả năng ứng
dụng của chúng một cách đúng đắn. Từ các lý do như đã nêu, được sự đồng ý
của khoa Công nghệ thông tin tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tích hợp GIS và ảnh viễn thám hỗ trợ quản lý vùng ven biển Hải Phòng”.
10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ VIỄN THÁM
1.1. Khái quát về Hệ thông tin địa lý GIS
1.1.1. Khái niệm Hệ thông tin địa lý
Có nhiều cách hiểu cũng như định nghĩa khác nhau về GIS, song đều có
điểm giống nhau như: bao hàm dữ liệu không gian, phân biệt giữa hệ thông
tin quản lý và GIS. So với bản đồ thì GIS lưu trữ và biểu diễn dữ liệu hoàn
toàn độc lập với nhau. GIS cung cấp khả năng quan sát trên các góc độ khác
nhau với cùng một tập dữ liệu.
Theo cách định nghĩa của dự án The Geographer’s Craft khoa địa lý
trường đại học TEXAS : GIS là cơ sở dữ liệu (CSDL) số chuyên dụng trong
đó hệ trục toạ độ không gian là phương tiện tham chiếu chính. GIS gồm các
công cụ để thực hiện các công việc sau :
- Nhập số liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu tổng hợp
từ các nguồn khác.
- Lưu trữ dữ liệu, khai thác, truy vấn CSDL.
- Biến đổi dữ liệu, phân tích, mô hình hoá bao gồm các dữ liệu thống kê và
dữ liệu không gian.
- Lập báo cáo gồm các bản đồ chuyên đề, bảng biểu, kế hoạch.
Từ định nghĩa trên cho thấy 3 vấn đề cơ bản của GIS:
- Thứ nhất: GIS có quan hệ với ứng dụng CSDL, toàn bộ thông tin trong
GIS đều liên kết với tham chiếu không gian, CSDL GIS sử dụng phép chiếu
không gian như phương tiện chính để lưu trữ và xâm nhập thông tin.
- Thứ hai: GIS là công nghệ tích hợp, một hệ thống GIS đầy đủ có khả
năng phân tích bao gồm phân tích ảnh vệ tinh, ảnh máy bay… hay tạo mô
hình thống kê, vẽ bản đồ.
- Thứ ba: GIS không chỉ đơn thuần là hệ thống phần cứng, phần mềm rời
rạc mà còn sử dụng vào hỗ trợ quyết định.
11
Theo cách định nghĩa của David Cowen (Hoa kỳ): GIS là hệ thống phần
cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế để thu thập, quản lý, xử lý, phân
tích, mô hình hoá và hiển thị các dữ liệu qui chiếu không gian để giải quyết
các vấn đề quản lý và lập kế hoạch phức tạp.
Độ phức tạp của thế giới thực là không giới hạn. Để lưu trữ, quản lý các
dữ liệu về thế giới thực cần có một CSDL lớn. Khi lưu trữ dữ liệu này cần
giảm số lượng dữ liệu đến mức có thể quản lý được bằng các quá trình đơn
giản hoá hay trừu tượng hoá. Thực chất đó là quá trình tập trung chọn lọc
những điểm cơ bản, đặc trưng nhất của đối tượng cần lưu trữ, loại bỏ các chi
tiết thừa không cần thiết đồng thời hình tượng hoá đối tượng đó.
Hình 1.1. Mô hình một hệ thống thông tin địa lý
Mục tiêu của GIS là: cung cấp cấu trúc một hệ thống để quản lý các thông
tin địa lý khác nhau và phức tạp, các công cụ, các thao tác hiển thị, truy vấn,
mô phỏng…. GIS lưu thông tin về thế giới thực thành các tầng bản đồ chuyên
đề (Layer) có khả năng liên kết địa lý với nhau từ các đối tượng có liên quan,
khi thể hiện một bản đồ chuyên đề các layer tương ứng được gọi ra.
Hình 1.2. Các tầng trong GIS
Ví dụ bản đồ một thành phố có thể được tách thành các layer để hiển thị và
lưu trữ dữ liệu như hình trên.
Layer địa hình
Layer đường
Layer nhà ở
Layer CTCC
GIS
+
trừu tượng
hoá Phần mềm
công cụ CSDL
Người sử dụng
Thế giới thực
Kết quả
12
Hệ thống thông tin địa lý mang lại hiệu quả to lớn trong công tác lập bản
đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết
hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các
phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý và
hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả năng này phân
biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi ứng
dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác
động và hoạch định chiến lược).
Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân
số, ô nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa lý quan trọng.
Khi xác định một công việc kinh doanh mới (như tìm một khu đất tốt cho
trồng chuối, hoặc tính toán lộ trình tối ưu cho một chuyến xe khẩn cấp), GIS
cho phép tạo lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh, giải
quyết các vấn đề phức tạp, và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây
không thực hiện được. GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường
học, chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức
mới giải quyết vấn đề.
Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực
thi các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ.
Trước công nghệ GIS, chỉ có một số ít người có những kỹ năng cần thiết để
sử dụng thông tin địa lý giúp ích cho việc giải quyết vấn đề và đưa ra các
quyết định.
Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp hàng tỷ đô la với sự tham gia
của hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới. GIS được dạy trong các trường
phổ thông, trường đại học trên toàn thế giới. Các chuyên gia của mọi lĩnh vực
đều nhận thức được những ưu điểm của sự kết hợp công việc của họ và GIS.
Vậy có thể hiểu GIS là một tập hợp có tổ chức gồm: phần cứng, phần
mềm, dữ liệu địa lý, con người được thiết kế để nắm bắt, lưu trữ, cập nhật,
thao tác và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến các vị trí địa lý.
[1]
13
1.2. Các thành phần của Hệ thông tin địa lý
GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng, phần mềm, dữ
liệu, con người và phương pháp. Các hợp phần này phải được hợp nhất tốt để
phục vụ cho việc sử dụng GIS hiệu quả sự phát triển và tương thích của các
hợp phần là một quá trình lập đi, lập lại theo chiều hướng phát triển liên tục.
Việc trang bị phần cưng, phần mềm thường là những bước dễ dàng nhất và
nhanh nhất trong quá trình phát triển một hệ thống GIS. Việc thu thập và tổ
chức dữ liệu, phát triển nhân sự và thiết lập quy định cho vấn đề sử dụng GIS
thường khó khăn hơn và tốn nhiều thời gian hơn.
Hình 1.3. Các thành phần của GIS
Phần cứng
Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động. Ngày nay,
phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ
trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng. Các thiêt
bị cơ bản gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi như: bàn số hóa, máy quét,
máy in và máy vẽ. Các thiết bị này cũng hết sức đa dạng do các hãng khác
nhau sản xuất và được kết nối với nhau thành hệ thống phần cứng.
14
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức hệ thống phần cứng máy tính
Phần mềm
Phần mềm GIS rất đa dạng và do nhiều hãng khác nhau sản xuất. Hệ thống
phần mềm phục vụ cho GIS bao gồm hệ điều hành hệ thống, phần mềm quản
trị cơ sở dữ liệu, phần mềm hiển thị đồ hoạ, các module chương trình cung
cấp cho người sử dụng các công cụ quản lý và phân tích không gian dễ dàng
và chính xác. Dựa trên mục tiêu xây dựng của hệ thống GIS mà lựa chọn các
giải pháp đồng bộ cho phần cứng và phần mềm.
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu
giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần
mềm GIS là:
- Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)
- Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
- Giao diện đồ hoạ người - máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng
15
Hình 1.5. Phần mềm GIS và các chức năng thực hiện
Dữ liệu
Dữ liệu GIS là phần quan trọng nhất trong một hệ thống GIS. Đó là thông
tin về các đối tượng của thế giới thực đựơc lưu trong máy tính sau khi được
trừu tượng hoá, đơn giản hoá qua các thiết bị phần cứng, phần mềm. Phần dữ
liệu GIS bao gồm dữ liệu không gian và phi không gian. Dữ liệu không gian
là dữ liệu về vị trí của các đối tượng trên mặt đất theo một hệ quy chiếu nào
đó. Nó có thể được biểu diễn dưới dạng các ô lưới hay các cặp tọa độ hay cả
hai, tùy thuộc vào khả năng của từng phần mềm cụ thể. Dữ liệu phi không
gian là dữ liệu thuộc tính hay dữ liệu mô tả các đối tượng địa lý. Trong đó, dữ
liệu thuộc tính thường được trình bày dưới dạng bảng. Sự kết nối giữa dữ liệu
không gian và phi không gian trong GIS là cơ sở để xác định chính xác các
đối tượng địa lý và thực hiện phân tích tổng hợp GIS. Dữ liệu GIS quyết định
khả năng hoạt động của một hệ thống GIS và được xây dựng tuỳ thuộc mục
đích hoạt động của hệ thống. Xây dựng một cơ sở dữ liệu GIS là một đầu tư
lớn về thời gian, công sức và tiền bạc do vậy, phần dữ liệu GIS phải được
quản lý khai thác một cách an toàn, tiện lợi và hiệu quả.
Con người
Con người tham gia vào việc thiết lập, khai thác và bảo trì hệ thống một
cách gián tiếp hay trực tiếp. Có hai nhóm người quan trọng trực tiếp quyết
Phần
mềm thu
thập dữ
Giao diện
người
dùng
Phân tích
không
gian
Hiển thị
báo cáo
Chuyển
đổi dữ
liệu
Hệ Quản trị
CSDL địa lý
16
định sự tồn tại và phát triển của GIS là người sử dụng và người quản lý sử
dụng GIS.
Đội ngũ những người sử dụng GIS bao gồm các thao tác viên, kỹ thuật
viên hỗ trợ kỹ thuật và các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau có sử dụng
thông tin địa lý. Người sử dụng trở thành một thành phần của GIS khi tiến
hành những phép phân tích phức tạp, các thao tác phân tích không gian và mô
hình hóa. Công việc này yêu cầu các kỹ năng để chọn lựa và sử dụng các
công cụ từ hộp công cụ của GIS và có kiến thức về các dữ liệu mang được sử
dụng. Hiện tại và trong những năm trước mắt, GIS vẫn sẽ phụ thuộc vào
người sử dụng có nắm vững kiến thức về những gì họ đang làm chứ không
đơn giản chỉ ấn một nút là đủ.
Tóm lại, một dự án GIS chỉ thành công khi nó được quản lý tốt và con
người tại mỗi công đoạn phải có kỹ năng tốt.
Phương pháp
Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được
mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
1.3. Các chức năng của Hệ thống thông tin địa lý
Nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu là một chức năng của GIS qua đó dữ liệu dưới dạng tương tự
hay dạng số được biến đổi sang dạng số có thể sử dụng được bằng GIS. Việc
nhập dữ liệu được thực hiện nhờ vào các thiết bị như bàn số hóa, máy quét,
bàn phím và các chương trình hay môđun nhập và chuyển đổi dữ liệu của GIS
Quản lý dữ liệu
Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu GIS lớn bằng các phương pháp nhập dữ
liệu khác nhau thường rất tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc. Số chi
phí bằng tiền cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu có thể lớn hơn hẳn chi phí phần
cứng và phần mềm GIS. Điều đó phần nào nói lên ý nghĩa của việc quản lý
dữ liệu, một chức năng q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.pdf