The article presents some concepts such as topic, integration, integration topics,
integrated teaching, adolescent health education, and integration of adolescent health education.
From there, it proposes a process to build the topic of integrating adolescent health education into
the teaching of Biology 8 and illustrated by the example of building the topic “Structure and
function of the human musculoskeletal system”. Research results are an important reference for
junior high school teachers in the context of education reform today.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tích hợp giáo dục sức khỏe vị thành niên vào các chủ đề Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5) Tìm hiểu về cách sơ cứu, xử lí một số tai nạn
thương tích thường gặp: Vì sao nói gãy xương liên quan
đến lứa tuổi? Để bảo vệ xương, khi tham gia giao thông
cần chú ý những điểm gì? Khi gặp người bị tai nạn gãy
xương, có nên nắn lại chỗ xương gãy không? Vì sao?
* Hoạt động thực hành: Sử dụng câu hỏi trong hệ
thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá ở bước 4 để yêu cầu HS
thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi khắc sâu kiến thức và
viết báo cáo.
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Tìm hiểu thêm về một
số bệnh liên quan đến hệ cơ xương, khớp, nguyên nhân
và cách phòng tránh. Xây dựng một kế hoạch tuyên
truyền về an toàn giao thông để phòng tránh các tai nạn
thương tích liên quan đến hệ vận động.
Thông qua chủ đề về hệ vận động, HS có thể vận
dụng các kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong
thực tế như: tại sao người già và trẻ em có nguy cơ gãy
xương cao hơn?...; áp dụng để xây dựng một chế độ ăn
và rèn luyện hợp lí để hệ vận động phát triển khỏe mạnh;
biết cách sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương, xử
lí tình huống chuột rút trong vận động.
- Bước 4. Thiết kế bộ công cụ kiểm tra, đánh giá
cho từng chủ đề
Xây dựng bộ câu hỏi, các bài tập kiểm tra, đánh giá
một cách có hệ thống thông qua mục tiêu cần đạt của chủ
đề theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận
dụng cao. Bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá có thể xây dựng
bằng bộ câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm khách quan
hoặc các bài tập thực hành,... Ví dụ: nếu kiểm tra bằng
câu hỏi có thể sử dụng các câu như sau:
1) Phân biệt các loại khớp. Bệnh đau nhức xương
khớp là hiện tượng thoái hóa xương khớp, thường gặp ở
người già. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang gặp nhiều ở
người trẻ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là gì? Để phòng
chống bệnh, người trẻ cần có chế độ dinh dưỡng và sinh
hoạt như thế nào?
2) Ở tuổi thiếu niên, đặc biệt ở tuổi dậy thì, xương
phát triển rất nhanh. Để xương phát triển tốt nhất cần có
những lưu ý gì?
3) Hãy kể tên một số bệnh về cơ xương và nguyên
nhân gây bệnh về cơ xương thường gặp. Để hệ cơ xương
phát triển khỏe mạnh, cần lưu ý những điều gì?
4) Trình bày cách sơ cứu, băng bó cho người bị gãy
xương cánh tay, xương đùi. Những lưu ý trong quá trình
sơ cấp cứu người bị gãy xương là gì?
Nội dung
giáo dục SKVTN
Mạch nội dung
kiến thức chủ đề
Một số bệnh thường gặp và
nguyên nhân xuất hiện ở hệ
vận động: Còi xương, loãng
xương, giãn cơ, giãn dây
chằng, mỏi cơ, khô dịch khớp
(đau khớp), vẹo cột sống
Chế độ dinh dưỡng và luyện
tập để hệ vận động phát triển
tốt nhất: bổ sung chất dinh
dưỡng chứa nhiều prôtêin,
canxi, vitamin D; tập thể dục
đều đặn và đúng cách
Xử lí một số
thương tích liên
quan đến hệ vận
động: Gãy xương
tay, chân; chuột
rút
1) Bộ xương người
- Thành phần chính của bộ xương
- Các loại khớp xương
x x x
2) Cấu tạo và tính chất của xương
- Cấu tạo của xương
- Sự to ra và dài ra của xương
- Tính chất của xương
x x x
3) Cấu tạo và tính chất của cơ
- Cấu tạo của cơ
- Tính chất của cơ
- Hoạt động của cơ
x x x
4) Tiến hóa của hệ vận động. Vệ
sinh hệ vận động
- Tiến hóa của hệ vận động
- Vệ sinh hệ vận động
x x
5) Thực hành sơ cứu một số tai
nạn thương tích liên quan đến hệ
vận động thường gặp
- Sơ cứu băng bó gãy xương
- Xử lí chuột rút và cách phòng tránh
x x
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 219-224
224
Từ kết quả đánh giá, GV sẽ xác định được mức độ
tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS, từ đó điều chỉnh
nội dung chủ đề cho phù hợp với cách tổ chức học tập và
kết quả của từng HS.
3. Kết luận
Việc xây dựng chủ đề tích hợp giáo dục SKVTN trong
dạy học Sinh học 8 giúp tổ chức, sắp xếp lại nội dung kiến
thức đã bị phân nhỏ trong các tiết dạy, bài học thành mảng
kiến thức có ý nghĩa và có mối liên hệ với các mảng kiến
thức khác trong cùng một môn học mà HS có thể vận dụng
xem xét một số vấn đề trong bối cảnh thực gắn với cuộc
sống, nhờ đó mà học tập trở nên có ý nghĩa với chủ thể và
hình thành động cơ, hứng thú cho HS trong việc giải quyết
vấn đề. Do vậy, rất cần những nghiên cứu đánh giá cụ thể
các khía cạnh của dạy học theo chủ đề để GV được thuận
tiện trong quá trình triển khai và đạt mục tiêu giáo dục. Hi
vọng, quy trình và ví dụ minh họa mà chúng tôi đưa ra sẽ
giúp cho GV thực hiện tốt Công văn số 5555/BGDĐT-
GDTrH của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn sinh hoạt
chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá; trong đó có yêu cầu xây dựng chủ đề dạy học.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Kỳ Loan (2016). Giáo dục môi trường
trong dạy học Sinh học 6 ở trường trung học cơ sở.
Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội.
[2] Lê Đình Trung - Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2017).
Tổ chức dạy học theo tiếp cận chủ đề phần Cơ thể
người và vệ sinh ở trường trung học cơ sở. Tạp chí
Giáo dục, số 417, tr 48-50.
[3] Hoàng Phê (chủ biên, 2008). Từ điển Tiếng Việt.
NXB Đà Nẵng.
[4] Ngô Thị Ngọc Mai - Trần Trung Ninh (2014). Phát
triển năng lực khoa học cho học sinh từ việc nâng cao
năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên và sinh viên
sư phạm Hóa học. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về Nâng
cao năng lực đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa
học tự nhiên ở trường đại học sư phạm, tr 102-108.
[5] Nguyễn Phương Chi - Nguyễn Thị Hồng Phương
(2017). Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học tích
hợp theo chủ đề Toán học - Hóa học - Sinh học ở
trường trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số
398, tr 53-57.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình giáo
dục phổ thông - Chương trình tổng thể.
[7] Phạm Minh Diệu (2016). Vận dụng quy trình bài học
theo mô hình trường học mới ở Việt Nam (VNEN) vào
việc thiết kế quy trình bài học ở đại học theo định
hướng phát triển năng lực cho sinh viên. Tạp chí Giáo
dục, số đặc biệt tháng 3, tr 168-169; 175.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ...
(Tiếp theo trang 193)
trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Các SV khác trao
đổi và rút ra bài học cho bản thân. Tuy nhiên, các nhà
toán học rất ít đề cập về quá trình họ đã phát minh ra các
thành tựu của mình như thế nào mà chỉ đưa ra kết quả
sau khi đã hoàn chỉnh. Trong cuốn “Tâm lí học của sự
phát minh sáng tạo trong lĩnh vực toán học”, Jacques
Hadamard đã trình bày con đường dẫn tới những phát
minh toán học với các dẫn chứng cụ thể, sinh động.
Thông qua các hoạt động ngoại khóa, giúp sinh viên
hiểu rõ hơn về vai trò của toán học trong đời sống, các
bài toán gắn với thực tiễn, hiểu thêm về lịch sử Toán
học,... Các kiến thức cơ sở này sẽ giúp SV sư phạm biết
hướng dẫn học sinh tiếp cận năng lực giải quyết các vấn
đề, mô hình hóa toán học, phát triển tư duy, rèn kĩ năng
giao tiếp toán học,... trong quá trình giảng dạy sau này.
Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa giúp SV củng
cố kiến thức đã học, nâng cao hiệu quả học tập cũng như
tích cực tham gia các hoạt động khác. Ngoài ra, còn giúp
SV phát triển được các kĩ năng mềm khác như: làm việc
nhóm, thuyết trình, lãnh đạo và kĩ năng xử lí tình huống.
3. Kết luận
Các biện pháp đã đề xuất ở trên có mối liên hệ mật thiết
với nhau. GV cần thực hiện các biện pháp thường xuyên,
liên tục tùy vào từng nội dung cụ thể để đạt được hiệu quả
cao trong giảng dạy TCC. Tuy nhiên, cần kết hợp linh hoạt
với các phương pháp dạy học khác, cũng như bổ sung hoặc
điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với thực tiễn và trình
độ của SV nhằm nâng cao hiệu quả dạy học TCC.
Tài liệu tham khảo
[1] David Tall (2002). Advanced mathematical
thinking. Kluwer Academic Publishers.
[2] Nguyễn Văn Giám - Mai Quý Năm - Nguyễn Hữu
Quang - Nguyễn Sum - Ngô Sĩ Tùng (1998). Toán
cao cấp (tập 1). Đại số tuyến tính. NXB Giáo dục
(Chi nhánh Đà Nẵng).
[3] Hoàng Xuân Sính (2003). Đại số đại cương. NXB
Giáo dục.
[4] Nguyễn Hữu Việt Hưng (1999). Đại số đại cương.
NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Hữu Việt Hưng (2001). Đại số tuyến tính.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Nguyễn Bá Kim (2006). Phương pháp dạy học môn
Toán. NXB Đại học Sư phạm.
[7] Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Thàng
(2001). Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tich_hop_giao_duc_suc_khoe_vi_thanh_nien_vao_cac_chu_de_sinh.pdf