Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 ở trường Trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực

Located in the “stormy” region of the world, Vietnam is one of the countries

most vulnerable to natural disasters and climate change. Education on disaster

prevention and response to climate change becomes an urgent task in the

curriculum of schools when natural disasters and climate change become a

challenge and high risk to human existence and development. The article

presents the basis, some forms and methods of integrating education on

natural disaster prevention and climate change response in teaching

Geography 9 in secondary schools towards student capacity development.

Raising students' awareness of this issue will help them build a sense of

readiness to do in each specific disaster situation, thereby protecting the

survival of themselves, their family and society.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 ở trường Trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 43-47 ISSN: 2354-0753 43 TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nguyễn Thị Hồng Nhung Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Email: nguyenhongnhung30589@gmail.com Article History Received: 03/9//2020 Accepted: 16/10/2020 Published: 05/11/2020 Keywords integrated education, disaster prevention, climate change, Geography 9. ABSTRACT Located in the “stormy” region of the world, Vietnam is one of the countries most vulnerable to natural disasters and climate change. Education on disaster prevention and response to climate change becomes an urgent task in the curriculum of schools when natural disasters and climate change become a challenge and high risk to human existence and development. The article presents the basis, some forms and methods of integrating education on natural disaster prevention and climate change response in teaching Geography 9 in secondary schools towards student capacity development. Raising students' awareness of this issue will help them build a sense of readiness to do in each specific disaster situation, thereby protecting the survival of themselves, their family and society. 1. Mở đầu Thiên tai và biến đổi khí hậu đang là vấn đề thách thức và nguy cơ lớn đối với sự tồn tại, phát triển của các quốc gia trên thế giới. Việc nâng cao nhận thức cũng như năng lực phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho mọi người dân, đặc biệt là thế hệ học sinh (HS), sinh viên trở thành chiến lược của toàn hệ thống giáo dục. Điều này đặt ra những yêu cầu mới cho giáo viên trong vấn đề tích hợp các nội dung khoa học khác ngoài bài học để HS biết thu thập, chọn lọc, phân tích và vận dụng kiến thức trong việc xử lí các tình huống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu gây ra trong cuộc sống. Địa lí là một trong những môn học có nhiều lợi thế cho việc tổ chức dạy học tích hợp phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là chương trình Địa lí 9 gồm tổng hợp các kiến thức tự nhiên và KT-XH Việt Nam, gắn liền với cuộc sống của mỗi HS. Việc tổ chức tốt các hoạt động học tập có tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng phát triển năng lực sẽ giúp HS hình thành được những kiến thức về biến đổi khí hậu, thiên tai, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiên tai, mối quan hệ giữa con người - thiên nhiên - biến đổi khí hậu; đồng thời giáo dục cho HS ý thức tham gia cùng địa phương trong các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra ở địa phương. Bài báo trình bày cơ sở và một số hình thức, phương pháp tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực HS. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu - Dữ liệu: Vấn đề nghiên cứu được thực hiện dựa trên các tài liệu và công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp, các phương pháp dạy học tích cực, dạy học phát triển năng lực; các tài liệu về thiên tai và biến đổi khí hậu; các tài liệu tập huấn dành trong nhà trường về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu của: Tài liệu giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường mầm non, trường phổ thông (Bộ GD-ĐT 2019); cuốn sách “Biến đổi khí hậu” (Đặng Duy Lợi và Đào Ngọc Hùng, 2014); Tống Thị Mỹ Thi (2015) với nghiên cứu “Giáo dục biến đổi khí hậu và quan niệm dạy học tích hợp nội dung biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông Việt Nam”; Nguyễn Thị Thu Hằng với cuốn sách “Giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí phổ thông” Đây là những cơ sở dữ liệu rất có ý nghĩa, giúp tác giả có được sự tổng quan sâu sắc về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ đề tài nghiên cứu; + Phương pháp điều tra, thống kê và khảo sát thực tế: Sử dụng nhóm phương pháp này, tác giả thấy được thực trạng, cũng như đề ra các biện pháp tổ chức dạy học tích hợp sao cho hợp lí và hiệu quả. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 43-47 ISSN: 2354-0753 44 - Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp vô cùng quan trọng, sử dụng để kiểm nghiệm độ chính xác, tin cậy của kết quả nghiên cứu, nó có ý nghĩa rất lớn tạo ra những cái nhìn mới về vấn đề mà các tài liệu lí thuyết không có được. 2.2. Một số khái niệm 2.2.1. Thiên tai và biến đổi khí hậu 2.2.1.1. Thiên tai - Khái niệm thiên tai: Luật Phòng, chống thiên tai đã xác định rõ: “Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động KT-XH, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác” (Quốc hội, 2013). Khi thiên tai xảy ra ở bất kì địa điểm nào thì đối tượng dễ bị tổn thương được xác định là trẻ em, người lớn tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, người nghèo, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (Bộ GD-ĐT, 2019). Đây là những nhóm người có hoàn cảnh chịu nhiều tác động bất lợi hơn so với những nhóm người khác. Chính vì vậy, họ cần được hỗ trợ trước tiên trong cộng đồng khi thiên tai xảy ra. - Một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta. Với đặc thù của tự nhiên Việt Nam: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình nhiều đồi núi, nhiều sông ngòi, tự nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia “nóng” về thiên tai. Các loại hình thiên tai ở Việt Nam diễn ra hàng năm, trên phạm vi rộng và quy mô lớn với tần suất xuất hiện từ thấp (như động đất, sóng thần) đến trung bình (như cháy rừng, sạt lở đất) đến cao (như lũ, lũ quét, bão, áp thấp nhiệt đới, hạn hán). Cụ thể bao gồm: áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, trượt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, lốc, tố, dông, sét, mưa đá, nắng nóng, rét hại, sương muối, hạn hán, hoang mạc hóa, cháy rừng, triều cường, nước dâng, xâm nhập mặn, động đất (Nguyễn Trọng Đức và cộng sự, 2012). Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2018 có 16/21 loại hình thiên tai đã xảy ra trên đất nước ta. Đến nửa đầu năm 2019, trên cả nước đã xảy ra 12 loại hình thiên tai bao gồm: 1 cơn bão; 105 trận dông lốc, sét; 4 đợt mưa lũ, lũ quét; 27 vụ sạt lở tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sạt lở Cửa Đại, Hội An; 4 đợt rét đậm, rét hại; 6 đợt nắng nóng và 4 trận động đất... Tình hình cũng như diễn biến của các đợt thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường đòi hỏi người dân phải luôn nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai, đặc biệt là những khu vực có nguy cơ cao (https://baotainguyenmoitruong.vn/). 2.2.1.2. Biến đổi khí hậu - Khái niệm biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn. Trên phạm vi toàn cầu, biểu hiện chính của biến đổi khí hậu là: nhiệt độ không khí tăng; mực nước biển dâng; các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện bất thường, trái quy luật hàng năm, có cường độ mạnh và quy mô lớn; sự thay đổi thành phần và chất lượng của khí quyển (Bộ GD-ĐT, 2019). - Nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu xảy ra bắt nguồn từ các quá trình tự nhiên và các hoạt động của con người. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: + Các quá trình tự nhiên thường diễn ra trong khoảng thời gian rất dài hàng triệu năm có khi là cả một chu kì; + Các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển của Trái Đất, trực tiếp gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, từ đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy về tự nhiên mà nhân loại đang gánh chịu. 2.2.1.3. Mối quan hệ giữa phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu và thiên tai có liên quan chặt chẽ đến nhau bởi vì nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là sự gia tăng các chất khí nhà kính làm thay đổi thành phần hóa học các chất khí có trong không khí dẫn tới sự thay đổi các quá trình tự nhiên diễn ra trong khí quyển cũng như lớp vỏ địa lí. Chính sự thay đổi này làm xuất hiện các loại hình thiên tai. Trong số các thiên tai cả trên thế giới hay Việt Nam, thì các thiên tai có nguồn gốc khí hậu thường xảy ra nhiều hơn, có quy mô rộng hơn và những thiệt hại gây ra cũng to lớn hơn. Khi có biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, các thiên tai diễn ra ác liệt hơn thông thường. Vì vậy, việc ứng phó với biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ đến việc phòng, chống thiên tai. Khi ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả thực chất cũng là thiết thực phòng, chống thiên tai, giảm nhẹ những thiệt hại mà thiên tai gây ra. 2.2.2. Dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực 2.2.2.1. Khái niệm dạy học tích hợp: Dạy học tích hợp là quá trình dạy học, trong đó HS phải huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành và VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 43-47 ISSN: 2354-0753 45 phát triển kiến thức, kĩ năng mới. Trong quá trình dạy học này, đòi hỏi giáo viên phải phối hợp vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học một cách linh hoạt để kiến thức đưa ra được đa chiều, sâu rộng, phù hợp với thực tế (Đặng Văn Đức, 2005). Trong nền giáo dục hiện đại, dạy học tích hợp là một quan điểm dạy học vì sự tiến bộ của người học, quá trình dạy học hướng tới sự phát triển năng lực của HS bao gồm cả năng lực về mặt nhận thức cũng như kĩ năng hành động. Đây là xu hướng phổ biến của giáo dục tiếp cận phát triển năng lực hiện nay. Thực hiện dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới là hoàn toàn khách quan, đáp ứng yêu cầu của đổi mới nền giáo dục. 2.2.2.2. Đặc điểm của dạy học tích hợp Khoa học thế kỉ XX đã chuyển từ phân tích cấu trúc lên tổng hợp hệ thống làm xuất hiện các liên ngành; cho nên, xu thế dạy học trong nhà trường là phải làm cho tri thức của HS phải xác thực và toàn diện. Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn quá trình học tập với cuộc sống hàng ngày, không làm tách biệt thế giới nhà trường với thực tế cuộc sống. Dạy học tích hợp không chỉ quan tâm đánh giá những kiến thức đã học, mà chủ yếu đánh giá khả năng vận dụng kiến thức trong các tình huống đời sống, dạy HS cách tự lực và sáng tạo. Quá trình dạy học này mang tính phức hợp, có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau, làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ nét. Trong những quan điểm giáo dục hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục hướng tới nâng cao năng lực của người học, không thụ động trước những thay đổi của môi trường sống. 2.2.2.3. Sự cần thiết của dạy học tích hợp trong dạy học Địa lí Dạy học tích hợp nhấn mạnh đặc biệt đến việc hình thành và phát triển năng lực cho HS, để HS có khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hay cá nhân trong những tình huống khác nhau. Có rất nhiều lí do để tiến hành dạy học tích hợp bởi lẽ, quỹ thời gian để HS ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, nền giáo dục toàn diện dựa trên sự đóng góp của nhiều môn học, hơn nữa tri thức cuộc sống thì không ngừng tăng lên Bởi vậy, dạy học tích hợp sẽ: góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; hình thành và phát triển năng lực của người học; huy động được vốn kinh nghiệm của người học để việc học qua sách vở không xa rời cuộc sống thực tiễn, đồng thời tạo ra sự “tư duy hệ thống”, để suy nghĩ của HS không bị rời rạc khép kín. Khi đứng trước các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, HS có thể phân tích, giải thích và hành động phù hợp. 2.3. Khả năng tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 2.3.1. Nguyên tắc tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 Địa lí là môn học có “tính môi trường” nhất để tiến hành tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho HS. Với hai phân ngành chính là Địa lí tự nhiên và Địa lí KT-XH, môn Địa lí 9 ở trường phổ thông không chỉ phản ánh những điều kiện chung về dân cư, kinh tế của cả nước mà còn phản ánh rất rõ nét những điều kiện tự nhiên, KT-XH riêng biệt của 7 vùng kinh tế. Để quá trình giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đạt hiệu quả, khi tiến hành tích hợp cần đảm bảo những nguyên tắc sau: - Đảm bảo mục tiêu bài học; - Chương trình và nội dung bài học không được quá tải; - Nội dung môn học không được phá vỡ; - Lựa chọn nội dung tích hợp gần gũi đúng thực tế, không gò ép; - Có sự liên hệ với thực tiễn địa phương. 2.3.2. Địa chỉ tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 Trong dạy học Địa lí 9, có nhiều địa chỉ có thể tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu với mức độ tích hợp ở mức “liên hệ”, bao gồm: Bài 2: phần II. Gia tăng dân số; Bài 7: phần 2. Tài nguyên khí hậu; Bài 9: phần 1. Tài nguyên rừng; Bài 12: phần II. Các ngành công nghiệp trọng điểm; Nhóm bài 17, 20, 23, 25, 28, 31, Bài 35, Bài 41: Phần II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; Bài 32: phần 1. Công nghiệp; phần 2. Nông nghiệp; Bài 38: phần 2. Các đảo và quần đảo. 2.4. Tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 theo hướng phát triển năng lực 2.4.1. Hình thức tổ chức. Khi tiến hành dạy học tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu giáo viên có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau đây: - Thông qua các bài học trên lớp: Trong 3 phương thức tích hợp (toàn phần, bộ phận và liên hệ), liên hệ là hình thức đơn giản và phù hợp nhất với những địa chỉ tích hợp đã xác định trong nội dung chương trình Địa lí 9. Trên lớp, thông qua các bài học, giáo viên xác định chính xác nội dung kiến thức có thể tích hợp, đặt câu hỏi và xác định thời lượng cho hoạt động đó. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 43-47 ISSN: 2354-0753 46 - Tổ chức như một hoạt động độc lập: Giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai như một hoạt động độc lập nhưng gắn liền với kiến thức môn học. Giáo viên có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan, nhóm chuyên đề, làm dự án để HS làm chủ kiến thức và giải quyết các tình huống thực tiễn đang và sẽ diễn ra tại địa phương (Tống Thị Mỹ Thi, 2015). 2.4.2. Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 Dạy học định hướng phát triển năng lực cho phép giáo viên lựa chọn nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa năng lực của người học. Đối với dạy học tích hợp các nội dung phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó, tác giả chú trọng đến một số phương pháp hữu hiệu đặc thù của môn Địa lí vừa tạo sự thân quen cho HS vừa dễ dàng tích hợp kiến thức phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu một cách tự nhiên, không gò bó: - Phương pháp trực quan: Trong dạy học Địa lí, sử dụng phương tiện trực quan có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì phần lớn các sự vật, hiện tượng địa lí không thể tri giác trực tiếp. Loại phương tiện trực quan có nhiều khả năng giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đó là bản đồ giáo khoa, tập Atlat Địa lí, tranh/ảnh Địa lí, biểu đồ, số liệu thống kê. - Phương pháp thực địa: Bao gồm hệ thống các phương pháp thực địa, điều tra, phỏng vấn, nghe báo cáo - Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả: Sử dụng phương pháp này, HS sẽ thấy được các mối quan hệ trong các quá trình tự nhiên, quá trình tác động qua lại giữa con người - môi trường từ đó xác định đúng đắn hướng hành động của bản thân để bảo vệ môi trường xung quanh. 2.4.3. Một số ví dụ minh hoạ Ví dụ 1: Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Bài 17 (Bộ GD- ĐT, 2015): Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiết 1). Địa chỉ tích hợp: Mục II - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Phương án 1: Giáo viên cho HS quan sát các bức ảnh để nhận diện các loại hình thiên tai và yêu cầu HS đặt tên cho các bức ảnh. https://anninhthudo.vn/sa-pa-lanh-duoi-5-do-c-xuat- hien-bang-gia-va-suong-muoi-post303691.antd phat-trien-ben-vung/tin-tuc/yen-bai-no-luc-phong- chong-sat-lo-dat-va-lu-quet-478578.html han-lich-su-o-mien-trung-2956589/ vuon-o-dien-bien-son-la-hoa-binh- 20200323114819355.htm - Phương án 2: giáo viên có thể tổ chức cho HS nhận biết các loại hình thiên tai qua đoạn video ngắn https://www.youtube.com/watch?v=o2-IwGWfTLY Qua đó, HS có thể biết được những loại hình thiên tai thường xảy ra ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và tại địa phương nơi các em sinh sống. Từ đó nâng cao được ý thức, trách nhiệm trong học tập. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 43-47 ISSN: 2354-0753 47 Ví dụ 2: Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí địa phương. Phương pháp dạy học theo dự án, chủ đề dự án: “Điện Biên xanh”. - Mục tiêu của dự án: Thông qua học tập dự án “Điện Biên xanh”, HS có khả năng: + Biết được thực trạng của sự suy thoái nguồn lợi tự nhiên ở tỉnh Điện Biên; + Trình bày và đánh giá được những tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với tự nhiên, sự phát triển KT-XH ở tỉnh Điện Biên; + Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên. - Quá trình thực hiện chủ đề trải qua 5 bước: + Bước 1: Quyết định chủ đề dự án: “Điện Biên xanh”; + Bước 2: Xây dựng kế hoạch. Thời gian Tiến trình dạy học Hoạt động của HS Hỗ trợ của giáo viên Kết quả/ Sản phẩm dự kiến Tiết 1 (tuần 1) - Khởi động chủ đề. - Chuyển giao phân công nhiệm vụ học tập của dự án cho các nhóm. - Xem tranh ảnh, video clip, đọc các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, KT-XH tỉnh Điện Biên). - Nhận nhiệm vụ theo phiếu định hướng và tiến hành chia nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. - Cho HS xem tranh ảnh, video để khởi động vấn đề. Làm rõ nhiệm vụ học tập thông qua phiếu định hướng. - Thực hiện các hoạt động tìm hiểu nội dung 1. - Thành lập được các nhóm, cơ cấu tổ chức mỗi nhóm. 5-7 ngày HS các nhóm thực hiện dự án để tìm hiểu các nội dung. HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm để đọc tài liệu, khảo sát thực tế, thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện dự án. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án. Tiết 2, 3 (tuần 2, 3) Trình bày sản phẩm dự án. Trình bày và đánh giá sản phẩm. Hướng dẫn đánh giá nhóm. Kết quả của các nhóm + Bước 3: Thực hiện dự án; + Bước 4: Giới thiệu sản phẩm dự án; + Bước 5: Đánh giá. 3. Kết luận Tích hợp giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ tình cảm của HS trước những vấn đề thực tế của cuộc sống. Trải qua từng nội dung được tích hợp trong mỗi bài học Địa lí sẽ làm giàu thêm kiến thức và kinh nghiệm, tiếp thêm sự chủ động, tự tin cho mỗi cá nhân, để bảo vệ được sự sống cho bản thân và xã hội trước những diễn biến ngày càng khó lường của thiên tai và biến đổi khí hậu; đồng thời, giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ tự nhiên cũng là bảo vệ sự bền vững của toàn nhân loại. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2015). Địa lí 9. NXB Giáo dục Việt Nam. Bộ GD-ĐT (2019). Tài liệu Giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường mầm non, trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. Đặng Duy Lợi, Đào Ngọc Hùng (2014). Biến đổi khí hậu. NXB Đại học Sư phạm. Đặng Văn Đức (2005). Lí luận dạy học Địa lí (Phần đại cương). NXB Đại học Sư phạm. dat-va-lu-quet-478578.html https://anninhthudo.vn/sa-pa-lanh-duoi-5-do-c-xuat-hien-bang-gia-va-suong-muoi-post303691.antd Nguyễn Thị Thu Hằng (2008). Giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua chương trình, sách giáo khoa Địa lí phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. Nguyễn Trọng Đức và cộng sự (2012). Giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong môn Địa lí cấp trung học cơ sở. Tài liệu dành cho giáo viên và cán bộ quản lí. Quốc hội (2013). Luật phòng, chống thiên tai. Luật số 33/2013/QH13, ngày 19/6/2013. Tống Thị Mỹ Thi (2015). Giáo dục biến đổi khí hậu và quan niệm dạy học tích hợp nội dung biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, số 15, tr 97-101.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftich_hop_giao_duc_phong_chong_thien_tai_va_ung_pho_voi_bien.pdf
Tài liệu liên quan