Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS

Bài viết này, chúng tôi trình bày nội dung và biện pháp tích hợp giáo dục kỹ năng

sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, thông qua các ví dụ

minh họa. Chúng tôi hy vọng với cách làm như vậy, học sinh sẽ được giáo dục những kỹ

năng sống qua hoạt động, qua các trải nghiệm giúp các em có những kỹ năng sống thiết

thực để có thể sống an toàn và khỏe mạnh.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 247 Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS ThS. Võ Thị Thanh* Tóm tắt Bài viết này, chúng tôi trình bày nội dung và biện pháp tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, thông qua các ví dụ minh họa. Chúng tôi hy vọng với cách làm như vậy, học sinh sẽ được giáo dục những kỹ năng sống qua hoạt động, qua các trải nghiệm giúp các em có những kỹ năng sống thiết thực để có thể sống an toàn và khỏe mạnh. 1. Đặt vấn đề Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGD NGLL) ở trường Trung học cơ sở (THCS), thực chất là một kế hoạch hoạt động giáo dục. Nó xác định rõ nội dung, nhiệm vụ của nhà trường và các tổ chức trong, ngoài nhà trường, tạo điều kiện để học sinh (HS) có cơ hội hoạt động, rèn luyện, nhằm hình thành nhân cách và các kỹ năng cần thiết cho HS, đáp ứng yêu cầu của con người thời kỳ Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước. Chương trình HĐGD NGLL ở trường THCS nhằm đạt được các mục tiêu sau: Về nhận thức: Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm họat động tập thể của HS Về kỹ năng, hành vi: Hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi HS như: Kỹ năng (KN) tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập; KN giao tiếp ứng xử có văn hóa; KN tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động xã hội; KN đồng cảm; KN kiên định, KN đối phó với những căng thẳng; KN làm việc nhóm Về thái độ: Hình thành thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, phát triển tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác gắn bó nhau trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày; có thái độ tích cực trong việc rèn luyện các kỹ năng sống * Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 248 Trong ba mục tiêu trên thì mục tiêu kỹ năng và thái độ là quan trọng. Xuất phát từ mục tiêu trên, HĐGD NGLL ở trường THCS có nhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho HS, bằng các hình thức, phương pháp giáo dục theo hướng tiếp cận giáo dục KNS. Vì thế, việc tích hợp giáo dục KNS trong HĐGD NGLL ở trường THCS là rất thích hợp và cần thiết: Vừa giáo dục nhân cách cho các em vừa rèn luyện cho các em những KNS thiết thực để các em sống an toàn và khỏe mạnh. 2. Nội dung 2.1. Nội dung tích hợp Những KNS cần giáo dục cho học sinh THCS được tích hợp vào chương trình HĐGD NGLL là: - Những KNS cốt lõi: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN làm việc nhóm, KN tìm kiếm sự hỗ trợ, KN tư duy sáng tạo, KN xác định giá trị, KN kiên định, KN ra quyết định và giải quyết vấn đề, KN ứng phó với căng thẳng, KN thương lượng, KN cứu thương, cấp cứu, KN thuyết phục và gây ảnh hưởng, KN phản biện, KN lao động, KN thuyết trình... - Những KNS để ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi THCS: KN phòng tránh lạm dụng game, KN phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính, KN phòng tránh sử dụng chất gây nghiện, KN phòng tránh bạo lực học đường 2.2. Biện pháp tích hợp 2.2.1. Tích hợp toàn phần và bộ phận Tích hợp giáo dục KNS trong HĐGD NGLL được thực hiện theo hai cách: - Tích hợp toàn phần (Tổ chức các chủ đề giáo dục KNS cho HS THCS thông qua HĐNGLL): Chọn một chủ điểm giáo dục, sau đó lấy một tiết trong chương trình để tổ chức một chủ đề giáo dục KNS cho HS THCS theo qui trình tổ chức HĐGD NGLL. - Tích hợp bộ phận: Tích hợp giáo dục từng KNS vào một HĐGD NGLL cụ thể. 2.2.2. Yêu cầu - Khi tích hợp cần mềm mại, không khiên cưỡng. - Không làm cho hoạt động trở nên tẻ nhạt, nặng nề. - Tùy hoạt động mà tích hợp. MINH HỌA: a. Tích hợp giáo dục từng KNS vào một HĐGD NGLL cụ thể. Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị - Các hoạt động có thể được thực hiện như: Trò chơi “Hỏi đáp về một chủ đề toàn cầu”; thi tìm hiểu cuộc sống của thiếu nhi các nước, diễn đàn thanh niên về chủ đề hòa bình và hữu nghị; hợp tác - cùng phát triển; chung tay xoa dịu nỗi đau da cam; cánh chim hòa bình; giá trị của bạn và tôi. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 249 - Những KNS được rèn luyện thông qua các hoạt động trên, đó là: KN giao tiếp; KN xác định giá trị; KN kiên định, KN từ chối; KN hợp tác; KN thủ lĩnh; KN diễn đạt cảm xúc và phản hồi; KN thuyết trình và nói được đám đông; KN vận động và gây ảnh hưởng; KN ra quyết định; KN vượt qua lo lắng, sợ hãi; KN khắc phục sự tức giận Thiết kế một hoạt động cụ thể trong chủ điểm tháng 4 theo qui trình 6 bước: Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị CHUNG TAY XOA DỊU NỖI ĐAU DA CAM Lớp 7, thời lượng: 1 tiết Bước 1: Chọn tên hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục Tên hoạt động: “CHUNG TAY XOA DỊU NỖI ĐAU DA CAM” Yêu cầu giáo dục: - Nhận thức: Nâng cao sự hiểu biết cho HS về vấn đề công lý, hòa bình, chiến tranh; mở rộng một số kiến thức liên quan đến kỹ năng sống - Kỹ năng: Rèn luyện KN giao tiếp, ứng xử; KN kiên định để bảo vệ lẽ phải, KN hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; KN thuyết trình và nói được đám đông; KN diễn đạt cảm xúc và phản hồi; KN bày tỏ quan điểm và chấp nhận; KN thảo luận nhóm; KN ra quyết định - Thái độ: Hình thành tinh thần đoàn kết thương nòi “lá lành đùm lá rách” và khát vọng hòa bình; phấn khởi và có thái độ tích cực khi tham gia các hoạt động để rèn luyện các kỹ năng sống. Bước 2: Nội dung và hình thức hoạt động - Nội dung hoạt động: Phản ánh nỗi đau thương mất mát của nạn nhân chất độc màu da cam; phản đối chiến tranh; tinh thần đoàn kết thương nòi – “lá lành đùm lá rách”; các kiến thức về KNS. - Hình thức hoạt động: ˙ Thi vẽ tranh và bình tranh về chủ đề “phản đối chiến tranh” ˙ Thi thuyết trình ˙ Văn nghệ xen kẽ Bước 3: Chuẩn bị hoạt động Phân công công việc cho từng bộ phận: Chuẩn bị nội dung, cử người dẫn chương trình (MC), dụng cụ, thời gian. Bước 4: Tiến hành hoạt động Khởi động: Hát bài hát: “Thiếu nhi thế giới liên hoan” và “Trò chơi đoàn kết” MC Giới thiệu 4 đội chơi và thành phần ban giám khảo Phần 1. Thi vẽ tranh về chủ đề “phản đối chiến tranh” DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 250 1. Các đội thi tự giới thiệu (trả lời câu hỏi “Chúng tôi là ai”) 2. Thi vẽ tranh và bình tranh o Thể lệ cuộc thi: o Chủ đề: phản đối chiến tranh o Dụng cụ, phương tiện: Giấy A4, bút màu o Thời gian: 7 phút 3. Bình tranh: Đội A đưa tranh của đội mình cho đội B xem trong 30 giây. Đội B hội ý 60 giây, sau đó bình tranh. Sau khi B bình tranh xong, đội A sẽ bình tranh của đội mình và ngược lại. 4. Giám khảo nhận xét và cho điểm (Phần 1, HS sẽ rèn luyện được KN thuyết trình và nói trước đám đông, KN tư duy phân tích, KN thảo luận nhóm) Phần 2. Thi thuyết trình Gợi ý chủ đề tự chọn: Hòa bình – màu xanh yêu thương; nỗi đau da cam; “Lá lành đùm lá rách” Các đội thi thuyết trình tiếp sức trong 5 phút. Sau khi thuyết trình xong, phải trả lời câu hỏi của ban giám khảo và khán giả. Ban giám khảo nhận xét và cho điểm. (Qua phần 2, HS sẽ rèn luyện được KN nói trước đám đông, KN vượt qua lo lắng, sợ hãi, KN giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) Phần 3: Thi xử lý tình huống Thể lệ thi: Mỗi đội bốc thăm 1 tình huống, thảo luận 60 giây và đưa ra cách xử lí. Các đội khác phản biện. Tình huống 1. Lớp học của bạn có HS bị thọt một chân. Cô giáo xếp bạn đó ngồi gần bạn. Bạn có cảm xúc gì và sẽ tỏ thái độ gì? Tình huống 2 (Kiên định trước sự rủi ro): Một người mà bạn rất nể nhờ bạn chuyển một gói hàng cho người khác. Bạn cảm thấy gói hàng đó có gì không minh bạch. Bạn sẽ làm gì? Tình huống 3 (Kiên định trước văn hoá phẩm đồi trụy): Một người bạn thân lớn tuổi hơn đã rủ bạn về nhà và cho xem băng hình đồi trụy. Bạn sẽ làm gì? Tình huống 4: Gặp một em bé bị tật (là nạn nhân của chất độc màu da cam) bán vé số trên đường, bạn sẽ làm gì? Giám khảo nhận xét và công bố điểm DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 251 (Phần 3, HS sẽ rèn luyện được KN thuyết trình và nói trước đám đông, KN phản biện, KN kiên định, KN giải quyết vấn đề) Phần 4: Thảo luận nhóm:“Quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam” Các nhóm trình bày ý kiến và thống nhất ý kiến (Phần 4, HS sẽ rèn luyện được KN nói trước đám đông, KN vận động và gây ảnh hưởng, KN thảo luận nhóm, KN bày tỏ quan điểm) MC: Tổng kết và phát phần thưởng Bước 5: Kết thúc hoạt động  Người tổ chức (NTC) mời 2 thành viên phát biểu cảm tưởng của mình khi tham gia hoạt động.  NTC nhận xét kết quả hoạt động về các mặt: kỷ luật trật tự, ý thức tự giác tham gia hoạt động, những điểm đáng khen ngợi, những điểm cần rút kinh nghiệm Bước 6: Đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động Hoạt động “CHUNG TAY XOA DỊU NỖI ĐAU DA CAM” đảm bảo đúng chủ điểm đồng thời giáo dục được một số KNS cho HS: KN thuyết trình và nói trước đám đông, KN phản biện, KN kiên định, KN giải quyết vấn đề, KN thảo luận nhóm, KN giao tiếp. Sự tích hợp từng phần giáo dục kỹ năng sống vào HĐNGLL đảm bảo tính mềm mại, không khiên cưỡng. b. Tích hợp toàn phần (Tổ chức các chủ đề giáo dục KNS cho HS THCS thông qua HĐNGLL) Tích hợp toàn phần một chủ đề GD KNS cho HS THCS, thường được đưa vào phần tự chọn trong mỗi chủ điểm. Khi tổ chức các chủ đề giáo dục KNS cho HS THCS thông qua HĐNGLL, cần lưu ý: Tùy theo chủ điểm mà chọn một chủ đề thích hợp và tiến hành theo qui trình 6 bước của HĐNGLL. Chủ điểm tháng 4: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ Bước 1: Chọn tên hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục * Tên hoạt động: GIÁ TRỊ CỦA BẠN VÀ TÔI * Yêu cầu giáo dục: Kiến thức: - Hiểu được kĩ năng xác định giá trị là một trong những kĩ năng sống cần thiết cho mỗi người. - Hiểu được giá trị đối với mỗi con người là gì, biết xác định được những giá trị riêng của bản thân và thấy được những giá trị này chi phối những hành vi/hành động của mỗi người. Thái độ: DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 252 HS có thái độ tự hào và bảo vệ những giá trị của bản thân, đồng thời biết tôn trọng những giá trị riêng của người khác. Kĩ năng sống: - Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức, tự đánh giá, tự xác định giá trị. - Rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác. Bước 2: Nội dung và hình thức hoạt động - Nội dung hoạt động: Kỹ năng xác định giá trị - Hình thức hoạt động: Thảo luận nhóm; trò chơi, văn nghệ xen kẽ. Bước 3: Chuẩn bị hoạt động Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên: Chuẩn bị dụng cụ, trang trí bảng, viết thông điệp Bước 4: Tiến hành hoạt động Thực hiện chủ đề Kỹ năng xác định giá trị theo qui trình (theo file đính kèm – Kỹ năng xác định giá trị). Quá trình thực hiện cần xen kẽ văn nghệ, trò chơi để tăng phần vui tươi, thoải mái cho HS. Bước 5: Kết thúc hoạt động - NTC yêu cầu một số thành viên nhận xét, nêu cảm tưởng sau khi tham gia hoạt động. Sau đó NTC tổng hợp các ý kiến chung của cả lớp. - NTC nhận xét kết quả hoạt động về các mặt: kỷ luật trật tự, ý thức tự giác tham gia hoạt động, những điểm đáng khen ngợi, những điểm cần rút kinh nghiệm Bước 6: Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động Đánh giá ưu (Ý thức tham gia hoạt động tập thể; kết quả tham gia hoạt động), nhược điểm, nguyên nhân của ưu, nhược điểm đó. Từ đó, thấy được trách nhiệm của từng cá nhân, nhóm tổ. Trên cơ sở đó, HS tự rút ra kinh nghiệm cho hoạt động sau. Chủ đề KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ đưa vào phần tự chọn trong chương trình HĐGD NGLL, đảm bảo đúng chủ điểm đồng thời giáo dục được một số KNS cho HS: KN xác định giá trị; KN nói trước đám đông, KN tự nhận thức, đánh giá, KN hợp tác, KN kiên định, KN thảo luận nhóm, KN giao tiếp. Sự tích hợp đảm bảo mềm mại, không khiên cưỡng và thực hiện được trọn một chủ đề. 3. Kết luận Những KNS không phải là một môn học mà học sinh cứ thuộc bài là có thể vượt qua. Vì thế, đòi hỏi phải có một môi trường thật, những tình huống phong phú để khi trải nghiệm, các em tự rút ra bài học cho riêng cá nhân mình. Chương trình HĐGD NGLL ở trường THCS như: Thuyết trình, hoạt động hái hoa dân chủ, thi hỏi đáp, thi vẽ tranh theo chủ đề, xử lý tình huống, trò chơi là cơ hội tốt nhất để học sinh rèn luyện. Chúng tôi hy DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 253 vọng rằng qua một số biện pháp trên, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS sẽ hình thành những KNS và tự mình chuyển dịch từ kiến thức - "cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị - "cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế - “làm gì và làm cách nào”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Bình. Giáo trình giáo dục kỹ năng sống. NXB ĐHSP. Hà Nội 2007. 2. ThS. Bùi Ngọc Diệp – TS. Bùi Phương Nga – ThS. Bùi Thanh Xuân. Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học. NXBGD VN. 2010. 3. Hà Nhật Thăng (chủ biên). Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS – Sách giáo viên lớp 6,7,8,9 4. Võ Thị Thanh. Tài liệu dạy – học (dùng cho các cơ sở đào tạo giáo viên – lưu hành nội bộ). Thư viện trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu. 2012.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftich_hop_giao_duc_ky_nang_song_trong_hoat_dong_giao_duc_ngoa.pdf
Tài liệu liên quan