Mở đầu: Propionibacterium acnes (P. acnes) được xem là một trong các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Liệu pháp kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá thông thường thường kéo dài nhiều tháng, và sự thất bại trong
điều trị có liên quan đến sự phát triển của các chủng propionibacterium kháng thuốc. Đặc tính đề kháng kháng
sinh của P. acnes rất khác biệt tại các quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về phân lập P. acnes
và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn này. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp thầy thuốc sử dụng kháng sinh
trong thực hành lâm sàng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ hiện mắc của P. acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh
nhân bị mụn trứng cá thông thường tại Phòng Khám BV Da Liễu TP HCM.
10 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tỉ lệ hiện mắc propionibacterium acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại bệnh viện da liễu tp hồ chí minh năm 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề kháng chéo. Sự đề kháng của P. acnes còn do
lây nhiễm qua tiếp xúc với người mắc mụn
trứng cá mang chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Đặc điểm đề kháng kháng sinh nhóm
Tetracyclines của mẫu NC
Tỉ lệ đề kháng đối với Tetracycline (TET),
Doxycline (DOX) và Minocycline (MIN) là 0%.
Với tỉ lệ đề kháng bằng 0%, có nhiều câu hỏi
liên quan có thể được đặt ra.
Hiện nay, có rất ít chế phẩm dạng thoa nhóm
Tetracyclines dùng để điều trị mụn trứng cá. Tác
dụng phụ nhạy cảm ánh sáng của nhóm TET
cũng khiến Bác sĩ Da Liễu thận trong trong điều
trị mụn trứng cá.
Một khả năng khác là: có thể có chủng mang
gene đề kháng TET, DOX, MIN nhưng chưa
được phát hiện qua kiểu hình(9).
Kiểu đề kháng kháng sinh của P. acnes
Kiểu đề kháng kháng sinh của P. acnes của mẫu NC
Trong NC này, với 8 loại kháng sinh được
khảo sát, chỉ có 4,8% P. acnes được phân lập là
không đề kháng với bất cứ loại kháng sinh nào.
Có 95,2% chủng P. acnes đề kháng ít nhất 1 loại
kháng sinh; có 16,7% chủng đề kháng chéo giữa
Azithromycin và Clindamycin. Có 66,7% đề
kháng với 2 loại kháng sinh CLI và SXT. Chủng
đề kháng với AZI cũng đồng thời đề kháng với
CLI và SXT chiếm tỉ lệ 16,7%.
Đáng lưu ý là 100% chủng P. acnes đề kháng
với AZI đều đề kháng với CLI.
So sánh sự đề kháng kháng sinh với các NC khác
Bảng 6: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. acnes theo các NC tại Châu Á, Châu Mỹ
NC ERT AZI CLI TET DOX MIN LEV SXT CEF
(%)
H-H. Tan (Singapore) 69,2 50 11,5 23 11,5 38,5
M. Song (Hàn Quốc) 0 3 0 0 0
N.-M.T. Luk (Hongkong) 20,9 53,5 16,3 16,3 16,3
N. Ishida et al (Nhật) 10,4 8,3 0 0 0 0
Gonzáler (Mexico) 46 82 36,7 14 20 0 4 68
NC này 16,7 88,1 0 0 0 0 95,2 0
Nhận xét: đầu tiên là tỉ lệ đề kháng với
nhóm MLS luôn luôn là cao nhất, chung cho
tất cả các NC.
Kháng sinh nhóm MLS là nhóm được sử
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 309
dụng lâu nhất, là chọn lựa đầu tiên trong liệu
pháp kháng sinh điều trị mụn trứng cá. Kháng
sinh nhóm này lại được bào chế dưới nhiều dạng
uống, thoa đơn chất và phối hợp. Trong nhóm
MLS, tỉ lệ đề kháng CLI cũng thường chiếm tỉ lệ
rất cao trong các NC tại Hongkong, Nhật, Hàn
Quốc và Việt Nam.
Đối với nhóm Tetracyclines, chưa ghi nhận
có sự đề kháng trong các NC tại Nhật, Hàn Quốc
và Việt Nam. Nhiều NC có chung nhận xét là có
sự khác biệt trong kiểu đề kháng kháng sinh
giữa các quốc gia nhưng lý do của nó đến nay
vẫn chưa được biết rõ.
Trong các nhóm kháng sinh trên, SXT của
NC này là bị đề kháng nhiều nhất (95,2%) và
cao hơn nhiều so với NC của Tan H.H tại
Singapore (38,5%).
Bảng 6 cho thấy: tỉ lệ đề kháng đối với tất cả
các loại kháng sinh, trừ CLI, trong mẫu NC của
chúng tôi đều thấp hơn so với NC tại Mexico.
Mối liên quan giữa trung bình nồng độ ức chế
tối thiểu của các kháng sinh và các yếu tố
Mối liên quan giữa trung bình MIC với thời gian mắc
bệnh ≥ 24 tháng và < 24 tháng
Theo NC này, trung bình nồng độ ức chế tối
thiểu (MIC) của nhóm có thời gian mắc bệnh ≥
24 tháng có khuynh hướng cao hơn so với nhóm
có thời gian mắc bệnh < 24 tháng, tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 5).
Nhận xét này cũng phù hợp với Margaret
Song.
Thời gian mắc bệnh càng lâu, bệnh nhân
càng có khuynh hướng tìm kiếm sự điều trị, và
qua đó tiếp xúc với kháng sinh điều trị mụn
trứng cá càng nhiều. Thời gian mắc bệnh càng
lâu thì khả năng đề kháng của P. acnes càng dễ bị
tác động bởi các kháng sinh được chỉ định để
điều trị các nhiễm trùng khác như: viêm họng,
viêm đường hô hấp trênVà một lý do nữa là:
thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng có nhiều
khả năng nhiễm các chủng P. acnes kháng thuốc,
do tiếp xúc với thầy thuốc Da liễu hoặc những
bệnh mụn trứng cá khác.
Mối liên quan giữa trung bình MIC với tiền sử gia
đình mắc bệnh và tiền sử gia đình không mắc bệnh.
Theo NC này, trung bình MIC của các chủng
P. acnes phân lập được từ những bệnh nhân có
tiền sử gia đình có thân nhân mắc bệnh mụn
trứng cá có khuynh hướng cao hơn đối với
những người không có tiền sử gia đình, nhất là
đối với CLI, SXT và CEF. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (Bảng 5).
Trong gia đình có người mắc bệnh mụn
trứng cá sẽ có khả năng lây nhiễm những chủng
P. acnes đề kháng thuốc cho nhau, và có thể đây
là lý do khiến cho trung bình MIC của nhóm có
thân nhân mắc bệnh có khuynh hướng cao hơn
nhóm không có thân nhân mắc bệnh.
Mối liên quan giữa trung bình MIC với tiền sử điều
trị và chưa điều trị
Thời gian sử dụng kháng sinh của bệnh
nhân càng lâu, tỉ lệ các chủng P. acnes đề kháng
kháng sinh càng nhiều hơn(12).
Theo NC của Margaret Song, trung bình
MIC của các chủng P. acnes ở các bệnh nhân
trước đây có điều trị kháng sinh sẽ có khuynh
hướng cao hơn những bệnh nhân chưa điều trị
kháng sinh.
Không tương hợp như thế, trong mẫu NC
này chúng tôi thấy trung bình MIC ở nhóm có
tiền sử điều trị lại không có khuynh hướng
cao hơn ở nhóm không có tiền sử điều trị.
Trong NC này, tiền sử điều trị, không có nghĩa
là đã được dùng kháng sinh. Do đó, trung
bình MIC trong mẫu này có thể chưa phản ánh
thực tế. Khó khăn trong NC này là: khi khai
thác tiền sử điều trị chúng tôi chỉ ghi nhận
được các câu trả lời: có điều trị (hoặc không),
điều trị bằng thuốc thoa hoặc thuốc uống.
Phần lớn bệnh nhân không biết có được kê
đơn sử dụng kháng sinh hay không.
Trong NC này, chúng tôi không tìm ra mối
liên hệ giữa trung bình MIC với yếu tố tiền sử
điều trị.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 310
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 87 bệnh nhân mụn trứng cá
thông thường đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu
TPHCM, chúng tôi có những kết luận sau:
1. Tỉ lệ hiện mắc P. acnes ở bệnh nhân mắc
mụn trứng cá tại Bệnh Viện Da Liễu TP HCM
là 48,3%.
2. Tỉ lệ đề kháng các kháng sinh của P. acnes ở
bệnh nhân mắc mụn trứng cá tại Bệnh Viện Da
Liễu như sau: Clindamycin: 88,1%; Azithromycin:
16,7%; Tetracycline: 0%; Doxycycline: 0%;
Minocycline: 0%; Levofloxacine: 0%;
Trimethoprim/sulfamethoxazole: 95,2%;
Cefuroxime: 0%.
* Kiểu đề kháng kháng sinh của P. acnes
trong mẫu NC như sau:
- Có 95,2% các chủng P. acnes phân lập được
đề kháng với ít nhất 1 loại kháng sinh.
- Có 67% các chủng P. acnes phân lập được
đề kháng với 2 loại kháng sinh.
- Có 16,7% các chủng P. acnes phân lập được
đề kháng với 3 loại kháng sinh.
- 100% các chủng P. acnes đề kháng với
Azithromycin đều kháng chéo với Clindamycin.
3. Các yếu tố: tiền sử điều trị, da nhờn và độ
nặng theo phân độ GAGS trong bệnh mụn trứng
cá không liên quan đến kết quả nuôi cấy P. acnes.
4. Các yếu tố: thời gian mắc bệnh, tiền sử gia
đình có thân nhân mắc bệnh, và tiền sử điều trị
không liên quan đến nồng độ ức chế tối thiểu
(MIC) của các kháng sinh.
KIẾN NGHỊ
Vì tỉ lệ đề kháng cao, nên tránh dùng
Clindamycin và Trimethoprim/sulfamethoxazole
để điều trị mụn trứng cá đối với các bệnh nhân
đến khám tại Bệnh Viện Da Liễu TP HCM. Cần
mở rộng nghiên cứu về sự đề kháng này trên
cộng đồng.
Khi điều trị với Azithromycin không thành
công, không nên dùng Clindamycin vì có sự đề
kháng chéo giữa Azithromycin và Clindamycin.
Kháng sinh Tetracycline, Doxycline, và
Minocycline nên được lưu ý để sử dụng điều trị.
Cần có thêm những nghiên cứu về sự đề
kháng in vivo đối với kháng sinh.
Cần nghiên cứu thêm kiểu gen về tính đề
kháng các kháng sinh Tetracycline, Doxycline, và
Minocycline của các chủng P. acnes đã được
phân lập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Duong Thị Lan (2009), "Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh
trứng cá thông thường đến chất lượng cuộc sống người
bệnh", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Hà Nội.
2. Eady AE, Cove JH, et al (2003), "Is antibiotic resistance in
cutaneous propionibacteria clinically relevant? Implications
of resistance for acne patients and prescribers", Am J Clin
Dermatol, 4, pp.813–831.
3. Gonza´lez R, Welsh O, et al (2010), "In vitro antimicrobial
susceptibility of Propionibacterium acnes isolated from acne
patients in northern Mexico", International Journal of
Dermatology, 49, pp.1003–1007.
4. Hassanzadeh P, Bahmani M, et al. (2008), "Bacterial
resistance to antibiotics in acne vulgaris: An in vitro study",
Indian J Dermatol, 53, pp.122-124.
5. Leyden JJ et al. (1975), "Propionibacterium levels in patients
with and without acne vulgaris," Journal of Investigative
Dermatology, 65, pp.382-384.
6. Luk N.-MT., Hui M., et al. (2011), "Antibiotic-resistant
Propionibacterium acnes among acne patients in a regional
skin centre in Hong Kong", Journal of the European Academy of
Dermatology and Venereology.
7. Nguyễn Thị Minh Hồng (2008), "Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông
thường bằng Vitamin A acid tại Viện Da Liễu Quốc Gia",
Luận văn Bác sĩ Chuyên Khoa cấp II, Đại Học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Kính và Nhóm Nghiên cứu Quốc gia của
GARP-Việt Nam (2010), Phân tích thực trạng: Sử dụng kháng
sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam, Hà Nội CDDEP, Global
Antibiotics Resistance Partnership, pp: v-vi.
9. Oprica C (2006), Characterisation of antibiotic-resistant
Propionibacterium acnes from acne vulgaris and other diseases,
Thesis of Ph.D, Stockholm, Karolinska Institutet.
10. Phạm Thị Tiếng, (2005). "Mụn trứng cá", Bài giảng bệnh da
liễu, TP HCM, Nhà XB Y học, tr. 255-6.
11. Song M et al. (2011), "Antibiotic susceptibility of
Propionibacterium acnes isolated from acne vulgaris in
Korea", Journal of Dermatology, 38, pp.667–673.
12. Tan HH, (2003), "Antibacterial therapy for acne: a guide to
selection and use of systemic agents", Am J Clin Dermatol 4,
pp.307–314.
13. Tan HH, Tan WHA, et al (2007), "Community-based study
of acne vulgaris in adolescents in Singapore", British Journal
of Dermatology, 157, pp.547-551.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 301_6705.pdf