Thuyết trình Báo cáo khoa học - Presentation

1. Ai là khán giả (người tham dự) bài trình bày của bạn?

Bạn nên có kế hoạch trước để biết được vài điều về ngừơi tham dự như hiểu biết của họ về chủ đề báo cáo của bạn. Nếu bạn hiểu người tham dự, bạn có thể chọn phong cách nói và từ ngữ thích hợp. Bạn cũng sẽ quyết định cách trình bày báo cáo và cách thức trình bày mở đầu liên quan và thú vị đến với nguời tham dự.

2. Tại sao bạn phải trình bày báo cáo đó?

Bạn đang cố thứ gì đó cho một ai đó, thuyết phục ai làm điều gì, hoặc kể về 1 vấn dề gì đó? Điều gì bạn người tham dự nghĩ hoặc cảm nhận đuợc ở cuối bài nói? Điièu gì sẽ sảy đến ở bước tiếp theo? Sự cần thiết của trình bày, hoặc sẽ thích hợp hơn nếu viết báo cáo hoặc biên bản ghi nhớ?

3. Thời gian bài trình bày của bạn là bao nhiêu?

Bạn cần phải biết rõ bao nhiêu thông tin sẽ đuợc trình bày và tiết kiệm thời gian cho phần câu hỏi và trả lời cuối thời gian báo cáo. Thông thường, bài trình bày không nên kéo dài quá 30 phút. Nếu bạn trình bày kéo dài hơn, có khả năng cao là người tham dự sẽ cảm thấy buồn ngủ.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 08/12/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thuyết trình Báo cáo khoa học - Presentation, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt câu hỏi Đừng để bị lôi kéo vào tình huống “một người hỏi-một người trả lời” hoặc cho phép một người hỏi mãi. Trả lời câu hỏi càng đơn giản và thẳng vào vấn đề càng tốt. Nếu bạn không trả lời được hãy nói là “Tôi không biết” và hoặc là hứa sẽ trả lời họ sau hay mời họ liên hệ lại với bạn. Đừng hỏi lại họ xem bạn đã trả lời đúng câu hỏi của họ chưa. Khi bạn cảm thấy là mình đã trả lời xong thì hãy mời câu hỏi kế tiếp. Không nên nói rằng “đây là câu hỏi cuối cùng”. Bạn sẽ kiểm soát được thính giả bằng cách tự mình quyết định đâu là câu hỏi cuối cùng. Luôn dành cho mình một phút tóm tắt lại những điều bạn đã nói. Khi kết thúc bài nói bạn cần nhấn mạnh vào những thông điệp tích cực mà bạn muốn thính giả cần ghi nhớ khi rời phòng họp báo. Phát tài liệu vào cuối buổi diễn thuyết chứ không phải vào lúc mới bắt đầu. Cần phải nhớ luôn tươi tỉnh. Nếu bạn tươi cười và tỏ ra thân thiện, nhiệt tình và sôi nổi thì thính giả cũng sẽ như vậy. Nếu bạn tỏ ra khó chịu và buồn tẻ thì thính giả cũng sẽ khôngTrang 3 / 4 Vậy những kỹ năng cần thiết đó là gì, trong bài viết này tôi xin chia sẻ với các bạn sinh viên về những kỹ năng mềm mà sinh viên Việt Nam hiện nay cần có để hội nhập với thị trường lao động, kì vọng rằng nếu bạn được những kĩ năng này thì các ban sinh viên đủ sức “qua cầu” mà không “gió bay”. Làm việc nhóm (Team work) Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẫn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân... Các kỹ năng làm việc nhóm được xây dựng trong quá trình học tập trên lớp học cũng như là làm các bài tiểu luận. Bạn Thanh Tòng (sinh viên ĐH BK) bày tỏ: “Ở khoa mình hầu như môn học nào cũng có bài tập nhóm, vì thế qua các bài tập này mình có thể thực hành và phát triển kỹ năng này. Tuy nhiên trong quá trinh làm việc nhóm cũng có nhiều rắc rối vì bất đồng quan điểm dẫn đến làm việc nhóm tạo ra tác dụng ngược vì các bạn không nắm được kỹ năng này”. Một trong những yếu tố ảnh hưởng xây dựng kỹ năng này là phương pháp giảng dạy của các giảng viên, tuy nhiên đặc điểm của các lớp học ở Việt Nam hiện nay là quá đông nên việc ứng dụng thảo luận nhóm cho các bài giảng là khó khả thi. Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm các kỹ năng nhỏ: - Xây dựng vai trò chính trong nhóm - Kỹ năng quản lý hội họp. - Phát triển quá trình làm việc nhóm - Sáng tạo và kích thích tiềm năng Giải quyết vấn đề (problem solving) Giải quyết vấn đề là một cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ ràng và đưa ra giải pháp thực thi để cải tiến cho một vấn đề. Nói dễ hiểu hơn Giải quyết vấn đề: trả lời những câu hỏi như: "Ta sẽ vượt trở ngại như thế nào?" hay "Tôi sẽ đạt làm như thế nào để mục đích của mình trong những điều kiện này?". Cốt lõi của vấn đề là tìm cách đạt được mục đích khi gặp trở ngại hoặc khi ta chỉ có những điều kiện rất hạn chế để thực hiện mục đích. Nhiều sinh viên ra trường hiện nay gặp thất bại khi phỏng vấn bởi vì gặp mốt số câu hỏi từ nhà tuyển dụng để kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn Lan Anh (sinh viên Đại học ngoại ngữ tin học TP.HCM) tâm sự mình đã không trả lời được một câu hỏi đưa ra từ nhà tuyển dụng “Lượng nước đá trên một sân khúc côn cầu có cân nặng là bao nhiêu?".  Đối với những tình huống như thế, bạn sẽ phải phát huy hết sự thông minh và sáng tạo của mình. Kiểu phỏng vấn này được các nhà tuyển dụng sử dụng nhằm kiểm tra mức độ hiểu biết, khả năng phân tích giải quyết vấn đề. Kỹ năng này thường bao gồm một số nhân tố chính: - Xác định vấn đề - Phân loại vấn đề - Mô hình hóa vấn đề - Sử dụng các công cụ giải quyết vấn đề - Qui trình giải quyết vấn đề Kỹ năng giao tiếp (Communication) Mục đích của giao tiếp là truyển tải được những thông điệp. Đây là quá trình liên quan đến cả người gửi và người nhận thông điệp. Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn - cả trong đời tư và trong sự nghiệp. Kỹ năng giao tiếp cực kì quan trọng và nó là nhân tố thể hiện rõ nhất sự năng động của một sinh viên. Việc tham gia các câu lạc bộ Thanh niên, hoạt động Đoàn thanh niên là điều kiện nâng cao kỹ năng này. Thông thường trong trường Đại học sinh viên thường ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động sau: - Kỹ năng thuyết trình trước đám đông - Kỹ năng truyền đạt thông tin - Kỹ năng lắng nghe và thu thập thông tin Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công ty với hơn 50.000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang tính quyết định trong việc tuyển chọn một người quản lý. Cuộc điều tra mới đây nhất đã chỉ ra rằng các kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả năng làm việc với người khác là những yếu tố chính tạo nên thành công trong nghề nghiệp. Quản lý nghề nghiệp (Career management) Trong một khảo sát mới nhất tại trường Đại học Bách khoa, gần như có tới hơn 60% sinh viên tự nhận mình chưa định hướng nghề nghiệp đúng đắn cũng như cũng như là không biết kế hoạch nghề nghiệp cho 5 năm, 10 năm. Thuật ngữ quản lý nghề nghiệp nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp (career assessment), định hướng nghề nghiệp (career mentoring), phát triển nghề nghiệp (career development)... Vì vậy có thể thấy rằng việc định hướng nghề nghiệp là một quá trình liên tục và kéo dài cho đến những năm cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Trong giai đoạn Đại học sinh viên hiện nay sau khi đã lựa chọn ngành nghề ở trường đại học, sinh viên năm nhất cần được tiếp tục hướng dẫn những kỹ năng cần thiết như làm thế nào có thể hòa nhập môi trường đại học, làm thế nào để có một phương pháp học đại học hiệu quả. Sinh viên năm cuối cần được đào tạo kỹ năng để tìm một công việc tốt, kiến thức xây dựng một kế hoạch nghề nghiệp cho năm năm, mười năm... Như vậy có thể thấy sinh viên cần được hướng dẫn hướng nghiệp một cách liên tục trong giai đoạn đại học. Tư duy phản biện: (Critical thinking) Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Tình trạng thụ động trên giảng đường hiện nay cũng là một minh chứng cho việc sinh viên hiện nay thiếu tư duy phản biện. Thạc sĩ Nguyễn Quang Toàn (ĐH Kinh tế TP.HCM) bày tỏ: “Mặc dù trên giảng đường tôi rất khuyến khích các bạn sinh viên bày tỏ quan điểm của mình nhưng hình như không được ủng hộ lắm, phương pháp giảng dạy mới “lấy người học làm trung tâm (learner center) khó mà áp dụng nếu không được ủng hộ từ các bạn sinh viên”. Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin. Hệ thống giáo dục Anh coi tư duy phản biện như một môn học chính qui. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: "Sự đáng tin của dẫn chứng" (Credibility of Evidence) và "Phát triển tranh luận" (Assessing/Developing Argument). Nhiều cử nhân tốt nghiệp ra trường vẫn thiếu tự tin. Một lý do quan trọng: họ chưa hề được tập nói trước đám đông! Không dám nói nên không dám làm Cũng theo Thy, một buổi thảo luận thường diễn ra dưới hình thức chia nhóm, sau đó, nhóm trưởng sẽ tổng hợp ý kiến và thay mặt mọi người lên thuyết trình. Vì thế, các thành viên thường ỷ lại nhóm trưởng. Họ cũng có cơ hội trình bày nhưng lại hay từ chối với lí do" ngại, không quen nên không nói được" hay "trình bày không tốt sợ làm ảnh hưởng đến điểm số của cả nhóm". Thế nên, đã có SV suốt 4 năm học chưa từng một lần đứng trên bục giảng thuyết trình. Đến kì bảo vệ luận văn, lúng túng không biết trình bày cái gì, nói thế nào về vấn đề mà mình đã bỏ công nghiên cứu mấy tháng trời. Ở lớp NB4 - 06 (Khoa tiếng Nhật, ĐH Hà Nội), mặc dù SV nhiệt tình và hứng thú với những buổi thảo luận nhưng lại chưa biết thuyết trình đúng cách. "Hầu hết các bạn đều được phân công thuyết trình luân phiên ở nhiều môn. Tuy nhiên, khi lên bục giảng lại cầm giấy đọc một mạch những gì đã được chuẩn bị sẵn. Đến lúc các bạn ở dưới phản biện thì không thể trả lời được câu hỏi vì không nắm chắc vấn đề”, Vũ Thanh Huyền, một SV của lớp cho biết. Cơ hội được nói, được thuyết trình của SV còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị ở từng trường. Nguyễn Văn Hạnh (K50 Ngôn ngữ - ĐH KHXHNV Hà Nội) kể: "Mỗi phòng chờ của các dãy giảng đường chỉ được trang bị hai máy chiếu. Muốn thuyết trình bằng slide hay power point cũng khó khăn". Thêm nữa, lí do khiến SV  ít có cơ hội trình bày, thảo luận các vấn đề của môn học còn bởi từ phía giảng viên. Thầy Nguyễn Việt Hòa, giảng viên Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội cho rằng: "Nếu thầy, cô nào không chuyên tâm, không đầu tư thời gian vào môn học thì họ sẽ rất ngại cho SV đứng lớp thuyết trình. Bởi làm như vậy, giảng viên phải chuẩn bị lên lớp khá kĩ lưỡng". Điểm mạnh để thành công Trong nỗ lực hỗ trợ kỹ năng sống cho SV, một số trường ĐH đã bắt đầu chú trọng tổ chức các hoạt động cho SV về nội dung này. Nguyễn Viết Hùng (Khoa Luyện kim - ĐH Bách khoa Hà Nội) cho hay: "Gần như suốt năm năm học, bọn tôi có rất ít những buổi thuyết trình hay thảo luận. Giờ ra trường, làm cho một công ty kinh doanh vật liệu công nghiệp, phải tiếp xúc nhiều với khách hàng mới thấy mình thiệt thòi hơn so với sinh viên trường khác". Nguyễn Trà My (SV năm thứ 3, khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngoại thương) ngay từ năm đã được làm quen với cách thuyết trình trên lớp ở các môn đại cương. Khi học chuyên ngành, hầu hết các môn đều được học theo cách SV tự tìm hiểu và thuyết trình. Trường còn liên kết với Trung tâm Tâm Việt, tổ chức cho SV học kĩ năng nói, lắng nghe và biểu đạt ý ngoài ngôn từ. Những cuộc thi hùng biện của các câu lạc bộ SV thường xuyên được tổ chức. SV Học viện Quan hệ quốc tế cũng được đánh giá cao ở kĩ năng này. Nguyễn Hoàng Hợp (D28 - Khoa Kinh tế quốc tế - Học viện Quan hệ quốc tế) chia sẻ: "Học thuyết trình, cái mà em học được lớn nhất là cách bảo vệ ý kiến của mình. Không quan trọng ý kiến của mình là đúng hay sai, quan trọng ở cách chứng minh, bảo vệ ý kiến của mình thật thuyết phục". Hợp nói thêm: "Có thể  trình độ của em không bằng nhiều người nhưng em đã vượt qua được rất nhiều cuộc phỏng  vấn nhờ thuyết phục được nhà tuyển dụng để họ tin rằng, mình có thể làm được việc". Hiện Hợp đã vượt qua con mắt của một nhà tuyển dụng khó tính và  đang làm ở Phòng xúc tiến thương mại Hàn Quốc thuộc Đại sứ quán Hàn Quốc. Không được học ở nơi có môi trường rèn luyện kĩ năng thuyết trình tốt nhất, Nguyễn Tuyết Nhung (Lớp Văn hóa du lịch 10B - ĐH Văn hóa) rèn luyện khả năng giao tiếp và lấy được sự tự tin trước đám đông bằng các hoạt động đoàn thể, tham gia các cuộc thi. Học chuyên ngành văn hóa nhưng Nhung lại là một trong những thí sinh cuối cùng của cuộc thi về kiến thức Marketing trên kênh VTV3. Bí quyết của thành công, theo Nhung, vẫn là ăn nói tự tin và không ngại thể hiện những khả năng có được của mình. TS. Phan Quốc Việt (Giám đốc Trung tâm Tâm Việt, một trung tâm đào tạo kĩ năng thuyết trình có chất lượng ở Hà Nội) cho rằng: "Khả năng thuyết trình tốt đóng góp đến 70% thành công cho một cuộc giao tiếp. Giao tiếp thành công thì sẽ đạt được hiệu quả công việc cao. Đó là kĩ năng, nhưng hơn hết, bạn phải biến kĩ năng đó thành điểm mạnh cho mình".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet_trinh_bao_cao_khoa_hoc_presentation.doc
Tài liệu liên quan