Lịch sử hình thành
1, Lịch sử hình thành.
Quá trình trao quyền mạnh mẽ và các luận điểm biện hộ được bắt nguồn từ năm 1980- 1990.
Năm 1987 Furlong xem xét trao quyền là mục đích quan trọng trong công tác xã hội
Năm 1986 Russel- Elrich cho rằng việc thúc đẩy trao quyền ở cộng đồng đang chịu áp bức là một sự phản ứng quan trọng đối với các xu hướng áp đặt kinh tế và chính trị
8 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 4167 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Thuyết trao quyền trong công tác xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyết Trao Quyền Trong Công Tác Xã Hội
I- Lịch sử hình thành
1, Lịch sử hình thành.
Quá trình trao quyền mạnh mẽ và các luận điểm biện hộ được bắt nguồn từ năm 1980- 1990.
Năm 1987 Furlong xem xét trao quyền là mục đích quan trọng trong công tác xã hội
Năm 1986 Russel- Elrich cho rằng việc thúc đẩy trao quyền ở cộng đồng đang chịu áp bức là một sự phản ứng quan trọng đối với các xu hướng áp đặt kinh tế và chính trị
II. Nội dung thuyết tiếp cận trao quyền.
1. Khái niệm
Trao quyền là một tiến trình hỗ trợ tăng cường khả năng của cá nhân, nhóm, cộng đồng để bản thân họ tự đưa ra quyết định và chuyển hóa các quyết định đó thành hành động cụ thể, các kết quả cụ thể.
2. Nội dung của thuyết tiếp cận trao quyền
Để hiểu được thế nào là trao quyền trước tiên ta phải làm rõ một số ý sau:
- Trao quyền là một quá trình mang tính xã hội.
Ta hiểu một cộng đồng có cấu trúc hoạt động không thể giống như một cá nhân được. Việc tiếp xúc với một cá nhân là rất dễ nhưng cộng đồng là một mô hình khoa học phức tạp vì vậy đôi khi chúng ta nhân tính hóa một cộng đồng nhưng thực ra là một tổ hợp xã hội. Để có thể trao quyền thành công cho cộng đồng, điều quan trọng là ta phải hiểu được bản chất một tổ chức xã hội cũng như mối quan hệ giữa cá nhân hay cá nhân với cộng đồng và với xã hội.
- Tại sao lại có sự tham gia?
Trao quyền không phải là công việc mà bạn có thể làm thay cộng đồng. Bởi vì quá trình trao quyền hay tăng cường năng lực là một quá trình biến đổi xã hội mà tự than cộng đồng có thể trải qua. Một cá nhân không thể làm được nếu không có sự tham gia của toàn thể cộng đồng.
Phương thức chúng ta thúc đẩy cộng đồng hành động. Chúng ta thường gọi các hành động đó là các dự án và muốn thực hiện được dự án thì cần có sự nhất trí của cộng đồng ấy. Đôi khi người ngoài cộng đồng không thể quyết định được gì, vai trò giám sát dự án có vai trò quan trọng nhưng bị xem nhẹ. Cộng đồng không lên phó thác cho những người ngoài cuộc mà phải tham gia giám sát để đảm bảo mục tiêu theo kế hoạch đề ra.
- Phát triển quốc gia
Trong những năm 1950 và 1960 thế giới chấm dứt tình trạng thuộc địa của nhiều quốc gia. Và người ta đã kì vọng răng đó cũng là sự chấm hết cho đói nghèo để các quốc gia trở lên tự chủ và mạnh hơn. Nhưng sự thực không như vậy đói nghèo vẫn tăng lên. Mỗi người trong chúng ta đều có cách nghĩ và lý giải riêng cho mình. Là người động viên cộng đồng, chúng ta không thể trực tiếp thay đổi 1 quốc gia, nhưng ta có thể giúp từng cộng đồng trở lên mạnh hơn. Nếu chúng ta truyền đạt lại những phương pháp và cách thức cho người khác và có thể tác động lên chính sách và lập pháp của một quốc gia để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển các cộng đồng tự chủ. Các cộng đồng càng mạnh, quốc gia sẽ Càng thịnh vượng và độc lập.
- Tìm thế mạnh và phát huy nó.
Mỗi cộng đồng đều có thế mạnh riêng của mình. Là tác viên cộng đồng bạn phải tìm ra được các nguồn lực trong và ngoài để giúp đõ cộng đồng đó giải quyết vấn đề đang gặp phải.
- Tại sao phải dùng thuật ngữ trao quyền cho cộng đồng?
Tại vì muốn thực hiện được trao quyền trước tiên chúng ta phải làm cho cộng đồng có : “ Quyền lực” và “Năng lực”. Nhưng nó khó có thể thực hiện được vì trong mỗi chúng ta đều có sự ích kỉ của riêng mình luôn muốn lợi ích thuộc về mình và mình hơn người khác.
Thực hiện trao quyền là thực hiện dân chủ hóa cộng đồng đó tức trao quyền cho tất cả mọi người trong cộng đồng để từ đó giúp họ trở lên ít phụ thuộc vào viện trợ hơn, tự chủ hơn và có khả năng duy trì sự phát triển mà không cần sự giúp đỡ bên ngoài.
- Trở nên mạnh hơn qua hành động:
Là một nhân viên xã hội bạn cần giúp họ trở nên tự chủ và tìm ra điều họ cần nhất “ thông qua ý kiến” và sau đó bạn chỉ cho các thành viên cộng đồng làm thế nào để đạt được nó. Đó chính là nỗ lực rèn luyện để tăng cường sức mạnh cộng đồng.
Vd : Một huấn luyện viên không thể trống đẩy thay cho học viên được mà thông qua cách hướng dẫn, phương pháp mà huấn luyện viên đó dạy, để từ đó học viên muốn trở nên có năng lực thì anh ta phải tự mình rèn luyện. Còn huấn luyện viên mà làm thay thì học viên đó không bao giờ trở nên mạnh được.
- Tại sao phải lựa chọn cộng đồng để trao quyền?
Mục đích thúc đẩy cộng đồng là tăng quyền lực, năng lực và sự giàu có của cộng đồng. tại sao chúng ta phải lựa chọn cộng đồng. Để phát huy giá trị tối đa của một con ngưới, bạn cần đánh giá không chỉ đánh giá những mặt yếu mà cần công nhận những mặt mạnh và thành quả của họ và cho họ biết rằng bạn mong đợi những điều quan trọng nhất họ có thể làm được.
Phát huy sức mạnh, đừng tập trung vào điểm yếu.
Từ những câu hiểu và các câu hỏi được đặt ra ở trên ta có thể thấy rằng nội dung của trao quyền là:
Các hành động nhằm xây dựng năng lực của cá nhân, nhóm, cộng đồng để bản than họ tự đưa ra quyết định, và chuyển hóa các quyết định đó thành hành động cụ thể, các kết quả cụ thể.
→Trao quyền hướng đến giúp thân chủ đạt được quyền đưa ra quyết định và hành động thông qua cuộc sống của họ bằng việc giảm những tác động về những hạn chế của cá nhân hoặc xã hội việc thực hiện quyền lực hạn hữu, qua việc tăng khả năng và sự tự tin nhằm sử dụng quyền lực và chuyển đổi quyền lực từ môi trường đến viới thân chủ.
→ Mục đích của trao quyền là việc thực hiện công bằng xã hội và gắn liền viới biện hộ. Về mục đích của trao quyền: Chính là công bằng xã hội, tạo cho cá nhân có sự công bằng về xã hội. Khái niệm về “công bằng” được xem xét trên nhiều khía cạnh từ kinh tế, chính trị, xã hội và chia nhỏ ra nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông Xét về mặt xã hội, mỗi con người có các điều kiện về xã hội khác nhau: như về khả năng lao động, nghề nghiệp, trình độ, điều kiện gia đình, thừa kế tài sản khác nhau và họ phải chụi những rủi ro khác nhau (bệnh tật, thiên tai, mất mùa) từ đó xuất hiện những cá nhân yếu thế hơn so với các các nhân khác và những cá nhân yếu thế đó ít có cơ hội được tham gia vào các hoạt động xã hội hơn. Ví dụ: như nhóm người nghèo thì họ kéo theo một loạt các yếu tố khó khăn hơn như: nghèo về vật chất, tinh thần, kiến thức, trí tuệ, vốn hiểu biết xã hội, nghèo về cả người thân.. Vì thế họ phải được tạo điều kiện, cơ hội, sự giúp đỡ, chia sẻ khác hơn so với những người không nghèo, tức là giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi. Đây chính là mục đích của trao quyền gắn với biện hộ. Ví dụ như sau khi nhóm phụ nữ nghèo sau được học nghề nhưng lại không có sự giúp đỡ đề tìm được việc làm hoặc việc làm không đúng với nghề họ đào tạo thì vấn đề của đối tượng vẫn chưa được giải quyết mà phải có sự quan tâm của nhà tham vấn giúp họ có được việc làm, tăng thu nhập từ đó mới thoát nghèo bền vững.
3. Các dạng trao quyền.
a. Trao quyền giữa lãnh đạo và nhân viên: tức là lãnh đạo thể hiện tín nhiệm và giao nhiệm vụ, trọng trách cho nhân viên.
b. Trao quyền giữa nhân viên với nhân viên: Thể hiện sự tôn trọng, công bằng và giúp đỡ nhau trong công việc.
c. Trao quyền nhân viên với cộng đồng: Tức Nhân viên xã hội giúp cộng đồng kết nối các nguồn lực trong và ngoài để giải quyết vấn đề. Nhưng người quyết định cuối cùng là cộng đồng.
4. Nguyên tắc quản lý trong trao quyền
1. Đánh giá cao cộng đồng đó
2. Chia sẻ với cộng đồng về những mong muốn của mình.
3. Chia sẻ mục tiêu và giúp cộng đồng hiểu được các chính sách, pháp luật có liên quan.
4. Tin tưởng vào cộng đồng.
5. Cung cấp đầy đủ thông tin để cộng đồng đưa ra quyết đinh.
6. Giao quyền bên cạnh trách nhiệm cho cộng đồng.
7. Thường xuyên đưa ra phản hồi.
8. Cùng cộng đồng giải quyết vấn đề.
9. Lắng nghe để học hỏi và đặt câu hỏi để đưa ra sự hướng dẫn.
10. Công nhận sự tích cực của các thành viên trong cộng đồng và có những khen thưởng thỏa đáng.
5. Ứng dụng trong Công Tác Xã Hội
Trao quyền gắn liền với biện hộ và nó là từ khóa quan trọng trong công tác xã hội.
Biện hộ là hướng đến những người không có quyền lực cá nhân so với cá nhân có quyền lực. Trao quyền và biện hộ là 2 xứ mệnh quan trọng trong nghề công tác xã hội giao phó cho những nhà thực hành công tác xã hội. Hai nhiệm vụ này độc lập xong lại hỗ trợ nhau. Trao quyền giúp người yếu thế phát huy nguồn sức mạnh nội lực thông qua tăng năng lực cho họ. Đồng thời trao quyền dựa vào biện hộ để huy động nguồn lức ngoài cộng đồng.
Nó giúp vận dụng trong tiến trình làm việc của công tác cá nhân, nhóm, cộng đồng.
Là nguyên tắc thực hiện trong quá trình làm việc của Nhân viên xã hội
Là kim chỉ nam trong quá việc triển khai tiến trình trong công tác xã hội.
Ví dụ: Một xã (cộng đồng) đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của xã trong 10 năm tới, thì nhân viên công tác xã hội cần tham vấn để cộng động đó thấy được đâu là thế mạnh của địa phương, mang tính khả thi cao trong 10 năm tới nên đưa kinh tế của xã phát triển theo ngành nghề nào, cần phải tìm hiểu, phân tích các thể mạnh của địa phương như địa phương trồng được nhiều cây dong thì phù hợp với nghề làm miến dong, hoặc phù hợp với nghề trồng dâu nuôi tằm, hoặc có nhiều ao hồ thì phát triển theo hướng nuôi cá và từ đó để cho người dân họ tự đưa ra quyết định. Tuy nhiên nếu sau khi quyết định để người dân tự giải quyết được vấn đề thì rất khó mà phải có sự hỗ trợ của cộng đồng như hỗ trợ của địa phương về cơ chế, chính sách, việc đầu tư trang thiết bị của các công ty, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm và kể cả việc sau nay khi sản phẩm bán ra phải gắn với thương hiệu..
Như vậy việc trao quyền vừa giúp cho những người yếu thế phát huy được nguồn lực, sức mạnh nội lực thông qua việc tăng cường năng lực cho họ, đồng thời trao quyền dựa vào biện hộ để huy động các nguồn lực ngoài cộng đồng và cuối cùng là giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả.
6.Ví dụ minh họa
Lan sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo. Khi nhỏ Lan sống tromg một gia đình hạnh phúc, yêu thương nhau. Bắt đầu tứ Lan học cấp II bố,mẹ bắt đầu cãi nhau, và rồi khi học cấp III bố, mẹ Lan li thân.
Do gia đình nghèo, không có tiền đi học Lan phải nghỉ học đi buôn bán để lấy tiền đi học. Nhưng rồi Lan nghỉ học. Gì của Lan ở thành phố Hồ Chí Minh bảo Lan vào làm một thời gian kiếm đủ tiền đi học. Khi vào thành phố Hồ Chí Minh Lan đi làm giúp việc trông một em bé, và một cụ già 70 tuổi, Gì bảo trả Lan 1,5 triệu đồng/tháng.
Với tính ương bướng của mình em đòi Gì về quê để học và cuối cùng Gì Lan để em về quê và trả Lan 300.000đ.
Khi về quê các bạn của Lan đã học được 2 tháng. Lan không theo kịp.
Số phận may mắn với Lan khi lan gặp được một ông nước ngoài bao cấp học hoàn toàn. Rồi sau đó Lan đi học trung cấp, trong thời gian đó Lan yêu một anh (đó là Tùng).
Sau đó bố Lan mất, Lan được Tùng chia sẻ công việc. Bố của Tùng thông cảm cho Lan và khi nào 2 đứa ra trường thì cùng lấy nhau.
Sau khi ra trường thì bố, mệ của Tùng không đồng ý, và Lan đã đánh đổi tất cả mọi thứ.
Tùng làm công trình phải đi rất nhiều nơi và mỗi lần Lan nhắc tới chuyện cưới thì Tùng lờ đi. Tùng bị mất việc và Tùng bảo Lan đi yêu người khác.
Lúc này Lan rơi xuống vực sâu, đi làm mọi việc khắp nơi và Lan mất đi phương hướng không biết đi đâu về đâu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_trao_quyen_trong_cong_tac_xa_hoi_6566.doc