A. Nguồn gốc nhà nước?
Có thể phần chia các học thuyết về nguồn gốc nhà nước thành 2 loại như sau
1. Các học thuyết phi Mác-xít
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
1. Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc nhà nước
a. Thuyết thần quyền
Nhà nước do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy nhà nước là lực
lượng siêu nhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và bất biến.
Có các sự lý giải khác nhau về thuyết thần quyền
+ Phái Quân quyền (Quân chủ): Thượng đế trao trực tiếp quyền cai trị dân chúng
cho nhà nước mà đại diện là nhà vua (Hoàng đế) -> quyền lực nhà vua là tuyệt đối.
-> Chế độ phong kiến ở một số quốc gia phương Đông: Trung Quốc, Việt Nam
-> Hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo, Khổng giáo
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thuyết thần quyền và khế ước xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyết thần quyền và khế ước xã hội
A. Nguồn gốc nhà nước?
Có thể phần chia các học thuyết về nguồn gốc nhà nước thành 2 loại như sau
1. Các học thuyết phi Mác-xít
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
1. Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc nhà nước
a. Thuyết thần quyền
Nhà nước do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy nhà nước là lực
lượng siêu nhiên, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và bất biến.
Có các sự lý giải khác nhau về thuyết thần quyền
+ Phái Quân quyền (Quân chủ): Thượng đế trao trực tiếp quyền cai trị dân chúng
cho nhà nước mà đại diện là nhà vua (Hoàng đế) -> quyền lực nhà vua là tuyệt đối.
-> Chế độ phong kiến ở một số quốc gia phương Đông: Trung Quốc, Việt Nam
-> Hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo, Khổng giáo
+ Phái giáo quyền: Thượng đế trao quyền lực cho giáo hội, do đó giáo hội thống
trị về mặt tinh thần và trao quyền thống trị về mặt thể xác cho nhà nước (nhà vua
là người đại diện)
-> Chế độ quân chủ phong kiến phương Tây & giáo hội La Mã.
+ Phái Dân Quyền: Thương đế trao quyền lực đó cho nhân dân và để rồi họ ủy
thác cho nhà nước - mà người đại diện là nhà vua. Do đó nhân dân phải phục tùng
nhà vua và ngược lại nhà vua phải có trách nhiệm chăm lo đến lợi ích của nhân
dân.
-> Tư tưởng Nho giáo về vị minh quân.
b. Thuyết gia trưởng: Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển gia đình, giống như
quyền gia trưởng của người đứng đầu gia đình.
c. Thuyết bạo lực: nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc
này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng nghĩ ra một hệ thống cơ
quan đặc biệt (nhà nước) để nô dịch kẻ chiến bại.
d. Thuyết tâm lý: Nhà nước hình thành do nhu cầu về tâm lý của con người
nguyên thủy luôn muốn được bảo vệ bởi nhà nước - tổ chức siêu nhân có sứ mạng
lãnh đạo xã hội như thủ lĩnh, giáo sĩ
e. Thuyết siêu nhiên: sự xuất hiện của xã hội loài người cũng như nhà nước là sự
du nhập và thử nghiệm thành tựu của nền văn minh ngoài trái đất.
f. Thuyết của các học giả tư sản:
Nhà nước là sản phẩm của khế ước giữa những người sống trong trạng thái tự
nhiên không có nhà nước. Vì vậy nhà nước phản ánh quyền và lợi ích của các
thành viên trong xã hội.
Mỗi thành viên đều có quyền yêu cầu nhà nước phục vụ họ, bảo vệ lợi ích cho họ.
Thuyết khế ước xã hội có vai trò quan trọng, là tiền đề cho học thuyết dân chủ
cách mạng và là cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản lật đổ ách thống trị phong
kiến.
Tuy nhiên, quan điểm này có những hạn chế là nó giải thích nguồn gốc nhà nước
trên quan điểm duy tâm, là ý muốn, nguyện vọng của các bên tham gia giao kết.
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước
+ Nhà nước không phải là một hiện tượng xã hội vĩnh cữu và bất biến.
+ Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định.
+ Xuất hiện hoàn toàn khách quan, là kết quả tất yếu, là sản phẩm và biểu hiện của
những mâu thuẫn không thể điều hòa được.
- Quan niệm cũ:
Bản chất nhà nước đồng nhất với tính giai cấp, nhà nước là công cụ của giai cấp
thống trị nhằm kìm giữ giai cấp bị trị trong vòng lệ thuộc, là công cụ điều hòa lợi
ích giai cấp, là bộ máy trấn áp giai cấp (nhà nước nguyên nghĩa).
- Quan niệm mới:
Bản chất nhà nước có hai mặt là tính giai cấp và tính xã hội (nhà nước “nửa nhà
nước” mà tiêu biểu là nhà nước XHCN.
- Quan niệm rộng:
Không chỉ hai tính chất cơ bản trên, mà tất cả các dấu hiệu đặc trưng và các tính
chất khác cũng như các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, BMNN, các mối liên
hệ của nhà nước… cũng thể hiện bản chất nhà nước.
B. Thuyết thần quyền về nguồn gốc nhà nước
Lòng tin tưởng thần quyền là điểm chung của mọi dân tộc vào thời kỳ nguyên
thủy. Nó cũng là nền tảng cho mọi tổ chức xã hội thời cổ.
Thế giới do một quyền lực vô hình nhưng vạn năng điều khiển. Quyền lực ấy có
thể là một nhân vật có hình thể như người hay là một nguyên lý trừu tượng. =>
Thượng đế.
Nhà vua được xem là người lãnh mạng Trời để cai trị muôn dân, có quyền tuyệt
đối với dân chúng. Dân chúng có bổn phận tuyệt đối tuân lệnh nhà cầm quyền.
Chú thích =====>
Lúc vừa thoát khỏi thời kỳ thú tánh, con người chưa có những tri thức rõ rệt và
chính xác về các hiện tượng thiên nhiên. Vì đó, con người giải thích những hiện
tượng ấy bằng sự hiện diện của những thần minh là những nhân vật vô hình nhưng
có nhiều quyền năng đối với vũ trụ và đời sống con người, và cho rằng con người
được sanh ra là để phụng sự thần minh.
Lòng tin tưởng nơi thần quyền là điểm chung của tất cả mọi dân tộc trong thời kỳ
sơ thủy. Nó là nền tảng của mọi tổ chức xã hội thời cổ. Bởi đó, tôn giáo có thể
xem như là một loại lý thuyết chánh trị dựa vào thần quyền.
Về chi tiết, những lý thuyết thần quyền nầy khác nhau vô cùng, nhưng căn bản của
nó chỉ là một: đó là lòng tin tưởng rằng thế giới do một quyền lực vô hình nhưng
vạn năng điều khiển. Quyền lực ấy có thể là một nhân vật có hình thể như người
hay là một nguyên lý trừu tượng. Nhưng trong trường hợp nào, con người cũng
phải thờ phượng nó và tuân theo nó thì mới được an toàn. Vì thế, một trong những
nhiệm vụ tối yếu của nhà cầm quyền là thờ cúng Trời (hay Thượng Đế hoặc Thần
Minh). Đối với quần chúng, nhà cầm quyền tối cao được xem là đại diện hay con
của Trời (Thiên Tử), của Thượng Đế hay của Thần Minh.
Về phương diện tổ chức, các xã hội cổ thời đã trải qua nhiều chánh thể khác nhau,
nhưng xu hướng chung là sự thắng thế cuối cùng của chế độ quân chủ chuyên chế.
Cho đến thế kỷ 17, hầu hết các nước trên thế giới đều theo chế độ nầy. Nhà vua
được xem là người lãnh mạng Trời để cai trị muôn dân, có quyền tuyệt đối với dân
chúng. Dân chúng có bổn phận tuyệt đối tuân lệnh nhà cầm quyền.
end <-
1. Phái quân quyền - quân chủ
- Nhà vua - thiên tử con trời - lãnh mạng thượng đế cai trị dân chúng -> quyền lực
nhà vua là tuyệt đối và bất khả xâm phạm.
- Nhà vua có quyền cai trị dân chúng cả về thể xác và tinh thần tức "thế quyền" và
"thần quyền".
- Triều thần và dân chúng nhận mệnh lệnh từ nhà vua và nhà vua nhận mệnh lệnh
từ trời. Do đó nhà vua đứng trên cả quỉ thần trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà
nhà vua cai trị.
- Thuyết thần quyền theo trường phái quân quyền chủ yếu ở khu vực Châu Á:
Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc,...
- Nho Giáo - Khổng Tử
* Khổng Tử dạy rằng bầy tôi phải trung với vua vì quân quyền do mạng trời mà
ra.
* Tuy vậy, nhà vua phải làm tròn nhiệm-vụ mình và thi-hành nhân-chánh, lo cho
quyền-lợi dân chúng
* Trời và dân vốn tương thông nhau, do đó nó dân oán vua, mạng trời có thể thu
lại và người khác có quyền thay mặt Trời mà trị tội nhà vua.
=> Việc chánh-trị thì cốt ở đạo nhơn. Theo Khổng-tử, sự trị loạn trong xã-hội
không phải do nơi chánh-thể mà do tài đức người hành-pháp. Bởi vậy, người cầm
quyền phải cố sửa mình cho đến bậc nhơn, hầu đem đạo ra thi-hành trong thiên-hạ.
Khổng-tử dạy rằng, bầy tôi phải trung với vua vì quân quyền do mạng Trời mà ra.
Tuy vậy, nhà vua phải làm tròn nhiệm-vụ mình và thi-hành nhân-chánh, lo cho
quyền-lợi dân chúng. Trời với dân vốn tương thông nhau nên Trời lúc nào cũng
chiều theo ý dân. Khi dân đã oán vua, mạng Trời có thể bị thu lại và người khác có
quyền thay mặt Trời mà trị tội nhà vua. <=
2. Phái giáo quyền
- Thương đế trao quyền lực cho Giáo hội, do đó giáo hội giữ quyền thống trị về
mặt tinh thần.
- Giáo hội trao quyền thống trị về mặt thể xác cho nhà nước - mà vua là người đại
diện.
- Mối lệ thuộc của nhà nước đối với giáo hội, bảo vệ giáo hội và giáo hoàng cũng
là nhiệm vụ của nhà nước.
Phái giáo truyền được phổ biến ở phương Tây
- Người đứng đầu giáo hội làm thủ tục đặt vương niệm lên đầu người đứng đầu
nhà nước - nhà vua -> biểu hiện sự trao quyền lực từ thượng đế.
Mặt trăng tỏa sáng nhớ mặt trời cũng như vương triều chói lòa nhờ Giáo hoàng.
Giáo lý hai gươm giải thích: nhà vua có được gươm báo là chính quyền nhờ có
giáo hội và do vậy phải phục tùng giáo hội.
3. Phái Dân Quyền: Thương đế trao quyền lực đó cho nhân dân và để rồi họ ủy
thác cho nhà nước - mà người đại diện là nhà vua. Do đó nhân dân phải phục tùng
nhà vua và ngược lại nhà vua phải có trách nhiệm chăm lo đến lợi ích của nhân
dân.
-> Tư tưởng Nho giáo về vị minh quân.
C. Thuyết khuế ước xã hội
Hoàn cảnh ra đời: Nền phong kiến đang ở giai đoạn suy tàn, cuộc cách mạng tư
sản bắt đầu nở ra chống lại sự chuyên chế, độc đoán của các nhà nước phong kiến
Xây dựng trên cơ sở quyền từ nhiên -> con người cần tự giác ký kết với nhau một
khế ước để giao cho tổ chức làm trung gian, trọng tài để đảm bảo các quyền tự
nhiên: tư hữu, quyền cá nhân => Nhà nước
Đại diện tiêu biểu cho thuyết khế ước xã hội
1. Jean Bodin 1530 - 1596
2. Thomas Hobben : 1588 - 1679
3. Jonh Locke : 1632 0 1704
4. Charles Louis Montesquieu ...
5. Jean-Iacques Rousseau : 1712-1778
6. Denis Diderot :....
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 41_2439.pdf