Thương mại quốc tế và Đầu tư quốc tế

Nắm vững nội dung từng học thuyết về thương mại quốc tế

Đánh giá những điểm mạnh và những điểm yếu của từng học thuyết, trên cơ sở đó sử dụng các học thuyết để giải thích các luồng/mô thức trao đổi thương mại giữa các nước

Nắm vững các rào cản thương mại quốc tế và sự phát triển của các thể chế nhằm xoá bỏ các rào cản đó.

Nắm được các hình thức hợp nhất kinh tế và vai trò của nó trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế.

 

 

 

 

ppt28 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thương mại quốc tế và Đầu tư quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 2 Thương mại quốc tế và Đầu tư quốc tế GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Chương 2 Lý thuyết thương mại quốc tế và sự hợp nhất kinh tế GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Mục tiêu học tập ______________________________ Nắm vững nội dung từng học thuyết về thương mại quốc tế Đánh giá những điểm mạnh và những điểm yếu của từng học thuyết, trên cơ sở đó sử dụng các học thuyết để giải thích các luồng/mô thức trao đổi thương mại giữa các nước Nắm vững các rào cản thương mại quốc tế và sự phát triển của các thể chế nhằm xoá bỏ các rào cản đó. Nắm được các hình thức hợp nhất kinh tế và vai trò của nó trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế. GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH A) Các lý thuyết về thương mại quốc tế ________________________________ Câu hỏi nghiên cứu: Thương mại có làm tăng lợi ích của các quốc gia hay không? Yếu tố nào làm tăng lợi thế cạnh tranh của một quốc gia và thúc đẩy giao thương thương mại của nó với các quốc gia khác? Trường phái trọng thương (Mercantilism) Xuất hiện vào giữa thế kỷ 16 ở Anh Vàng và bạc là tiền tệ  sự giàu có của một quốc gia được đánh giá thông qua trữ lượng vàng và bạc của quốc gia đó. GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Các quốc gia muốn tăng sự thịnh vượng và quyền lực thì phải duy trì thặng dư thương mại (XK > NK) Nhà nước cần sử dụng các hình thức trợ cấp để thúc đẩy XK và sử dụng thuế quan và hạn mức để hạn chế NK 2 sai lầm của trường phái trọng thương Không có 1 quốc gia nào có thể duy trì thặng dư thương mại vĩnh viễn (David Hume, 1752) Trường phái này cho rằng lợi ích thương mại của 1 nước là sự thiệt hại của các nước khác (zero-sum game) GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH 2) Trường phái cổ điển Giả thiết: Có 2 SP và 2 quốc gia, nhưng chỉ có 1 yếu tố sản xuất là lao động. Lực lượng lao động ở mỗi nước là bằng nhau và cố định Lao động chỉ có thể di chuyển giữa các ngành trong 1 nước Trao đổi hàng hóa theo phương thức hàng đổi hàng Không có chi phí vận chuyển Có sự khác biệt về năng suất lao động giữa 2 quốc gia Hàm sản xuất ở 2 nước có suất sinh lợi không đổi theo quy mô Cạnh tranh hoàn hảo, không có sự can thiệp của nhà nước Sở thích và thị hiếu giống nhau và thuần nhất GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Lợi thế tuyệt đối (Adam Smith, 1776) Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trên 1 SP nghĩa là nó sản xuất ra sản phẩm đó một cách hiệu quả hơn các quốc gia khác Các quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối và trao đổi chúng với những sản phẩm mà nước khác có lợi thế. Tất cả các nước đều đạt được lợi ích thương mại (postive –sum game) GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Lợi thế tuyệt đối và lợi ích thương mại GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH b) Lợi thế tương đối/so sánh (David Ricardo, 1817) Khi nước A có lợi thế tuyệt đối ở cả 2 SP so với nước B thì cả 2 nước vẫn đạt được lợi ích thương mại nếu như nước A chuyên môn hóa vào việc sản xuất SP mà nó sản xuất có hiệu quả hơn và trao đổi với SP mà nó sản xuất kém hiệu quả hơn do nước B sản xuất. Xem lại khái niệm chi phí cơ hội GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Lợi thế tương đối và lợi ích thương mại GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Những hạn chế của trường phái cổ điển ___________________________________ Mô hình đơn giản: 2 nước và 2 sản phẩm Không đề cập đến chi phí vận chuyển giữa các nước Không đề cập đến sự khác nhau về giá cả các nguồn lực giữa các nước và tỷ giá hối đoái Giả định rằng các nguồn lực dịch chuyển một cách tự do từ ngành này sang ngành khác trong một quốc gia Giả định suất sinh lợi không đổi theo quy mô GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Lý thuyết giả định nguồn lực của mỗi nước là cố định và tự do hoá thương mại không làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Lý thuyết không đề cập đến ảnh hưởng của thương mại lên sự phân phối thu nhập trong một quốc gia GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH 3) Trường phái tân cổ điển (Heckscher-Ohlin) ___________________________________ Khác với trường phái cổ điển ở những giả thuyết sau Có 2 yếu tố sản xuất: lao động và vốn (số lượng cố định) Không có sự khác biệt về năng suất/công nghệ giữa 2 nước; nhưng có sự khác biệt trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất Lợi thế so sánh giữa các quốc gia có thể được giải thích thông qua sự khác nhau về khả năng cung cấp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động, ..) của các quốc gia GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Các yếu tố sản xuất dư thừa sẽ có chi phí rẽ Các quốc gia sẽ xuất khẩu các SP thâm dụng các yếu tố sản xuất dư thừa và nhập khẩu những SP thâm dụng các yếu tố sx khan hiếm Lý thuyết này được ưa chuộng hơn vì giả thuyết thực tế hơn lý thuyết lợi thế tương đối; tuy nhiên khả năng giải thích trao đổi thương mại quốc tế của học thuyết H-O thì kém hơn GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Nghịch lý Leontief , 1953: (Noble winner, 1973) “SP xuất khẩu của Mỹ ít thâm dụng về vốn hơn SP nhập khẩu của Mỹ” Lý do: Sự khác biệt về công nghệ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích thương mại quốc tế Nếu tính đến yếu tố công nghệ, lý thuyết H-O có năng lực giải thích tốt hơn. 4) Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm (Vernon, 1960) GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH 5) Lý thuyết thương mại mới (Krugman, MIT) ___________________________________ Xuất hiện vào thập niên 1970, lý thuyết này nhấn mạnh vào lợi thế do tăng quy mô do có thể tiết giảm chi phí cố định trung bình trên 1 SP Ứng vào các ngành phần mềm vi tính, ô tô, máy bay, ... 2 lợi ích của lợi thế do tăng quy mô: Tăng sự đa dạng về chủng loại sản phẩm Tiết giảm chi phí GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Lợi thế xâm nhập thị trường sớm Để tạo lợi thế do quy mô cần có sự may mắn, khả năng kinh doanh, sự cải tiến không ngừng, và sự hổ trợ của nhà nước Ý nghĩa của lý thuyết lợi thế do tăng quy mô: Giải thích trao đổi thương mại giữa các nước phát triển (không có sự khác biệt về công nghệ và các yếu tố sản xuất) Giải thích sự thống trị của một số ít MNEs trong một số ngành công nghiệp (hoá chất, công nghiệp nặng, điện tử tiêu dùng, phần mềm, ..) GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH 6) Giả thuyết nhu cầu thị trường của Linder (1961) Nhu cầu thị trường có vai trò quyết định mô thức trao đổi các sản phẩm công nghiệp/phân biệt SP công nghiệp/phân biệt là sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sx từ công nghệ thâm dụng vốn Nó được tạo ra từ nhu cầu ở thị trường rộng lớn, có sức mua cao SP công nghiệp sẽ được xuất khẩu sang những thị trường có cùng sở thích, thị hiếu, qui mô, và sức mua. GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH 7) Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình kim cương của Porter Sự cung ứng các yếu tố sản xuất Các yếu tố sx cơ bản: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí , dân số. Các yếu tố sx tiên tiến: hạ tầng thông tin, lao động có trình độ, phương tiện nghiên cứu, hiểu biết công nghệ Các điều kiện về nhu cầu Các ngành công nghiệp hổ trợ có liên quan Chiến lược công ty, cấu trúc thị trường, và đối thủ cạnh tranh GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH 7) Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình kim cương của Porter GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Thương mại có thúc đẩy tăng trưởng ở các quốc gia hay không? ___________________________________ Sachs và Warner đo lường sự tác động của thương mại (chỉ số mở cửa thương mại ) lên tăng trưởng kinh tế của 100 quốc gia trong giai doạn 1970-1990 Đối với nhóm nước phát triển, những nền kinh tế mở tăng trưởng 2.29%, những nền kinh tế đóng 0.74% Đối với nhóm nước đang phát triển, những nền kinh tế mở tăng trưởng 4.49%, những nền kinh tế đóng 0.69% GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Wacziarg và Welch mở rộng dãy số liệu của Sachs và Warner từ 1950-1998, cho thấy các quốc gia tự do hóa thương mại có tốc độ tăng trưởng trung bình là 1.5% so với thời kỳ chưa tự do hóa. Frankel và Romer đo lường tác động của thương mại (giá trị TM/GDP) lên thu nhập đầu người, và cho thấy 1% tăng lên của tỷ trọng thương mại trong GDP làm tăng mức thu nhập là 0.5% GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH B) Các loại rào cản thương mại ___________________________________ Tại sao các quốc gia lập ra các rào cản thương mại An ninh quốc gia (các ngành liên quan đến quốc phòng: hàng không, điện tử cao cấp, chất bán dẩn,..) Bảo vệ công việc làm và các ngành công nghiệp trong nước (thuế quan đánh lên thép nhập khẩu ở Mỹ năm 2002; hoặc thuế nông sản ở Châu Âu) Bảo vệ người tiêu dùng (chống lại các SP có chất tăng trưởng hoặc được can thiệp bằng công nghệ sinh học) GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Khuyến khích sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu nhằm tránh sự lệ thuộc nước ngoài và giảm áp lực lên BOP Khuyến khích xuất khẩu và đầu tư nước ngoài Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước Thực hiện các chính sách thương mại chiến lược Phòng chống bán phá giá hoặc trả đũa Từ chối thương mại với các nước có vấn đề về nhân quyền GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH 2) Các rào cản thương mại 2.1) Thuế quan (tariffs) Thuế cố định trên đơn vị SP (specific tariffs) hoặc lả tỷ lệ phần trăm trên giá trị SP (ad valorem tariffs) Tác động của thuế quan lên các thành phần kinh tế Nhà nước: tăng thu ngân sách Nhà sản xuất: tăng lợi ích, được bảo hộ  kém hiệu quả Người tiêu dùng: thiệt hại do tăng giá (Nhật, 1989, áp thuế quan trên thực phẩm, mỹ phẩm, hoá chất làm tăng chi phí tiêu dùng $890/năm; 2002, thuế quan đánh lên thép ở Mỹ 8-30% làm tăng giá thép lên 30-50%) GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH 2.2) Trợ cấp (subsidy) Trợ cấp của chính phủ cho các doanh nghiệp nhằm hổ trợ doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, mở rộng XK Dưới dạng chi phí nghiên cứu, tín dụng rẽ, hoãn thuế, góp vốn của nhà nước Trong nông nghiệp: năm 2002, EU trợ cấp nông nghiệp 43 tỷ USD/năm, Mỹ 180 tỷ USD/10 năm. Trong ngành hàng không Mỹ trợ cấp nghiên cứu R&D cho Boeing thông qua nghiên cứu quân sự; EU trợ cấp cho Airbus thông qua tín dụng rẽ GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH Tác hại: Sản xuất kém hiệu quả Sản xuất dư thừa các nông sản được trợ cấp Làm giảm giao thương thương mại các sản phẩm nông nghiệp. Nếu các nước phát triển bỏ trợ cấp cho nông nghiệp thì trao đổi thương mại các SP nông nghiệp tăng lên 50%, lợi ích tăng thêm 160 tỷ USD. GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH 2.3) Hạn mức thương mại (quota) và giới hạn xuất khẩu tự nguyện (voluntary export restraint - VER) Hạn mức TM: quy định số lượng SP nhập khẩu vào 1 nước Hạn mức thuế quan (tariff rate quota) Hạn mức xuất khẩu tự nguyện : là hạn mức thương mại do nước XK đưa ra theo yêu cầu của chính quyền nước nhập khẩu (1981, Nhật đưa ra mức VER xe hơi vào thị trường Mỹ là 1,68 triệu chiếc để tránh bị đánh thuế hoặc quota) 2.4) Yêu cầu về hàm lượng nội địa (Buy America Act) GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH 2.5) Các trở ngại về thủ tục hành chính, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sức khỏe 2.6) Chính sách chống bán phá giá (anti-dumping policy) Bán phá giá: giá bán ở thị trường nước ngoài thấp hơn chi phí sản xuất, hoặc thấp hơn giá bán trong nước Thuế chống bán phá giá rất cao Mang nặng tính thù nghịch hoặc là trả đũa GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptlecture_2a_thuong_mai_quoc_te_7104.ppt
Tài liệu liên quan