Trẻcon ởtu ổi này có óc hài hước, thường đưa ra những ý kiến lý thú và vì thế
chúng thích tranh luận với nhau một sốsựviệc dễnhận ra trong cuộc sống hàng
ngày. Nhưng trẻcũng đưa ra những đòi hỏi khá phiền phức và tìm mọi cách để
được phép làm việc chúng muốn. Một khi bịtừchối, câu nói ở cửa miệng của
chúng là “Tụi bạn con đứa nào cũng được phép, tại sao con không làm đư ợc?” Bé
đang than phiền vềviệc “Những đứa trẻkhác được tựdo hơn” và “Chúng muốn đi
đâu hoặc làm gì cũng được”.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thương lượng với bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thương lượng với bé
Trẻ con ở tuổi này có óc hài hước, thường đưa ra những ý kiến lý thú và vì thế
chúng thích tranh luận với nhau một số sự việc dễ nhận ra trong cuộc sống hàng
ngày. Nhưng trẻ cũng đưa ra những đòi hỏi khá phiền phức và tìm mọi cách để
được phép làm việc chúng muốn. Một khi bị từ chối, câu nói ở cửa miệng của
chúng là “Tụi bạn con đứa nào cũng được phép, tại sao con không làm được?” Bé
đang than phiền về việc “Những đứa trẻ khác được tự do hơn” và “Chúng muốn đi
đâu hoặc làm gì cũng được”.
Nếu tình huống xảy ra như vậy thì đa số các bậc phụ huynh đều có phản ứng tức
thời là “bác bỏ” lời đề nghị đó. Cha mẹ nào mà lại cho một đứa trẻ 8 tuổi tự một
mình làm việc ấy! Rồi lại tự hỏi mình có nên cho bé thêm một ít tự do. Một số phụ
huynh thương nghĩ vậy và làm theo, kết quả ra sao, họ có đúng không?
Hãy suy nghĩ thật kỹ: Cùng bé kiểm tra khả năng “Tất cả bạn con đều có thể…”.
Nếu bé xin phép được đi đến hiệu sách ở gần nhà với các bạn vào cuối tuần, đừng
ngại ngần cho bé biết là bạn sẽ gọi điện hỏi thăm cha mẹ của các bạn kia về cuộc
hẹn của bọn nhỏ vào ngày chủ nhật.
Nếu bé nài nỉ bạn đừng gọi điện thoại hỏi thăm ba mẹ của các bạn thì đừng nên
cho bé đi một mình. Còn nếu bé tỏ vẻ không lo lắng và sốt sắng giúp bạn tìm
quyển sổ điện thoại thì bạn cần phải suy nghĩ lại. Giả sử rằng có vài phụ huynh
khẳng định việc bọn trẻ hẹn gặp nhau tại nhà sách và có người đi theo để chăm sóc
bọn chúng thì lần này bạn nên nhượng bộ.
Ghi nhớ: Việc giáo dục con như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào vào bạn. Có thể
là một số phụ huynh linh động hơn trong việc giới hạn quyền tự do của trẻ nhưng
điều đó chưa hẳn những người này là cha mẹ có phương pháp giáo dục tối ưu. Hãy
tự tin vào bản thân. Đừng quá gò bó, bắt chước phụ huynh khác và tự đặt mình
dưới áp lực và tạo cơ hội cho trẻ “vùng lên”.
Tuy nhiên, cũng cần phải quan tâm đến cách giáo dục trẻ nhỏ của các vị phụ
huynh khác, so sánh với kỷ luật và quyền tự do bạn áp đặt cho trẻ, từ đó bạn có thể
rút ra những phương pháp dạy trẻ hữu hiệu.
Thương lượng: Nhiều phụ huynh cho biết là để giải quyết “Các bạn con được..."
là phải thương lượng sao cho “hòa bình” giữa mẹ con không bị ảnh hưởng đồng
thời những tiêu chuẩn về kỷ luật vẫn được tôn trọng.
Yêu cầu bé chứng minh việc làm của bé là cần thiết và quan trọng đối với nó. Hỏi
cặn kẽ những thông tin về cuộc hành trình của bọn nhỏ như đi đâu, khi nào thì
chúng khởi hành, khi nào chúng trở về nhà và chúng làm gì, mua gì, đi với những
bạn nào...
Bạn có thể từ chối không cho bé đi chơi tuần này vì tuần trước bé đã cùng cách
bạn đi chơi rồi. Bé sẽ kỳ nèo “Tuần này cũng là một dịp đặc biệt mà mẹ”. Và rồi,
bạn cũng có thể cho phép bé ra khỏi nhà vào tuần này vì bạn tin tưởng bé và hiểu
rằng bé đang chuẩn bị bước vào giai đoạn cần được “nhiều tự do” hơn.
Dù quyết định của bạn là “Được “ hoặc “Không được” cũng đừng quên giải thích
cho bé hiểu rằng không phải lúc nào bé muốn là được, có những lúc bé sẽ được
phép làm theo ý mình nếu việc bé làm là thích hợp. Dần dần bé sẽ nhận ra rằng
thỉnh thoảng những yêu cầu của bé khi bé đòi hỏi nhiều tự do hơn sẽ được đáp ứng
nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Và cuối cùng, có những lần chẳng cần phải đắn đo gì bạn sẽ phải nói “không” bất
chấp trẻ nài nỉ đến đâu. Không phải cảm thấy tội lỗi vì điều đó. Thỉnh thoảng bị từ
chối cũng không tổn hại đến tâm lý của trẻ.
Thương mẹ hơn
Mình nên làm gì nên trong mắt của con mình là người tuyệt vời nhất? Có lẽ các bà
mẹ không ngạc nhiên lắm khi những đứa trẻ chỉ biết đến mẹ mà thôi. Tình cảm
đặc biệt dành cho mẹ rất dễ nhận thấy nhất ở trẻ sơ sinh. Nhưng điều này hoàn
toàn khác nếu một cậu bé 4 tuổi vẫn còn thể hiện “sự tôn sùng” như thế.
Dĩ nhiên là bà mẹ nào không muốn con mình luôn thương yêu và nghĩ rằng mẹ là
tuyệt vời nhất, nhưng khổ nỗi nếu bé trai 3-4 tuổi chỉ thể hiện tình cảm với chỉ một
mình mẹ mà thôi thì vấn đề nảy sinh.
Bé không chịu chơi với bố. Nếu tình cảm của bé dành cho bạn quá sâu sắc, nói
cách khác là chỉ yêu mỗi mình mẹ thì nhất định nó sẽ chẳng chịu ngồi chơi và
cũng không chịu nói chuyện với bố. Sự thiên vị trong tình cảm sẽ dẫn đến sự chia
rẽ và làm cho người bố lo lắng và hơi ganh tị.
Không chịu đi học mẫu giáo. Với suy nghĩ mẹ là người tuyệt vời nhất trên thế
giới, bé chẳng thích dính dáng đến người lớn nào khác. Nó không nghe lời hoặc tỏ
thái độ bất hợp tác với cô giáo trong các hoạt động ở lớp học. Bé chỉ làm theo khi
người hướng dẫn chính là mẹ.
Những đứa trẻ khác sẽ nghĩ bé của bạn “còn baby” quá. Tất nhiên là các bạn
cùng tuổi với bé cũng nghĩ mẹ mình là “xịn” nhất nhưng chúng cũng nhận thấy
rằng chúng cũng rất hạnh phúc khi được chơi với bố hoặc dì hoặc cậu. Một đứa trẻ
lúc nào cũng đeo cứng lấy mẹ sẽ bị bạn bè nghĩ rằng “nó non nớt” hơn mình.
Những lý do ẩn:
Vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận về lý do nào khiến cho một đứa trẻ
yêu thương cha hoặc mẹ hơn. Một số nhà tâm lý cho rằng sự thiên vị tình cảm của
một đứa trẻ 4 tuổi là một cách chúng thể hiện mong muốn được “điều khiển”
người lớn trong gia đình. Nó đã đủ lớn để nhận thức được bố sẽ buồn khổ và giận
dữ nếu bị cho “ra rìa” và nó hy vọng rằng khi bị đặt trong tình huống như vậy thì
người bố sẽ cố gắng hơn, tìm mọi cách để chiều chuộng nhằm lấy lòng nó.
Một số nhà tâm lý khác thì lại cho rằng sự thiên vị chỉ xuất hiện và mạnh mẽ hơn
khi đứa bé nghĩ rằng cha mẹ nó luôn bất hòa. Nó bắt đầu chơi trò đánh bạc với
tình cảm của mình, nó về phe người nào mà nó chắc rằng nó sẽ không bị thiệt thòi
và luôn an toàn. Ðiều này có nghĩa là sự thiên vị nảy sinh khi đưa bé cảm thấy bất
an về mối quan hệ của cha mẹ chúng.
Khôi phục lại thế cân bằng:
Dù đôi khi bạn cảm thấy hạnh phúc vì được con mình thương yêu hơn nhưng tốt
nhất là bạn cần phải khôi phục lại thế cân bằng trong tình cảm của trẻ.
Bước đầu tiên là phải tỏ ra cho trẻ thấy bạn vẫn muốn là người tuyệt vời nhất đối
với nó. Giúp trẻ hiểu rằng việc bạn khuyến khích chúng quý trọng người khác
không đồng nghĩa với việc phải bớt thương bạn một ít. Nói chuyện nhẹ nhàng
nhưng phải thật chi tiết và dễ hiểu như: “Mẹ rất hiểu con thương mẹ nhiều thế nào,
nhưng con xem này, ba và ông bà cũng rất yêu thương con, ai cũng lo lắng và
chăm sóc con. Vậy con hãy chơi với ba và ông bà, con cũng rất yêu thương ba và
ông bà đúng không? Con hãy cứ thương yêu và quấn quýt mẹ như trước đây
nhưng cũng đừng quên là con cũng nên thương ba và ông bà như thế!”
Khó khăn của bạn là làm cách nào giúp bé hiểu rằng bạn không phải là người tốt
duy nhất. Chỉ ra cho trẻ thấy những điểm tốt của bố, của những người thân trong
gia đình và xa hơn là những người xung quanh. Khen ngợi những đức tính, việc
làm tốt của từng người.
Tránh nhượng bô sự thiên vị của trẻ. Ví dụ: nếu trẻ không thích đi chơ với bạn thì
đừng tìm cách thuyết phục hoặc thay đổi kế hoạch của mình mà nên đề nghị bé ở
nhà chơi cờ, đọc truyện hoặc xem ti vi với bố.
Cũng giống như tình cảm thời thơ ấu, giai đoạn của sự thiên vị tình cảm rồi cũng
sẽ qua đi, rất có thể là nó sẽ biến mất nhanh như khi nó xuất hiện. Nhưng vì nếu
không khéo xử sự thì nó có thể phá vỡ hạnh phúc gia đình nên cần phải có hướng
giải quyết ngay từ đầu. Chắc chắn là đưa bé sẽ vô cùng hạnh phúc nếu nó yêu
thương cả cha mẹ và cũng được cha mẹ yêu thương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_ly_lua_tuoi_phan_1_7042.pdf