Hệthần kinh thực vật được chia thành hai hệ: hệthần kinh giao cảm và hệthần
kinh phó giao cảm.
Hệthần kinh thực vật có các chất dẫn truyền chứa ởcác tận cùng của các sợi giao
cảm và phó giao cảm. Các sợi có tận cùng chứa acetylcholin được gọi là sợi
cholinergic, các sợi có tận cùng chứa noradrenalin được gọi là sợi adrenergic.
Phần lớn chất dẫn truyền ởtận cùng sợi giao cảm hậu hạch là noradrenalin. Riêng
ởtuỷthượng thận, được xem nhưmột hạch giao cảm lớn, tiết ra cảnoradrenalin
và adrenalin. Noradrenalin sau đó dưới tác dụng của enzym phenyletthanolamin
N-methyltransferase chuyển thành adrenalin.
Các receptor. Các cấu trúc nằm ởmàng sau synap tiếp nhận các chất dẫn truyền
được gọi là các receptor. Receptor tiếp nhận noradrenalin hay adrenalin được gọi
là adrenoreceptor. Có hai loại adrenoreceptor: alpha-receptor và beta-receptor.
beta-receptor lại được chia thành beta1-receptor vàbeta2-receptor. alpha-receptor
có ởtếbào cơtrơn mạch máu ngoại vi, mạch máu các cơquan nội tạng và mạch
máu não. beta1-receptor có ởcơtim, nút xoang, nút nhĩthất. beta2-receptor có ở
cơtrơn thành mạch vành, mạch máu cơvân, cơReissessen ởphếquản, cơtrơn
thành ống tiêu hoá, cơtrơn tửcung, bàng quang.
alpha-receptor chỉkết hợp với noradrenalin, còn adrenalin được kết hợp với cảba
loại receptor alpha, beta 1 và beta 2. Hiệu qủa được gây ra khi noradrenalin và
adrenalin kết hợp với các alpha-receptor là gây co mạch máu ởngoại vi và các cơ
quan nội tạng. Hiệu quả được gây ra khi adrenalin kết hợp với các beta1-receptor
là tăng co bóp cơtim, tăng dẫn truyền ởnút xoang và nút nhĩthất, còn hiệu quả
được gây ra khi adrenalin kết hợp với các beta1-receptor là tăng co bóp cơtim,
tăng dẫn truyền ởnút xoang và nút nhĩthất, còn hiệu quả được gây ra khi
adrenalin kết hợp với beta2-receptor là giãn mạch vành, mạch máu ởcơvân, giãn
cơReissessen ởphếquản và các cơtrơn ởthành ống tiêu hoá, thành tửcung, bàng
quang.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Thuốc tim mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỐC TIM MẠCH
1. Các thuốc vận mạch
2. Các thuốc điều trị tăng huyết áp
3. Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim
4. Các thuốc điều trị suy vành
5. Các thuốc chống đông dùng trong các bệnh tim mạch
6. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu
7. Các thuốc kích thích hệ tim mạch và điều trị suy tĩnh mạch mạn tính
CÁC THUỐC VẬN MẠCH
Gồm:
- Các thuốc kích thích thụ cảm thể giao cảm alpha:
+ Các hormon tự nhiên: adrenalin, noradrenalin
+ Các chất giống giao cảm alpha: metaraminol
- Các thuốc kích thích thụ cảm thể beta giao cảm: isoprenalin, dopamin,
dobutamin
1. Các hormon tự nhiên
Một vài nét về hệ adrenergic
Hệ thần kinh thực vật được chia thành hai hệ: hệ thần kinh giao cảm và hệ thần
kinh phó giao cảm.
Hệ thần kinh thực vật có các chất dẫn truyền chứa ở các tận cùng của các sợi giao
cảm và phó giao cảm. Các sợi có tận cùng chứa acetylcholin được gọi là sợi
cholinergic, các sợi có tận cùng chứa noradrenalin được gọi là sợi adrenergic.
Phần lớn chất dẫn truyền ở tận cùng sợi giao cảm hậu hạch là noradrenalin. Riêng
ở tuỷ thượng thận, được xem như một hạch giao cảm lớn, tiết ra cả noradrenalin
và adrenalin. Noradrenalin sau đó dưới tác dụng của enzym phenyletthanolamin
N-methyltransferase chuyển thành adrenalin.
Các receptor. Các cấu trúc nằm ở màng sau synap tiếp nhận các chất dẫn truyền
được gọi là các receptor. Receptor tiếp nhận noradrenalin hay adrenalin được gọi
là adrenoreceptor. Có hai loại adrenoreceptor: alpha-receptor và beta-receptor.
beta-receptor lại được chia thành beta1-receptor và beta2-receptor. alpha-receptor
có ở tế bào cơ trơn mạch máu ngoại vi, mạch máu các cơ quan nội tạng và mạch
máu não. beta1-receptor có ở cơ tim, nút xoang, nút nhĩ thất. beta2-receptor có ở
cơ trơn thành mạch vành, mạch máu cơ vân, cơ Reissessen ở phế quản, cơ trơn
thành ống tiêu hoá, cơ trơn tử cung, bàng quang.
alpha-receptor chỉ kết hợp với noradrenalin, còn adrenalin được kết hợp với cả ba
loại receptor alpha, beta 1 và beta 2. Hiệu qủa được gây ra khi noradrenalin và
adrenalin kết hợp với các alpha-receptor là gây co mạch máu ở ngoại vi và các cơ
quan nội tạng. Hiệu quả được gây ra khi adrenalin kết hợp với các beta1-receptor
là tăng co bóp cơ tim, tăng dẫn truyền ở nút xoang và nút nhĩ thất, còn hiệu quả
được gây ra khi adrenalin kết hợp với các beta1-receptor là tăng co bóp cơ tim,
tăng dẫn truyền ở nút xoang và nút nhĩ thất, còn hiệu quả được gây ra khi
adrenalin kết hợp với beta2-receptor là giãn mạch vành, mạch máu ở cơ vân, giãn
cơ Reissessen ở phế quản và các cơ trơn ở thành ống tiêu hoá, thành tử cung, bàng
quang.
1.1 Adrenalin
Adrenergic là hormon của tủy thượng thận, adrenalin được dùng dưới dạng
chlorhydrat là một dung, dịch không màu hoặc hơi vàng, ra ngòai không khí hoăc
ánh sáng thì bị oxy hóa trở thành màu hồng, không mùi vị
* Cấu trúc:
* Biệt dược: Adrenalin, Epinephrin, ống tiêm 1mg
* Dược động học
- Mất hoạt tính theo đường uống, chỉ dùng qua đường tiêm hoặc dưới dạng khí
dung
- Thời gian bán thải rất ngắn, vài phút do thuốc được chuyển hóa rất nhanh
* Tính chất dược lý:
- Với tim: do kích thích các thụ cảm thể beta 1, thuốc làm tăng co bóp cơ tim, tăng
tần số tim, tăng tính dẫn truyền, tăng tính kích thích(càng tăng tính kích thích khi
có cường phế vị, đang dùng thuốc gây mê, hạ kali máu)
- Với mạch: với liều thấp < 0,01microgram/kg/phút nó chỉ tác động lên beta 2 ở cơ
trơn thành mạch gây giãn mạch hạ HA, với liều caohơn > 0,02microgram/kg/phút
kích thích thụ cảm thể alpha là chủ yếu làm co mạch ở các cơ vân, da, niêm mạc,
phủ tạng, tăng sức cản ngoại vi gây tăng HA
- Với thận: liều thấp làm co tiểu động amchj đi nên làm tăng độ lọc cầu thận và
tăng lợi tiểu, liều cao làm co cả tiểu đm đến nên làm giảm độ lọc cầu thận
- Ngòai ra: gây giãn phế quản(tác dụng lên beta 2), tăng chuyển hóa glucid, lipid
gây tăng glucose máu, tăng acid béo tự do trong máu, tăng chuyển hóa cơ bản,
tăng mức sử dụng oxy ở tổ chức
* Tác dụng phụ:
- Do làm tăng tính tự động và tính kích thích các tế bào cơ tim nên làm nhịp tim
nhanh và dễ gây rối loạn nhịp tim
- Do co động mạch kéo dài(nếu dùng liên tục) có thể gây thiếu máu anựng cho một
số vùng nhạy cảm như thận, các tạng khác
- Do co tĩnh mạch máu về tim nhiều hơn làm tăng gánh thất nhất là thất trái, không
lợi khi đã có suy tim
- Trong bệnh mạch vành mức tăng cung cấp oxy không bằng mức tiêu thụ do tăng
công của cơ tim nên dễ xảy ra cơn đau thắt ngực
- Ức chế trương lực và nhu động các cơ dạ dày ruột làm giãn các vòng cơ vòng
- Làm giãn đồng tử, lồi mắt(tác dụng alpha), giảm áp lực nội nhãn do giảm tiết
thủy dịch(tác dụng beta) và tăng quá trình lưu dẫn qua ống Schlemm(tác dụng
alpha)
* Chỉ định và liều dùng
- Sốc phản vệ, dị ứng: adrenalin ức chế phóng thích histamin và có tác dụng đối
lập với histamin; nếu sốc nhẹ và vừa, tiêm dưới da sâu 0,3-0,5mg adrenalin rồi cứ
15-30 phút tiêm lại cho đến khi ra khỏi sốc. Nếu sốc nặng tiêm dưới da sâu 1mg
rồi vẫn dùng bơm tiêm đó lấy máu tĩnh mạch tráng bơm tiêm và tiêm lại vào trong
tĩnh mạch. Khi tim đập trở lại huyết áp đã có nên chuyển sang dùng dopamin,
dobutamin với liều thích hợp để duy trì huyết áp
- Ngừng tim đột ngột: tiêm thẳng vào trong tim 1-2mg
* CCĐ:
- Rối loạn nhịp tim
- Suy mạch vành
- Bệnh cơ tim có lấp
- Cường giáp, đái tháo đường
- Không dùng cho phụ nữ có thai
1. 2 Noradrenalin
Noradrenalin là chất tiền thân sinh lý của adrenalin được dự trữ trong các hạt ở
đầu tận cùng các sợi thần kinh giao cảm hậu hạch ở tim
Dung dịch noradrenalin không màu hoặc hơi vàng để ra ngòai không khí và ánh
sáng bị sẫm màu
* Biệt dược: Noradrenalin, Norepinephrin
* Dược động học
- Bị mất hoạt tính khi qua đường tiêu hóa nên phải dùng đường tiêm
- Thời gian bán thải rất ngắn vài phút nên phải dùng theo đường truyền tĩnh mạch
liên tục
* Tính chất dược lý:
Noradrenalin tác động chủ yếu lên thụ thể giao cảm alpha, tác động vừa phải lên
thụ thể beta 1
- với hệ mạch: Gây co mạch rất mạnh(gấp 1,5 lần adrenalin) đối với các mạch ở
da, niêm mạc và các phủ tạng, làm tăng sức cản ngoại vi gây tăng HA
- Noradrenalin làm giãn mạch vành và làm tăng cung lượng mạch vàng; cung
lượng thận bị giảm, cung lượng não và các tạng cũng giảm nhưng ít hơn
- Với tim: do kích thích thụ thể beta1: làm tăng sức co bóp cơ tim(tuy khôn bằng
adrenalin), tăng tần số tim, tăng tính dẫn truyền nhẹ, tăng tính kích thích nhất là
khi cơ tim bị tổn thương
* Tác dụng phụ:
- Do tăng tính tự động và tính kích thích các té bào cơ tim nên làm nhịp tim nhanh
và dễ gây loạn nhịp tim
- Do co mạch ngoại vi nhất là ở các chi nên dễ gây tím tái, lạnh các chi, nếu dùng
kéo dài có thể gây loét, hoại tử tổ chức
Chỉ định
- huyết áp và cho phép dùng các biện pháp điều trị khác tiếp tục. Nhưng nếu dùng
lâu dài se gây co mạch nhất là với thận do đó khi thấy HA đã được nâng lên thì
chuyển sang dùng dopamin, dobutamin sớm
*CCĐ: giống adrenalin
* Liều
- Truyền tĩnh mạch 4mg trong 250ml dung dịch glucose 5%, liều 2-
16microgram/phút, trong khi truyền theo dõi HA nếu tiếp tục phải truyền vì HA
chưa đạt yêu cầu thì không nên keó dài > 6h để tránh những tác dụng phụ mà
chuyển sang dùng dopamin, dobutamin
Không được tiêm dưới da hoặc bắp thịt vì gây co mạch kéo dài và làm hoại tử tổ
chức
2. Các thuốc kích thích thụ cảm thể giao cảm beta
2.1 Isoprenalin
Isoprenalin là một thuốc giao cảm tổng hợp có tác dụng kích thích beta rất mạnh
* Biệt dược:
- Dạng tiêm: ống 1ml, 5ml, 10ml(dung dịch 200microgram cho 1ml) tiêm bắp
hoặc dưới da
- Viên nén 10mg, 15mg, 30mg đặt dưới lưỡi hoặc hậu môn
* Dược động học
- Thuốc bị phá hủy ở dạ dày nên cho ngậm dưới lưỡi hoặc tiêm tĩnh mạnh
- Thuốc rất nhanh chóng mất tác dụng
- Thời gian bán thải rất ngắn 3-4 phút
* Tính chất dược lý:
- Với tim: tăng sức co bóp cơ tim mạnh hơn adrenalin do kích thích các thụ thể
beta1 làm tăng hoạt tính men adenylcyclase và làm inon Calci vào trong tế bào
nhiều hơn, nếu calci vào nhìeu sẽ gây nên hậu quả không totó như tăng tiêu thụ
oxy, giảm nồng độ creatininphosphat và ATP, sản sinh nhiêu men hủy protein gây
tổn thương tế bào cơ tim do đó nó có thể kích thích tế bào cơ tim đi đến hoại tử
- Với mạch: liều thấp co mạch gây tăng HA, liều cao hơn gây giãn mạch hạ HA
- Gây giãn mạch não, các tạng, thận, phổi, các cơ, giãn cơ trơn phế quản, giảm
trương lực các sợi cơ trơn ruột, đường mật, bàng quang, tử cung, làm tăng nồng độ
glucose máu và acid béo tự do trong máu
* Tác dụng phụ và độc tính:
- Thúc đẩy cơn đau thắt ngực vì làm tăng cung lượng tim
- Nhịp nhanh xoang khi dùng liều cao, khi nhịp tim > 130l/p có thể gây ra ngoại
tâm thu thất hoặc nhịp nhanh thất với liều điều trị không gây rung thất
- Tăng huyết áp nặng hoặc nhồi máu cơ tim cấp dưới nội tâm mạc hoặc choáng
- Rối loạn nhịp nhanh, đặc biệt khi dùng liều cao ở bệnh nhân choáng tim, toan
huyết, giảm oxy má, giảm kali máu
- Rung cơ, yếu cơ, đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn, nôn
- Gây tăng đường huyết, tăng chuyển hóa, cẩn thận ở bệnh nhân đái tháo đường,
basedow
- Làm choáng tim nặng hơn nếu có giảm thể tích máu chưa được bồi hòan vì gây
dãn mạch, giảm sức kháng ngoại biên
* Điều trị ngộ độc:
- Tác dụng của thuốc đường tĩnh mạch sẽ mất đi trong vài phút, vì vậy khi nhiễm
độc phải ngừng thuốc ngay
- Propranolon ngăn được tác dụng độc của isuprel vì kháng beta mà isuprel là
thuốc kích thích beta
* CĐ
- Sốc(không có giảm thể tích) vì thuốc gây dãn mạch, có thể làm tình trạng sốc
xấu hơn vì vậy cần một đường truyền dịch kèm theo đường truyền isuprel. Không
tốt khi choáng tim, nhồi máu cơ tim cấp vì làm tăng nhu cầu oxy cơ tim, tốt trong
choáng do tắc mạch phổi vì nó làm dãn mạch phổi
- Ngừng tim khi có phân ly điện cơ
- Hội chứng Adam-stocker và các rối loạn nhịp chậm khác, thuốc có thể chuyển
rung thất thành nhịp bình thường(trong khi epinephrin gây rung thất khi có block
nhĩ thất hòan tòan)
Khi nhịp cậm trong nhồi máu cơ tim cấp thì atropin được ưa dùng hơn vì isuprel
làm tăng nhu cầu oxy cơ tim
Trong hội chứng Adam-stocker, isuprel được tiêm tĩnh mạch tiêm bắp hoặc tiêm
dưới da. Điều trị lâu dài dùng dưới dạng viên nén phân hủy chậm đặt dưới lưỡi,
uống hoặc đặt hậu môn.
* CCĐ:
- Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, ngoại trừ dùng tạm để đặt máy tạo nhịp
- Nhịp xoang nhanh > 120 lần/p
- Rối loạn nhịp nhanh do ngộ độc digitalis
* Tương tác thuốc:
- Không dùng cùng epinephrin vì kích thích giao cảm quá mức
- Có thể dùng ở bệnh nhân đã “no” digoxin tuy nhiên không nên dùng để điều trị
loạn nhịp do digitalis
- Dùng kèm thuốc gây mê nhóm halogen, giảm kali có thể gây rối loạn nhịp nhanh
* Liều lượng:
- Ống 5ml chứa 1ml
- Nếu 1mg pha trong 1000ml dịch thì 1ml chứa 1microgram
- Nếu 1mg pha trong 500ml dịch thì 1ml chứa 2microgram
Thông thường pha 5ml(1mg) với 500ml glucose 5% truyền với tốc độ 0,5-
5microgram/phút cho đến khi đạt huyết áp mong muốn, tốc độ truyền điều chỉnh
theo huyết áp, nhịp tim, áp lực tĩnh mạch trung ương, áp lực phổi, lượng nước tiểu.
Nếu xuất hiện ngoại tâm thu thất phải gỉam hoặc ngưng truyền và dùng lidocain và
propranolon
2.2 Dopamin
Dopamin là tiền chất của noradrenalin, kích thích beta-1 làm tăng cung lượng tim,
không làm tăng nhịp tim, gây co mạch ngoại biên khi dùng liều cao, gây dãn động
mạch thận và động mạch mạc treo làm tăng tưới máu các cơ quan trong ổ bụng khi
dùng liều thấp. Tác dụng của dopamin tuỳ thuộc vào liều lượng
* Cơ chế tác dụng:
Tác dụng lên nhiều loại thụ cảm thể, tác dụng bắt đầu 3-4 phút sau tim tĩnh mạch,
thời gian bán huỷ 1,75phút, hoạt tính thay đổi khi nâng cao liều lượng
- Liều < 5microgram/kg/phút: Liều thận làm dãn động mạch thận, tăng dòng máu
thận tăng mức lọc cầu thận, tăng lượng nước tiểu, không kích thích các thụ cả thể
dopaminergic. Làm dãn động mạch vành, động mạch mạc treo, động mạch não.
- Liều 5-20microgram/kg/phút gây co cơ trơn, kích thích các thụ cảm thể beta-1
ăng thể tích nhát bóp cơ tim, không ảnh hưởng đến tần số tim, khi dùng dobutamin
hay dobutrex tần số tim tăng ít
- Liều cao > 20microgram/kg/phút là liều co mạch: thuốc kích thích các thụ cảm
thể alpha, lại làm phóng thích các noradrenalin từ các nút tận cùng thần kinh giao
cảm cơ tim, làm co thắt mạch ngoại biên, mạch vành, tăng huyết áp. Tác dụng co
mạch này của dopamin không hữu ích vì gây thiếu máu các cơ quan, lưu lượng
máu qua thận giảm(phòng ngừa điều này bằng cách tiêm nitroprussid hoặc một
loại thuốc chẹn alpha để gây dãn mạch)
* Chỉ định:
- Choáng tim trong nhồi máu cơ tim cấp, mổ tim(hội chứng cung lượng tim thấp
sau mổ tim), chấn thương tim, nhiễm khuẩn huyết chỉ dùng khi không có giảm thể
tích tuần hoàn. Dopamin là thuốc chuẩn cho điều trị choáng tim và suy tim cung
lượng thấp, hiện nay dobutrex có nhiều ưu điểm hơn dopamin vì ít gây tăng nhịp
tim
- Suy tim ứ huyết nặng và khó điều trị, dùng liều thấp kéo dài 2-
4microgram/kg/phút trong hơn 2 ngày
* Chống chỉ định:
- U tuỷ thượng thận(pheocromocytome), cường giáp, có thai
- Các loạn nhịp thất: ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất
- Có bệnh mạch máu ngoại vi: xơ vữa động mạch, tổn thương do lạnh, hội chứng
Reynaud, tắc mạch
- Bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế MAO(inhibitor mono aminooxydase) và
beta-hydroxylase là các chất phân huỷ catecholamin và dopamin
* Tác dụng phụ và độc tính:
- Đánh trống ngực do ngoại tâm thu hoặc nhịp nhanh, đau thắt ngực, khó thở, đau
đầu
- Co thắt mạch ngoại vi(chi lạnh, chuột rút, huyết áp kẹt nhẹ)
Nếu dùng liều cao, thời gian dài có thể gây hoại tử chi, nếu xuất hiện thiếu máu
cục bộ chi, tiêm ngay 10-15ml dung dịch đẳng trương có pha 5-10mg phetolamin
là thuốc ức chế alpha vào vùng thiếu máu, nên truyền vào tĩnh mạch lớn
- Nhịp tim chậm, QRS dãn rộng, suy thận, tăng nitơ máu
* Tương tác thuốc:
- Nếu bệnh nhân đã dùng thuốc ức chế MAO phải giảm liều vì MAO bị ức chế
làm tăng liều dopamin
- Không kết hợp với thuốc gây mê cyclopropan, halogen vì làm tăng nhạy cảm cơ
tim với noradrenalin dẫn tới nhịp chậm ban đầu rồi ngoại tâm thu thất, nhanh thất,
rung thất
- Đối kháng tác dụng giảm đau của morphin
- Có thể kết hợp với isupren, nitroprussid, phentolamin. Kết hợp với thuốc lợi tiểu
quai gây lợi niệu ở bệnh nhân không đáp ứng khi dùng riêng biệt
- Trên tim, dopamin đối kháng với tác dụng của propranolon
- Không dùng phentolamin ở bệnh nhân đang dùng dopamin vì dễ gây tụt huyết
áp, nhịp chậm
Ống 5ml chứ 200mg dopamin pha với glucose 5%, natri clorua 0,9%. Không được
pha trong dung dịch bicacbonat hoặc dung dịch kiềm khác vì dopamin bị bất hoạt
* Liều lượng:
200mg pha trong 250ml, mỗi ml chứa 800microgram
200mg pha trong 500ml, mỗi ml chứa 400microgram
400mg pha trong 250ml, mỗi ml chứa 1600microgram
- Phác đồ liều thấp 2-5microgram/kg/phút(liều thận) làm tăng dòng máu đến thận
và gây lợi tiểu, không ảnh hưởng đến cung lượng tim, nhịp tim, mạch ngoại biên
bình thường
- Phác đồ liều trung bình 5-20microgram/kg/phút(liều tim) làm tăng cung lượng
tim, tăng tần số tim, kháng lực mạch ngoại biên không tăng
- Phác đồ liều cáo > 20microgram/kg/phút(kích thích alpha gây co mạch ngoại
biên) làm tăng cung lượng tim, tăng nhịp tim, co mạch ngoại biên, giảm dòng máu
đến thận làm giảm lượng nước tiểu, tăng khả năng bị loạn nhịp
Dopamin có thể dùng liên tục nhiều giờ tới 332giờ, 50% bệnh nhân đáp ứng với
liều thấp < 20microgram/kg/phút, các bệnh nhân khác nhau thay đổi liều từ 2-
50microgram/kg/phút phải điều chỉnh tuỳ bệnh nhân
Cần cung cấp dịch đầy đủ trong và sau khi dùng dopamin, đặc biệt nếu nước tiểu
tăng. Khi ngừng truyền có thể cần giảm liều dần, trong khi tăng dần thể tích tuần
hoàn để đề phòng tụt huyết áp tái phát. Liều dopamin cuối cùng không được <
5microgram/kg/phút với bệnh nhân dùng liều trung bình hoặc cao
* Chế phẩm:
Tên biệt dược: Itropin ống 5ml có 40mg hoặc 80mg dopamin/ml, mỗi ống chứa
200 hoặc 400mg, dung dịch pha vẫn sử dụng tốt ít nhất 24h sau
* Cách sử dụng:
Truyền tĩnh mạch cần lưu ý:
- Không dùng dây truyền liên quan với cacbonat hoặc các dung dịch kiềm khác vì
chúng làm dopamin mất hoạt tính
- Không chọn mạch ngoại vi vì sẽ gây co mạch tại chỗ và hoại tử da, cần đưa vào
theo đường truyền tĩnh mạch trung tâm
- Các pha dịch truyền: tuỳ theo dùng bơm tiêm điện hay dùng dây truyền vi giọt
nhi khoa(1ml=60 giọt) hay dùng dây truyền phổ thông(1ml=20 hay 15 giọt)
+ Bơm tiêm điện: bơm tiêm điện Nhật, máy hoạt động có điều khiển theo 5
chương trình CT 1, 2, 3, 4, 5 cho ta tốc độ bơm ml/giờ.
Tuỳ số lượng dịch trong ống tiêm 20ml hay 10ml được pha 1 ống dopamin 50mg
ta xác định được tốc độ truyền(bằng bơm tiêm điện) theo chương trình từ 1-5 tuỳ
theo yêu cầu. Hàm lượng dopamin *microgram/kg/phút được tính sẵn theo bảng
sau: 1 ống dopamin 50mg
Tốc độ truyền bằng bơm tiêm điện được tính sẵn
Nếu pha dopamin 100mg, 150mg, 200mg phải nhân với hệ số 2, 3,4
+ Dùng vi giọt nhi khoa: 60 giọt =1ml, pha 4 ống(1ống =200mg)=800mg vào
500ml glucose 5%cho ta nồng độ dịch truyền 1600mg/l ta có:
1lít chứa 1600mg do đó 1ml =1,6mg
Mỗi giọt chứa 1,6mg/60giọt =26,7microgram
Bảng tính sẵn để xác định tốc độ truyền dopamin: số vi giot/phút
+ Dùng dây truyền phổ thông: 1ml= 20giọt
+ Cách pha dung dịch truyền để tính nhẩm:
50mg dopamin pha vào 250ml glucose 5% cho ta nồng độ dịch truyền 200mg/l)
1ml chứa: 200mg/1000ml = 0,2mg= 200microgram
1 giọt chứa: 200microgram/20giọt=10 microgram
Tương tự như trên ta có công thức(CT) pha dung dịch sẽ cho ta nồng độ dopamin
với “đơn vị” 250ml glucose 5% + “đơn vị” ống dopamin loại 50mg, ta có bảng
sau:
Bảng tính sẵn nồng độ dopamin
Ta suy ra 200mg(=4ống loại 50mg) pha với 500ml glucose 5% cho ta nồng độ pha
tương tự công thức N2: 1 giọt có 20microgram dopamin
Cách tính nhẩm xác định tốc độ truyền dopamin:
Ví dụ 1: Dùng công thức N1 có nồng độ 10microgram/giọt. Với một bệnh nhân
nặng 50kg cần truyền dopamin liều khởi đầu 2microgram/kg/phút ta nhẩm
50kg*2microgram/kg/phút =100microgram/phút, số giọt cần truyền trong một
phút là 100(microgram/phút)/10(microgram/giọt)=10 giọt
Nếu cần nâng lên 4microgram/kg/phút nghĩa là tăng gấp 2 lần ban đầu ta có 10giọt
*2=20 giọt, nếu cân nâng lên 6microgram ta có 10 giọt*3=30 giọt
Ví dụ 2: Dùng công thức N2 có nồng độ 20microgram/phút, với bệnh nhânnặng
50kg cần liều khởi đầu 2microgram/kg/phút, số giọt cần truyền trong 1 phút là
100*2/20=5 giọt
Nếu ống dopamin 200mg(ống 5ml có 40mg/ml) pha trong 500ml glucose 5%, 1
ml có chứa 200/500=0,4mg=400microgram, nếu dùng dây truyền 20giọt/ml ta có
1 giọt chứa: 400/20= 20microgram. Ta có bảng tốc độ truyền dịch(số giọt/phút) và
liều dopamin tương ứng như sau:
Tốc độ truyền và liêu dopamin tương ứng
Nếu pha với 250ml glucose 5% phải nhân số microgram dopamin lên 2 lần, nếu
pha với 1000ml glucose 5% phải chia số microgram dopamin cho 2
Để tính số microgram/kg/phút lấy số microgram/phút chia cho trọng lượng của
bệnh nhân tính bằng kg. Để nâng huyết áp dùng liều 5-20microgram/kg/phút
người 50kg cần truyền 250-1000microgram/phút ta truyền 12-50 giọt/phút
2.3 Dobutamin
Dobutamin là dẫn xuất tổng hợp từ isoproterenol(Isuprel), ít gây tăng nhịp tim so
với dopamin
* Chỉ định:
Suy tim ứ huyết kèm giảm sức co bóp cơ tim, cẩn thận khi có nhồi máu cơ tim
* Chống chỉ định:
- Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn do tác dụng co cơ tim(+) làm tăng tắc nghẽn
đường máu ra
- Rung nhĩ(trừ khi bệnh nhân đã điều trị bằng digoxin) vì làm tăng dẫn truyền nhĩ
thất
- Tăng huyết áp và có thai
* Tác dụng phụ và độc tính:
- Buồn nôn, nhức đầu, đau thắt ngực, đánh trống ngực, tăng huyết áp, khó thở
- Ngoại tâm thu thất và nhĩ, hiếm hơn là nhịp nhanh thất
Cần theo dõi huyết áp, điện tim và áp lực mao mạch phổi
* Tương tác thuốc:
- Có thể kết hợp với digitalis, nitrat, lợi tiểu, lidocain, nitroprussid
- Không kết hợp với chẹn beta vì dobutamin bị giảm tác dụng
* Liều lượng:
- Liều trung bình 2,5-10microgram/kg/phút, một số bệnh nhân đáp ứng vớèu thấp
0,5microgram/kg/phút một số khác cần liều lớn hơn tới 40microgram/kg/phút
- Ống 250mg có thể pha trong 250ml, 500ml, 1000ml dung dịch glucose 5% hoặc
natri clorua 0,9%, dung dịch pha có màu hồng để lâu màu đậm hơn nhưng không
bị giảm hiệu lực
- Nếu pha 250mg dobutamin trong 250ml thì 1ml có 1000microgram dobutamin
- Nếu pha 250mg dobutamin trong 500ml thì 1ml có 500microgram dobutamin
- Nếu pha 250mg dobutamin trong 1000ml thì 1ml có 250microgram dobutamin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuoc_tim_mach_5.pdf