Fleming 1929, lần đầu tiên tìm thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng nếu
có lẫn nấm Penicillium các khuẩn lạc gần đó sẽ không phát triển được. Năm 1939,
Florey và Chain đã chiết xuất được từ nấm đó chất Penicillin dùng trong điều trị
bệnh.
Sau này, đặc biệt sau hai thập kỷ cuối thế kỷ XXI, công nghệ sinh học và hóa dược
phát triển mạnh, người ta đã tìm ra rất nhiều loại kháng sinh mới.
Thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp, phần lớn trong số đó
lúc đầu do xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm sản sinh ra. Với nồng độ thấp đã có tác dụng
(cả in vitro và in vitro) ức chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh
vật gây bệnh nhưng không hay rất ít gây độc cho người, gia súc, gia cầm.
Kháng sinh có thể làm thay đổi hình dạng, ức chế quá trình sinh tổng hợp protein,
kìm hãm sự tạo thành vách của vi khuẩn. Ngược lại một số vi khuẩn có kháng thể
kháng với kháng sinh. Kháng sinh kìm khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn,
kháng sinh diệt khuẩn sẽ hủy hoại vĩnh viễn được vi khuẩn.
28 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại thuốc đều diệt
khuẩn.
Các phối hợp thuốc đã được công nhận có tác dụng tốt trên lâm sàng (trên lâm sàng
đã theo dõi và hgi nhận) các kết quả sau:
+ Lincomycin/ Erythromycin;
21
+ Chloramphenicol/ Gentamycin;
+ Penicillin/ Aureomycin;
+ Chloramphenicol/ Ampicillin
+ Một số phối thuốc hợp có tác dụng tuyệt vời như: Ampicillin/ Streptomycin;
Lincomycin/ Streptomycin; Ampicillin/ Chloramphenicol; Cephaloridine/
Gentamycin; Ampicillin/ Gentamycin.
i/ Chú ý khi phối hợp kháng sinh trong điều trị
- Mục đích:
Phải tăng hiệu quả điều trị: tăng hoạt phổ, tăng khả năng (năng lực hay tiềm năng)
của thuốc; giảm số lần chữa trị và cần kết hợp với sự chăm sóc và hộ lý chu đáo trong
quá trình điều trị.
- Những điều cân nhắc đề phòng:
Không dùng chung chai lọ, seringe, trừ khi đã có sự hiểu biết rõ ràng về sự tương tác
giữa các thuốc trong phối hợp. không dụng những thuốc có tiềm năng gây độc môi
trường (toxcity). Những phối hợp đó phải có khả năng thực thi về kinh tế.
- Kinh nghiệm thực tế:
Không có sự thất bại nếu như biết sử dụng kết hợp những kết quả nghiên cứu của
phòng thí nghiệm và quan sát trên lâm sàng những ca bệnh đặc biệt. Hiểu được sự
thay đổi của kháng sinh để có cơ sở chọn thuốc. Điều này sẽ làm cho thời gian điều
trị ngắn hơn nếu như phối hợp thuốc dựa trên cơ sở đã được giới thiệu ở trên.
V. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC KHÁNG SINH
5.1. Những lý do làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh trong điều trị
A. CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH
1. Dùng liều quá ít, sai khoảng cách giữa các liều, phát hiện bệnh chậm dẫn đến điều
trị quá muộn.
2. Dùng thuốc quá ít, liệu trình dùng thuốc quá ngắn, do ta không chú ý theo dõi suốt
thời gian chữa trị. Bệnh mới bắt đầu giảm, làm ta lầm tưởng dường như chưa có vi
khuẩn tấn công. Vậy điều gì sẽ xẩy ra:
a/ Không giết chết được tác nhân gây bệnh hay các tácnhân gây bệnhđã chuyển sang thể
ẩn.
b/ Vi khuẩn tự tạo ra vỏ bọc bảo vệ.
c/ Những vi khuẩn còn lại sau ổ dịch đã nhận được sự đề kháng
d/ Kế tiếp vi khuẩn kháng thuốc phát triển sinh ra một dang vi khuẩn mới, chúng sẽ phá
triển rất nhanh gây thành dịch.
e/ Đến lúc này sẽ gây khó khăn, bệnh dịch rất khó chữa.
3. Phát hiện bệnh quá chậm:
22
Khi phát hiện ra bệnh, sức đề kháng của cơ thể quá kém, gia súc bị suy kiệt. Đây là
nguyên nhân hiệu quả điều trị kém.
4. Kết cục sau:
a/ Hiệu quả điều trị kém.
b/ Số lượng gia súc bị bệnh tái phát tăng nhanh.
c/ Khi đó buộc phải tăng số lần chữa trị, tăng liều thuốc là điều rất cần thiết. Kết cục
tăng giá thành chi phí.
d/ Khó phát hiện bênh chinh xác – tốn nhiều thời gian cho việc chẩn đoán.
e/ Số đầu gia súc bị bệnh mãn tính tăng đã thường xuyên bài xuất mầm bệnh ra ngoài
môi trường.
5. Các vấn đề khác:
a/ Gia súc bị bệnh nhiễm trùng ngép, rất khó chẩn đoán chính xác.
b/ Do dùng thuốc cắt sốt nên rất khó chẩn đoán được căn nguyên chính.
c/ Phải dùng thuốc điều trị triệu chứng lâm sàng.
d/ Khi bệnh ở thể cấp tính kết hợp giữa các thuốc kháng sinh với thuốc chữa triệu chứng.
Khi bệnh chuyển sang thể mãn tính, phải dùng phương pháp điều trị như trên nhưng
cần kết hợp đồng thời với các thuốc steroids chống viêm.
e/ Gia súc dễ mắc các bệnh không thể chữa trị được: các bênh do virus.
B. CÁC YẾU TỐ KHÁC CÓ ẢNH HƯỞNG VỚI ĐỘNG VẬT
1. Xuất hiện các hàng rào ngăn cản,không cho kháng sinh ngấm vào tổ chức viêm: vào
màng não, xương, da, thận khi con vật bị chứng thiểu niệu, hay bị tắc đông mạch làm
kháng sinh không thể đến nơi đang bị viêm.
2. Sự hình thành các ổ áp se đã không cho thuốc thấm qua màng vào ổ viêm được.
3. Gia súc bị bệnh truyền nhiễm không có khả năng chữa trị, thường là các bệnh của gia
súc nhập ngoại, bệnh ung thư hay bệnh dị tật bầm sinh.
4. Bệnh hiện tại đã rơi vào tình trạng phức tạp, không chẩn đoán được.
5. Nơi tiêm bị viêm (tiêm bắp hay dưới da) là nguyên nhân làm thuốc bị ngăn lại, do đó
sự hấp thu chậm. Điều này có thể dẫn đến hiệu quả tác dụng tồi và làm tồn dư kháng
sinh trong tế bào, tổ chức.
6. Gia súc bị mất các cơ chế phòng vệ: giảm γ globulin, bệnh bạch cầu, dẫn đến suy
nhược. Kết hợp các thuốc khác cùng với thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroids
hay thuốc chống ung thư. Kết quả thí nghiệm trên chuột đã chứng minh điều này.
7. Cách điều trị tốt nhất sử dụng đồng thời corticosteroids với kháng sinh.
- Các steroid sử dụng đồng thời với kháng sinh diệt khuẩn trong trường hợp bị bệnh
truyền nhiễm thể quá cấp và cấp tính. Nếu động vật bị hôn mê và bị sốc cần tăng liều
23
của steroid. Chỉ sử dụng steroid trong vài giờ đầu, sau đó không được tiếp tục dùng
nữa.
- Khi động vật bị bệnh mãn tính, không nên sử dụng steroid trong điều trị, trừ trường
hợp gia súc bị viêm cục bộ ở một vùng nhỏ.
- Khi sử dụng corticosteroid chữa viêm khi triệu chứng viêm còn nghi ngờ, nên kết hợp
với kháng sinh.
5.2. Tai biến do kháng sinh
a/ Có thể do dung sai liều, sai lệu trình
- Nguyên nhân chính thường do giảm liều hay do nhắc lại liều dùng khi mà sự chuyển
hóa sinh học của thuốc hoặc sự đào thải của thuốc đã bị giảm đi ở động vật già, gia
súc non hoặc còn do sự tương tác giữa các thuốc khi dùng điều trị đông thời.
- Đường đưa thuốc không thích hợp, sai chu kỳ dùng thuốc.
- Động vật ốm bị hội chứng thiểu niệu, đặc biệt ở những con khi sử dụng Sulfamids và
nhóm aminoglucozid trong điều trị.
b/ Thường còn do việc phối hợp các thuốc trong điều trị đã dẫn đến sản sinh ra độc tố,
cơ bản là do quá liều.
c/ Sự tương tác thuốc do kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng.
Ví dụ:
- Các kháng sinh ức chế hoạt động thần kinh – cơ được sử dụng với các thuốc làm
giảm trương lực cơ như: thuốc mê, curare, succinylcholine, M – 99 ., các thuốc này
sẽ làm rối loạn hô hấp hay liệt cơ.
- Các kháng sinh gây độc cho thận lại phối hợp đồng thời với thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng
khả năng gây độc của thuốc kháng sinh.
- Hàm lượng thuốc tự do trong máu sẽ tăng lên:
+ Do có sự cạnh tranh protein vận chuyển thuốc tới các tổ chức. Điều này sẽ làm tăng
tiềm năng độc. Ví dụ khi sử dụng Penicillin cùng với Phenylbutazone hay Aspirin thì
2 thuốc trên sẽ làm tăng độc lực của Penicillin; Aspirin cũng làm tăng độc lực của các
Sulfamid; Sulfamid lại làm tăng độc lực của Methotrexate.
+ Sự canh tranh đào thải thuốc trong thận: điều này dẫn đến 1 thuốc sẽ bị đào thải chậm.
Các Sulfamid làm chậm khả năng đào thải Methotrete; Phenylbutazone làm chậm khả
năng đào thải của Penicillin và Cephalosporidin.
d/ Tình trạng bệnh lý
Sự hoạt động của tim, tuần hoàn, thận, gan hay cơ thể bị suy nhược cũng ảnh
hưởng lớn đến sự đào thải thuốc.
e/ Cá tính của loài
24
Procain penicillin G độc với vẹt đuôi dài,rùa, rắn và chuột lang. Mèo rất
mẫn cảm với các kháng sinh có tiềm năng gây độc cho thận: nhóm aminoglucozid
nhất là với Streptomycin. Ngựa mẫn cảm với kháng sinh Lincomycin, Tylosin,
Tetracillin, Levamyzol. Chó chăn cừu lại mẫn cảm với Ivermectin.
5.3. Các biểu hiện độc của thuốc
Mặc dù vẫn tuân theo đúng các chỉ định điều trị về: liều, khoảng cách các liều, liệu
trình, đường đưa thuốc .nhưng tác dụng phj của thuốc vẫn xẩy ra. Các tác hại này
của kháng sinh thường không nằm trong dự kiến như: đặc ứng, dị ứng và phản ứng
miễn dịch. Ngược lại khi đã thực hiện đúng chỉ định điều trị mà tác dụng hại vẫn còn
xảy ra, cần xem xét, thảo luận, tim ra nguyên nhân gây hại. Các tác dụng hại hay gặp
khi điều trị bệnh.
a/ Bệnh ở đường tiêu hóa
Với loài ăn tạp: lợn, chó, mèo,.khi bị đi ỉa cho uống kháng sinh sẽ làm giảm sự
tổng hợp Vitamin K và các vitamin nhóm B do dùng kháng sinh kéo dài. Với gia súc
non,khi uống niều Ampicillin, Tetracillin, Lincimycin sẽ gây buồn nôn, viêm thực
quản. Nguy hiểm nhất là khi bị tiêu chảy dùng nhiều kháng sinh rất hay gây viêm
ruột non – kết tràng, làm thay đổi nhanh khu hệ vi sinh vật đường ruột, gây loạn
khuẩn. Đối với động vật nhai lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khu hệ vi sinh vật dạ cỏ.
b/ Gây nhiễm trùng máu cấp tính
Những kháng sinh sử dụng điều trị được thải ra ngoài dưới dạng còn hiệu lực. Chúng
sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn mẫn cảm trong xoang bụng. Điều này cũng
cho phép các vi khuẩn kháng thuốc có cơ hội phát triển. Những chủng này bình
thường không gây bệnh, nhưng chúng được giữ lại trong xoang bụng với hằng số
nhất định. Bình thường giữa các chủng không có sự cạnh tranh, luôn giữ một hằng số.
Khi có điều kiện, vi khuẩn kháng thuốc sẽ có cơ hội phát triển rất nhanh. Khi đó
chúng sẽ xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng độc
tố là kết quả của chúng.
- Kháng sinh có hoạt phổ hẹp, có tác dụng với vi khuẩn gram (+), khi sử dụng sẽ tạo
điều kiện, cơ hội cho vi khuẩn gram (-) phát triển.
- Sự đề kháng phi đặc hiệu của cơ thể động vật đặc biệt quan trọng, nhất là trên ngựa.
Bình thường trong ống tiêu hóa của ngựa rất rộng, nên có rất nhiều loại vi khuẩn phát
triển, chúng cũng phát triển rất dễ dàng – quan hệ công sinh đối với loài ăn cỏ. Khi
cho uống kháng sinh chúng sẽ giết tất cả các dạng vi khuẩn có lợi, đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho Salmonella và E.coli phát triển gây bệnh. Điều này cũng có thể
xảy ra đối với loài nhai lai khi uống kháng sinh với liệu trình kéo dài. Hay những
kháng sinh có chu kỳ gan – mật, đượcthải ra ngoài dưới dạng con hoạt lực:
25
Tetracillin, Lincomycin, Tylosin, Erythromycin. Đây là đặc điểm rất quan trọng cần
chú ý khi điều trị bệh cho số đông ngựa của trng trại hay trong bệnh viện.
- Gây các biến chứng về máu:
+ Gây thiếu máu khi dùng Penicillin liều cao.
+ Thiếu máu hồng cầu to khi dùng Sulphamides kéo dài.
+ Gây thiếu máu do làm dung huyết như: các Sulphamides, axit Nalidixic,
Nitrofurantoin.
+ Giảm tiểu cầu như các thuốc thuốc nhóm ß – lactam, Tetraxyclin, Chloramphenicol,
Lincomycin, Tobrammycin.
+ Giảm bạch cầu như các thuốc thuộc nhóm ß – lactam khi tiêm tĩnh mạch liều cao,
Tetraxyclin, Lincomycin, Erythromycin. Đặc biệt các thuốc như Sulphamides, axit
Nalidixic, Nitrofurantoin, Metronod có thể gây mất bạch cầu có hạt. Các thuốc gây
suy tuỷ: Chloramphenicol, Sulphamides.
c/ Dị ứng thuốc – shock quá mẫn
Gây shock quá mẫn điển hình là Penicillin và các thuốc thuộc nhóm ß – lactam. Tuy
với số lượng không nhiều, dị ứng thuốc còn gặp khi dùng các thuốc: Sulphamides,
Lincomycin và Clindamycin.
Gây nổi mề đay, ban, đỏ da, trong bóc biểu bì: Sulphamides, Clindamycin.
d/ Ức chế sinh tổng hợp protein
Gồm các thuốc: Tetracyclin, Chloramphenicol, khi sử dụng liều cao sẽ gặp các hiện
tượng sau:
+ Ức chế sự động hoá: Thuốc ức chế sự lên da non làm vết thương lâu lành; giảm sức đề
kháng; giảm khả năng sản sinhkháng thể.
+ Cần bổ sung thêm Corticosteroids.
e/ Ức chế sự chuyển hoá sinh học của thuốc
+ Như Chloramphenicol dùng với thời gian dài sẽ làm giảm hoạt tính của thuốc
nhưng lại làm tăng khả năng gây độc với các tế bào non: sự tạo các tế bào máu của
tuỷ xương, tinh trùng, noãn bào.
f/ làm tê liệt sự hoạt động của cơ vân
- Nhóm Aminoglucozid làm ảnh hưởng tới hàm lượng Ca++ trong máu và ức chế sự
dẫn truyền của Axetylcholin tại xinap thần kinh. Khi dùng riêng kháng sinh nhóm
Aminoglucozid không thường không có hại, ngược lại khi dùng chung nhóm kháng
sinh này với các thuốc mê hay Curazer tác dụng gây liệt cơ trơn hay gặp hơn.
- Các thuốc Tetracyclin, Lincomycin hay gây ảnh hưởng không tốt đến cơ, xương
nhưng không rõ nguyên nhân.
- Colistin và Polymycin hay độc với thận. trị bằng cách dùng các muối của Calcium.
26
g/ Ức chế hô hấp
Thường do dùng các thuốc có ảnh hưởng xấu tới hoạt động của hệ cơ xương,
những tổ chức này có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp như trong mục f/.
h/ Hệ tuần hoàn
Tiến hành thí nghiệm trên một số lượng lớn động vật thí ngiệm đã chỉ ra tác dụng phụ
của thuốc kháng sinh trên hệ tuần hoàn như sau:
- Làm suy giảm hoạt động của tim, làm giảm lực đẩy của tim. Điều này có liên quan
đến hàm lượng Ca++ tự do trong máu. Chính Ca++ có ảnh hưởng đến quá trình
hoạt động của cơ tim (ví dụ như nhóm Aminoglucozid hay Tetracyclin). Có thể
điều trị bằng cách truyền CaCl2 vào tĩnh mạch.
- Làm giãn mạch quản, gây phù, loét da do nằm lâu như như Aminoglucozid.
- Giảm tuần hoàn không rõ nguyên nhân: Lincomycin, Chloramphenicol.
i/ Thần kinh
Ức chế thần kinh thính giác và tiền đình.
Nồng độ cao Penicillin trong dịch não tuỷ dẫn đến có trong thần kinh trung ương,
có thể gây co giật.
Thần kinh bị kích thích, làm mất thăng bằng, gây co giật, tăng huyết áp như
Nitrofuran.
Các kháng sinh thải qua sữa: Tetracyclin, Neomycin chúng kích thích ấu súc giảm Ca++
trong máu.
Khi dùng Procain Penicillin G điều trị, trong máu có Procain cao sẽ đi vào thần
kinh trung ương sẽ gây trạng thái kích thích thần kinh.
k/ Thận
Các tai biến về thận hay gặp như tổn thương chức năng thận dẫn đến tổn thương
thực thể mô thận.
- Nhóm Aminoglucozid, Colistin, Amphoteritin B, Polymycin, Bacitracin, .luôn
luôn gây độc đối với thận.
- Các sản phẩm axetyl hoá của sunphas đối với loại ăn tạp.
- Liều cao Tetracycllin gây độc cho trâu bò và chó.
- Ở những động vật đã bị tổn thương thận, các thuốc kháng sinh bị tích luỹ lại ở
thận lại càng làm tăng nguy cơ suy thoái thận. Đó chính là nguyên nhân gây độc cho
thận. thận làm thời gian bán giã của thuốc dài hơn. Nhiều thuốc được tích luỹ trong thận
làm tăng lượng độc tố dẫn đến tình trạng sức khoẻ bị đe doạ. Một số thuốc như
Chloramphenicol,khi đã được chuyển hoá sinh học (biến đổi sinh học) thì thời gian bán
giã sẽ không bị thay đổi nhiều lắm.
- Mối liên quan giữa thời gian bán giã của thuốc với trạng thái của thận
27
Thời gian bán giã của thuốc tăng lên do sự thải qua nước tiểu giảm
Tên thuốc Thận bình thường Thận thoái hoá
Gentamycin 2.5 giờ 2 – 4 giờ
Amikacin 2,5 giờ 3 ngày
Kanamycin 3 giờ 3 – 4 ngày
Tetracyclin 8 giờ 3 ngày
Penicillin 0,5 giờ 6 giờ
Ampicillin 1 giờ 8 giờ
Erytthromycin 1,5 giờ 5 giờ
Chloramphenicol 3 giờ 4 giờ
l/ Rối loạn tuần hoàn
- Có rất nhiều loại kháng sinh gây rối loạn sự vận chuyển khí, hiện tượng này thấy
rõ hơn ở người và cùng là triệu chứng thường gặpkh chữa trị gia súc.
- Hiện tượng dung huyết hay shock có thể xảy ra khi đưa lượng thuốc lớn propylen
glycol vào tĩnh mạch. Propylen glycol là chất vận chuyển của nhiều thuốc kháng sinh.
+ Tác dụng phụ có hại có thể còn do nguyên nhân khắng sinh đã làm dung giải hay
gây tổn thương vách tế bào vi khuẩn. Điều này thường có nguồn gốc từ các kháng sinh
diệt khuẩn. Kết quả cuối cùng:
Các tế bào vi khuẩn không thể sống lâu hơn vì chúng đã bị mất các yếu tố gây bệnh
(kháng nguyên). Động vật không sản sinh được kháng thể do vậy rất khó chẩn đoán
bệnh.
Vi khuẩn tạm ngừng sinh sản do độc tố bên trong tế bào, chính độc tố này sẽ quay lại
gây hại cho đông vật.
- Gây thiếu hụt Mg trong máu khi điều trị bằng kháng sinh thuộc nhóm
Aminoglucozid (Gentamycin, Tobramycin, Amikacin) ngay ở liều điều trị bình thường.
Phản ứng này rõ nhất là ở người, ở động vật cũng gặp 38%. Hiện tượng thiếu Calcium
cũng được tìm thấy 25% ở động vật bị thiếu Mg. Khi có hiện tượng nhiễm độc thận do
nhóm Aminoglucozid sẽ xuất hiện sớm hơn.
- Sự tương tác thuốc
+ Với ngựa: Trạng thái stress xảy ra do dùng các thuốc mê và thuốc tê khi phẫu thuật,
khi đó trong điều trị nếu dùng Tetracyclin hay Colistin sẽ dẫn đến tiêu chảy.
+ Với đại gia súc, nếu dùng Tetracyclin tiêm tĩnh mạch sẽ rất dễ gây shock nhất là trâu,
bò đôi khi cũng gặp ở ngựa do rối loạn sự vận chuyển thốc trong máu.
+ Nếu tiêm một lượng lớn thuốc vào cùng vị trí sẽ gây đau, gây kích thích thần kinh.
Lincomycin với ngựa, thỏ gây tiêu chảy, có thể chết. Trâu bò gây thể ketosis
(trong tổ chức, máu); cừu: gây chết.
5.4. Nguyên tắc điều trị khi bị trúng độc kháng sinh
28
- Tẩy, rửa, tìm mọi cách không cho các tác nhân độc tiếp xúc gây ảnh hưởng xấu.
- Càng nhanh càng tốt tìm cách đưa cơ thể trở lại trạng thái sinh lý ban đầu.
- Ngăn ngừa các tác dụng phụ do việc dùng thuốc trong điều trị bệnh gây ra. Tìm
cách không cho thuốc gây hại nữa.
+ Với độc tố trong cơ thể: giải độc bằng cách tăng cường các biện pháp sinh học,
hoá học để tăng khả năng chuyển đổi, đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
+ Tại vị trí tiêm: có thể dùng phẫu thuật cắt bỏ.
+ Không được để lại tồn dư thuốc trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
Biên tập: Ths. Đào Quang Thụ, Phòng Kỹ thuật Công ty Vetvaco
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuoc_khang_sinh_va_nguyen_ta1_6275.pdf