Thuốc hướng tâm thần tỏ ra có hiệu quả trong nhiều bệnh nội
khoa không thuộc chuyên khoa tâm thần. Điều này với các bác sĩ nội
chung có thể còn mới lạ. Xin được trao đổi về một số trường hợp điển
hình.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thuốc hướng thần chữa bệnh nội khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuốc hướng thần chữa
bệnh nội khoa
Thuốc hướng tâm thần tỏ ra có hiệu quả trong nhiều bệnh nội
khoa không thuộc chuyên khoa tâm thần. Điều này với các bác sĩ nội
chung có thể còn mới lạ. Xin được trao đổi về một số trường hợp điển
hình.
Bệnh loạn cảm họng
Loạn cảm họng là một bệnh hay gặp ở chuyên khoa tai mũi họng.
Bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa và khó chịu ở họng. Bệnh nhân đã điều trị
nhiều nơi và nhiều lần bằng khí dung và kháng sinh nhưng không kết quả.
Bệnh nhân rất lo lắng về bệnh tật. Có bệnh nhân đã được cắt amidal, đốt
họng hạt nhưng đều không có kết quả. Khi khám họng, bác sĩ tai mũi họng
không tìm thấy tổn thương nào tương ứng với các triệu chứng lâm sàng.
Thật ra đó là triệu chứng ám ảnh nghi bệnh. Triệu chứng này nếu không
được điều trị thích hợp sẽ tiến triển mạn tính và ngày càng nặng nề. Dần
dần, ý nghĩ ám ảnh sẽ chiếm ưu thế khiến bệnh nhân suốt ngày chỉ nghĩ đến
nó và không làm được việc gì khác. Điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm.
Tốt nhất là dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng như clomipramin (anafranil,
depriclom) vì thuốc có hiệu quả tốt và rẻ tiền.
Thời gian điều trị 12-18 tháng, có trường hợp phải uống thuốc 36
tháng để tránh tái phát. Thông thường, kết quả điều trị xuất hiện nhanh
chóng sau vài tuần điều trị. Tác dụng phụ của thuốc là khô miệng, buồn ngủ,
mệt mỏi trong thời gian đầu dùng thuốc.
Bệnh đau thần kinh do zona
Bệnh zona là bệnh thuộc chuyên khoa da liễu, do virut zona gây ra.
Bệnh có đặc điểm là mọc thành các phỏng nước, dọc theo đường đi của các
dây thần kinh và chỉ xuất hiện ở một bên người (bên phải hoặc bên trái).
Bệnh gây đau rất nhiều kể cả khi đã hết zona, vì vậy khiến bệnh nhân rất khó
chịu. Để giảm đau cho bệnh nhân, có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3
vòng. Hiệu quả nhất là amitriptilin (elavin), thuốc này tuy có một số tác
dụng phụ như khô miệng, mệt mỏi, buồn ngủ trong thời gian đầu dùng
thuốc. Có thể tăng liều một cách từ từ giống như đối với thuốc clomipramin
để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Thời gian điều trị 4-8 tuần.
Bệnh chán ăn
Thật ra, chán ăn tâm lý là bệnh thuộc chuyên khoa tâm thần. Tuy
nhiên, hầu hết các bệnh nhân đều không đến khám ở chuyên khoa tâm thần
mà thường đến khám ở chuyên khoa tiêu hóa. Lý do đơn giản là do các
trường hợp này bệnh nhân chỉ chán ăn mức độ nhẹ và thể trạng chung hơi
gầy.
Đặc điểm chính của bệnh chán ăn là bệnh nhân mất cảm giác ngon
miệng, ăn rất ít do nhanh chán. Có trường hợp nặng, bệnh nhân không chịu
ăn hoặc tìm cách móc họng gây nôn sau khi ăn. Với các bệnh nhân này, bữa
ăn là một cực hình. Mặc dù gia đình bệnh nhân đã tìm mọi cách như đổi món
ăn, đưa đi khám và điều trị ở chuyên khoa tiêu hóa và Đông y nhưng ít kết
quả.
Bệnh hay gặp ở phụ nữ hơn là nam giới, thường khởi phát ở tuổi vị
thành niên và tiến triển mạn tính. Khi khám bệnh nhân rất gầy, chỉ số về cân
nặng không tương xứng với chiều cao. Bệnh nhân thường mệt mỏi, khả năng
lao động giảm sút. Các bệnh nhân này có thể có huyết áp thấp, một số phụ
nữ có rối loạn kinh nguyệt.
Với các trường hợp nhẹ, có thể uống olanzapin mỗi tối uống 1/2 - 1
viên. Nên uống kéo dài vài tháng để bệnh nhân có được cân nặng như mong
muốn. Sau khi uống thuốc khoảng 1 tuần, bệnh nhân bắt đầu có cảm giác
ngon miệng và thèm ăn. Bệnh nhân sẽ ăn khỏe hơn (có trường hợp ăn rất
khỏe), vì vậy sẽ tăng cân (do tăng đồng hóa). Bệnh nhân có thể tăng 2
kg/tháng, cá biệt có trường hợp tăng 5 kg/tháng. Khi bệnh nhân đã đạt được
cân nặng cần thiết, nên giảm liều dần rồi ngừng thuốc. Có nhiều loại thuốc
cũng có tác dụng điều trị bệnh chán ăn, nhưng so với các thuốc đó thì
olanzapin hiệu quả hơn hẳn và rất rẻ tiền, dễ mua. Thuốc không gây độc cho
gan, thận, tim, cơ quan tạo máu... vì thế có thể dùng lâu dài mà không cần
làm các xét nghiệm chức năng gan, thận, điện tim... Không nên dùng cho
phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 10 tuổi vì chưa có các đánh giá
thử nghiệm lâm sàng ở các đối tượng này.
Bệnh đái dầm
Đái dầm là một bệnh hay gặp. Bệnh biểu hiện bằng đi tiểu ngoài
mong muốn xảy ra trong giấc ngủ (ngủ trưa hoặc ngủ tối). Chỉ được coi là
đái dầm khi trẻ em đã lớn hơn 4 tuổi. Ở người lớn, tỷ lệ đái dầm là 1%. Đái
dầm sẽ tăng lên khi mệt mỏi quá mức và khi căng thẳng tâm lý. Nói chung,
đái dầm tuy không nguy hiểm nhưng gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt
cho bệnh nhân. Đặc biệt, khi bị bố mẹ quát mắng thì tình trạng đái dầm
không thuyên giảm mà lại tăng thêm. Khi tần suất đái dầm xảy ra trên 1
lần/tháng thì phải điều trị. Về điều trị:
- Khuyến khích trẻ đi tiểu ngay trước khi đi ngủ.
- Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước buổi tối, đặc biệt là các loại
nước giải khát có tính chất lợi tiểu.
- Nếu trẻ đái dầm có quy luật thì nên nắm được quy luật đó để áp
dụng vào điều trị. Ví dụ: nếu trẻ thường đái dầm lúc 2 giờ sáng thì ta đặt
đồng hồ báo thức gọi trẻ dậy lúc 1 giờ sáng để cho trẻ đi tiểu.
- Nếu trẻ ngại đi tiểu buổi tối do sợ bóng tối thì nên để đèn ngủ trong
phòng trẻ và để bóng điện sáng ở nhà vệ sinh để tạo tâm lý không sợ hãi cho
trẻ.
- Nếu các biện pháp nói trên không hiệu quả thì có thể kết hợp với
dùng thuốc. Thường dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, ví dụ amitriptilin,
thời gian uống thuốc từ 2-6 tháng (tùy theo thời gian bị đái dầm của trẻ là đã
lâu hay mới bị).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 161_6159.pdf