Đa số các công ty hiện vẫn
tính toán hiệu quả kinh
doanh bằng các kết quả tài
chính nội bộ. Tuy nhiên,
thước đo này đến nay
không thể biểu thị đầy đủ
các động lực thực tế sản sinh ra của cải như kiến thức, quan hệ,
danh tiếng, các yếu tố vô hình do các nhân viên tài năng tạo ra và
được thể hiện trong các khoản đầu tư như R&D (nghiên cứu và
phát triển), thương hiện, bằng sáng chế, phần mềm
Việc thiết kế một thước đo tài chính trong kỷ nguyên mới đang
được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Từ trước đến nay, họ vẫn
tập trung quá nhiều vào thước đo doanh thu theo vốn đầu tư
(TVĐT), mà ít tính tới đóng góp của nhân viên hay nói cách khác
là sử dụng thước đo hiệu quả kinh doanh theo đầu nhân viên
(TĐNV).
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thước đo mới cho hiệu quả kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thước đo mới cho hiệu
quả kinh doanh
Đa số các công ty hiện vẫn
tính toán hiệu quả kinh
doanh bằng các kết quả tài
chính nội bộ. Tuy nhiên,
thước đo này đến nay
không thể biểu thị đầy đủ
các động lực thực tế sản sinh ra của cải như kiến thức, quan hệ,
danh tiếng, các yếu tố vô hình do các nhân viên tài năng tạo ra và
được thể hiện trong các khoản đầu tư như R&D (nghiên cứu và
phát triển), thương hiện, bằng sáng chế, phần mềm…
Việc thiết kế một thước đo tài chính trong kỷ nguyên mới đang
được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Từ trước đến nay, họ vẫn
tập trung quá nhiều vào thước đo doanh thu theo vốn đầu tư
(TVĐT), mà ít tính tới đóng góp của nhân viên hay nói cách khác
là sử dụng thước đo hiệu quả kinh doanh theo đầu nhân viên
(TĐNV).
Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp lấp đầy báo cáo hàng
năm bằng những thông tin về cách thức sử dụng đồng vốn,
nhưng lại thiếu hụt thông tin về cách thức sử dụng bộ óc của
nhân viên để gia tăng sáng tạo của cải. Sự phát triển của các báo
cáo tài chính đối ngoại theo các nguyên tắc được thỏa thuận
chung là những cơ sở chủ yếu trong thị trường toàn cầu hiện đại,
thể hiện ở các bảng cân đối, báo cáo thu chi tiền mặn bản kê thu
nhập, rõ ràng vẫn đang và sẽ là thước đo chủ yếu đánh giá hoạt
động và cách quản lý của một công ty. Song đã đến lúc cần thừa
nhận rằng kết quả tài chính ngày càng bắt nguồn từ tài năng chứ
không phải chỉ từ đồng vốn. Vì thế, để tăng thêm của cải, các nhà
điều hành có đầu óc chiến lược phải nắm bắt một ý tưởng rất cơ
bản: chuyển đổi sang thước đo thu tài chính dựa vào tài năng,
chứ không chỉ đơn thuần dựa vào thước đo thu từ vốn. Chính từ
sự chuyển hướng này trong lãnh đạo, công ty mới động viên
được các cấp dưới đưa ra những quyết định kinh tế hiệu quả
hoạt đặc biệt đối với đầu tư vào hoạt động vô hình.
Thước đo hiệu quá tài chính trong thời đại số hóa
Trước khi tìm hiểu cách đo mới cần thiết cho các mục đích nêu
trên, cần nêu ra một số công ty gần đây đã sáng tạo ra của cải
dựa vào khai thác tài năng TĐNV hơn là dựa vào vốn. Từ năm
1995 đến 2005, có 30 công ty hàng đầu thế giới, xếp hạng theo
mức vốn, đã nâng lợi nhuận TĐNV từ 35.000 lên 83.000 đô la
Mỹ. Trung bình số lượng nhân viên của các công ty này tăng từ
92.000 lên 198.000 người, trong khi nguồn thu TVĐT chỉ từ 17%
lên 23%. Kết quả là nhóm công ty này đã nâng giá trị thị trường
từ 34 tỷ lên 168 tỷ đô la, tổng thu theo cổ đông đạt 17% năm.
Như vậy, động lực cho giá trị thị trường tăng gần 5 lần theo lợi
nhuận bình quân, một mức tăng TĐNV đạt 100% với số lượng
nhân viên tăng gấp đôi. Trong khi đó lợi nhuận TVĐT cùng kỳ chỉ
tăng khoảng 1/3.
Từ đó có thể thấy rằng, lợi nhuận TĐNV cùng với số lượng nhân
viên gia tăng là yếu tố làm tăng thêm giá trị thị trường. Đi sâu vào
cách tiếp cận này sẽ thấy rõ thêm các lợi thế: lợi nhuận TĐNV là
một sự hỗ trợ tốt cho việc thu từ vốn vô hình một phần vì việc
tuyển nhân viên khá dễ dàng. Hơn nữa, các thước đo mới giúp
cho việc thực thi được hiệu quả hơn, và khai thác nhân viên tư
duy theo chiến lược của công ty.
Lợi nhuận TĐNV (Theo đầu nhân viên)
Nếu mức vốn của
công ty không tăng
lên, thì lợi nhuận
TĐNV là một trợ giúp
đắc lực cho nguồn thu
vô hình. Dấu hiệu của
hiệu quả tài chính
trong thời đại số hóa
ngày nay là khả năng
mở rộng việc tìm kiếm
"các loại tô" từ vốn vô
hình. Lợi nhuận TĐNV
là một cách đo các loại tô này. Nếu một công ty tăng thêm lợi
nhuận TĐNV mà không tăng mức vốn, thì việc quản .lý sẽ làm
tăng thêm tô, giống như việc vốn sinh ra lời. Sự khác nhau là coi
lợi nhuận TĐNV là một cách tính ưu tiên tập trung vào nguồn thu
từ tài năng. Cách tiếp cận này thu hút đầu óc của các nhà quản lý
vào việc tăng lợi nhuận so với số lượng nhân viên mà công ty sử
dụng. Điều đó cho thấy rằng, việc sử dụng tài năng của một tổ
chức hiệu quả nhất là việc sáng tạo và sử dụng vốn vô hình. Một
lợi thế khác của việc tính lợi nhuận RĐNV là nó không đòi hỏi các
quy ước kế toán. Vì công ty chi tiêu cho vốn vô hình, chứ không
phải đầu tư vốn (thường hay thay đổi do mất giá), lợi nhuận
TĐNV là một cách đo dựa theo đầu ra vừa phải. Và vì nó vẫn còn
dựa theo các quy ước kế toán, nên công ty có thể dễ dàng so
sánh kết quả với các đối thủ cạnh tranh và các công ty khác.
Cho nên lợi nhuận TĐNV thu hút công ty vào các đê xuất có giá
trị chiều sâu vô hình. khi ấy các nhân viên có tài cộng với một số
vốn đầu tư vừa phải sẽ có thể tạo ra những giá trị vô hình đáng
giá.
Số lượng nhân viên
Một cách để cải tiến lợi nhuận TĐNV là loại bỏ những nhân viên
sinh lời thấp. Nhưng nếu chính họ sản sinh ra lợi nhuận lớn hơn
chi phí của vốn dùng để hỗ trợ họ, thì việc loại bỏ họ thực tế là
làm giảm bớt việc sáng tạo ra của cải, trừ khi việc quản lý bổ
sung được việc bù đắp số lượng nhân viên tạo ra lợi nhuận cao
hơn tính theo đầu người. Xin lưu ý trường hợp gia đình Walton
luôn luôn được Tạp chí Forbes xếp hạng đầu trong danh sách
các công ty giàu có, bởi vì các dãy cửa hiệu Wal-Mart do gia đình
này kiểm soát không chỉ thuê số lượng lớn nhân viên sản sinh lợi
nhuận trung bình thấp, mà còn sử dụng một mô hình kinh doanh
giúp họ quản lý một số lượng nhân viên mà không phải gánh chịu
những bất lợi về kinh tế.
Cho nên sáng tạo ra của cải thực xuất phát từ tăng lợi nhuận
TĐNV (Mà không phải giảm bớt số lượng nhân viên hay tăng
thêm mức vốn), hoặc từ số lượng nhân viên có thể đem lại lợi
nhuận cao - hoặc cả hai khả năng. Từ lợi thế này, lợi nhuận
TĐNV trở thành sự hỗ trợ tích cực cho công ty quản lý phức hợp.
Dĩ nhiên, một công ty có thể sắp xếp tổ chức hợp lý và sử dụng
các công cụ như các mạng chính thức, thị trường tài năng và thị
trường tri thức để huy động vốn vô hình trong doanh nghiệp .
Trong trường hợp đó, lợi nhuận TĐNV có tăng lên ngay cả khi
thiếu vắng những đề xuất mới đáng giá, nếu doanh nghiệp xóa
bỏ được những mặt không sinh lời.
Nguồn thu từ vốn
Một công ty có thể cải tiến lợi nhuận TĐNV bằng việc thay thế
vốn cho chi phí lao động. Dĩ nhiên vốn là thứ không đắt lắm và có
sẵn, nhưng đòi hỏi phải thu hồi về, chính điều này khiến công ty
phải sử dụng nó một cách thận trọng. Nhưng nếu một công ty sử
dụng toàn bộ nhân viên để thúc đẩy mong muốn tăng trưởng. số
vốn cần thiết sẽ chỉ ở mức mà nhân viên cần có cho công việc
của họ, chứ không phải là một mong muốn riêng biệt.
Cho nên các nhà quản lý cần xem cách tính lợi nhuận TVĐT chủ
yếu như là một việc “khám sức khoẻ”. Chừng nào thu vượt chi,
lợi nhuận tính TĐNV sẽ là một thước đo tốt hơn, bởi vì nó không
chỉ biểu thị nguồn tài nguyên hiếm có nhất mà còn phản ánh lợi
nhuận sau khi chi phí cho đầu tư cần thiết. Trong khi đó đầu tư
vốn có thể bị giảm giá hay bị khấu hao.
Sử dụng tổng số nhân viên như là một thước đo còn cho phép
công ty tránh được những suy đoán kế toán chủ quan. Mặt khác.
vốn theo sổ sách lại tương đối mơ hồ, bởi vì nó là chủ đề tho
những quy ước kế toán có phần tuỳ ý bao gồm cả ý chí, lịch trình
giảm giá và cách thức các công ty chi tiêu cho các lựa chọn
chứng khoán cùng với các vấn đề khác. Cách tính toán nguồn thu
TVĐT. Có những hạn chế riêng, nhất là ở các tổ chức tài chính,
tài sản của họ chủ yếu là tài chính.
Tóm lại, tuy hai thước đo cùng tạo ra kết quả giống nhau, nhưng
thước đo hiệu quả kinh doanh dựa theo tài năng là mô hình mạnh
hơn trong môi trường cạnh tranh mà ở đó những tài sản vô hình
do các nhân viên tài năng tạo ra chiếm phần lớn hơn trong số của
cải mới. Tuy nhiên, tài năng đầu tư tư duy chiều sâu, chứ không
phải vốn liếng, ngày nay thúc đẩy sự sáng tạo ra của cải, vì vậy
xứng đáng để các nhà điều hành có đầu óc chiến lược cân nhắc
một cách chính xác hơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuoc_do_moi_cho_hieu_qua_kinh_doanh_6266.pdf