Thuốc điều trị bệnh nấm

Có khoảng 200 thuóc thuộc nhóm này, chúng có 4-7 liên kết đôi, một vòng

cyclic nội phân tử và có cùng một cơ chế tác dụng. Không thuốc nào có độ khả

dụng sinh học ( bioavaiability) phù hợp khi dùng thuố uống. Thuố hào tan kém

nên rất khó tạo dạng tiêm tĩnh mạch. Tác dụng của thuốc phụ thuốc vào các nối

đôi, đây là thành phần kỵ nước gắn kết với một số chất sterol trong đó có

ergosterol là một thành phần cơ bản trong màng của nấm, tạo ra các kênh ( chanal)

ở màng tế bào, làm tăng tính thấm màng tế bào, làm cho các dòng ion dịch chuyển

(kali,glucoza đi ra, natri đi vào ). Một số thuốc thông dụng nhất của nhóm này là

amphotericin B, nystatin, natamycin.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Thuốc điều trị bệnh nấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM (Kỳ 1) PGS Nguyễn Ngọc Thụy 1. Các thuốc nhóm polyene. Có khoảng 200 thuóc thuộc nhóm này, chúng có 4-7 liên kết đôi, một vòng cyclic nội phân tử và có cùng một cơ chế tác dụng. Không thuốc nào có độ khả dụng sinh học ( bioavaiability) phù hợp khi dùng thuố uống. Thuố hào tan kém nên rất khó tạo dạng tiêm tĩnh mạch. Tác dụng của thuốc phụ thuốc vào các nối đôi, đây là thành phần kỵ nước gắn kết với một số chất sterol trong đó có ergosterol là một thành phần cơ bản trong màng của nấm, tạo ra các kênh ( chanal) ở màng tế bào, làm tăng tính thấm màng tế bào, làm cho các dòng ion dịch chuyển (kali,glucoza đi ra, natri đi vào ). Một số thuốc thông dụng nhất của nhóm này là amphotericin B, nystatin, natamycin. 2. Amphotericin B (fungizon) Amphoterincin B do một loại actinomyces ưa khí, streptomyces nodosus sản sinh ra.Amphotericin B có 7 cầu nối đôi trong phân tử, những cầu nối này làm cho thuốc hấp thu mạnh tia cực tím (UV) , do đó nhậy cảm với ánh sáng. Đây là một loại thuốc rất độc nên gần đây đã có dạng bọc thuố giữa hai lớp phospholipid để làm giảm độc tính. Phổ tác dụng: thuốc có tác dụng với candidiasis, cryptococcosis, histoplasmosis, blastomycosis, paracoccidiomycosis, coccidiomycosis aspergillosis, sporotrichosis da, mucormycosis, thuốc còn có tác dụng với leishmaniasis thể da- niêm mạc nhưng chỉ dùng trong những trường hợp bệnh kháng với thuốc nhóm antimoan. Độc tính : các phản ứng có thể chia thành cấp và mạn . Phản ứng cấp tính có thể có sốt, giảm huyết áp, khó thở , rét run, thường giảm 4 giờ sau ngừng thuốc, có thể phòng những phản ứng này bằng cách dùng corticoid ngay khi bắt đầu truyền dịch. Phản ứng mạn tính gồm tăng nitơ máu, giảm kali, magie máu, thiếu máu, toan hoá ống thận, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, giảm cân, đôi khi thấy giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Thuốc có dạng tiêm truyền: 1 ống 50 mg ( 50. 000 đơn vị), liều thông thường 0, 25 mg / 1 kg thể trọng. Ngoài ra có dạng viên và dạng mỡ. 3 .Nystatin (fungicidin, mycostatin, monoral, nystan). Nystatin được tổng hợp từ loài xạ khuẩn streptomyces noursei. Là thuốc nhóm polyene có cơ chế tác dụng như amphotricin B. Thuốc có tác dụng với nấm men, được chỉ địng trong những trường hợp candidiasis da, niêm mạc. Khi dùng tại chỗ thuốc dung nạp tốt nhưng đôi khi gây tăng mẫn cảm . Không dùng điều trị nấm hệ thống do thuốc không tan trong nước., không hấp thu vào tổ chức và rất độc khi dùng đường tiêm. 4. Pimaricin (natamycin): Pimaricin được sinh tổng hợp từ loài streptomyces natalensis. Thuốc có tác dụng làm hư màng tế bào nấm. Dùng điều trị các bệnh nấm như: candidiasis, aspergillosis, có tác dụng với cả trichomonas, thuốc được dùng ở dạng viên, tiêm, aerosol, mỡ. 5. Candicidin. Candicidin được sinh tổng hợp từ streptomyces griseus. Thuốc có tác dụng tương tự như nystatin dùng trong điều trị các bệnh nấm gây ra. Thuốc có dạng viên, kem và aérosol. 6. Kháng sinh chống nấm nguồn gốc nấm mốc- griseofulvin : Griseofulvin được sinh tổng hợp từ penicillium griseofulvun. Thuốc có dạng viên, kem. Dạng uống hấp thu tốt sau khi bữa ăn có chất béo. Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế quá trình phân chia của tế bào nấm, có lẽ là làm rối loạn đến quá trình phân cực của vi ống ( microtubule) và tổn thương thoi phân bào ( mitotic). Thuốc có tác dụng diệt nấm, là một kháng sinh điều trị nấm da. Theo các tác giả griseofulvin có tác dụng làm quăn sợi nấm, làm thoái hoá nguyên sinh chất, làm rối loạn hệ thống men của tế bào nấm dẫn đến làm ngừng sự phát triển của nấm. Phổ tác dụng: có tác dụng với nấm da,không tác dụng với lang ben, candidiasis da và nấm hệ thống. Với nấm móng thuốcc có tác dụng kém. Phổ tác dụng hẹp của griseofulvin được cho là thuốc ngấm kém voà tế bào nám đặc biệt là nấm men như candida. Tác dụng phụ : hay gặp nhất là đau đầu, hết sau khi ngừng thuốc vài ngày, các tác dụng phụ khác hiếm gặp như buồn nôn, nôn, cảm giác khó chịu ở miệng, đau khớp, đau dây thần kinh ngoại vi, ngủ lịm, lẫn, ngất, nhìn mờ, mất ngủ. Có thể có giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơ nhân nhất là khi dùng kéo dài, những thay đổi này sẽ hồi phục sau khi ngừng thuốc. 7. Flucytosine. 5- fluorocytosine ( flucytosine) là một dânc hất có fluor của pyrimidine, tan trong nước. Phổ tác dụng: candidiasis, cryptococcosis và các tổn thương chromomycosis nhỏ, thuốc làm tăng các tác dụng của amphotericin B trong điều trị asperrgillus và sporotrichosis ngoại vi. Cơ chế tác dụng : các nám nhậy cảm thuốc sẽ chuyển hoá 5-fluorocytosine thành 5-fluoracil, sau đó thành 5 - fluorouadylic axit, chất này kết hợp chặt chẽ với RNA hoặc chuyển hoá thành 5- fluorodeoxyuradylic acid moniphosphate, một chất ức chế thymidylate synthetase mạnh, men này có vai trò quan trọng trong sinh tổng hợp DNA. Thuốc có dạng viên nang ( capsule) 250 hoặc 500 mg, liều khởi đầu ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường là 150 mg/ kg/ ngày. Tác dụng phụ : khi dùng đơn thuần, tác dụng phụ hiếm gặp, có thể ban dị ứng, buồn nôn, đôi khi gây viêm gan. Khi dùng kết hợp amphotericin B, tỷ lệ có tác dụng phụ lên tới 15-30%, thường gặp giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm sản tuỷ, viêm đại tràng, viêm gan, rối loạn men gan và phosphataza kiềm, bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm trùng huyết, xuất huyết nội tạng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuoc_dieu_tri_benh_nam_ky_1_6033.pdf
  • pdfthuoc_dieu_tri_benh_nam_ky_2_2137.pdf
  • pdfthuoc_dieu_tri_benh_nam_ky_3_6332.pdf
Tài liệu liên quan