Thuốc bôi điều trị ngoài da rất phong phú, đa dạng và có các nguồn gốc
sau:
+ Nguồn gốc hoá học:
-Vô cơ: kim loại,muối kim loại, á kim và các dẫn xuất của chúng như các
oxyt, axit.
-Hữu cơ: các chất béo, chất thơm, aldehyt, axeton, phenol, axit.
+ Các chất thảo mộc.
+ Các chất tổng hợp, bán tổng hợp.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thuốc bôi ngoài da (kỳ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỐC BÔI NGOÀI DA
(Kỳ 1)
BS Bùi Khánh Duy
1. Đại cương :
Thuốc bôi điều trị ngoài da rất phong phú, đa dạng và có các nguồn gốc
sau:
+ Nguồn gốc hoá học:
- Vô cơ: kim loại, muối kim loại, á kim và các dẫn xuất của chúng như các
oxyt, axit.
- Hữu cơ: các chất béo, chất thơm, aldehyt, axeton, phenol, axit...
+ Các chất thảo mộc.
+ Các chất tổng hợp, bán tổng hợp.
2. Cơ chế tác dụng của thuốc bôi ngoài da:
2.1. Làm tăng cường hay hạn chế, thậm chí cản trở sự bốc hơi nước qua
da. Có loại làm tăng diện tích tiếp xúc của da, giúp bốc hơi nước qua da dễ dàng
hơn, làm mát da, chống sự ngưng tụ máu, giảm viêm. Ngược lại có loại thuốc
bôi làm bít da, hạn chế bốc hơi mồ hôi, làm tăng xung huyết da.
2. 2. Ảnh hưởng tới tuần hoàn da, gây giãn mạch hoặc co mạch.
2. 3. Tuỳ theo dạng thuốc và tá dược, thuốc sẽ ngấm vào da nhiều hay ít,
nông hay sâu.
Nhưng thường cả 3 loại tác dụng trên cùng phối hợp với nhau. Ví dụ: loại
thuốc hồ ,đồng thời làm tăng cường bốc hơi nước ở da, làm mát da, làm tản huyết,
nhưng lại không cho phép thuốc ngấm sâu vào da. Ngược lại, thuốc mỡ làm cản
trở bốc hơi nước ở da, gây xung huyết, dãn mạch.
2.4. Cần chú ý đến tác dụng lý hoá học của thuốc:
+ Thuốc làm thay đổi pH của da.
+ Thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình oxy hoá khử trong tế bào, do sử
dụng thuốc khử oxy hoặc nhượng oxy.
+ Thuốc bôi ngoài da còn có tác dụng toàn thân, gây nên những biến đổi
sinh học nhất định, do thuốc ngấm vào dịch lâm ba, vào máu, tác động lên đầu
dây thần kinh thụ cảm ngoại vi, hoặc tác động lên các trung tâm của thần kinh
thực vật.
Như vậy, thuốc bôi ngoài da có cả tác dụng tại chỗ và toàn thân, chỉ định
và sử dụng thuốc bôi ngoài da cần hết sức cẩn thận.
3. Sự hấp thu của thuốc qua da.
3.1. Lớp "phim mỡ" trên da có ái tính với nước , do đó các chất nước vẫn
có thể ngấm qua da được, nhưng các chất hoà tan trong mỡ (các muối thuỷ ngân,
muối chì) dễ ngấm hơn.
3.2. Lớp sừng đóng vai trò một màng hữu cơ là trở ngại chính đối với sự
hấp thu chất nước, để đảm bảo một sự hấp thu tốt qua lớp sừng, cần chú ý độ pH
của thuốc (pH của lớp sừng thì toan rõ rệt: pH = 4, pH của trung bì thì hơi kiềm).
3.3. Thuốc còn ngấm qua da theo đường nang lông, tuyến bã, người ta đã
chứng minh rằng: một chất muối vào cơ thể để phát huy tác dụng phải thông qua
vùng da có nhiều mạch máu. Xoa, miết thuốc lên da tạo thuận lợi cho sự hấp thu
thuốc, nhất là dạng thuốc mỡ.
3.4. Các vùng da có tổn thương hấp thu thuốc khác vùng da lành, vẩy tiết
dày, tổ chức xơ sẹo hay quá sản lớp sừng hạn chế thuốc ngấm qua da.
3.5. Sự hấp thu thuốc qua da còn phụ thuộc vào đặc tính của các chất hóa
học được sử dụng, các chất dễ bay hơi như clorofoc, iốt, thuỷ ngân sẽ được hấp
thụ mạnh, các chất hoà tan trong mỡ sẽ ngấm vào da chậm hơn, các chất muối hoà
tan trong nước sẽ ngấm vào da, đi vào hệ tuần hoàn.
Tóm lại: sự hấp thu của thuốc qua da phụ thuộc vào trạng thái lớp sừng,
lớp mỡ bao phủ lên da, trạng thái các phần phụ của da, độ kiềm toan của da, đặc
tính của các hoạt chất được sử dụng, dạng thuốc và dung môi được dùng, phản
ứng của các thuốc đó trên da và hiện tượng phân ly ion của chúng. ảnh hưởng và
tác dụng phối hợp các yếu tố trên sẽ quyết định mức hấp thu của da và tác dụng
của các loại thuốc bôi ngoài da.
4. Các dạng thuốc bôi:
4.1. Cấu tạo chung của một công thức thuốc bôi: thường gồm 2 thành phần
chính:
+ Hoạt chất: có tác dụng điều trị, như iốt có tác dụng diệt nấm, axit salicylic
làm bong vẩy...
+ Tá dược: là phương tiện vận chuyển hoạt chất, đưa dẫn hoạt chất ngấm
vào da, bản thân tá dược không có tác dụng điều trị, nhưng nó vẫn có một vai trò
quan trọng, thuốc ngấm nông hay sâu phụ thuộc vào dạng thuốc, tá dược được
dùng trong công thức thuốc bôi.
Tá dược thường được dùng là: nước, cồn, vaselin, lanolin, bột...
Khi chọn tá dược cần chú ý tác dụng lý, hoá học của hoạt chất, tính hoà
tan và tương kỵ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuoc_boi_ngoai_da_ky_1_6319.pdf