Khái niệm:
Tài nguyên bao gồm TN thiên nhiên và TN do con người sáng tạo ra dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất, như: cánh rừng trồng, hồ nhân tạo, các sản phẩm trí tuệ, bản phát minh, sáng chế, quy trình công nghệ, các giải pháp hữu ích. tất cả tạo nên điều kiện tổng thể về môi trường, phương tiện, công cụ thiết yếu phục vụ cho đời sống, sản xuất của xã hội.
TN thiên nhiên: tất cả các nguồn năng lượng, NL, vật liệu tự nhiên có trên trái đất, trong không gian mà con người có thể khai thác, sử dụng phục vụ cuộc sống, sự phát triển của mình và xã hội.
25 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thuế tài nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẾ TÀI NGUYÊNNgười trình bày: Ts. Đỗ Thị Thìn Phó chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt NamWeb: www.vtca.vn Email: HoiTuVanThue@yahoo.com Nội dungI. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNII. Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế TNIII. Căn cứ tính thuế TNIV. Miễn, giảm thuế TN I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TN1. Khái niệm:Tài nguyên bao gồm TN thiên nhiên và TN do con người sáng tạo ra dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất, như: cánh rừng trồng, hồ nhân tạo, các sản phẩm trí tuệ, bản phát minh, sáng chế, quy trình công nghệ, các giải pháp hữu ích... tất cả tạo nên điều kiện tổng thể về môi trường, phương tiện, công cụ thiết yếu phục vụ cho đời sống, sản xuất của xã hội. TN thiên nhiên: tất cả các nguồn năng lượng, NL, vật liệu tự nhiên có trên trái đất, trong không gian mà con người có thể khai thác, sử dụng phục vụ cuộc sống, sự phát triển của mình và xã hội. I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNỞ Việt Nam, nguồn TN thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân, do NN thống nhất quản lý. Nhà nước SD thuế để điều tiết đối với hoạt động khai thác, sử dụng TN để tạo nguồn thu cho NSNN nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng cho việc khai thác, SD hiệu quả các nguồn TN, tạo lập nguồn TC phục vụ cho bảo tồn, phát triển các nguồn tài nguyên Thuế tài nguyên là khoản thu của Ngân sách nhà nước nhằm điều tiết một phần giá trị tài nguyên thiên nhiên khai thác đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hợp pháp trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tạo nguồn thu Ngân sách nhà nước, đảm bảo quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của Nhà nước.I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TN2. Vai trò của thuế tài nguyên - Tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước (2008: 1.846 tỷ, 2009: 3.098 tỷ).- Góp phần tăng cường quản lý nhà nước trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia.I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TN3. Đặc điểm của thuế tài nguyên - là một khoản thu của NSNN đối với người khai thác tài nguyên thiên nhiên do Nhà nước quản lý.- thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của TN khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác TN. - được cấu thành trong giá bán TN mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế tài nguyên.- mọi tổ chức, cá nhân khai thác TN thiên nhiên, không phụ thuộc mục đích sử dụng TN. II. Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế tài nguyên1. Đối tượng chịu thuế tài nguyên là các TN thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, bao gồm vùng biển chồng lấn giữa VN và quốc gia liên quan và thềm lục địa, thuộc chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam. Các loại tài nguyên nhân tạo không thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. phân thành các nhóm như sau: - Khoáng sản kim loại: Gồm khoáng sản kim loại đen (sắt, man gan, ti tan...) và khoáng sản kim loại màu (vàng, đất hiếm, bạch kim, thiếc, won fram, đồng, chì, kẽm, nhôm...).II. Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế tài nguyên- Khoáng sản không kim loại: đất làm gạch, đất khai thác san lấp, xây dựng công trình, đất khai thác sử dụng cho các mục đích khác; đá, cát, sỏi, than, đá quý,... nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.- KS năng lượng như: Dầu mỏ, khí đốt; than đá...- Tài nguyên rừng tự nhiên: gồm các loại thực vật, động vật được phép khai thác là sản phẩm của rừng tự nhiên, như: gỗ (kể cả cành, ngọn, củi, gốc, rễ... tre, nứa, giang, vầu; các loại dược liệu... và các loại thực vật, động vật được phép khai thác khác.II. Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế tài nguyên- Thuỷ sản tự nhiên: Các loại động vật, thực vật tự nhiên ở biển, sông, ngòi, hồ, ao, đầm... thiên nhiên.- Nước thiên nhiên gồm: Nước mặt (biển, hồ, sông, suối, kênh, rạch, ao, đập ...); nước ngầm dưới đất, trừ nước nóng, nước khoáng thiên nhiên theo QĐ của Luật Khoáng sản.- Và các loại tài nguyên thiên nhiên khác chưa nêu ở các nhóm trên.II. Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế tài nguyên2. Người nộp thuế tài nguyên mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên đều thuộc đối tượng nộp thuế tài nguyên, không phân biệt ngành nghề, quy mô hình thức hình thức, mục đích khai thác tài nguyên, có khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên. III. Căn cứ tính thuếCăn cứ tính thuế TN là SL tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất: 1. Sản lượng tài nguyên tính thuếsản lượng TN là sản lượng TN khai thác có thể bán ra trên thị trường (sản lượng TN thương phẩm). Tuỳ theo tính chất lý, hoá của loại TN để XĐ theo số lượng, trọng lượng hay khối lượng TN khai thác trong kỳ. Sản lượng TN làm căn cứ tính thuế là SL tài nguyên khai thác trong kỳ, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài nguyên (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo...)cụ thể: III. Căn cứ tính thuế1.1. TN khai thác XĐ được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng TN tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của TN thực tế khai thác.1.2. TN khai thác chưa XĐ được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.1.3. TN khai thác không bán mà đưa vào SX sản phẩm khác nếu không trực tiếp XĐ được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng TN tính thuế được căn cứ vào SL sản phẩm SX trong kỳ tính thuế và định mức SD tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm. III. Căn cứ tính thuế1.4. Nước thiên nhiên dùng cho SX thuỷ điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là SL điện của cơ sở SX thuỷ điện bán cho bên mua điện theo HĐ mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không xác định theo hệ thống đo đếm, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.1.5. Nước thiên nhiên: nước khoáng TN, nước nóng , nước dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng TN tính thuế được xác định bằng m3 hoặc lít.1.6. TN được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200 tr. đồng thì thực hiện khoán SL tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. III. Căn cứ tính thuế2. Giá tính thuế 2.1. Giá tính thuế TN là giá bán đơn vị sản phẩm TN chưa bao gồm thuế GTGT. 2.2. TN chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế được XĐ:a) Giá bán TT trên thị trường khu vực của đơn vị SP tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ quy định;b) TN khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế XĐ theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong TN khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND tỉnh QĐ.III. Căn cứ tính thuế2.3. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:a) Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;b) Gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa XĐ được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do UBND tỉnh quy định;c) TN khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;III. Căn cứ tính thuếd) Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thoả thuận trong hợp đồng dầu khí mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.2.4. UBND tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị SP tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện.III. Căn cứ tính thuế3. Thuế suất3.1. Biểu khung TS3.2. TS cụ thể đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được xác định lũy tiến từng phần theo sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than khai thác bình quân mỗi ngày.3. Căn cứ vào khung qui định trên, UBTV Quốc hội quy định mức TS cụ thể đối với từng loại TN trong từng thời kỳ bảo đảm các nguyên tắc sau:a) Phù hợp với DM nhóm, loại TN và trong phạm vi khung thuế suất do QH quy định;b) Góp phần QLNN đối với TN; bảo vệ, khai thác, SD hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn TN;c) Góp phần BĐ nguồn thu NSNN và bình ổn thị trường.IV. Miễn, giảm thuế TN 1. NNT tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.1.1. Miễn thuế đối với hải sản tự nhiên.1.2. Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt. 1.3. Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt.IV. Miễn, giảm thuế TN 1.4. Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.1.5. Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.1.6. Trường hợp khác được miễn, giảm thuế do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.IV. Miễn, giảm thuế TN 2. Thủ tục miễn thuế tài nguyên: theo văn bản hướng dẫn hiện hành, thủ tục miễn thuế TN gồm: - Văn bản nêu rõ lý do, số lượng tài nguyên tổn thất, số thuế tài nguyên xác định lại theo mức độ bị thiệt hại, số thuế tài nguyên đề nghị được miễn (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tổn thất tài nguyên).- Biên bản kiểm tra, xác định của cơ quan thuế quản lý trực tiếp kèm theo hồ sơ đề nghị miễn thuế tài nguyên. IV. Miễn, giảm thuế TN 3. Một số sản phẩm được miễn giảm (áp dụng đến 30/6/2010) theo qui định của Pháp lệnh thuế Tài nguyên sửa đổi như sau:a. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ bằng phương tiện có công suất lớn được miễn thuế TN trong 5 năm đầu kể từ khi được cấp giấy phép khai thác và giảm 50% thuế TN trong 5 năm tiếp theo.Phương tiện có công suất lớn là các loại tàu, thuyền khai thác thuỷ sản lắp máy chính có công suất từ 90 mã lực (CV) trở lên.IV. Miễn, giảm thuế TN Trong thời gian hoạt động, nếu tổ có sự thay đổi về các điều kiện miễn, giảm làm giảm mức ưu đãi thuế thì phải khai báo cho cơ quan thuế biết và xác nhận.Sau thời gian miễn và giảm thuế TN nêu trên (10 năm), nếu tổ chức, cá nhân khai thác TS ở vùng biển xa bờ thì được giảm thuế TN tương ứng với số lỗ của từng năm trước đó; thời gian giảm thuế không quá 5 năm liên tục tiếp theo.Hồ sơ kê khai giảm thuế kèm theo hồ sơ khai QTT:+ Bản tính số thuế tài nguyên được giảm.+ Bản khai doanh thu, chi phí, lỗ của hoạt động khai thác hải sản xa bờ.IV. Miễn, giảm thuế TNb. Miễn thuế TN đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn xã có rừng được phép khai thác như: gỗ, cành, củi, tre, nứa, lá, giang, tranh, vầu, lồ ô phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, kể cả có dư thừa bán ra. Phạm vi bán ra trong phạm vi địa bàn huyện nơi khai thác.Căn cứ đề nghị của UBND cấp xã và cơ quan kiểm lâm trực tiếp quản lý rừng, thủ trưởng CQT trực tiếp quản lý quyết định miễn thuế TN cho đối tượng này.c. Miễn thuế TN đối với nước thiên nhiên dùng vào SX thuỷ điện không hoà vào mạng lưới điện quốc gia. Căn cứ đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác, có ý kiến của Sở công nghiệp tỉnh, thành phố, thủ trưởng CQT trực tiếp quản lý quyết định miễn thuế TN cho trường hợp này. IV. Miễn, giảm thuế TN d. Miễn thuế tài nguyên đối với đất khai thác để sử dụng vào mục đích sau:- San lấp, xây dựng các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng;- San lấp, xây dựng các công trình đê điều, thuỷ lợi, trực tiếp phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, làm đường giao thông.- San lấp, xây dựng các công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện hoặc dành ưu đãi đối với người có công với cách mạng.- San lấp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở miền núi (trong địa bàn cấp huyện là huyện miền núi theo danh mục do Ủy ban Dân tộc và miền núi ban hành) phục vụ cho việc phát triển đời sống kinh tế - xã hội trong vùng.IV. Miễn, giảm thuế TN- Khai thác trong phạm vi đất được giao, được thuê để san lấp, tôn đắp, xây dựng tại chỗ trong phạm vi diện tích đó.- San lấp, xây dựng các công trình trọng điểm của Quốc gia theo quyết định của Chính phủ cho từng trường hợp cụ thể.Việc miễn thuế tài nguyên đối với đất khai thác dùng để san lấp, xây dựng công trình bao gồm cả cát, đá, sỏi ... có lẫn trong đất khai thác và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình. Các trường hợp cát, đá, sỏi... khai thác sau đó đưa vào quá trình chế biến tiếp theo thành sản phẩm khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì không thuộc diện được miễn thuế, mà phải kê khai, nộp thuế theo quy định hiện hành.XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!Web: www.vtca.vn Email: hoituvanthue@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09_thue_tai_nguyen_07_2010_8083.ppt