Việc quy định tạm khấu trừ 0,1% với mọi giao dịch chuyển
nhượng chứng khoán liệu có gây thiệt hại gì cho nhà đầu
tư?
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán, dù đã đăng ký nộp
thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%, thì vẫn phải
tạm bị khấu trừ 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thuế chứng khoán thu thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuế chứng khoán thu thế nào?
Việc quy định tạm khấu trừ 0,1% với mọi giao dịch chuyển
nhượng chứng khoán liệu có gây thiệt hại gì cho nhà đầu
tư?
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán, dù đã đăng ký nộp
thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%, thì vẫn phải
tạm bị khấu trừ 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần.
Việc quy định tạm khấu trừ 0,1% với mọi giao dịch chuyển
nhượng chứng khoán liệu có gây thiệt hại gì cho nhà đầu tư? Về
vấn đề này, ông Bùi Ngọc Tuấn, Giám đốc tư vấn thuế, Công ty
Deloitte Việt Nam, nói:
- Theo Thông tư 84/2009/TT-BTC, trong mọi trường hợp chuyển
nhượng chứng khoán, không phân biệt nộp thuế theo thuế suất
ấn định 0,1% hay biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%, công ty
chứng khoán hoặc đơn vị phát hành chứng khoán đều phải khấu
trừ thuế ấn định trước khi thanh toán cho người chuyển nhượng.
Có nghĩa là, cá nhân chuyển nhượng chứng khoán, dù đã đăng
ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%, thì vẫn
phải tạm bị khấu trừ 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần.
Căn cứ để tính số thuế phải khấu trừ là giá chuyển nhượng thực
tế. Mức thuế ấn định 0,1% hoặc thuế suất toàn phần 20% không
phải là mức thuế suất cao khi so sánh Việt Nam với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
Tại nhiều quốc gia phát triển, thông thường thu nhập từ kinh
doanh chứng khoán và thu nhập khác ngoài tiền lương tiền công
được tính gộp vào tổng thu nhập chịu thuế và áp dụng biểu thuế
lũy tiến từng phần như Việt Nam hiện đang chỉ áp dụng cho thu
nhập từ tiền lương tiền công.
Còn một số nước thì vẫn có áp dụng biểu thuế suất toàn phần với
thuế suất từ 20% đến 25% đối với thu nhập ròng từ kinh doanh
chứng khoán. Một vài quốc gia khác còn áp dụng mức ấn định
khấu trừ tại nguồn thì thuế suất ấn định lên đến 2%.
Nếu lựa chọn phương pháp 20%, nhà đầu tư có gặp khó khăn gì
trong công tác quyết toán và hoàn thuế không, thưa ông?
Việc lựa chọn phương pháp kê khai, nộp theo thuế suất toàn
phần 20% là thuận tiện cho các nhà đầu tư có danh mục đầu tư
gồm nhiều cổ phiếu, giao dịch nhiều lần trong năm, vì chỉ phải
tính toán lãi lỗ và quyết toán một lần cho toàn bộ các giao dịch
trong cả năm.
Trường hợp năm đầu tư bị lỗ hoặc số thuế phải nộp lớn hơn
phần kê khai tạm nộp theo mức ấn định 0,1% theo từng lần giao
dịch trong suốt cả năm, thì nhà đầu tư có thể thực hiện các thủ
tục xin hoàn số thuế đã nộp thừa trong năm. Theo dự án cải cách
thủ tục hành chính trong công tác thuế, hồ sơ, thủ tục và thời gian
kiểm tra hoàn thuế đang và sẽ được đơn giản hóa hơn rất nhiều,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế được hoàn
thuế.
Theo quy định tại Thông tư 62/2009/TT-BTC, cổ phiếu thưởng sẽ
bị đánh thuế khi có giao dịch chuyển nhượng, điều này có ảnh
hưởng gì đến quyền lợi của nhà đầu tư, thưa ông?
Về nguyên tắc, cổ phiếu thưởng, cổ phiếu nhận thay cổ tức và cổ
phiếu khác cùng loại mà nhà đầu tư hiện có, xét về khối lượng
trong danh mục đầu tư, là không khác nhau và tương tự như
quản lý hàng tồn kho với nhiều lần nhập và giá nhập khác nhau.
Tuy nhiên, có lẽ nhằm đạt mục đích tận thu, khi cho rằng cổ phiếu
thưởng hoặc cổ phiếu nhận thay cổ tức thường được tính với giá
gốc hoặc giá ưu đãi nên chắc chắn khi chuyển nhượng sẽ phát
sinh lãi, nên cơ quan thuế muốn tính thuế thu nhập cá nhân trên
số cổ phiếu này trước, thay vì có thể áp dụng cách thức tính giá
gốc theo dạng “nhập trước-xuất trước” tương tự như tính giá
hàng tồn kho.
Với các nhà đầu tư dự kiến áp dụng phương pháp tính, kê khai
theo thuế suất toàn phần 20% thì đây sẽ là điểm bất lợi vì có thể
số cổ phiếu còn tồn từ trước được nhập với giá lớn hơn nên khi
chuyển nhượng sẽ không phát sinh lãi phải chịu thuế. Tuy nhiên,
nếu nhà đầu tư vẫn chỉ áp dụng phương pháp ấn định tỷ lệ 0,1%
trên trị giá giao dịch thì sẽ không bị ảnh hưởng vì thuế sẽ không
tính theo lãi, lỗ thực tế.
Đối với cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) và chưa đăng ký giao dịch
tại Sở Giao dịch Chứng khoán, khi giao dịch thường được “qua
tay” nhiều nhà đầu tư trước khi được chính thức chuyển quyền sở
hữu, điều này có gây rủi ro cho các nhà đầu tư về số thuế phải
nộp không, thưa ông?
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 42/BTC-TCT
ngày 2/1/2009, đối với các cổ phiếu chưa niêm yết và không đăng
ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán, thì công ty phát
hành chứng khoán sẽ có trách nhiệm đứng ra khấu trừ, kê khai
và nộp hộ nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng để
chuyển quyền sở hữu cổ phiếu. Nhà đầu tư phải xuất trình hợp
đồng chuyển nhượng có ghi rõ giá mua, giá bán để làm cơ sở
tính thuế thu nhập cá nhân.
Nếu nhà đầu tư thực hiện giao dịch “trao tay” nhiều lần giữa các
cá nhân với nhau trước khi chính thức làm thủ tục chuyển
nhượng sở hữu thì việc quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đối với
phần chuyển nhượng cổ phiếu ở các khâu trung gian là hầu như
không thể.
Do đó, để giảm thiểu rủi ro đóng thuế “hộ” cho những đối tượng
trung gian, nhà đầu tư chuyển nhượng cổ phiếu lần đầu nên làm
thủ tục chuyển nhượng và đóng thuế ngay sau khi giao dịch
thành công.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thue_chung_khoan_thu_the_nao.pdf