Khảo sát được tiến hành trên 329 giáo viên tiểu học (GVTH) của huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nội dung khảo sát tập trung vào một mức độ của nhu cầu
học tập là ý hướng học tập. Bốn chỉ báo để đánh giá ý hướng học tập của GVTH
là: Học tập là việc làm cần thiết đối với người GVTH; Cảm thấy vui khi được tham
gia học tập; Có nguyện vọng được nâng cao tay nghề; Mong muốn được mở rộng
vốn hiểu hiết của bản thân. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng mức độ ý hướng
học tập của GVTH trên địa bàn nghiên cứu là rất cao. Không có sự khác biệt về
nhu cầu học tập giữa giáo viên nam và giáo viên nữ, giữa các địa bàn của huyện.
Có sự khác biệt về ý hướng học tập giữa giáo viên với thâm niên công tác khác
nhau. Kết quả nghiên cứu bước đầu có thể được sử dụng bởi các nhà quản lý
giáo dục trên địa bàn nghiên cứu.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng ý hướng học tập của giáo viên tiểu học huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thỰC trẠng Ý hƯớng họC tập CỦa giáo viên tiỂu họC
huyỆn Quế vÕ, tỈnh BẮC ninh
TS. Nguyễn Thị Bích Liên1
Tóm tắt: Khảo sát được tiến hành trên 329 giáo viên tiểu học (GVTH) của huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Nội dung khảo sát tập trung vào một mức độ của nhu cầu
học tập là ý hướng học tập. Bốn chỉ báo để đánh giá ý hướng học tập của GVTH
là: Học tập là việc làm cần thiết đối với người GVTH; Cảm thấy vui khi được tham
gia học tập; Có nguyện vọng được nâng cao tay nghề; Mong muốn được mở rộng
vốn hiểu hiết của bản thân. Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng mức độ ý hướng
học tập của GVTH trên địa bàn nghiên cứu là rất cao. Không có sự khác biệt về
nhu cầu học tập giữa giáo viên nam và giáo viên nữ, giữa các địa bàn của huyện.
Có sự khác biệt về ý hướng học tập giữa giáo viên với thâm niên công tác khác
nhau. Kết quả nghiên cứu bước đầu có thể được sử dụng bởi các nhà quản lý
giáo dục trên địa bàn nghiên cứu.
Từ khóa: Ý hướng học tập, Giáo viên tiểu học.
1. Đặt vấn đề
Nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực của nhân cách. Nhu cầu chi phối mãnh liệt
đến đời sống tâm lý nói chung, đến hoạt động của con người nói riêng. Nghiên cứu
nhu cầu của con người là một việc làm hết sức cần thiết bởi nhu cầu là động lực tạo
nên mức độ độc lập, tích cực và sáng tạo của con người. Trong con người tồn tại
nhiều loại nhu cầu ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó, nhu cầu học tập là một loại
nhu cầu cấp cao, chi phối mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
con người. Đối với người giáo viên (GV), nhu cầu học tập chi phối việc hoàn thiện
nhân cách nghề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục [8], [12], [14], [15].
Chất lượng giáo dục là một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong công
cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận
rằng nhân tố người GV ảnh hưởng trực tiếp đến việc đổi mới chất lượng giáo dục.
Bên cạnh những nghiên cứu đổi mới nhiều mặt của quá trình giáo dục (từ mục tiêu,
nội dung, phương pháp,) thì những công trình nghiên cứu về những đặc điểm
1 Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 397
tâm lý (đặc biệt là nhu cầu học tập) của người GV (một trong hai nhân tố quan trọng
của quá trình giáo dục: GV – HS) trong giai đoạn mới này là vô cùng cần thiết.
Hiện nay GV mong muốn được học tập nhiều hơn để nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, nâng cao tầm hiểu biết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
xã hội. Nhưng học như thế nào, ở đâu, bằng hình thức nào, vào thời gian nào là
điều không dễ trả lời. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tìm hiểu nhu cầu học tập của
GV, những phương thức mà GV mong muốn thỏa mãn nhu cầu học tập, giúp họ
phát triển nhu cầu học tập đã có Có như thế mới thực sự đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới.
Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu học tập của GV trong giai đoạn hiện nay là hết sức
cần thiết, đặc biệt là nhu cầu học tập của GVTH. Bởi GVTH được xem là người thầy
đầu tiên trong bậc học mà người học có hoạt động chủ đạo là học, nhân cách của GV
có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của HS. Muốn đổi mới
giáo dục phải đổi mới ngay từ bậc học này.
Có nhiều lý thuyết và quan điểm nghiên cứu về nhu cầu trong và ngoài nước.
Bàn về nhu cầu, mỗi lý thuyết đề cập có những nét riêng, song có thể nhận định
khái quát về nhu cầu như sau: Nhu cầu là sự đòi hỏi của chủ thể về một hay nhiều
đối tượng nào đó cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là một thuộc
tính tâm lý nằm trong cấu trúc của xu hướng. Ban đầu nhu cầu xuất hiện chỉ là trạng
thái thiếu thốn cái gì đó mà chưa rõ đối tượng nào có khả năng thỏa mãn nhu cầu.
Khi nhu cầu gặp đối tượng, lúc đó nhu cầu trở thành động cơ trực tiếp thúc đẩy con
người hoạt động nhằm tới đối tượng. Nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực hoạt động
của cá nhân. Có nhiều cách phân loại nhu cầu tùy theo tính chất, đặc điểm, nội dung,
đối tượng, phương thức thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu của con người mang bản chất
xã hội lịch sử. Nó vận động và phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của xã
hội thông qua hoạt động của chủ thể. Trong các lý thuyết về nhu cầu, người nghiên
cứu quan tâm nhiều đến lý thuyết về nhu cầu của X.L. Rubinstein. Lý thuyết này
đã đưa ra ba mức độ cơ bản của nhu cầu con người: ý hướng, ý muốn, ý định. Căn
cứ vào ba mức độ này chúng ta có thể ứng dụng vào việc nghiên cứu, tìm hiểu mức
độ biểu hiện của các nhu cầu con người, đặc biệt là những nhu cầu cấp cao như nhu
cầu nhận thức, nhu cầu học tập [2], [7], [12], [13], [16]. Bài viết này tập trung vào ý
hướng – một mức độ nhu cầu học tập của GVTH.
Ý hướng học tập là mức độ thấp nhất của nhu cầu học tập ở GVTH, họ chưa ý
thức được đối tượng, khả năng thỏa mãn nhu cầu. Ở mức độ này, nhu cầu học tập
được phản ánh trong ý thức chủ thể một cách mù mờ, chưa rõ ràng, những tín hiệu
còn yếu ớt và chưa đầy đủ. Lúc này, GVTH mới có mong muốn học chung chung,
chưa xác định được mình học cái gì, học để làm gì. Chính sự mong muốn đó sẽ kích
thích GVTH tìm kiếm đối tượng và cách thức đáp ứng nhu cầu học tập.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành398
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Khách thể khảo sát
329 GVTH thuộc thị trấn Phố Mới và các xã: Bằng An, Việt Hùng, Đại Xuân, Đào
Viên, Mộ Đạo, Chi Lăng, Ngọc Xá, Hán Quảng của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Công cụ đánh giá thực trạng
Phương pháp chủ yếu được người nghiên cứu sử dụng nhằm khảo sát thực
trạng là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp với phương pháp phỏng vấn.
Phiếu hỏi được xây dựng trên cơ sở mức độ nhu cầu học tập của GVTH biểu
hiện cụ thể ở: ý hướng học tập, ý muốn học tập và ý định học tập. Ba mức độ này
được phân biệt bằng mức độ chủ thể ý thức về đối tượng và phương thức thỏa mãn
nhu cầu học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên,
trong bài báo này, người nghiên cứu chỉ trích kết quả nghiên cứu về một mức độ là “ý hướng
học tập” của GVTH. Về “ý hướng học tập” được thiết kế ở bốn chỉ báo cơ bản: Học tập
là việc làm cần thiết đối với người GVTH; Cảm thấy vui khi được tham gia học tập;
Có nguyện vọng được nâng cao tay nghề; Mong muốn được mở rộng vốn hiểu hiết
của bản thân. Các chỉ báo được đánh giá nhiều chiều để đánh giá chi tiết thực trạng
ý hướng học tập của GVTH trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Câu hỏi điều tra được thiết kế với 3 phương án lựa chọn: không đồng ý (0
điểm), phân vân (1 điểm), đồng ý (2 điểm). Từ mức điểm được qui ước cho mỗi mức
độ, nghiên cứu được đánh giá ở các mức điểm đánh giá: Dưới 1,25: thấp; Từ 1,25 đến
1,50: trung bình; Từ 1,50 đến 1,75: cao; Từ 1,75 đến 2,00: rất cao. (min = 0; max = 2).
2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Nghiên cứu sử dụng cách phân tích thống kê mô tả với các tham số thống kê cơ
bản: tần số, tần suất, điểm trung bình (ĐTB) và độ lệch chuẩn (ĐLC). Mục đích của
phép phân tích mô tả là để mô tả kết quả nghiên cứu về ý hướng học tập của GVTH.
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Ý hướng học tập của GVTH là mức độ thấp nhất của nhu cầu học tập. Ở mức
độ này, nhu cầu học tập phản ánh trong ý thức của GVTH chưa rõ ràng. Họ chưa ý
thức được đối tượng nào có khả năng thỏa mãn nhu cầu học tập của mình. Họ chỉ
cảm thấy thiếu thốn mà không biết cách hoặc chưa tìm được cách để thỏa mãn nhu
cầu học tập.
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 399
3.1. Thực trạng tự đánh giá về ý hướng học tập của giáo viên tiểu học
Bảng 1. Thực trạng ý hướng học tập của GVTH huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
TT
Phát biểu của GVTH về
ý hướng học tập của
bản thân
Mức độ
Tổng
cộng
ĐTB ĐLCPhân
vân
Đồng
ý
Không
đồng ý
1
Học tập là việc làm
cần thiết đối với người
GVTH
SL 0 2 327 329
1,99 0,08
% 0 0,6 99,4 100
2
Cảm thấy vui khi được
tham gia học tập
SL 5 19 305 329
1,91 0,33
% 1.5 5,8 92,7 100
3
Có nguyện vọng được
nâng cao tay nghề
SL 0 5 324 329
1,98 0,12
% 0 1,5 98,5 100
4
Mong muốn được mở
rộng vốn hiểu hiết của
bản thân
SL 0 3 326 329
1,99 0,10
% 0 0,9 99,1 100
Chung 1,97
Kết quả thống kê ở bảng 1 cho thấy:
Xét theo tỉ lệ %, ý hướng học tập của GVTH huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
mang tính ổn định cao. Trong bốn chỉ báo biểu hiện ý hướng học tập của GVTH, tỉ
lệ GVTH trả lời “đồng ý” đều chiếm trên 90%, trong đó cao nhất là chỉ báo “Học tập
là việc làm cần thiết đối với người GVTH” (chiếm 99,4%) và thấp nhất là chỉ báo “Cảm
thấy vui khi được tham gia học tập” (chiếm 92,7%). Tỉ lệ GVTH trả lời “không đồng ý”
và “phân vân” là không đáng kể (chiếm từ 0,6% - 5,8%). Qua đó ta thấy, trong quá
trình tham gia công tác giảng dạy, tiếp xúc với thực tiễn dạy học và nhận thức được
sự phát triển cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục tiểu học,
GVTH ở Quế Võ, Bắc Ninh đã hình thành ý hướng học tập ổn định. Đây chính là cơ
sở để hình thành các mức độ cao hơn nhu cầu học tập. Họ ý thức được sự cần thiết
của việc học tập đối với bản thân - người đã và đang thực hiện nhiệm vụ cao cả là
đào tạo con người. Có được ý hướng học tập ổn định, những GV này sẽ có cơ sở để
định hướng cho việc học tập của mình, lựa chọn phương thức học tập phù hợp với
bản thân từ đó phát triển ý muốn và ý định học tập. Nhà quản lý giáo dục trên địa
bàn cần quan tâm đến việc duy trì và nuôi dưỡng ý hướng học tập của đội ngũ GV.
Trong quá trình điều tra, ngoài việc thu thập thông tin về ý hướng học tập bằng
phiếu hỏi, người nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn với GVTH. Mặc
dù phương pháp này không được sử dụng với tất cả 329 khách thể nghiên cứu, mà
chỉ thực hiện với một số đại diện trong mẫu nghiên cứu, nhưng cũng giúp người
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành400
nghiên cứu hiểu rõ hơn về thực trạng ý hướng học tập của GVTH trong huyện Quế
Võ. Qua trao đổi, hầu hết GVTH đều có mong muốn được học thêm để nâng cao tay
nghề, đáp ứng đòi hỏi của giáo dục tiểu học (GDTH) đối với chất lượng GVTH. Một
số GVTH còn cho rằng: “Học sinh tiểu học ngày nay thông minh, năng động và hiểu biết
rất nhiều, nếu mình không chịu học sẽ không thể đáp ứng được những đòi hỏi của các em”.
Qua đó cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó
nguyên nhân cơ bản nhất là hầu hết các GVTH đều có ý thức gắn bó với nghề, mong
muốn đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nghề dạy học.
Hơn nữa, khi xét điểm trung bình chung thì ý hướng học tập của GVTH huyện
Quế Võ là 1,97. Điều này giúp cho người nghiên cứu càng có thể khẳng định tính ổn
định của ý hướng học tập của những GV này là rất cao. Điểm trung bình của bốn
chỉ báo cũng tương đối ngang nhau, không có sự chênh lệch nhiều, trong đó chỉ báo
“Học tập là việc làm cần thiết đối với người GVTH” và chỉ báo “Mong muốn được mở rộng
vốn hiểu hiết của bản thân” là cao nhất, tiếp đến là chỉ báo “Có nguyện vọng được nâng
cao tay nghề”. Điều này cho thấy, GVTH ở huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh ý thức được
sự cần thiết phải học tập để mở rộng vốn hiểu biết của bản thân, học tập nâng cao
tay nghề vì đây có thể là môi trường làm việc suốt đời đối với họ. Chính sự ổn định
trong công việc dạy học cũng có ảnh hưởng đến sự ổn định của ý hướng học tập.
Chỉ báo có điểm trung bình thấp nhất là “Cảm thấy vui khi được tham gia học tập”. Số
liệu cho thấy, chỉ báo này có 1,5% trả lời “không đồng ý” và 5,8% trả lời “phân vân”. Tỉ
lệ này dù nhỏ so với tổng thể nhưng cũng đáng để ta quan tâm, nếu không có thể sẽ
ảnh hưởng chung đến việc duy trì và bồi dưỡng ý hướng học tập chung của GVTH
trong huyện. Qua trao đổi, người nghiên cứu được biết nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến thực trạng này là do khâu tổ chức học tập (điển hình là mối quan hệ giữa người
dạy và người học chưa tốt).
3.2. Thực trạng mức độ ý hướng học tập của giáo viên tiểu học
Bảng 2. Đánh giá mức độ ý hướng học tập của GVTH huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Ý hướng SL Tỉ lệ %
Trung bình 5 1,52
Cao 30 9,12
Rất cao 294 89,36
Tổng 329 100
Kết quả thống kê ở bảng 2 đã cho chúng ta biết mức độ ý hướng học tập của
GVTH huyện Quế Võ là rất cao. Kết quả như sau: không có giáo viên nào có ý hướng
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 401
học tập ở mức thấp; có 5 giáo viên, chiếm 1,52% có ý hướng học tập trung bình; có
30 giáo viên, chiếm 9,12% có ý hướng học tập cao; có 294 giáo viên, chiếm 89,36% có
ý hướng học tập rất cao.
3.3. Thực trạng ý hướng học tập của giáo viên tiểu học theo khu vực, nơi công
tác, giới tính và thâm niên công tác
Để có một cái nhìn khái quát hơn thực trạng về ý hướng học tập của GVTH
huyện Quế Võ, người nghiên cứu tiến hành so sánh ý hướng học tập của GVTH giữa
các khu vực, giữa GV nam và GV nữ và giữa những GV có thâm niên công tác khác
nhau.
Kết quả so sánh được biểu hiện ở từng chỉ báo thể hiện cho ý hướng học tập
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GVTH huyện Quế Võ cụ thể ở bảng
3 dưới đây.
Bảng 3. Thực trạng về ý hướng học tập của GVTH huyện Quế Võ theo khu vực,
nơi công tác, giới tính, thâm niên công tác biểu hiện ở từng chỉ báo
ý hướng
học tập
Các nhóm giáo viên
tiểu học
Điểm trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
1. Học tập là
việc làm cần
thiết đối với
người GVTH
Trung tâm Thị trấn 2.00 .00
.158
Ngoài TT Thị trấn 1.98 .10
Bằng An 2.00 .00
.533
Việt Hùng 2.00 .00
Đại Xuân 2.00 .00
Đào Viên 2.00 .00
Mộ Đạo 1.97 .16
Chi Lăng 2.00 .00
Ngọc Xá 1.97 .15
Hán Quảng 2.00 .00
Nam 1.97 .15
.159
Nữ 2.00 .00
Công tác dưới 10 năm 2.00 .00
.379
Công tác từ 10 – 20 năm 1.98 .10
Công tác trên 20 năm 2.00 .00
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành402
ý hướng
học tập
Các nhóm giáo viên
tiểu học
Điểm trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
2. Cảm thấy vui
khi được tham
gia học tập
Trung tâm Thị trấn 1087 .35
.117
Ngoài trung tâm Thị trấn 1.93 .31
Bằng An 2.00 .00
.188
Việt Hùng 2.00 .00
Đại Xuân 1.91 .34
Đào Viên 1.87 .40
Mộ Đạo 1.92 .35
Chi Lăng 1.87 .40
Ngọc Xá 1.86 .40
Hán Quảng 1.82 .38
Nam 1.88 .39
.102
Nữ 1.92 .31
Công tác dưới 10 năm 1.94 .22
.247Công tác từ 10 – 20 năm 1.89 .35
Công tác trên 20 năm 1.84 .50
3. Có nguyện
vọng được nâng
cao tay nghề
Trung tâm Thị trấn 1.97 .14
.106
Ngoài trung tâm Thị trấn 1.98 .10
Bằng An 1.97 .15
.902
Việt Hùng 1.97 .15
Đại Xuân 1.97 .14
Đào Viên 1.97 .15
Mộ Đạo 2.00 .00
Chi Lăng 1.97 .15
Ngọc Xá 2.00 .00
Hán Quảng 2.00 .00
Nam 1.98 .11
.695
Nữ 1.98 .12
Công tác dưới 10 năm 2.00 .00
.000Công tác từ 10 – 20 năm 1.99 .53
Công tác trên 20 năm 1.87 .33
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 403
ý hướng
học tập
Các nhóm giáo viên
tiểu học
Điểm trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
4. Mong muốn
được mở rộng
vốn hiểu hiết
của bản thân
Trung tâm Thị trấn 1.99 .18
.531
Ngoài trung tâmThị trấn 1.98 .10
Bằng An 2.00 .00
.663
Việt Hùng 1.97 .15
Đại Xuân 2.00 .00
Đào Viên 1.97 .15
Mộ Đạo 2.00 .00
Chi Lăng 1.97 .15
Ngọc Xá 2.00 .00
Hán Quảng 2.00 .00
Nam 2.00 .00
.051
Nữ 1.98 .10
Công tác dưới 10 năm 2.00 .00
.227Công tác từ 10 – 20 năm 1.98 .11
Công tác trên 20 năm 1.96 .17
Kết quả khảo sát, so sánh về ý hướng học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ giữa các nhóm GVTH huyện Quế Võ biểu hiện ở từng chỉ báo như sau:
- Không có sự khác biệt về ý hướng học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ giữa GVTH ở khu vực trung tâm thị trấn và ngoài trung tâm thị trấn. Ở cả
bốn chỉ báo mức ý nghĩa đều lớn hơn 0,05. Điều này cho thấy việc các GVTH huyện
Quế Võ công tác tại các trung tâm thị trấn hay ngoài các trung tâm này không ảnh
hưởng đến ý hướng học tập.
- Không có sự khác biệt về ý hướng học tập giữa GVTH ở các xã trong huyện.
Ở cả bốn chỉ báo đều có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05.
- Không có sự khác biệt về ý hướng học tập giữa GV nam và GV nữ. Mức ý
nghĩa ở cả bốn chỉ báo thể hiện cho ý hướng học tập giữa hai nhóm này đều lớn hơn
0,05. Điều này cho thấy dù ở bậc tiểu học GV nam bao giờ cũng ít hơn GV nữ nhưng
những biểu hiện về ý hướng học tập là tương đương.
- Kết quả so sánh về ý hướng học tập giữa các nhóm GVTH có thâm niên công
tác khác nhau cho thấy: Ở 3 chỉ báo biểu hiện về ý hướng học tập của GVTH là chỉ
báo 1, 2 và 4 đều có mức ý nghĩa lớn hơn 0,05. Ta khẳng định rằng không có sự khác
biệt ý nghĩa giữa các GV có thâm niên công tác khác nhau về ý hướng học tập được
biểu hiện ở ba chỉ báo này. Riêng chỉ báo ba “Có nguyện vọng được nâng cao tay nghề”
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành404
có mức ý nghĩa 0,00 nhỏ hơn 0,05. Vậy có sự khác biệt ý nghĩa giữa các GV có thâm
niên công tác khác nhau về ý hướng học tập biểu hiện ở chỉ báo 3. Biểu hiện cụ thể:
trung bình về ý hướng học tập biểu hiện ở chỉ báo 3 của nhóm GV công tác dưới 10
năm là cao nhất (2,00), tiếp đến là nhóm GV công tác từ 10 đến 20 năm (1,99) và thấp
nhất là nhóm GV công tác trên 20 năm (1,87). Ta có thể giải thích điều này như sau:
thâm niên công tác tỉ lệ thuận với tuổi tác. So với các GV lớn tuổi, các GV trẻ mới vào
nghề, còn công tác lâu dài trong nghề dạy học, luôn ý thức được sự cần thiết phải
nâng cao tay nghề phục vụ lâu dài cho nghề nghiệp và đáp ứng những đòi hỏi mới
của xã hội hiện nay đối với nghề dạy học. Họ sẽ không ngừng phấn đấu học tập để
thực hiện điều đó. Điều đó không có nghĩa là các GV lớn tuổi không yêu nghề, không
muốn phục vụ tốt cho nghề, nhưng do ý thức về tuổi tác đã làm cản trở họ. Qua trò
chuyện trao đổi với một số GV lớn tuổi, hầu hết đều cho rằng việc học tập không
còn phù hợp với người lớn tuổi, việc nâng cao tay nghề hãy để lớp trẻ gánh vác. Đây
là điều mà các nhà quản lý giáo dục huyện Quế Võ cần phải quan tâm vì suy nghĩ
không đúng này có thể làm trì trệ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục,
đặc biệt giai đoạn đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
4. Kết luận
Nhu cầu học tập của GVTH là nhu cầu học tập mang tính cập nhật cao về nghề
dạy học, về việc củng cố và bổ sung hệ thống kiến thức, kỹ năng về chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm phù hợp với bậc tiểu học nhằm phát triển năng lực và hoàn thiện
nhân cách người GVTH.
Mức độ nhu cầu học tập của GVTH là độ gay gắt của sự đòi hỏi học tập nhằm
củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nghề dạy học của GVTH, biểu
hiện ở ý hướng, ý muốn, ý định học tập. Bài viết tập trung vào một mức độ là ý
hướng học tập.
Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng mức độ ý hướng học tập của GVTH trên
địa bàn nghiên cứu là rất cao. Không có sự khác biệt về nhu cầu học tập giữa GV
nam và GV nữ, giữa các địa bàn của huyện. Có sự khác biệt về ý hướng học tập giữa
các GV có thâm niên công tác khác nhau. Kết quả nghiên cứu bước đầu có thể được
sử dụng cho các nhà quản lý giáo dục trên địa bàn nghiên cứu nhằm không ngừng
phát triển đội ngũ GVTH đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông
tổng thể mới.
Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0 405
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bích (1988), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục Hà Nội.
2. Côvaliôp A.G (1971), Tâm lý học cá nhân, Tập I, II, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Cruchetxki V.A (1981), Những cơ sở tâm lý học sư phạm, tập II, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
4. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lý học dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Freud Sigmund (1969), Nghiên cứu phân tâm học, NXB An Tiêm, Sài Gòn.
7. Hoàng Thị Thu Hà (2003), Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm, Luận án Tiến sĩ
Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc (Dịch và giới thiệu) (2003), Một số công trình tâm lý học của A.N.
Leonchiev, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1997), Tâm lý học lứa tuổi và
tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Lomov. Ph (2000), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận Tâm lý học, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
11. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục và Tâm lý,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội.
13. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý học, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
14. Beck Robert C. (1978), Motivation: Theories and Principles, Second Edition,
Prentice Hall, Inc. Englewood Clifft, New Jersey.
15. Maslow Abraham (1943), Uderstanding Human Motivation,
edu/~ddavis/maslow.htm, Intrenet.
16. Ryckman Richard M. (1985), Theories of Personality, Third Edition, Brooks/Cole
Publishing Company, Monterey, Califonia.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành406
THE CURRENT SITUATION OF PRIMARY TEACHERS’ INCLINATION OF
LEARNING IN QUE VO DISTICT, BAC NINH PROVINCE
Abstract: Based on a survey of 329 primary teachers on their inclination of
learning that was evaluated through the four following statements: Learning is
very essential for primary teachers; Primary teachers have feeling of happiness
that makes them to learn; Primary teachers want to to upgrade their professional
ability; Primary teachers want to to upgrade their knowledge. Results showed that
primary teachers’ inclination of learning was at the very high level. And also, there
was not any differences between male teachers and female ones, and their places
of working. But there was the significant difference when teachers had their years
of working more than the others’. The research results can be used by educational
managers’ decisions.
Keywords: Inclination of learning, Primary teachers.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_y_huong_hoc_tap_cua_giao_vien_tieu_hoc_huyen_que.pdf