Thực trạng xử lý nước rác ở Việt Nam và định hướng công nghệ xử lý nước rác phù hợp với điều kiện Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đô thị chủ yếu vẫn là chôn lấp. Trên địa bàn các TP lớn của Việt Nam như: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ CTRSH đô thị đem chôn lấp chiếm tới 80-90%; Cụ thể trên địa bàn TP Hà Nội, tỷ lệ CTRSH đô thị đem chôn lấp 73-81%, sản xuất phân Compost <7% và tái chế 12-20% (URENCO Hà Nội 2006). Trên địa bàn cả nước chỉ có 17/91 bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh thì vấn đề xử lý cũng là vấn đề cần quan tâm. Tại TP Hồ Chí Minh, ngoài 2 bãi rác Đông Thạnh và Gò Cát đã đóng cửa và ngừng tiếp nhận rác từ năm 2008, hiện có 3 khu liên hiệp xử lý CTR là khu xử lý CTR Tây Bắc (Củ Chi), khu xử lý CTR Thủ Thừa (Long An). Tại các cơ sở này, công nghệ xử lý rác cho đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh; vấn đề xử lý nước rác vẫn đang là vấn đề bức xúc.

Hiện nay, trên địa bàn cả nước có rất ít bãi chôn lấp (BCL) có trạm xử lý nước rác. Các trạm xử lý (TXL) nước rác mới chỉ được đầu tư xây dựng tại các bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh như trạm xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội); TXL nước rác ở Đèo Sen, TXL nước rác Hà Khẩu, TXL nước rác Quang Hanh (Quảng Ninh); TXL nước rác Tràng Cát (Hải Phòng); TXL nước rác Lộc Hoà (Nam Định) hoặc các khu vực là điểm nóng về môi trường do nước rác như TXL nước rác Đông Thạnh, TXL nước rác Gò Cát, TXL nước rác Đa Phước, TXL nước rác Phước Hiệp (tất cả đều ở TP Hồ Chí Minh). Theo đánh giá của các chuyên gia, trong số các TXL nước rác kể trên, các trạm xử lý nước rác được đầu tư XD hiện đại, hiệu quả xử lý cao, đạt TCVN 5945-1995 là Nhà máy xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội) và Nhà máy xử lý nước rác Gò Cát (TP. Hồ Chí Minh).

Bên cạnh những hệ thống xử lý được đầu tư quy mô công nghiệp, hiện đại, vẫn còn tồn tại những trạm xử lý chỉ được đầu tư tạm thời; ngay cả những nhà máy xử lý nước rác hiện đại cũng đã và đang bộc lộ những bất cập, tồn tại cần giải quyết tiếp. Thực tế cho thấy, nước rỉ rác đầu vào có sự dao động rất lớn về lưu lượng (khi có mưa và không mưa), nồng độ, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của quá trình xử lý. Để xử lý nước rỉ rác đạt hiệu quả, ngoài yếu tố công nghệ xử lý cần đặc biệt quan tâm đến lưu lượng và nồng độ của nước rác; diện tích hoạt động của bãi chôn lấp chịu tác động trực tiếp của nước mưa; mức độ pha trộn và rửa trôi giữa nước mưa, nước rác; hệ số thấm qua các lớp rác (đã nén, chưa nén), hệ số thấm qua lớp trung gian và lớp phủ bề mặt của BCL; hệ thống thu gom và hồ điều hoà nước rỉ rác – lưu lượng và nồng độ đầu vào cho việc xác định quy mô, công suất và dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước rác.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Thực trạng xử lý nước rác ở Việt Nam và định hướng công nghệ xử lý nước rác phù hợp với điều kiện Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng xử lý nước rác ở Việt Nam và định hướng công nghệ xử lý nước rác phù hợp với điều kiện Việt Nam Posted on 30/05/2011 by Trung tâm Môi trường Công nghiệp - CIE T/c Khoa học Kiến trúc – Xây dựng, số 1/2010 TS. Cù Huy Đấu Công nghệ xử lý nước rác phù hợp với điều kiện Việt Nam Bên cạnh những hệ thống xử lý được đầu tư quy mô công nghiệp, hiện đại, vẫn còn tồn tại những trạm xử lý chỉ được đầu tư tạm thời; ngay cả những nhà máy xử lý nước rác hiện đại cũng đã và đang bộc lộ những bất cập, tồn tại cần giải quyết tiếp. 1. Thực trạng xử lý nước rác ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) đô thị chủ yếu vẫn là chôn lấp. Trên địa bàn các TP lớn của Việt Nam như: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ CTRSH đô thị đem chôn lấp chiếm tới 80-90%; Cụ thể trên địa bàn TP Hà Nội, tỷ lệ CTRSH đô thị đem chôn lấp 73-81%, sản xuất phân Compost <7% và tái chế 12-20% (URENCO Hà Nội 2006). Trên địa bàn cả nước chỉ có 17/91 bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh thì vấn đề xử lý cũng là vấn đề cần quan tâm. Tại TP Hồ Chí Minh, ngoài 2 bãi rác Đông Thạnh và Gò Cát đã đóng cửa và ngừng tiếp nhận rác từ năm 2008, hiện có 3 khu liên hiệp xử lý CTR là khu xử lý CTR Tây Bắc (Củ Chi), khu xử lý CTR Thủ Thừa (Long An). Tại các cơ sở này, công nghệ xử lý rác cho đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh; vấn đề xử lý nước rác vẫn đang là vấn đề bức xúc. Hiện nay, trên địa bàn cả nước có rất ít bãi chôn lấp (BCL) có trạm xử lý nước rác. Các trạm xử lý (TXL) nước rác mới chỉ được đầu tư xây dựng tại các bãi chôn lấp được xem là hợp vệ sinh như trạm xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội); TXL nước rác ở Đèo Sen, TXL nước rác Hà Khẩu, TXL nước rác Quang Hanh (Quảng Ninh); TXL nước rác Tràng Cát (Hải Phòng); TXL nước rác Lộc Hoà (Nam Định) hoặc các khu vực là điểm nóng về môi trường do nước rác như TXL nước rác Đông Thạnh, TXL nước rác Gò Cát, TXL nước rác Đa Phước, TXL nước rác Phước Hiệp (tất cả đều ở TP Hồ Chí Minh). Theo đánh giá của các chuyên gia, trong số các TXL nước rác kể trên, các trạm xử lý nước rác được đầu tư XD hiện đại, hiệu quả xử lý cao, đạt TCVN 5945-1995 là Nhà máy xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội) và Nhà máy xử lý nước rác Gò Cát (TP. Hồ Chí Minh). Bên cạnh những hệ thống xử lý được đầu tư quy mô công nghiệp, hiện đại, vẫn còn tồn tại những trạm xử lý chỉ được đầu tư tạm thời; ngay cả những nhà máy xử lý nước rác hiện đại cũng đã và đang bộc lộ những bất cập, tồn tại cần giải quyết tiếp. Thực tế cho thấy, nước rỉ rác đầu vào có sự dao động rất lớn về lưu lượng (khi có mưa và không mưa), nồng độ, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của quá trình xử lý. Để  xử lý nước rỉ rác đạt hiệu quả, ngoài yếu tố công nghệ xử lý cần đặc biệt quan tâm đến lưu lượng và nồng độ của nước rác; diện tích hoạt động của bãi chôn lấp chịu tác động trực tiếp của nước mưa; mức độ pha trộn và rửa trôi giữa nước mưa, nước rác; hệ số thấm qua các lớp rác (đã nén, chưa nén), hệ số thấm qua lớp trung gian và lớp phủ bề mặt của BCL; hệ thống thu gom và hồ điều hoà nước rỉ rác – lưu lượng và nồng độ đầu vào cho việc xác định quy mô, công suất và dây chuyền công nghệ trạm xử lý nước rác.  2. Phân  loại nước rác Theo đặc điểm và tính chất, nước rác được phân ra làm 2 loại: - Nước rác tươi – nước rỉ rác khi không có mưa; - Nước rác khi có nước mưa: nước mưa thấm qua bãi rác và hoà lẫn nước rác; Theo đặc điểm hoạt động của bãi chôn lấp: - Nước rác phát sinh từ các bãi chôn lấp cũ, đã đóng cửa hoặc ngừng hoạt động; thành phần và tính chất loại nước rác này phụ thuộc vào thời gian đã đóng bãi, mức độ phân huỷ các thành phần hữu cơ trong bãi rác. - nước rác phát sinh từ các bãi chôn lấp đang hoạt động và vận hành;  3. Lưu lượng nước rác – Đặc điểm thành phần  và tính chất của nước rác  3.1. Lưu lượng và nồng độ nước rác tươi Nước rác tươi thường có lưu lượng nhỏ, nồng độ các chất ô nhiễm cao. Nước rỉ rác có thành phần BOD, COD, N- NH3  và thành phần kim loại nặng cao. Ví dụ: thành phần nước rỉ rác đầu vào ở Trạm xử lý nước rác Nam Sơn có các thông số ô nhiễm rất cao: COD 32.000mg/l, BOD 8000mg/l, N-Nh3  8000mg/l. Kết quả nghiên cứu Trung tâm môi trường ECO (TP Hồ Chí Minh) cho thấy, trong nước rỉ rác, hàm lượng chất hữu cơ không có khả năng phân huỷ sinh học chiếm tỷ lệ cao, hàm lượng nitơ tổng rất lớn (có trường hợp lên đến 3.2000mg/l). Do đó, nước rỉ rác sau khi xử lý sinh học thường có hàm lượng COD dao động trong khoảng 400-500 mg/l (chủ yếu là lượng COD trơ).  3.2. lưu lượng và nồng độ nước rác khi có mưa Lưu lượng nước mưa thường rất lớn so với nước rác, có thể gấp hàng trăm thậm chí tới hàng ngàn lần, phụ thuộc vào thời gian và cường độ mưa. Lưu lượng nước rác khi có mưa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: (1) Thời gian và cường độ mưa; (2) diện tích lưu vực, (3) hệ số thấm của bãi rác đối với nước rác: độ rỗng xốp của bãi rác, kích thước và thành phần vật liệu trong bãi rác,…; (5) các khoáng chất, hàm lượng muối và các chất dễ hoà tan có trong bãi rác; (6) cấu tạo và thông số kỹ thuật của bãi rác: chiều dày chôn lấp, cấu tạo và chiều dày các lớp phủ trung gian, lớp phủ bề mặt; cấu tạo các lớp chống thấm thành và đáy BCL. Nước rác khi có mưa ban đầu nồng độ các chất ô nhiễm cao. Ngoài ra các chất ô nhiễm của rác tươi, nước mưa do lưu lượng và tốc độ thấm lớn dễ cuốn trôi các thành phần khoáng chất, các muối dễ hoà tan và các chất ô nhiễm khác có trong bãi rác. Sau đó, nồng độ các chất ô nhiễm có xu hướng giảm dần nếu trận mưa vẫn tiếp tục. Thực tế cho thấy, đối với các trạm xử lý nước rác hiện nay, các nhà thiết kế mới chỉ tính đến lưu lượng nước rỉ rác, còn nước mưa đặc biệt là những khi có trận mưa lớn, lưu lượng này chưa được xem xét và tính toán một cách thấu đáo. Đối với các BCL đang hoạt động, vấn đề tách riêng lượng nước mưa ra khỏi nước rác là không thể; vì hầu hết các bãi chôn lấp đều không có mái che. Hơn nữa do tính chất hoạt động thường xuyên cũng như tính đặc thù của bãi chôn lấp, cần tính toán cả lưu lượng nước mưa và lưu lượng nước rác; cũng như nghiên cứu sự thay đổi về lưu lượng, nồng độ của nước rác khi có mưa. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu quả xử lý nước rác.  4. Giải pháp  quản  lý nước rác đối với bãi chôn lấp CTR đang vận hành  4.1. Đối với BCL chất thải nguy hại Theo QCXDVN 1/2008, bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải có mái che nhằm tránh nước mưa thâm nhập vào bãi rác, gây khó khăn và phức tạp cho quá trình xử lý nước rác.  4.2. Đối với bãi chôn lấp CTR thông thường đang hoạt động Cần thiết kế 2 hệ thống thoát nước riêng: (1) hệ thống thu gom và thoát nước mưa; (2) hệ thống thu gom và xử lý rác, kể cả lượng nước mưa thấm qua bãi rác bị nhiễm bẩn. Nhằm tách riêng lượng nước mưa, nước rác, người ta thường dùng các bờ đất sét chia ô chôn lấp ra thành 2 hoặc 3 phần: phần đang chôn lấp và phần chưa chôn lấp. Phần BCL đang hoạt động có diện tích nhỏ, tiếp nhận cả nước mưa nước rác. Toàn bộ lượng nước mưa thấm qua bãi rác, nước rác sẽ được thu gom, vận chuyển đến trạm xử lý nước rác. phần BCL chưa hoạt động chỉ tiếp nhận nước mưa chưa bị nhiễm bẩn, được thu gom và thoát ra hệ thống thoát nước mưa hoặc nguồn tiếp nhận mà không cần phải xử lý. Việc hạn chế lượng nước mưa thấm qua BCL sẽ làm giảm công suất TXL nước rác, không gây khó khăn phức tạp cho quá trình xử lý.  5. Công nghệ xử lý nước rác phù hợp với điều kiện Việt Nam  5.1 Công nghệ xử lý nước rác tươi Nhìn chung, công nghệ xử lý nước rác có thành phần ô nhiễm cao được áp dụng phổ biến hiện nay là nước rác sau khi tập trung về bể chứa hoặc hồ chứa được xử lý theo phương pháp hoá lý (keo tụ, hấp phụ, màng lọc), phương pháp hoá học (oxy hoá, trao đổi ion) và phương pháp vi sinh (xử lý sinh kỵ khí, yếm khí và hiếu khí). Các nhà khoa học về công nghệ môi trường cho rằng, để đáp ứng tiêu chí xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5495-1995, công nghệ xử lý phải là sự kết hợp của các quá trình xử lý khác nhau quá trình xử lý sinh học, xử lý hoá lý và sau cùng là quá trình vi lọc và lọc nano. * Trạm xử lý nước rác Nam Sơn (Hà Nội) do công ty kỹ thuật SEEN thực hiện từ khâu thiết kế, cung cấp thiết bị, xây dựng, lắp đặt và đưa công trình vào vận hành từ 10/2005 đến nay; công suất thiết kế 500m3/ngày. Tại đây, nước rác được xử lý qua nhiều bước: xử lý tự nhiên, xử lý sơ bộ, xử lý đặc biệt (xử lý hoá lý để loại bỏ các thành phần kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ), xử lý sinh học. Trong các công nghệ được áp dụng, công nghệ sinh học 1 bước xử lý nitơ/2 bể song song đem lại hiệu quả cao; hiệu quả xử lý đối với thành phần COD (>95%) và N-NH3  (>96%), kỹ thuật compact và oxy hoá kín bảo đảm loại được >90% các chất khó phân huỷ sinh học với chế độ vận hành tự động hoàn toàn. Chất lượng nước rác sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945-1995. * Công  nghệ  xử  lý  nước rác  tại Bãi  chôn  lấp CTR Gò cát (TP Hồ Chí Minh): Tại đây, nước rác được xử lý qua 4 bậc: (1) bậc 1: xử lý sơ bộ để loại bỏ canxi kết hợp xử lý sinh học kỵ khí bằng bể xử lý kỵ khí với dòng chảy ngược qua đệm bùn (bể phản ứng UASB). Ngăn trộn nhận nước thô và nước tuần hoàn từ bể UASB. Từ đây nước thải được đưa qua tháp khử canxi; (2) bậc 2: xử lý sinh học hiếu khí bùn hoạt tính (ASP) kết hợp với quá trình Nitrat hoá và khử Nitrate để giảm thiểu BOD và COD và Nitơ tổng; (3) bậc 3: xử lý hoá lý bằng keo tụ – tạo bông – kết tủa – lắng và lọc cát; (4) bậc 4; xử lý bằng vi lọc và lọc nano. Nước rác sau xử lý hoàn toàn đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945-1995. Một số chuyên gia cho rằng để xử lý nước rỉ rác đạt hiệu quả, ngoài yếu tố công nghệ xử lý cần đặc biệt quan tâm đến lưu lượng nước mưa và điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu, nước rác; hệ số thấm qua các lớp rác (đã nén, chưa nén), hệ số thấm qua lớp phủ trung gian và lớp phủ bề mặt của BCL; hệ thống thu gom và hồ điều hoà nước rỉ rác. Do đó cần phải tạo ra lớp phủ trung gian bằng đất sét, tạo ra một dòng chảy đứng đi qua lớp rác về bể chứa. Bể chứa lúc này được xem như bể cân bằng với thời gian lưu nước lâu, là điều kiện thích hợp để ổn định nồng độ, lưu lượng nước rỉ rác, hạn chế sự sốc tải cho hệ thống xử lý.  5.2. Phương pháp  xử lý nước rỉ rác tại BCL cũ bằng các loại cây thực vật  Phương pháp xử lý nước rỉ rác tại BCL cũ bằng các loại cây thực vật như dầu mè, cỏ vetiver, cỏ voi và cỏ signal được TS Ngô Hoàng Văn (Hội Nước và Môi trường nước – Liên hiệp các hội khoa học -kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu thành công, áp dụng thí điểm để xử lý nước rác BCL Đông Thạnh TP Hồ Chí Minh. Đây là phương pháp xử lý sinh học, trong môi trường tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường.  Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nước rỉ rác đậm đặc có nồng độ các chất ô nhiễm cao sau khi được pha loãng với tỷ lệ 10%, bộ rễ một số cây thực vật như dầu mè, cỏ vetiver, cỏ voi và cỏ signal có khả năng đồng hoá và hấp thụ các chất gây ô nhiễm và phát triển trong điều kiện tự nhiên. Theo đánh giá của các chuyên gia, có thể áp dụng kết nghiên cứu này, nhân rộng mô hình để xử lý nước rác tại các bãi chôn lấp cũ.  5.3. Công nghệ sinh học: Xử lý hiếu khí nước rác tuần  hoàn  Nước rỉ rác có thành phần BOD, COD, N-NH3 và thành phần kim loại nặng cao. Do vậy có thể sử dụng công nghệ mới “Công nghệ sinh học: xử lý hiếu khí nước rác tuần hoàn” để xử lý nước rác tại các bãi rác cũ và mới ở Việt Nam. Hiệu quả xử lý của công nghệ này cao. Nước rác sau xử lý có hàm lượng các chất ô nhiễm như: BOD, thành phần các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) có thể làm giảm tới 70% và hầu như cũng không phát sinh mùi khó chịu. Hiện nay công nghệ này đã được nghiên cứu và áp dụng tại Mỹ từ năm 2002 và sau đó áp dụng tại nhiều nước khác.  Kết luận  Thực trạng xử lý nước rác ở Việt Nam cho thấy, ở Việt Nam đã có một số nhà máy xử lý nước rác có hệ thống xử lý được đầu tư quy mô công nghiệp, hiện đại để xử lý nước rác tươi, đáp ứng yêu cầu xử lý nước rác, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để xử lý nước rỉ rác đạt hiệu quả, ngoài yếu tố công nghệ xử lý cần đặc biệt quan tâm đến lưu lượng và nồng độ của nước rác khi có mưa và không mưa. Công nghệ xử lý nước rác bằng cây thực vật tại các bãi chôn lấp cũ – công nghệ sinh học xử lý nước rác trong điều kiện tự nhiên. Công nghệ sinh học: xử lý hiếu khí nước rác tuần hoàn là công nghệ mới, thân thiện với môi trường. Mô hình này cần được nhân rộng để xử lý nước rác tại các BCL cũ, đang gây ô nhiễm môi trường ở nước ta 18-09-2011 21:06 #1 peeleebmt Xem Hồ Sơ View Forum Posts Nhắn Tin Riêng Thành Viên Tích Cực Bài gởi 420 Tài liệu đã gửi 392 Tài liệu được mua 205 Tài liệu đã mua 13 Mã số thành viên 123796 Nạp xu qua Thẻ Cào khuyến mãi 100%, qua Ngân Hàng khuyến mãi 200%. Click xem chi tiết! Đề tài: Xử lý nước rỉ rác bãi chôn lấp Song Nguyên bằng công nghệ C-tech và fenton 2 bậc Chuyên ngành: Kế Toán - Kiểm Toán Mã số tài liệu: 86803 Lượt xem: 130 Thể loại: TIỂU LUẬN Đánh giá: Giá: 100 xu Nạp xuHướng Dẫn Nạp Xu    Cập Nhật Tài KhoảnCập Nhật Tài Khoản Đăng Nhập   Đăng Ký   · TẢI TÀI LIỆU (134.5 KB) . Lưu lượng nước rỉ rác Nhà máy xử lý nước rỉ rác Song Nguyên được thiết kế với công suất 320m3/ngày 2. Thành phần tính chất nước rỉ rác Nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác Song Nguyên có nồng độ các chỉ danh ô nhiễm rất lớn,được thể hiện như bảng dưới đây : xem bảng thành phần nước rỉ rác bãi chôn lấp Song Nguyên Nước thải từ ô chôn lấp sẽ được bơm trực tiếp lên nhà máy xử lý nước rỉ rác để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trườngLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Môi Trường cho phép.do đó chất lượng nước thải từ ô chôn lấp sẽ được sử dụng làm thông số đầu vào cho quá trình vận hành nhà máy xử lý nước rỉ rác . Thành phần tính chất nước rỉ rác Nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác Song Nguyên có nồng độ các chỉ danh ô nhiễm rất lớn,được thể hiện như bảng dưới đây : Thông số Đơn vị Dãy giá trị Trung bình Tiêu chuẩn cho phép NRR mới NRR cũ 1 NhiệtLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Nhiệt Lạnh độ Độ C - - - 40 2 pH 5,6 – 6,47 7,4 – 8 5,5 – 9 3 TDS mg/l 18,260 – 20,700 8,300 – 8,900 Không giới hạn 4 Độ cứng mg Caco3/l 5,733 – 8,100 1,420 -1,600 Không giới hạn 5 BOD5 mg/l 39,000 – 48,462 355-1200 2.125 30 6 COD mg/l 50,574 – 57,325 1,300 3.900 50 7 Tổng N mg/l 977-1,000 503 – 747 45 15 8 N-NH3 mg/l 977-8,000 403 -547 4.000 5 9 Tổng P mg/l 5,2 – 29,3 12,5 – 17,1 13.3 4 10 Tổng coliform MNP/100ml 240×106 240×106 10×106 3.000 11 Độ màu Không giới hạn nước sau khi xử lý nhìn về cảm quan không màu Nước thải từ ô chôn lấp sẽ được bơm trực tiếp lên nhà máy xử lý nước rỉ rác để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.do đó chất lượng nước thải từ ô chôn lấp sẽ được sử dụng làm thông số đầu vào cho quá trình vận hành nhà máy xử lý nước rỉ rácTrích từ: Đặt vấn đề Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tếLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Kinh Tế, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, vì thế lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn, tại thành phố Hồ Chí Minh khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã vượt khỏi con số hai triệu tấn năm, những câu chuyện về rác và những hệ lụy môi trườngLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Môi Trường từ rác đang “nóng lên” trong những năm gần đây.Với khối lượng 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh mỗi ngày, phương pháp xử lý duy nhất là chôn lấp, thành phố có 2 bãi chôn lấp (BCL) hợp vệ sinh, BCL Đa Phước và Phước Hiệp. Cho đến nay tổng khối lượng rác đã được chôn lấp tại 2 BCL Đa Phước và Phước Hiệp 2 đã lên đến con số 7.900.000 tấn, trong đó Đa Phước là 3.500.000 tấn, và Phước Hiệp 2 là 4.500.000 tấn. Và sự quá tải đó đã dẫn đến những hậu quả về mặt môi trường, như mùi hôi nồng nặc phát sinh từ các BCL đã phát tán hàng kilomét vào khu vực dân cư xung quanh và một vấn đề nghiêm trọng nữa là sự tồn đọng của hàng trăm ngàn mét khối nước rác tại các BCL và cùng với lượng nước rỉ rác phát sinh thêm mỗi ngày khoảng 1.000 - 1.500m3 tại các BCL thì nuớc rỉ rác đang là nguồn hiểm họa ngầm đối với môi trường. Mặc dù mỗi BCL đều có hệ thống xử lý nước rỉ rác nhưng những phương pháp xử lý nước rỉ rác đang được áp dụng tại các BCL vẫn còn bộc lộ rất nhiều nhược điểm như chất lượng nước sau xử lý thường không đạt tiêu chuẩn xả thải, đặc biệt là chỉ tiêu BOD và N, P, các kim loại nặng (TCVN 5945-1995, cột B), tiêu tốn nhiều hóa chất, giá thành xử lý rất cao, khó kiểm soát, và công suất xử lý không đạt thiết kế. Nguyên nhân do sự thay đổi rất nhanh của thành phần nước rỉ rác theo thời gian vận hành của BCL, với thành phần rất phức tạp (các chất hữu cơ khó/không có khả năng phân hủy sinh họcLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Sinh Học tăng dần và nồng độ ammonium tăng đáng kể theo thời gian), không ổn định, việc lựa chọn các công nghệLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Công Nghệ xử lý chưa phù hợp đã dẫn đến nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường thải ra sông, rạch vẫn còn rất hạn chế trong khi lượng nước rỉ rác tại các BCL thì tiếp tục tăng lên. Vấn đề được đặt ra ở đây là phải tìm ra công nghệ thích hợp để có thể xử lý hết lượng nước rỉ rác đang tồn đọng, cải tạo lại các hệ thống xử lý nước rỉ rác hiện hữu, và công nghệ tham khảo điển hình đối với xử lý nước rỉ rác của các BCL mới trong tương lai. Và với hiện trạng lượng chất thải rắn thải ra môi trường ngày càng nhiều và theo đó các công trìnhLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Công Trình xử lý chúng cũng được xây dựngLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Xây Dựng lên để đáp ứng nhu cầu xử lý đặc biệt là các bãi chôn lấp, chính vì thế đặt ra vấn đề xử lý nước rác rò rỉ từ các bãi chôn lấp là xu thế đúng đắn hiện nay, mặc dù hiện nay lưu lượng thải ra là chưa lớn nhưng theo thời gian yêu cầu đặt ra cũng tăng nhanh, chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để có kinh nghiệm thực tế sớm để có thể đối phó kịp thời với những phát sinh trong thời gian tới. Chính vì thế, tác giả đề xuất những nghiên cứu và các phương pháp xử lý và các công trình xử lý để tạo cơ sở cho các nghiên cứu sau này và qua đó các quy trình xử lý nước rác sẽ được hoàn chỉnh hơn. Với những lý do trên việc nghiên cứu công nghệ thích hợp bằng kết hợp giữa các quá trình hóa lý, sinh học, và hóa họcLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Hóa Học nhằm đưa một giải pháp tối ưu về mặt công nghệ (xử lý các chất cơ khó phân hủy sinh học và hợp chất nitơ), hiệu quả kinh tế cũng như đạt được tiêu chuẩn xả thải để giảm thiểu “hiểm họa ngầm” từ nước rỉ rác đối với môi trường. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ - Đề xuất công nghệ xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn xả thải phù hợp với điều kiện thành phố Hồ Chí Minh nhằm giảm chi phí xử lý cho nước rỉ rác. Nội dung nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, các nội dung nghiên cứu sau đây được thực hiện: - Thu thập các số liệu về thành phần nước rỉ rác trên thế giới và Việt NamThư Viện Điện Tử Trực Tuyến Việt Nam; - Phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được nước rỉ rác trên thế giới; - Thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu và vận hành thực tế các quá trình xử lý nước rỉ rác tại Việt Nam. - Phân tích chất lượng nước đầu vào và đầu ra của nước rỉ rác của BCL Phước Hiệp - Xác định liều lượng hoá chất và nghiên cứu điều kiện tối ưu sử dụng hoá chất để xử lý nước rỉ rác theo phương pháp keo tụ - Tính toán và đề ra công nghệ xử lý hiệu quả nhất 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác của các BCL chất thải bằng phương pháp keo tụ - Phạm vi nghiên cứu : Nước rác nghiên cứu được lấy tại hồ chứa nước rỉ rác, BCL Phước Hiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp luận Nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, dịch vụ sau khi đã sử dụng đều trở thành nước thải, bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau và lại được đưa lại các nguồn nước nếu không sử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường, chất lượng nước bị suy giảm, cạn kiệt nguồn nước sử dụng, làm ảnh hưởng đến sinh vật và địa tầng chất. Theo báo cáo hiện trạng môi trường hằng năm của Cục bảo vệ môi trường cho biết hơn 90% nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động hoặc một số nhà máy được xây dựng đều không có hệ thống sử lý nước thải. Thông thường lượng nước rỉ rác từ các bãi rác chưa qua xử lý mà đi thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt, đất, không khí và ảnh hưởng đến sinh vật, sức khoẻ con người. Lượng nước rỉ rác đó chính là mối đe doạ nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường tự nhiên. Vì vậy phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường là điều kiện cần và đủ. Hiện nay, LuậtLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Luật Học môi trường đang được xây dựng và triển khai, bắt buộc từng cơ quan nhà máy, xí nghiệp trước khi xây dựng, đã và đang xây dựng phải có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường tự nhiên. Để xây dựng được hệ thống đó trước tiên phải lựa chọn được công nghệ xử lý phù hợp và việc xử lý sơ bộ cũng góp phần làm tăng hiệu quả của từng công trình. 1.4.2 Phương pháp cụ thể Phương pháp điều tra thực địa Điều tra thu thập số liệu có sẵn vị trí địa lýLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Địa Lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộiLuận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Xã Hội. Khảo sát khu vực nghiên cứu, biết được lưu lượng nước rỉ rác cũng như các thông số khác tại BCL Phước Hiệp. Phương pháp phân tích tổng hợp Thu thập các tài liệuThư Viện Tài liệu như tiêu chuẩn, các phương pháp xử lý nước rỉ rác của các nước trên thế giới, các phương pháp xử lý nước rỉ rác của những BCL ở Việt Nam hiện hữu. Tìm hiểu về thành phần tính chất của nước thải và phân tích các tài liệu tìm được. Phương pháp chuyên gia Tham vấn ý kiến của thầy cô hướng dẫn, thầy cô trong khoa và các chuyên gia trong ngành môi trường và xử lý nước thải. Phương pháp tính toán lựa chọn Tính toán lựa chọn công nghệ xử lý tối ưu, sau đó chọn ra được công nghệ xử lý hợp lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc_trang_xu_ly_nuoc_rac_o_viet_nam_va_dinh_huong_cong_nghe_xu_ly_nuoc_rac_phu_hop_voi_dieu_kien_viet_7174.doc