Đề tài sử dụng dữ liệu được thu thập thông qua kết quả điều tra 200 sinh viên để
đánh thực trạng về tính chủ động trong học tập của sinh viên Khoa Kinh tế,
Trường Đại học Tây Nguyên. Nội dung của bài viết này tập trung (i) đánh giá
thực trạng tính chủ động trong học tập, (ii) phân tích các yếu tố tác động đến tính
chủ động trong học tập và (iii) đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính chủ
động trong học tập của sinh viên. Kết quả phân tích cho thấy tính chủ động trong
học tập của sinh khoa Kinh tế còn khá hạn chế từ việc nắm bắt quy chế cho đến
các hoạt động trong và sau giờ học. Tính chủ động của sinh viên chịu tác động
rất lớn từ phía gia đình, nhà trường, giảng viên cũng như nhận thức của bản thân
sinh viên.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Thực trạng về tính chủ động trong học tập của sinh viên khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
324
THỰC TRẠNG VỀ TÍNH CHỦ ĐỘNG TRONG HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
Nay H’Nga*, Phạm Thị Thu Hà, Rcom H Loanh,
Y Sa Yan Niê, Phạm Thị Ngọc Yên
Trường Đại học Tây Nguyên
*Tác giả liên lạc: nayhnga@gmail.com
TÓM TẮT
Đề tài sử dụng dữ liệu được thu thập thông qua kết quả điều tra 200 sinh viên để
đánh thực trạng về tính chủ động trong học tập của sinh viên Khoa Kinh tế,
Trường Đại học Tây Nguyên. Nội dung của bài viết này tập trung (i) đánh giá
thực trạng tính chủ động trong học tập, (ii) phân tích các yếu tố tác động đến tính
chủ động trong học tập và (iii) đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính chủ
động trong học tập của sinh viên. Kết quả phân tích cho thấy tính chủ động trong
học tập của sinh khoa Kinh tế còn khá hạn chế từ việc nắm bắt quy chế cho đến
các hoạt động trong và sau giờ học. Tính chủ động của sinh viên chịu tác động
rất lớn từ phía gia đình, nhà trường, giảng viên cũng như nhận thức của bản thân
sinh viên.
Từ khóa: Học tập, tính chủ động trong học tập, sinh viên.
SENSE OF INITIATIVE IN LEARNING OF ECONOMICS STUDENTS
IN TAY NGUYEN UNIVERSITY
Nay H’Nga*, Pham Thi Thu Ha, Rcom H Loanh,
Y Sa Yan Niê, Pham Thi Ngoc Yen
Tay Nguyen University
*Corresponding Author: nayhnga@gmail.com
ABSTRACT
This article has used data from results of the 200 student survey to assess the
status of sense of initiative in learning of economics students in Tay Nguyen
University. The content of this article will concentrate on (i) assessing the status
of sense of initiative in learning, (ii) analysing effecting factors on sense of
initiative in learning, and (iii) giving some recommendations in order to improve
of sense of initiative in learning of economics students. The results show that the
sense of initiative in learning of economics students is quite limited from
understanding the school regulations to attending activities during and after
school. Student’s initiative is greatly influenced by family, school, lecturers as
well as their own perceptions.
Keywords: Learning, sense of initiative in learning, students.
TỔNG QUAN
Ở Việt Nam, đổi mới phương thức đào
tạo thực sự có chuyển biến lớn vào năm
2007, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành “Quy chế đào tạo đại học và cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ”. Hình thức đào tạo theo hệ thống
tín chỉ có nhiều sự khác biệt đối với cả
người dạy và người học (Nguyễn
Thành Hải, 2010): người học đóng vai
trò trung tâm, chủ đạo, hoàn toàn chủ
động trong kế hoạch học tập (Nguyễn
Thành Hải, 2010; Trần Thanh Ái,
2010), đòi hỏi sinh viên phải có kỹ
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
325
năng tự học và tự nghiên cứu.
Tuy nhiên thói quen và phương pháp
học tập ở phổ thông đã khiến không ít
sinh viên gặp khó khăn hoặc cảm thấy
mất phương hướng khi học trong môi
trường đại học (Trần Thanh Ái, 2010).
Do đó, tăng cường tính tự giác là giải
pháp hiệu quả nhất trong học tập để
sinh viên nâng cao trình độ và là chìa
khóa để tiếp thu tri thức (Nguyễn
Thanh Thúy, 2016).
Ngoài các đề tài trình bày trên còn có
rất nhiều nghiên cứu khác về tính chủ
động của sinh viên trong học tập, tuy
nhiên chưa có những công bố về thực
trạng cũng như giải pháp tăng cường
tính chủ động cho sinh viên khoa Kinh
tế - Trường Đại học Tây. Chính vì vậy,
nghiên cứu “Thực trạng về tính chủ
động trong học tập của sinh viên khoa
Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên”
là một vấn đề quan trọng cần được
nghiên cứu, thảo luận để góp phần
nâng cao chất lượng học tập cũng như
nâng cao đầu ra cho sinh viên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử
dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp, số
liệu thứ cấp tổng hợp từ Khoa và phòng
đào tạo, còn số liệu sơ cấp được thu
thập từ phiếu điều tra theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
với 200 phiếu.
Phương pháp phân tích: Đề tài sử dụng
phương pháp thống kê mô tả và thống
kê so sánh và phân tổ thống kê.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng về kết quả học tập
Cùng với tiến trình chung của cả nước,
trường Đại học Tây Nguyên cũng đã áp
dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ
từ năm 2009. Tuy nhiên cũng giống
như các trường đại học khác trong cả
nước, sinh viên của trường cũng phải
đối mặt với nhiều khó khăn để thích
ứng với môi trường mới và điều này đã
ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên trong khoa.
Kết quả học tập của sinh viên còn hạn
chế và giảm so với hình thức đào tạo
theo hệ thống niên chế. Theo thống kê
kết quả học tập của sinh viên khoa
Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên,
năm học 2015 – 2016, tổng số sinh
viên của khoa là 2.634 sinh viên, trong
đó chỉ có 333 sinh viên đạt kết quả học
tập loại xuất sắc và giỏi (12,64%), tuy
nhiên có tới 1.317 sinh viên có kết quả
học tập vào loại yếu, kém chiếm tới
50% (Hình 1).
Hình 1. Kết quả học tập của sinh viên khoa Kinh tế
Thực trạng về tính chủ động trong
học tập của sinh viên
Nắm bắt quy chế học tập và cập nhật
thông tin về ngành học: Kết quả khảo
sát cho thấy mức độ hiểu biết về quy
chế học tập và cập nhật thông tin về
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
326
ngành học của sinh còn hạn chế, chỉ có
28,5% số lượng sinh viên được khảo
sát cho rằng họ biết và hiểu rõ về quy
chế học tập, trong khi đó cũng chỉ có
19,35% sinh viên thường xuyên cập
nhật thông tin thực tế về ngành học.
Tự học: Sinh viên dành 1-2 giờ trong
ngày cho việc tự học là chủ yếu với
32%. Bên cạnh đó, chỉ có 16% số sinh
viên thường xuyên xem bài trước khi
lên lớp và ôn bài sau mỗi buổi học và
có 8% sinh viên dường như không xem
bài trước khi lên lớp và ôn bài sau mỗi
buổi học.
Thái độ đối với việc học: Kết quả khảo
sát cho thấy sinh viên có thái độ tiêu
cực với việc học khi mà chỉ có 11,5%
sinh viên thích thú với mọi môn học,
4,5% sinh viên cảm thấy chán nản với
mọi môn học.
Lý do chính để sinh viên đến lớp: Chỉ
có 63% sinh viên được khảo sát cho
rằng việc tiếp thu kiến thức là lý do
chính để đến lớp (Bảng 1).
Bảng 1. Lý do chính đến lớp của sinh viên
Tiêu chí
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Tổng
SL % SL % SL % SL % SL %
Biết kiến thức 126 63,00 43 21,50 28 14,00 3 1,50 200 100
Gặp bạn bè 32 16,00 86 43,00 76 38,00 6 3,00 200 100
Sợ không được
thi
35 17,50 66 33,00 80 40,00 19 9,50 200 100
Khác 6 3,00 6 3,00 16 8,00 172 86,00 200 100
Ghi chú: mức độ 1: lý do quan trọng nhất; mức độ 4: lý do ít quan trọng nhất.
Hoạt động thường xuyên làm trong giờ
học của sinh viên: Kết quả khảo sát cho
thấy phần lớn sinh viên ngồi nghe
giảng (84%), thảo luận bài (55,5%), dù
vậy số sinh viên chủ động trong việc
phát biểu và đặt câu hỏi còn hạn chế..
Học nhóm và tham gia các câu lạc bộ
hoặc nhóm học tập: Tỷ lệ tham gia học
nhóm của sinh viên còn hạn chế và bị
động với tỷ lệ sinh viên thường xuyên
tham gia học nhóm chỉ là 24% và tỷ lệ
sinh viên tham có tham gia các câu lạc
bộ hoặc nhóm học tập là 21,5%.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chủ
động trong học tập của sinh viên
khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây
Nguyên
Yếu tố từ phía bản thân người học
Điểm đầu vào: Theo kết khảo sát, điểm
đầu vào của sinh viên khoa Kinh tế chỉ
ở mức độ trung bình, chỉ ngang với
mức điểm sàn các năm.
Nhận thức về ý nghĩa của việc học:
Bảng 2 cho thấy, hầu hết sinh viên đã
nhận thức được ý nghĩa của việc học
cũng như tầm quan trọng của việc học.
Bảng 2. Ý kiến của sinh về ý nghĩa của việc học của việc học
Tiêu chí
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Tổng
SL % SL % SL % SL % SL %
Hiểu biết nghề
nghiệp
113 56,50 82 41,00 4 2,00 1 0,50 200 100
Nâng cao kiến thức 97 48,50 98 49,00 4 2,00 1 0,50 200 100
Cơ hội thu nhập 69 34,50 102 51,00 23 11,50 6 3,00 200 100
Khẳng định bản
than
58 29,00 106 53,00 30 15,00 6 3,00 200 100
Cơ hội thăng tiến 58 29,00 112 56,00 24 12,00 6 3,00 200 100
Cải thiện kỹ năng 95 47,50 100 50,00 4 2,00 1 0,50 200 100
Ghi chú: mức độ 1: rất đồng ý; mức độ 4: hoàn toàn không đồng ý.
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
327
Việc lựa chọn ngành học phù hợp:
Chọn được một ngành nghề phù hợp sẽ
khuyến khích sinh viên học tập và
ngược lại. Theo kết quả khảo sát thì
71,5% sinh viên khoa kinh tế cho rằng
ngành nghề đang học là phù hợp với
bản thân.
Tham gia vào các hoạt động xã hội ở
trường/địa phương: Thông qua việc
tham gia các hoạt động này, sinh viên
sẽ học hỏi và phát triển nhiều kỹ năng
khác nhau.Theo kết quả nghiên cứu,
chỉ có 37,50% sinh viên là tham gia
vào các hoạt động xã hội hay các câu
lạc bộ.
Việc làm thêm: Theo kết quả khảo sát,
số sinh viên khoa Kinh tế đi làm thêm
trong quá trình học cũng khá cao
(22,5%). Trong số sinh viên đi làm
thêm có 57,58% sinh viên làm các
công việc liên quan đến ngành học và
chỉ 37,78% sinh viên cho rằng việc làm
thêm ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và
kết quả học tập.
Yếu tố từ phía gia đình người học
Gia đình có vai trò quan trọng đến quá
trình hình thành và phát triển của mọi
cá nhân. Theo kết quả điều tra, có
49,0% sinh viên cho rằng gia đình là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hứng
thú học tập cũng như việc chủ động
trong học tập.
Các yếu tố khác từ phía bản thân và gia
đình người học: Có 35% sinh viên gặp
phải khó khăn là khả năng tiếp thu bài
chậm, có 19% sinh viên bị ép buộc
phải theo ngành học, hơn 11% sinh
viên gặp khó khăn về kinh tế gia đình
và 7% có khó khăn về vấn đề sức khỏe.
Những khó khăn này sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến tính chủ động trong học tập của
sinh viên.
Nhóm yếu tố từ phía nhà trường
Bên cạnh đó, cố vấn học tập (CVHT)
cũng có ảnh hưởng phần nào đến tính
chủ động trong học tập của sinh viên.
Kết quả khảo sát cho thấy gần 90%
sinh viên biết mặt và biết tên CVHT
của lớp mình. Tuy nhiên, số lượng sinh
viên biết các thông tin chi tiết về
CVHT của mình còn chiếm một tỷ lệ
khá thấp (54,50%).
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến tính
chủ động trong học tập của sinh viên là
điểm bộ phận. Đối với trường Đại học
Tây Nguyên, điểm bộ phận được quy
định là 10%, đồng nghĩa với việc điểm
thi kết thúc học phần là 90%. Theo kết
quả khảo sát, việc quy định điểm bộ
phận với trọng số 10% làm cho tính
chủ động của sinh viên phần nào bị
giảm sút. Điều đó khiến cho sinh viên
có tâm lý thụ động, giảm động lực học
tập ở lớp. Chính vì vậy mà 60% sinh
viên cho là trọng số của điểm bộ phận
là quá thấp và cần tăng lên.
Đề xuất các giải pháp nâng cao tính
chủ động của sinh viên khoa Kinh tế
- Trường Đại học Tây Nguyên
Giải pháp từ phía sinh viên: Để nâng
tính chủ động trong học tập, sinh viên
cần (1) tin tưởng vào khả năng tự học
của mình; (2) phải xác định cho mình
phương pháp tự học. kế hoạch học tập
một cách khoa học và hợp lý; (3) cần
nâng cao ý thức học tập như nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng trong việc
lựa chọn ngành học phù hợp, hay động
cơ học tập; (4) cần giải quyết kịp thời
các khó khăn xuất hiện trong học tập
thông qua việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ
đổi với giảng viên chuyên môn,
CVHT, bạn bè nhằm tạo tâm lý ổn
định trong suốt quá trình học tập; (5)
tích cực tham gia các hoạt động học
nhóm, tham gia các câu lạc bộ học tập
và mạnh dạn trao đổi chia sẻ, học hỏi
kinh nghiệm học; (6) phải biết kết hợp
học tập với hoạt động giải trí, thể thao
để giảm bớt áp lực trong quá trình tự
học; và (7) trong trường hợp sinh viên
đi làm thêm cần ưu tiên lựa chọn các
công việc làm thêm phù hợp với ngành
học, kế hoạch làm việc hạn chế tối đa
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
328
mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến quá
trình học tập.
Kiến nghị đối gia đình: Cần phải có (1)
những định hướng cho con cái, nhất là
định hướng về nghề nghiệp tương lai,
tạo ra hướng đi đúng đắn cho con cái
khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học
và không nên áp đặt con cái theo ý
muốn chủ quan của mình; (2) gia đình
cũng cần dạy cho con cái tính chủ động
trong mọi công việc, kể cả học tập ngay
từ khi con cái còn nhỏ, đặc biệt nhất là
trong điều kiện phải học tập xa gia
đình, đồng thời cũng chủ động về kế
hoạch tài chính cho quá trình học tập
của con họ; và (3) thường xuyên cập
nhật thông tin về học tập của con để kịp
thời có những can thiệp, định hiệp và
động viên phù hợp.
Kiến nghị với nhà trường: Nhà trường
(1) cần cải tiến chương trình đào tạo,
hướng vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn; (2) khuyến khích giảng viên đổi
mới phương pháp giảng dạy tạo sự chủ
động, tích cực và đảm bảo công bằng
cho sinh viên; (3) thường xuyên tổ
chức các buổi hội thảo, nói chuyện
chuyên đề nắm bắt nguyện vọng của
sinh viên hoặc tư vấn định hướng nghề
nghiệp; (4) xây dựng các câu lạc bộ
học tập hiểu quả nhằm đáp ứng nhu cầu
học tập của sinh viên, đồng thời là một
kênh để sinh viên trao đổi, chia sẻ các
vướng mắc trong học tập; và (5) nhà
trường cần tăng cường cơ sở vật chất,
cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, sách
báo cho việc dạy và học, xây dựng
trọng số điểm bộ phù hợp để đảm bảo
khuyến khích người học, đồng thời
phát huy hơn vai trò của cố vấn học tập.
KẾT LUẬN
Thực trạng tính chủ động trong học tập
của sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại
học Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế
trong các hoạt động của quá trình học
tập từ việc nắm bắt quy chế học tập,
cập nhật thông tin ngành học cho tới
quá trình học tập ở lớp và ở nhà. Tính
chủ động trong quá trình học tập của
sinh viên bị tác động bởi cả yếu tố
khách quan lẫn chủ quan, các yếu tố
này có thể đến từ bản thân sinh viên,
gia đình và nhà trường. Để tăng tăng
cường tính chủ động trong học tập của
sinh viên, ngoài những thay đổi trong
thái độ, ý thức và cách thức tổ chức học
tập của người học, cần có chia sẻ, quan
tâm và định hướng của gia đình và việc
xây dựng môi trường học tập của của
nhà trường, đặc biệt là sự đổi mới trong
phương pháp giảng dạy nhằm tạo ra sự
khuyến khích trong học tập và công
bằng trong đối xử giữa các sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐÀO NGỌC CẢNH (2010). Một số vấn đề đang đặt ra qua thực tế giảng dạy
theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Cần Thơ. Kỷ yếu Hội thảo khoa
học toàn quốc “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống tín
chỉ”, chuyên san của tạp chí Trường Đại học Sài Gòn.
ĐÀO NGỌC CẢNH, HUỲNH VĂN ĐÀ (2012). Nâng cao tính chủ động của
sinh viên – giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng trong đào tạo
theo học chế tín chỉ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ.
NGUYỄN CHÍ THANH VÀ NGUYỄN TRUNG KIÊN (2010). Sự thực hành
học tập của sinh viên: Một thử nghiêm mô hình hóa các yếu tố tác động.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_ve_tinh_chu_dong_trong_hoc_tap_cua_sinh_vien_khoa.pdf