Như ta đã biết: Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người.Trong các môn học đó cùng với môn toán nói chung và môn toán lớp 5 nói riêng có vai trò rất quan trọng. Các kiến thức và kỹ năng của môn toán cónhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho con người lao độngmới,tạo tiền đề cho các môn học khác và bậc học cao hơn.
Môn toán cung cấp những kiến thức cơ bản ,ban đầu về số học , số tự nhiên ,số thập phân ,các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học đơn giản. Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống. Mặt khác cùng với các môn học khác nhằm góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính rất cần thiết như: Cần cù, cẩn thận,trung thực, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và có tác phong khoa học của người lao động trong xã hội hiện đại.
Thời gian dành cho môn toán ở tiểu học chiếm một thời lượng lớn vì trong đó phần số thập phân chiếm một phần không nhỏ, nó liên quan đến tất cả các lớp riêng ở lớp 5, mạch kiến thức về số thập phân dành trọn một chương trình và được gắn bó chăt chẽ với mạch kiến thức khác như: Các yếu tố đại số, yếu tố hình học, đo đại lượng và giải toán.
Hiện nay, ở nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trình độ khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người ngày một cao hơn. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước quan tâm đến giáo dục hàng đầu, nhất là giáo dục tiểu học nhằm “Nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” góp phần xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Vì vậy nội dung chương trình đã được thay đổi, các bài tập thực hành chiếm tỷ lệ nhiều hơn đòi hỏi học sinh phải tư duy, sáng tạo để khai thác kiến thức và biết cách phân tích các mối quan hệ giữa các dạng bài tập. Do đó phương pháp dạy học, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học và học cũng phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu và trình độ của xã hội đặt ra.
Xuất phát từ những lý do thực tế đã nêu, tôi thiết nghĩ để học sinh hứng thú học tập trong giờ học về phép chia số thập phân nói riêng giáo viên cần phải tìm tòi , mày mò và áp dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thật nhuần nhuyễn đồng thời có phương pháp riêng để truyền thụ kiến thức cho học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy(so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa) rèn luyện được kỹ năng thực hiện phép chia số thập phân cho học sinh.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Thực trạng về dạy – Học phân số thập phân hiện nay ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VÂN ĐỀ
Như ta đã biết: Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người.Trong các môn học đó cùng với môn toán nói chung và môn toán lớp 5 nói riêng có vai trò rất quan trọng. Các kiến thức và kỹ năng của môn toán cónhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần thiết cho con người lao độngmới,tạo tiền đề cho các môn học khác và bậc học cao hơn.
Môn toán cung cấp những kiến thức cơ bản ,ban đầu về số học , số tự nhiên ,số thập phân ,các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học đơn giản. Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống. Mặt khác cùng với các môn học khác nhằm góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính rất cần thiết như: Cần cù, cẩn thận,trung thực, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và có tác phong khoa học của người lao động trong xã hội hiện đại.
Thời gian dành cho môn toán ở tiểu học chiếm một thời lượng lớn vì trong đó phần số thập phân chiếm một phần không nhỏ, nó liên quan đến tất cả các lớp riêng ở lớp 5, mạch kiến thức về số thập phân dành trọn một chương trình và được gắn bó chăt chẽ với mạch kiến thức khác như: Các yếu tố đại số, yếu tố hình học, đo đại lượng và giải toán.
Hiện nay, ở nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trình độ khoa học kỹ thuật đòi hỏi con người ngày một cao hơn. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước quan tâm đến giáo dục hàng đầu, nhất là giáo dục tiểu học nhằm “Nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” góp phần xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Vì vậy nội dung chương trình đã được thay đổi, các bài tập thực hành chiếm tỷ lệ nhiều hơn đòi hỏi học sinh phải tư duy, sáng tạo để khai thác kiến thức và biết cách phân tích các mối quan hệ giữa các dạng bài tập. Do đó phương pháp dạy học, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học và học cũng phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu và trình độ của xã hội đặt ra.
Xuất phát từ những lý do thực tế đã nêu, tôi thiết nghĩ để học sinh hứng thú học tập trong giờ học về phép chia số thập phân nói riêng giáo viên cần phải tìm tòi , mày mò và áp dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thật nhuần nhuyễn đồng thời có phương pháp riêng để truyền thụ kiến thức cho học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy(so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa) rèn luyện được kỹ năng thực hiện phép chia số thập phân cho học sinh.
II. NỘI DUNG
Thực trạng về dạy – học phân số thập phân hiện nay ở trường tiểu học
2.1.1 Thực trạng của giáo viên:
a) Ưu điểm:
Trong quá trình nghiên cứu việc giảng dạy các phép tính về số thập phân. Giáo viên đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện trực quan giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách chính xác. Qua đó còn làm cho học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành các quy tắc thực hiện và vận dụng vào bài tập đạt hiệu quả tốt.
Đa số giáo viên đều hiểu nội dung, yêu cầu của tiết học, về kiến thức và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
b) Khuyết điểm:
Một số ít giáo viên giảng dạy phân số thập phân còn hạn chế về thủ thuật nên học sinh lĩnh hội kiến thức phần nào còn khập khiễng.
2.1.2 Thực trạng của học sinh:
a) Ưu điểm:
Thông qua giảng dạy trên lớp, qua các bài kiểm tra trong chương trình, tôi thấy trong lớp có nhiều em làm bài kiểm tra về thực hiện các phép tính về số thập phân rất tốt,các em làm bài không sai hoàn toàn.
b) Khuyết điểm:
Bên cạnh những em làm bài đạt điểm khá giỏi vẫn còn nhiều em làm bài bị điểm dưới trung bình(dưới 5 điểm). Thường sai ở kết quả do ước lượng thường không đúng đặt dấu phẩy ở thương sai hoặc trong quá trình thực hiện tính, các em áp dụng quy tắc chưa đúng hoặc có em thuộc được quy tắc nhưng chỉ là thuộc vẹt không biết để vận dụng cụ thể:
Khi thực hành luyện tập bài “Chia một số thập phân cho một số tự nhiên” thường sai về ước lượng và đặt dấu phẩy ở thương, có em khi thực hiện phép chia ; 27,5 : 5=? Các em đã tìm được kết quả là 55 hay :0,
12:3= 4
Khi thực hiện phép chia cho 10, 100, 1000, … hay chỉ một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001; … các em thường chuyển dấu phẩy sai.
+ Khi chia một số thập phân cho một số tự nhiên hay một số thập phân cho một số thập phân mà ở số chia có hai chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân) thì học sinh không thực hiện được vì ước lượng thường sai. Đặc biệt học sinh vùng Diễn Vạn nhiều em còn rụt rè chưa mạnh dạn trong việc đưa ra ý kiến.
2.2 Nguyên nhân thực trạng:
2.2.1 Về giáo viên:
Phần lớn giáo viên có kiến thức, có năng lực giảng dạy tốt.
Nhiều giáo viên đã thực sự nghiên cứu nội dung chương trình, soạn bài nghiên cứu sâu bài dạy đem lại hiệu quả cao ở trên lớp.
Giáo viên đã sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học kèm theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục.
Bên cạnh đó thì còn một số nguyên nhân dẫn đến bài dạy chưa cao :
+ Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy còn có phần hạn chế.
2.2.2 Về học sinh:
Học sinh ngoan, có nhiều em có ý thức học tập tốt, chú ý nghe giáo viên giảng bài
Nội dung bài học đã phù hợp với trình độ nhận thức của các em.
Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học, tiếp thu bài giảng không đầy đủ nên làm bài sai.
Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến học sinh làm bài đạt kết quả chưa cao mà người giáo viên cần biết đó là: hổng kiến thức từ lớp dưới, học đến lớp 5 mà bảng nhân, chia chưa thuộc dẫn đến ước lượng sai.
* Từ những nguyên nhân cụ thể đó, yêu cầu người giáo viên phải thực sự nhận thức rõ về nội dung và phương pháp dạy học để dìu dắt học sinh học tập theo hướng tích cực, gây được hứng thú học tập của học sinh. Để đạt được điều đó thì cần phải có biện pháp để rèn luyện kỹ năng tính cho học sinh nói chung và kỹ năng thực hiện phép chia số thập phân nói riêng.
2.3 Biện pháp:
Xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể đó, để rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số thập phân cho học sinh đạt kết quả tốt, gây được hứng thú của học sinh trong giờ dạy tôi đã phân chia thành các trường hợp sau:
Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, …..
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân.
Tỷ số phần trăm.
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Chia một số thập phân cho một số thập phân.
Mỗi trường hợp đều dựa trên những bài toán cụ thế, chúng ta cần dạy kỹ trường hợp A và C và làm cho học sinh thành thạo các bước chuyển các trường hợp B, D, E, F về trường hợp A và C.
2.3.1 Trường hợp A:
Dạy bài chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Dạy bài thông qua một ví dụ cụ thể:
Một sợi dây dài 8,4m được chia thành 4 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu mét ?
Ta có phép tính: 8,4 : 4=? (m)
Ta Chuyển về phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên:
Vì: 8,4m = 84 dm nên ta chuyển phép chia 8,4 : 4 =?(m) thành phép chia : 84: 4 = ? (dm)
84 4 hay: 8,4 4
04 21(dm) 04 2,1(m)
0 0
Mà 21dm= 2,1 m
Như vậy, mỗi đoạn dây dài 21 dm hay 2,1 m. Ta có thể đi tới kết quả trên bằng cách chia số thập phân như sau:
8,4 : 4 =
- Lấy 8 chia cho 4 được 2, viết 2 vào thương, số dư bằng 0, ghi 0 thẳng cột dưới 8.
- Trước khi chia tiếp sang phần thập phân ta đặt dấu phẩy ở thương để nhớ rằng ta đã chia hết phần nguyên.
- Hạ 4(ở hàng phần mười) xuống, 4 chia 4 được 1, ghi 1 vào hàng phần mười của thương, ta được kết quả 2,1
- So sánh hai kết quả ta thấy như nhau.
Sau khi kết thúc giáo viên cho 1÷2 học sinh nêu ví dụ tương tự và nêu nhanh kết quả. Làm như vậy để học sinh khá giỏi có cơ hội phát triển tư duy còn các em học sinh khác cũng hiểu sâu bài hơn.
Ví dụ: 3,6 : 2 =1,8
17,5 : 5 = 3,5
* Giới thiệu ví dụ cụ thể:
72,58 : 19 =
72,58 19
155 3,82
038
0
Vậy 72,58 : 19 = 3,82
Thử lại: 3,82 × 19 = 72,58
Rút ra quy tắc thực hiện:
*khi chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm như sau:
- Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
- Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bịchia.
- Tiếp tục chia từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia.
Một chú ý rất quan trọng ở ví dụ 2 là giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ước lượng thương.
Số chia là số có hai chữ số nên ta lấy cả hai chữ số ở phần nguyên số bị chia (72) đưa vào phép chia 72 : 19
*Cách ước lượng thương : ta làm thành số tròn chục 72 làm tròn 70, 19 làm tròn 20 ta có : 70 : 20 được 3 lần.
- Lấy 3×19 = 57 ; 72 – 57 = 15< 19
- Đánh dấu phẩy vào thương vừa tìm được (đánh dấu phẩy vào sau số 3 của thương)
Hạ 5 xuống ta có : ( 155: 19)
Cách ước lượng thương ta đưa về số tròn chục
155 làm tròn lên 160 ; 19 làm tròn lên 20
160 : 20 = 8
- Lấy 8 × 19 = 152 ; 155 – 152 =3 (dư 3) , 3< 19
Nên thương bằng 8 là kết quả đúng, viết 8 vào thương.
Hạ 8 xuống : ( 38 : 19=2)
Viết 2 vào thương
Ta có kết quả : 72,58 : 19 = 3,82
Cho 1÷ 2 học sinh nêu lại cách chia để học sinh nhớ lại cách ước lượng thương .
Giáo viên có thể giới thiệu nhanh cách ước lượng thương khác nữa. Ví dụ học sinh có thể ước lượng thương bằng cách thử chọn. Như trong phép chia trên, khi thực hiện học sinh có thể làm như sau:
72,58 : 19 = ?
72,58 19
155 3,82
038
0
Ta lần lượt thực hiện phép chia như sau:
(Ta có thể thử nhẩm bỏ qua bước thử với 1
+ Nếu thương bằng 1 thì 1 × 19 = 19 ; 72 – 19 = 53 > 19 (loại)
+ Nếu thương bằng 2 thì 2× 19 = 38 ;72 – 38 = 34> 19 ( nhận)
+ Nếu thương bằng 3 thì 3× 19 = 57 ; 72 – 57 =15< 19 (loại)
+ Nếu thương bằng 4 thì 4× 19 = 76 ; 72 < 76 (loại)
Vậy 72 : 19 được 3 lần (dư 15)
- Lấy 3 × 19 = 57 ; 72 – 57 = 15 < 19
- Đánh dấu phẩy vào thương vừa tìm được
- Hạ 5 xuống : ( 155 : 9)
Ta có thể thử 9 trở về trước :
+ Nếu thương bằng 9 thì: 9 × 19 = 171 > 155 ( loại)
+ Nếu thương bằng 8 thì: 8 × 19 = 152; 155 – 152 = 3 < 19 (nhận)
+ Nếu thương bằng 7 thì: 7× 19 = 133; 155 – 133 = 22 > 19 ( loại)
Vậy 155 : 19 được 8 lần (dư 3), viết 8 vào thương.
Hạ 8 xuống 38 : 19
Ta có thể bỏ qua bước thử bằng 1.
Nếu thương bằng 2 thì 2 × 19 = 38; 38 – 38 = 0 (nhận) ta không phải thử thêm bước nào nữa.
Vậy 38 : 19 được 2 lần, viết 2 vào thương.
Ta có kết quả 72,58 : 19 = 3,82
Nêu quy tắc tổng quát
Như vậy, khi thực hiện bài dạy phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, ta tiến hành như sau:
+ Hình thành phép tính
Từ một bài toán đơn giản dẫn đến việc hình thành phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên 8,4 : 4 = ?
+ Xây dựng kỹ thuật tính :
Chuyển số thập phân thành số tự nhiên
Thực hiện phép chia hai số tự nhiên, thương tìm được là một số tự nhiên
Chuyển kết quả phép chia từ số tự nhiên trên ví dụ cụ thể
Nêu quy tắc tổng quát về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
. Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia
. Đánh dấu phẩy vào thương đã tìm được ( phần nguyên của thương trước khi lấy chữ số đầu tiên của phần thập phân ở số bị chia đưa vào phép chia )
. Tiếp tục thực hiện phép chia với từng chữ số của phần thập phân ở số bị chia (tìm phần thập phân của thương).
*Luyện tập thực hành:- Áp dụng trực tiếp các quy tắc vừa học
- Mở rộng phép chia số thập phân cho số tự nhiên trường hợp phép chia có số dư khác 0.
2.3.2 Trường hợp B:
Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ……
Đây là trường hợp đặc biệt của phép chia số thập phân cho số tự nhiên. Khi số chia là 10, 100, 1000, …… Để thực hiện phép chia cho 10, 100, 1000, …… ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên trái một hay hai, ba, … chữ số.
Yêu cầu học sinh đọc thuộc quy tắc, sau đó yêu cầu học sinh nêu nhanh ví dụ tương tự và cách làm .
Ví dụ : 12,34 : 10 = 1,234
45,79 : 100 = 0,4579
246,2 : 1000 = 0,2462
………..
Thông qua các ví dụ cụ thể học sinh hiểu bài nhanh hơn. Mặt khác giúp các em hứng thú trong học tập mà các em rất thích được thể hiện.
2.3.3 Trường hợp C:
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân .
Hình thành phép tính :
Dựa vào bài toán đơn ( ví dụ 1- SGK toán 5 trang 71) và quan hệ với phép nhân mà hình thành phép chia (27: 4 = ?)
Bài toán : Một cái sân hình vuông có chu vi bằng 27 m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?
Hình thành phép chia: ( 27: 4 = ?)
Xây dựng kỹ thuật tính:
Hướng dẫn, gợi ý học sinh chuyển về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên bằng cách coi số bị chia (27) là một số thập phân mà phần thập phân là các chữ số 27 = 27,00…0
Khi đó ta chuyển về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
27,000 4
30 6,75
20
0
Lấy 27 chia cho 4 được 6 (dư 3)
Hạ 0 ( ở hàng phần 10) đồng thời đánh dấu phẩy vào thương vừa tìm được
Lấy 30 chia cho 4 được 7, viết 7 ở hàng phần mười của thương (dư 20)
Hạ 0 ( ở hàng phần trăm) được 20
Lấy 20 chia cho 4 được 5, viết 5 vào hàng phần trăm của thương
Thương của phép chia 27 : 4 = 6,75(m)
Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và cách tính
Giới thiệu ví dụ 2 ( SGK Toán 5 – trang 72)
Thực hiện tương tự như chia một số thập phân cho một số tự nhiên .
+ Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:
Viết dấu phẩy vào bên phải số thương
Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi lại tiếp tục chia tiếp
Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia , và có thể cứ làm như thế mãi.
Yêu cầu học sinh lây ví dụ và nêu nhanh cách chia
Ví dụ: 3:4= 0,75 ; 14 : 5 = 2,8
3 4 14 5
30 0,75 40 2,8
20 0
0
2.3.4 Trường hợp D:
Tỉ số phần trăm
Từ bài học về phép chia hai số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân mà phát triển thành bài học về tỉ số của hai số và tỷ số phần trăm của hai số.
Kỹ thuật tìm tỉ số phần trăm của hai số
Tìm thương của hai số
Nhân thương đó với 100 rồi viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được. Chẳng hạn: Tìm tỉ số phần trăm của 1 và 4 ta có: ( 1: 4 = 0,25 = 25 %)
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ và nêu kết quả
5 : 50 = 0,1 = 10%
2 : 4 = 0,5 = 50%
2.3.5 Trường hợp E:
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân:
Ta chuyển về phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên trên cơ sở vận dụng tính chất cùng nhân số bị chia và số chia với một số tự nhiên khác 0 thì thương vẫn không thay đổi.
Do đó: 13 : 12,5 = (13× 10) : (12,5× 10) = 130 : 125 = 1,04
+ Nguyên tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân:
Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0.
Bỏ dấu phây ở số chia rồi làm phép chia như đối với số tự nhiên.
2.3.6 Trường hợp F:
Chia một số thập phân cho một số thập phân
Hình thành phép tính : Dựa vào bài toán đơn và quan hệ với phép nhân mà hình thành phép chia
Bài toán: Một thanh sắt dài 6,2 dm, cân nặng 23,56 kg. Hỏi 1dm của thanh sắt nặng bao nhiêu kg?
(Ví dụ 1 – SGK – trang 75)
Hình thành phép chia 23,65 : 6,2 = ? (kg)
Xây dựng kỹ thuật tính :
Dựa vào tính chất cùng nhân số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương vẫn không thay đổi để chuyển về trường hợp số chia là một số tự nhiên.
Cụ thể : 23,56 : 6,2 = (23,56 × 10) : (6,2 ×10) = 235,6 : 62
+ Nguyên tắc chia một số thập phân cho một số thập phân :
Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi làm phép chia như chia cho số tự nhiên.
2.4 Một số kinh nghiệm cần lưu ý:
* Chia phép chia số thập phân nên ta làm nhiều trường hợp để học sinh dễ học , dễ rèn luyện kỹ năng; Nhưng tất cả các trường hợp đó đều phải thực hiện một định hướng chung là chuyển số chia từ số thập phân thành số tự nhiên. Hay nói cách khác, thực chất của phép chia số thập phân là phép chia cho số tự nhiên. Vì thế ,vấn đề quan trọng nhất để học sinh thực hiện thành thạo phép chia số thập phân, giáo viên phải tổ chức, kiểm tra học sinh về bảng nhân, bảng chia( tất cả các em trong lớp đều phải học thuộc).
Trang bị cho học sinh thủ thuật ước lượng thương.
Trường hợp một phép tính chia nhiều lần mà vẫn có dư ( khác 0) thì chỉ yêu cầu học sinh dừng lại khi thương gần đúng có 2 – 3 chữ số ở phần thập phân.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thủ thuật làm tròn số .
Chẳng hạn: 7 : 3 = 2,33…3=2,33
17 : 9 = 1,88…8= 1,89
* Với nhiều trường hợp của phép chia, yêu cầu học sinh thử lại bằng phép nhân. Việc làm này vừa có ý nghĩa thử lại, vừa có ý nghĩa hiểu được phép chia là phép tính ngược của phép nhân.
* Khi luyện tập thực hành, cần kết hợp các số liệu là số thập phân với các số tự nhiên, phân số, đo đại lượng.
III. KẾT LUẬN
* Tóm tắt kết quả thực nghiệm:
Sau khi dạy xong kiến thức “ Số thập phân” bằng việc áp dụng các biện pháp đã đề ra tôi đã tiến hành kiểm tra cùng một đề với hai lớp 5B và 5D (hai lớp tôi trực tiếp giảng dạy) kết quả thu được như sau:
Lớp
Chỉ tiêu
Loại yếu
Loại TB
Loại khá
Loại giỏi
5B
Số bài
0
8
10
7
Tỷ lệ(%)
0
32
40
28
5D
Số bài
4
13
6
2
Tỷ lệ (%)
16
52
24
8
Với kết quả đó, Tôi thấy học sinh lớp tôi không những thích thú trong phần học này mà kết quả học tập của các em rất đáng khích lệ. Bởi vậy tôi mong muốn được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp kết quả trên.
Bài học kinh nghiệm:
Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp đã đề ra vào quá trình giảng dạy trên lớp đã đưa ra kết quả tốt nhưng theo tôi để có kết quả tốt hơn nữa mỗi chúng ta cần:
+ Phải tự nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu nghiên cứu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn kiến thức kỹ năng, nắm rõ từng đối tượng học sinh trong lớp để giảng dạy đến từng đối tượng học sinh, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của bản thân.
+ Vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới hiện nay.
+ Không ngừng học hỏi kinh nghiệm dạy học ở đồng nghiệp, thông qua trao đổi chuyên môn, dự giờ thăm lớp, không nên làm việc máy móc, rập khuôn theo sách giáo khoa, sách giáo viên …
+ Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Ý kiến đề xuất:
Về phía nhà trường :
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chuyên môn để giáo viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp.
Trang bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy
Đối với giáo viên:
Trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng học tập để nâng cao trình độ,
chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để giờ dạy đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi. Trong khi viết không tránh khỏi những thiếu sót. Thế nên tôi mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, các thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Diễn Vạn, ngày 10 tháng 05 năm 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sangkienkinhnghiem_da_sua_824.doc