Bài viết này xem xét thực trạng và vấn đề đặt ra cho giáo dục đặc biệt Hàn Quốc
trên bốn quan điểm chính: đảm bảo cơ hội giáo dục và công bằng, tăng cường hỗ trợ cho
giáo dục hoà nhập và giáo dục đặc biệt, Tăng cường hỗ trợ giáo dục hướng nghiệp, giáo
dục đại học và giáo dục trọn đời, Lan rộng tinh thần đồng cảm chia sẻ với người khuyết tật
và tăng cường hệ thống hỗ trợ; và nhìn nhận về các chính sách phúc lợi cho người khuyết
tật trên năm quan điểm chính: chế độ phúc lợi xã hội và sức khoẻ; giáo dục, văn hoá và thể
thao; kinh tế; gia tăng quyền và sự an toàn của người khuyết tật; giáo dục hoà nhập.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng và nhiệm vụ của giáo dục đặc biệt và phúc lợi khuyết tật ở Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường học chuyên biệt với 1.250 lớp học đặc biệt, đảm bảo được đất dành cho trường học
chuyên biệt cũng như việc xây dựng các trường học chuyên biệt được điều chỉnh các chế độ liên
quan để thuận tiện trong thực hiện. Kế hoạch là chi phí hỗ trợ thẻ sử dụng văn hoá5 tích hợp cho
người khuyết tật từ 70.000won tăng lên 100.000won, nỗ lực tới năm 2022 cải thiện và xây dựng
được 100 “điểm du lịch mở” - nơi những người khuyết tật có thể thoải mái hoạt động và sử
dụng mà không gặp phải trở ngại nào. Bên cạnh đó, cố gắng đạt được mục tiêu tăng số lượng
người hướng dẫn thể dục thể thao trong sinh hoạt cho người khuyết tật, xây dựng các trung tâm
thể dục thể thao cho người khuyết tật ở từng địa phương để người khuyết tật ở mọi nơi có thể
thoải mái tham gia thể dục thể thao trong sinh hoạt mà không phải đi xa. Các chế độ hỗ trợ khác
như giảm giá chi phí đi tàu hay tàu điện trong thành phố, giảm giá vé máy bay (50%), cắt giảm
chi phí sử dụng trang thiết bị công cộng, giảm giá phí đỗ xe trong các bãi đỗ xe công cộng, cắt
giảm phí thu phát sóng ti vi, giảm chi phí sử dụng đường cao tốc (50%), chi phí cơ bản của việc
sử dụng điện thoại di động và thông tin PC cũng được giảm bớt.
2.2.3. Về khía cạnh kinh tế (thu nhập – hoạt động kinh tế)
Về khía cạnh kinh tế (thu nhập và hoạt động kinh tế cơ bản) thì các phương án đã được nêu
ra như đưa ra chế độ cấp lương cho người khuyết tật để đảm bảo thu nhập, thúc đẩy kết nối các
dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng, tăng cường hỗ trợ về dịch vụ tuyển dụng hay phục hồi công việc, hỗ trợ
các công ty liên doanh vừa và nhỏ của người khuyết tật với chiến lược “tăng cường cơ sở tự lập về
kinh tế để người khuyết tật có được cuộc sống tốt hơn”. Nội dung chính là thúc đẩy gia tăng theo
giai đoạn “trợ cấp cơ bản cho người khuyết tật” nhằm đảm bảo thu nhập của họ từ 250.000won
vào tháng 9 năm 2018 lên 300.000won vào năm 2021, mặt khác cũng xúc tiến từng bước gia tăng
“hỗ trợ bổ sung cho quỹ người khuyết tật và thu nhập của người khuyết tật’ nhằm duy trì chi phí
bổ sung cho người khuyết tật. Thêm vào đó, cũng triển khai mở rộng tuyển dụng người khuyết tật
thông qua các hình thức gia tăng mức chi phí trợ cấp việc làm, nâng cao tỉ lệ tuyển dụng người
khuyết tật theo nghĩa vụ, tăng tỉ lệ mua bán hàng hoá được sản xuất bởi người khuyết tật
Tỉ lệ tuyển dụng theo nghĩa vụ (năm 2007) của chính phủ là 1,60 %; cơ quan công cộng là
1,96%, từ đó tỉ lệ tuyển dụng người khuyết tật theo nghĩa vụ vẫn chưa đạt được tới 2%. Hiện
nay thì tỉ lệ đó ở nhà nước, cơ quan quản lí địa phương và cơ quan công cộng đạt 3,4% và ở các
doanh nghiệp tư nhân là 3,1%. Tỉ lệ người khuyết tật thất nghiệp rơi vào khoảng 6,2% cao hơn
khoảng 1,8 lần so với tỉ lệ thất nghiệp trên toàn quốc là 3,5%. Theo đó, mặc dù nhu cầu đảm bảo
thu nhận cho người khuyết tật là khá cao, thì có thể thấy hiện nay mức thu nhập thấp cùng với
tình hình hoạt động kinh tế của người khuyết tật là không cao, vì thế cần nhiều hơn những chính
sách hỗ trợ tuyển dụng cùng những đảm bảo về thu nhập đa dạng hơn nữa.
2.2.4. Về khía cạnh gia tăng quyền lợi và an toàn
Về khía cạnh gia tăng quyền lợi và an toàn cho người khuyết tật, những giải pháp dựa trên
chiến lược “đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật đang phải chịu sự phân biệt đối xử từ xã
hội” đã được nêu ra như nâng cao bảo vệ nhân quyền cho người khuyết tật, cải thiện hệ thống
hỗ trợ cứu nạn và an toàn, bổ sung hỗ trợ về dịch vụ cho người khuyết tật phát triển, tăng cường
hỗ trợ cho người khuyết tật là phụ nữ.
5 Thẻ sử dụng văn hóa: thẻ hỗ trợ các dịch vụ tiện ích như xem các chương trình văn hóa và nghệ thuật
khác nhau, mua hồ sơ và sách, du lịch trong nước và xem các trận đấu thể thao.
Kim SamSung
104
2.2.5. Về khía cạnh hòa nhập xã hội
Về khía cạnh hòa nhập xã hội thì vấn đề đặt ra là dựa trên nền tảng chiến lược “xây dựng
nền tảng để hòa nhập xã hội một cách bình đẳng” với những hoạt động cụ thể như tăng cường
khả năng được tiếp cận thông tin của người khuyết tật, tăng cường đảm bảo khả năng đi lại cho
người khuyết tật, nâng cao hỗ trợ phát triển tiện ích và giao tiếp với người khuyết tật, thúc đẩy
tăng cường hợp tác quốc tế
Nguyên tắc về tiêu chuẩn lắp đặt trang thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật được thực hiện
từ năm 1995 có được đưa ra để đảm bảo sự tiếp cận của người khuyết tật để người khuyết tật có
thể tham gia sinh hoạt xã hội cùng với người không khuyết tật. Có nghĩa là cần phải có sự hỗ
trợ, giúp đỡ thích đáng cho người khuyết tật như cải thiện cấu trúc và lắp đặt trang thiết bị để
người khuyết tật cũng có thể thoải mái thuận tiện sử dụng các trang thiết bị, hệ thống giao thông
công cộng.
Chúng ta đều đang sống trong những hiểm nguy của khuyết tật. Do đó, chính sách phúc lợi
dành cho người khuyết tật cần được ưu tiên trước chính sách phòng ngừa có thể ngăn ngừa
khuyết tật trước cùng với chính sách phục hồi toàn diện về mặt y tế, giáo dục, nghề nghiệp và
tâm lí xã hội cho người khuyết tật.
3. Kết luận
Chúng ta đang sống với những nguy cơ trở thành người tàn tật bất cứ lúc nào đến từ các
nguyên nhân trong cuộc sống như tai nạn giao thông, biến đổi khí hậu - ô nhiễm không khí, dẫn
đến các thiên tai hay dịch bệnh và những biến chứng đi kèm ngày càng tăng cao. Vì vậy, chính
sách phúc lợi cho người khuyết tật cần phải là tiền đề cho chính sách phòng tránh, ngăn chặn
khuyết tật cùng với chính sách phục hồi tích cực trên các phương diện y tế, giáo dục, nghề
nghiệp và tâm lí xã hội.
Để phát triển giáo dục đặc biệt, chất lượng giảng dạy và tâm huyết của giáo viên là rất quan
trọng. Hàn Quốc đã có sự phát triển về số lượng của giáo dục đặc biệt nhưng vẫn còn thiếu sự
hỗ trợ đa dạng cho giáo viên để phát triển chuyên môn và tinh thần trách nhiệm.
Phúc lợi khuyết tật có phạm vi rất rộng, nội dung cũng rất đa dạng, vì vậy phạm vi và nội
dung đều phải được thực hiện theo quy định rõ ràng. Theo đó, để có thể thực thi những chế độ
hay dịch vụ, đảm bảo chắc chắn về phạm vi và định nghĩa người khuyết tật thì khi đưa ra quy
định rõ ràng về mặt pháp luật thì mục tiêu cuối cùng của phúc lợi người khuyết tật là để người
khuyết tật có thể cùng chung sống bình đẳng, thoải mái với người không khuyết tật.
Để có thể phát triển hệ thống giáo dục hòa nhập của Hàn Quốc theo đúng hướng thì (1)
Việc đầu tiên chính là phải thiết lập được khái niệm rõ ràng về giáo dục hòa nhập trong hệ thống
giáo dục Hàn Quốc, đưa ra những ý tưởng sáng tạo và nỗ lực cống hiến, và (2) Cần tới sự hỗ trợ
của chính quyền; (3) Cần có Chính phủ dũng cảm đầu tư vào hoạt động giáo dục từ cơ sở cho
trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng của chương trình giáo dục hòa nhập, cũng như (4) Cần đào
tạo được giáo viên đặc biệt có những tố chất cần thiết cho chương trình giáo dục đặc biệt. Giáo
dục đặc biệt chính là bài tập lớn của cả quốc gia, cần phải nhìn vào tương lai mà thực hiện, và
quan trọng là phải liên tục hỗ trợ về tài chính để có thể duy trì hoạt động được hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục Hàn Quốc, 2020. Báo cáo hàng năm về giáo dục đặc biệt (Bản tiếng Hàn)
[2] Kim Jong Hyun và đồng sự, 2015. Tìm hiểu về trẻ khuyết tật. Nxb Cộng đồng (Bản tiếng
Hàn).
[3] Kim Dong Il , 2019. Tìm hiểu về giáo dục đặc biệt. Nxb Hagjisa.
Thực trạng và nhiệm vụ của giáo dục đặc biệt và phúc lợi khuyết tật ở Hàn Quốc
105
[4] Kim Byung Ha, 2012. Lịch sử và triết học giáo dục đặc biệt. Nxb Đại học Daegu.
[5] Lee Jun Woo, Jeong Ji Woong, 2017. Thực trạng và đề án về chính sách phúc
lợi cho người khuyết tật Hàn Quốc. Nxb Sinjeong.
ABSTRACT
Status and tasks of special education and social welfare system in Korea
Kim SamSung
Angels Haven Special Education Advisor
This article presents the current situation and problems for special education in Korea from
four main points of view on ensuring an equal and fair society, increasing support for special
education, increasing support for vocational and lifelong education and promote safety for
students with disabilities. The article also gives a view on welfare policies system for people
with disabilities on five main aspects: social welfare and health; education, culture and sport;
economy; increasing rights of benefits and safety for people with disabilities and social
inclusion.
Keywords: special education, inclusive education, Korea, social welfare.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_nhiem_vu_cua_giao_duc_dac_biet_va_phuc_loi_khu.pdf