Thực trạng và hiệu quả giải pháp can thiệp thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ an uống tại quận hai Bà Trưng, Hà Nội

Trong điều kiện hiện nay, cuộc sống con người không ngừng được nâng cao,

chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, mọi người quan tâm nhiều hơn đến

an toàn thực phẩm. Hàng năm số vụ nhiễm khuẩn, nhiễm độc thực phẩm đã được

kiểm soát nhưng vẫn không ngừng gia tăng và gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Theo

ước tính của WHO, hàng năm trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người bị tiêu chảy,

khoảng 70% nguyên nhân là do sử dụng thực phẩm bẩn [155]. Ở các nước phát

triển, hàng năm có hơn 30% dân số bị mắc các bệnh do thực phẩm bẩn. Các nước

đang phát triển vi phạm pháp luật ATTP còn phổ biến, do đó hàng năm có hơn 2,2

triệu người tử vong do ngộ độc thực phẩm, hầu hết là trẻ em [123] [154]. Thực

phẩm không an toàn gây hậu quả trước mắt là ngộ độc thực phẩm, về lâu dài ảnh

hưởng đến sự phát triển nòi giống, thể lực, trí tuệ của con người và còn ảnh hưởng

trực tiếp tới phát triển kinh tế, xã hội, quan hệ quốc tế, đặc biệt trong xu thế hội

nhập khu vực và thế giới của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

pdf194 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thực trạng và hiệu quả giải pháp can thiệp thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ an uống tại quận hai Bà Trưng, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số vụ ngộ độc thực phẩm do Salmonella giảm 14% [122]. 4.2.4. Hiệu quả can thiệp đến thực trạng vệ sinh cá nhân. 4.2.4.1. Hiệu quả can thiệp đến kiến thức an toàn thực phẩm của các đối tượng nghiên cứu Các giải pháp can thiệp đã tác động rất tích cực tới vệ sinh cá nhân của các đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp tại các cơ sở đã có hiểu biết về điều kiện khu chế biến thực phẩm, khu ăn uống trước và sau can thiệp. Tỷ lệ đối tượng ở nhóm can thiệp hiểu biết tăng ở một số tiêu chí có ý nghĩa thống kê như: kết cấu nhà cửa chắc chắn, đảm bảo vệ sinh, không có vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật xâm nhập, cư trú tăng từ 29,5% lên 82,2%, có ý nghĩa thống kê với chỉ số hiệu quả =178,5% và p< 0,001; phòng/khu thay đồ bảo hộ lao 119 động riêng biệt; khu vực ăn uống, có ít nhất 1 bồn rửa tay cho 50 người tăng từ 4,3% lên 21,7% với p< 0,001 và chỉ số hiệu quả = 401,39%. Có thể nhận thấy số đối tượng nghiên cứu hiểu biết kiến thức về các quy định về điều kiện khu chế biến, khu ăn uống đều tăng sau can thiệp. Tuy nhiên sự hiểu biết của các đối tượng về điều kiện khu chế biến thực phẩm và khu vực ăn uống còn thấp. Cần phải tiếp tục ứng dụng các giải pháp can thiệp để nâng cao hiểu biết của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các đối tượng nghiên cứu ở nhóm can thiệp đã có sự thay đổi đáng kể về nhận thức đối với vị trí, cách bảo quản nguyên liệu thực phẩm. Hiểu biết về vị trí bảo quản nguyên liệu thực phẩm cách nền, cách tường, cách trần tăng từ 26,6% lên 99,4% sau can thiệp, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 và chỉ số hiệu quả = 249,94%. Hiểu biết về tủ đựng bát, đũa và dụng cụ chế biến thực phẩm cần có lưới (hoặc kính) bao xung quanh chống côn trùng tăng từ 89,2% lên 98,1% sau can thiệp với p< 0,05 và chỉ số hiệu quả = 9,95%. Tuy nhiên hiểu biết về dụng cụ chế biến thực phẩm sống chín cần riêng biệt, có ký hiệu riêng; bàn sơ chế cao ≥ 60 cm; rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm lại giảm đi sau can thiệp. Do đó cần tăng cường hơn nữa và duy trì tốt công tác truyền thông, giáo dục các quy định của pháp luật về vị trí, bảo quản nguyên liệu thực phẩm cho các đối tượng đặc biệt là người chủ hoặc quản lý cơ sở và những nhân viên mới làm tại các cơ sở. Tại nhóm can thiệp, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu biết về vật liệu đảm bảo ATTP của dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm là không thôi nhiễm chất độc hại vào thực phẩm, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm đã tăng có ý nghĩa thống kê sau quá trình can thiệp, từ 33,1% lên 68,8% với p< 0,001, chỉ số hiệu quả = 107,89%. Vật liệu của dụng cụ chế biến chứa đựng thực phẩm ít bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa, tẩy trùng tăng từ 15,1% lên 38,2% sau can thiệp, có ý nghĩa thống kê và chỉ số hiệu quả = 152,95%. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu ở nhóm can thiệp về vật liệu đảm bảo ATTP tăng lên. Tuy nhiên sự thay đổi không nhiều và các đối tượng nghiên cứu hiểu chưa đầy đủ về các quy định này. Kết quả này tương tự 120 như kết quả nghiên cứu tại thành phố Hà Nội năm 2013 [108]. Tại nhóm can thiệp, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu biết về sử dụng bảo hộ lao động khi chế biến thực phẩm tăng đáng kể trong việc hiểu biết về đội mũ và đeo khẩu trang, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 và chỉ số hiệu quả tương ứng là 83,01% và 162,86%. Nhưng tỷ lệ này đối với tiêu chí đi găng tay chuyên dụng giảm từ 88,5% xuống 79,6% sau can thiệp, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tại nhóm can thiệp, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu biết về vệ sinh cá nhân khi chế biến thực phẩm tăng đáng kể về không hút thuốc, khạc nhổ, cười đùa, từ 59,7% lên 78,9% sau can thiệp, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và chỉ số hiệu quả là 32,27%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu biết các quy định về móng tay ngắn, sạch sẽ khi chế biến thực phẩm giảm đi sau can thiệp từ 92,0% xuống 70,0%. Tỷ lệ nhân viên chế biến ở nhóm can thiệp hiểu biết về thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, nơi cung cấp thực phẩm cố định, có địa chỉ rõ ràng, cơ sở cung cấp thực phẩm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đã tăng lên sau can thiệp, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05, chỉ số hiệu quả lần lượt là 13,35% và 22,76%. Tuy nhiên tỷ lệ đối tượng hiểu biết về cam kết sản phẩm của nơi cung cấp thực phẩm lại giảm đi sau can thiệp, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu biết về thịt gia súc, gia cầm đảm bảo ATTP qua cảm quan tăng từ 79,1% lên 88,5% sau can thiệp, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và chỉ số hiệu quả = 11,88%. Hiểu biết về có giấy chứng nhận kiểm tra thú y và có hợp đồng với cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tăng lên đáng kể, tuy nhiên sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê. Hiểu biết về việc mua rau, củ, quả an toàn ở cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP của các đối tượng nghiên cứu tăng từ 45,3% lên 62,4%, với p< 0,001, chỉ số hiệu quả = 37,73%. Ở nhóm can thiệp hiểu biết về các điều kiện đối với thực phẩm bao gói sẵn đều tăng. Đặc biệt là hiểu biết về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tăng từ 88,5% lên 121 97,4% sau can thiệp, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p<0,001, chỉ số hiệu quả = 10,13%; hiểu biết về thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn tăng đáng kể từ 1,4% lên 28,7% sau can thiệp, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p< 0,001, chỉ số hiệu quả = 1890,28%; có hướng dẫn sử dụng, bảo quản rõ ràng tăng từ 23,7% lên 35,7%, với p < 0,05 và chỉ số hiệu quả là 50,25%. Với kiến thức ATTP về thực phẩm nhập khẩu, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu biết đúng ở nhóm can thiệp tăng có ý nghĩa thống kê sau khi can thiệp. Hiểu biết có tem phụ bằng tiếng Việt tăng gấp đôi từ 48,2% lên 84,1%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p< 0,001, chỉ số hiệu quả = 74,4%. Hiểu biết về có hóa đơn, hợp đồng với nơi cung cấp đúng quy định tăng rõ rệt, từ 6,5% lên 29,9% sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và chỉ số hiệu quả là 362,75%; bảo quản đúng chế độ in trên nhãn phụ tiếng Việt tăng 2,2% lên 22,9% sau can thiệp; sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p< 0,001, chỉ số hiệu quả = 961,57%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có hiểu biết một số quy định đối với thực phẩm nhập khẩu tăng lên sau can thiệp. Tuy nhiên hiểu biết về thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ; ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng lại giảm đi sau can thiệp. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu ở nhóm can thiệp hiểu biết về tên những phụ gia không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm đều tăng sau can thiệp. Hiểu biết về Formaldehyd tăng từ 35,2% lên 49,7% có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và chỉ số hiệu quả = 40,94%; hiểu biết về Tinopal tăng từ 5,0% lên 54,8% có ý nghĩa thống kê với p< 0,001 và chỉ số hiệu quả = 986,9%. Tuy nhiên hiểu biết về các phụ gia, phẩm màu thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàn the giảm đi sau can thiệp từ 64,7% xuống 11,5% và từ 81,3% xuống 61,1%. Kết quả nghiên cứu tương tự kết quả nghiên cứu năm 2012 của Lê Xuân Vân tại thành phố Tuyên Quang, tỷ lệ sử dụng hàn the giảm đáng kể, chỉ còn 9,52% [118]. Các đối tượng nghiên cứu hiểu biết về qui định lưu mẫu thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giảm đi sau can thiệp. Tuy nhiên hiểu biết về lưu mẫu riêng biệt từng mẫu, đủ món ăn là tiêu chí quan trọng tăng lên từ 71,4% lên 94,8% sau can thiệp; sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và chỉ số hiệu quả = 32,73%. 122 79,6% đối tượng nghiên cứu biết đình chỉ sử dụng thực phẩm nghi ngờ khi xảy ra ngộ độc thực phẩm tại cơ sở, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,001, chỉ số hiệu quả = 191,22%. 36,9% đối tượng nghiên cứu biết lưu giữ thực phẩm nghi ngờ, chất nôn, phân khi có ngộ độc tại cơ sở. Sau can thiệp, nhân viên chế biến thực phẩm biết cách bảo quản thức ăn nấu chín không sử dụng hết trong tủ lạnh tăng lên từ 70,6% lên 85,0%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 và chỉ số hiệu quả đạt 20,39%. 4.2.4.2. Hiệu quả can thiệp đến thực hành vệ sinh cá nhân của các đối tượng nghiên cứu Sau can thiệp đã có sự thay đổi về nơi mua thực phẩm của các chủ cơ sở. Đối tượng nghiên cứu đã mua thực phẩm ở cơ sở có hợp đồng mua bán. Số chủ cơ sở mua tự do ở chợ đã giảm từ 50% trước can thiệp xuống còn 6,6% sau can thiệp. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và chỉ số hiệu quả = 86,66%. Sự thay đổi thực hành về tiêu chí này đã góp phần lớn trong việc quản lý, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc thực phẩm vì những cơ sở kinh doanh thực phẩm có hợp đồng mua bán là những nơi có địa chỉ cố định, có đủ đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và được chính quyền địa phương quản lý. Tỷ lệ nhân viên chế biến thực phẩm thực hành rửa rau, quả trực tiếp dưới vòi nước tăng lên 89,7% sau can thiệp. Nghiên cứu của Phạm Trần Khánh năm 2013 tại 4 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình về nguy cơ ô nhiễm thực phẩm cho thấy 25% số mẫu rau cải ô nhiễm nhóm hóa chất lân hữu cơ, 34% mẫu rau muống có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép [50]. Sự thay đổi trong hiểu biết về quy định này có ý nghĩa trong việc giảm thiểu các ngộ độc thực phẩm do các hóa chất bảo vệ thực vật, giảm thiểu các ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật và hóa chất độc hại khác. Hiểu biết trên cũng góp phần lớn trong việc giảm thiểu các ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt là với quận Hai Bà Trưng có lượng khách ăn tại các cơ sở rất đông. Tỷ lệ chủ hoặc người quản lý cơ sở và nhân viên chế biến có giấy chứng nhận sức khỏe cũng như tham gia tập huấn ATTP giảm đi từ 90,6% xuống 87,9% và 123 91,3% xuống 87,2% sau can thiệp với p>0,05, sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê. Các giải pháp can thiệp tại phường Bùi Thị Xuân được triển khai rất tích cực, chủ động, tuy nhiên tỷ lệ khám sức khỏe, tập huấn lại giảm đi sau can thiệp. Trong năm 2013 – 2014, trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng là nơi trước đây vẫn khám sức khỏe cho chủ và những người tham gia sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm nhưng chưa được Sở Y tế Hà Nội cấp phép nên không tổ chức khám sức khỏe. Nhiều chủ cơ sở và nhân viên ngại đến bệnh viện, do đó công tác khám sức khỏe gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, những hướng dẫn tập huấn xác nhận kiến thức ATTP cho chủ, nhân viên chế biến tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có chậm nên cũng ảnh hướng rất lớn đến việc tập huấn xác nhận kiến thức ATTP cho các đối tượng nghiên cứu. Sau can thiệp, 100% chủ cơ sở đã tổ chức tập huấn kiến thức các quy định pháp luật ATTP và khám sức khỏe định kỳ 1năm/1lần cho nhân viên chế biến thực phẩm, trước can thiệp là 93,3%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Anh và cộng sự năm 2011 và 2012 tại tỉnh Lào Cai đã cho thấy những người được tập huấn có tỷ lệ kiến thức ATTP đạt cao hơn nhóm người không được tập huấn (p<0,05). Điều này cho thấy hiệu quả nhất định trong công tác tập huấn kiến thức ATTP cho người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm [1]. Sau can thiệp, các đối tượng nghiên cứu hiểu biết các quy định của pháp luật về ATTP qua cán bộ y tế tuyên truyền từ 62,5% lên 70,0% sau can thiệp; qua loa truyền thanh của phường tăng 18,7% lên 42,7% sau can thiệp và qua tờ rơi, tờ gấp, tranh tuyên truyền từ 20,8% lên 22,3%. Kết quả trên phản ánh phương tiện truyền thông can thiệp tại quận Hai Bà Trưng nhằm nâng cao việc thực thi pháp luật về ATTP là cán bộ y tế tập huấn, tư vấn, phát tờ rơi; tờ gấp và qua hệ thống loa truyền thanh của phường. Các phương tiện truyền thông, giáo dục của quận Hai Bà Trưng cũng gần giống những phương tiện truyền thông can thiệp của các nghiên cứu khác [67]. Nghiên cứu can thiệp tại Mỹ, hiệu quả can thiệp khi phát sách mỏng và truyện tranh cho những người nấu bếp tại nhà hàng, kết quả kiến thức của người chế biến 124 thực phẩm từ 73 – 81% cho nhóm được phát truyện tranh ATVSTP và từ 75 – 81% với nhóm được phát sách môn VSATTP. Trong khi nhóm chứng (nhóm không được can thiệp) không thấy có sự gia tăng khác biệt. Gần 100% người tham gia nghiên cứu ở nhóm can thiệp cho rằng nhà hàng cần cung cấp tài liệu VSATTP cho các nhân viên [140]. Nghiên cứu tại Mỹ năm 2010 chỉ ra sau khi can thiệp bằng cách khi cung cấp tờ rơi ATTP cho những người chế biến thức ăn tại các cửa hàng ăn cho thấy có sự gia tăng đáng kể (6,7%, p<0,05) về việc rửa tay và có sự giảm đáng kể các hành vi gián tiếp gây nhiễm khuẩn thực phẩm (19,6%, p<0,05) [130]. 125 KẾT LUẬN 1. Thực trạng thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2013 1.1. Điều kiện vệ sinh cơ sở: - 98,8% (247/250) cơ sở có nhà vệ sinh đủ nước, sạch. - 92,8% (232/250) cơ sở có khu chế biến sống, chín riêng biệt. - 94,8% (237/250) cơ sở có kết cấu khu chế biến, khu ăn uống đạt. - 16,4% (41/250) cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 1.2. Điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ: - 71,2% (178/250) cơ sở chấp hành đủ các quy định về trang thiết bị, dụng cụ. 1.3. Điều kiện vệ sinh thực phẩm: - 91,6% (229/250) cơ sở có hợp đồng mua bán thực phẩm đủ, đúng quy định. - 96,4% (133/138) cơ sở sử dụng phụ gia thực phẩm đúng quy định. Trong khi đó đạt đủ tiêu chí lưu mẫu thực phẩm là 57,9% (88/152) cơ sở. - Hầu hết các mẫu nước sôi 99,3% (151/152) mẫu, 99,4% (182/183) đều đạt tiêu chí xét nghiệm. 100% (102/102) mẫu giò, chả không phát hiện hàn the và 100% (250/250) mẫu thực phẩm âm tính với S.Aureus, Salmonella, Shigella. Số mẫu thực phẩm dương tính với E.Coli là 5,2% (13/250) mẫu. 1.4. Thực trạng kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu: - 34,2% (182/532) nhân viên chế biến thực phẩm biết luật an toàn thực phẩm; 35,7% (190/532) biết thông tư 15/2012/TT-BYT; 26,7% (142/532) biết thông tư 30/2012/TT-BYT. Chỉ có 7,1% (38/532) biết nghị định 91/2012/NĐ-CP. - 45% (112/250) chủ hoặc quản lý cơ sở biết đình chỉ sử dụng thực phẩm nghi ngờ khi có ngộ độc; 51% (127/250) biết lưu giữ thực phẩm nghi ngờ, chất nôn, phân. - 88% (220/250) chủ hoặc quản lý có giấy chứng nhận tập huấn an toàn thực phẩm. - 42,8% (259/605) người chế biến tuân thủ đủ các quy định vệ sinh (đeo găng tay, đội mũ, đeo khẩu trang); 93,6% (566/605) tuân thủ đủ các quy định vệ sinh cá nhân (móng tay cắt ngắn, sạch, không khạc nhổ, hút thuốc). 126 2. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp nâng cao thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2013 - 2014 2.1. Hiệu quả thực hiện điều kiện vệ sinh cơ sở: - Có ít nhất 1 nhà vệ sinh cho 25 người tăng 83,3% (25/30) cơ sở lên 96,6% (29/30) cơ sở sau can thiệp. - Cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tăng 86,7% (26/30) cơ sở lên 100% (30/30) cơ sở. 2.2. Hiệu quả thực hiện điều kiện vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ: - Giá, kệ bát đĩa lắp lưới chống côn trùng và sạch tăng 40% (12/30) cơ sở lên 100% (30/30) cơ sở. 2.3. Hiệu quả thực hiện điều kiện vệ sinh thực phẩm: - Có hóa đơn, chứng từ nhập thực phẩm hàng ngày tăng 66,6% (20/30) lên 100% (30/30) cơ sở. - Có giấy kiểm dịch thú y với sản phẩm gia súc, gia cầm tăng 76,6% (23/30) lên 96,6% (29/30) cơ sở. - 100% (30/30) cơ sở bảo quản thực phẩm đúng quy định. - Trước can thiệp, 6,7% (2/30) mẫu bát đĩa không đạt về tinh bột; 3,4% (1/30) mẫu thực phẩm dương tính với E.Coli. Sau can thiệp, 100% (30/30) mẫu xét nghiệm đạt tiêu chí xét nghiệm về nước sôi, dấm, hàn the, tinh bột và âm tính với S.Aureus, Salmonella, Shigella và E.Coli. 2.4. Mô hình can thiệp đã tác động tích cực đến kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm của đối tượng nghiên cứu: - Hiểu biết về kết cấu khu chế biến, khu ăn uống đạt yêu cầu tăng 29,5% (41/139) người lên 82,2% (129/157) người. - Hiểu biết về vị trí, cách bảo quản nguyên liệu thực phẩm tăng 26,6% (37/139) người lên 99,4% (156/157) người. - Hiểu biết về vật liệu của dụng cụ chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm tăng 33,1% (46/139) người lên 68,8% (108/157) người. - Thực hành mua thực phẩm ở cơ sở có hợp đồng mua bán tăng 83,3% (25/30) cơ sở lên 93,3% (28/30) cơ sở. - Nhân viên trực tiếp chế biến thực hành rửa rau, củ, quả trực tiếp dưới vòi nước máy tăng 76,1% lên 89,7%. 127 KIẾN NGHỊ 1. Giải pháp truyền thông, giáo dục an toàn thực phẩm - Tăng cường truyền thông, giáo dục sâu rộng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm như Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 38 hướng dẫn luật, Thông tư 15, 30, 47 của Bộ Y tế quy định các điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên mọi phương tiện đại chúng để nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người quản lý; kiến thức, thực hành pháp luật an toàn thực phẩm của chủ, nhân viên chế biến của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và mọi tầng lớp nhân dân. - Các cấp ủy đảng, chính quyền quận, phường tăng cường chỉ đạo việc duy trì bền vững các giải pháp, mô hình can thiệp đang triển khai để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. 2. Giải pháp về quản lý an toàn thực phẩm - Ủy ban nhân dân quận, phường tăng cường chỉ đạo huy động toàn dân, mọi tổ chức chính trị, xã hội, mọi nguồn lực địa phương phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả, có hiệu lực trong thực thi pháp luật an toàn thực phẩm. - Các lực lượng thanh tra, kiểm tra tăng cường kiểm tra, giám sát, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm, triệt để những trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Đặc biệt phát huy công tác tự kiểm tra, giám sát của cá nhân và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Cao Thị Hoa, Hồ Bá Do, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Thị Thùy Dương, Hồ Anh Sơn (2013). "Thực trạng điều kiện vệ sinh cơ sở và trang thiết bị dụng cụ chế biến thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2013". Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, số 8 (157).| tr. 123 - 127. 2. Cao Thị Hoa, Hồ Bá Do, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Thị Thùy Dương, Hồ Anh Sơn, Vũ Toàn Thịnh (2013). "Thực trạng vệ sinh thực phẩm tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Hà Nội". Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, số 8 (157). tr. 128 - 133. 3. Cao Thị Hoa, Hồ Bá Do, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Thị Thùy Dương, Hồ Anh Sơn, Đinh Lê Mai (2015). “Hiệu quả can thiệp nâng cao thực thi pháp luật về điều kiện vệ sinh cơ sở và trang thiết bị dụng cụ chế biến của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội năm 2013 - 2014”. Tạp chí Y học cộng đồng, số 19 tháng 05/2015. tr. 24 - 29. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Nguyễn Thị Hải và cs (2013), "Kết quả nghiên cứu kiến thức an toàn thực phẩm của người lãnh đạo, quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng tỉnh Lào Cai năm 2011 và 2012", Tạp chí Y học thực hành, 900, pp. 97- 104. 2. Ba Nguyễn Văn (2011), "Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm ở một số tỉnh/thành phố, năm 2009 - 2010", Tạp chí y dược học Quân sự 2011. 3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2011), "Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”". 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), "Báo cáo số 453/BC- BNN&PTNT ngày 02/03/2009". 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), "Thông tư số 14/2011/TT- BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản". 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), "Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh thú y năm 2014". 7. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2011), "Nghệ An: Nhân rộng mô hình Làng văn hóa sức khỏe cộng đồng". 8. Bộ y tế (2000), "Quyết định 3199/QĐ – BYT ngày 11/9/2000 về “10 tiêu chí vệ sinh an toàn thức ăn đường phố” ". 9. Bộ Y tế (2003), "Thông tư số 02/2003/TT-BYT hướng dẫn thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động đẩy mạnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"". 10. Bộ Y tế (2007), "Báo cáo Hội nghị toàn quốc về VSATTP năm 2007". 11. Bộ Y tế (2009), "QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước ăn uống". 12. Bộ Y tế (2009), "QCVN 02: 2009/BYT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt". 13. Bộ Y tế. (2011). Thông tư 43/2011/TT-BYT ngày 05/12/2011. 14. Bộ Y tế (2011), "Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 “Hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”". 15. Bộ Y tế (2012), "Thông tư 15/TT-BYT ngày 12/9/2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm". 16. Bộ Y Tế (2012), "Thông tư 26/2012/TT - BYT quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, king doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế". 17. Bộ Y tế (2012), "Thông tư 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố". 18. Bộ Y tế (2014), "Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống". 19. Bộ Y tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn and Bộ Công thương (2014), "Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm". 20. Cục An toàn thực phẩm. (2008). Báo cáo tổng kết mô hình vệ sinh an toàn thực phẩm thưc ăn đường phố tại 8 thành phố trọng điểm trong 3 năm (2005-2007), . Hội nghị tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008: Hà Nội. 21. Cục An toàn thực phẩm (2011), "Điều tra kiến thức và thực hành về VSATTP của 04 đối tượng tại các vùng sinh thái Việt Nam năm 2011". 22. Cục An toàn thực phẩm (2012), "Điều tra kiến thức và thực hành về VSATTP của 04 đối tượng tại các vùng sinh thái Việt Nam năm 2012". 23. Cục An toàn thực phẩm (2013), "Báo cáo An toàn thực phẩm năm 2013". 24. Cục An toàn thực phẩm (2013), "Điều tra kiến thức và thực hành về VSATTP của 04 đối tượng tại các vùng sinh thái Việt Nam năm 2013". 25. Cục An toàn thực phẩm (2014), "Báo cáo an toàn thực phẩm năm 2014". 26. Chi Vũ Thị Quỳnh (2014), "Nghiên cứu kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến kinh doanh dịch vụ ăn uống tại hai phường trung tâm trên địa bàn thành phố Sơn La", Y học Thực hành, 933+934, pp. 289-293. 27. Chính phủ (2004), "Nghị định 163/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm". 28. Chính phủ (2012), "Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm". 29. Chính phủ (2013), "Nghị định 178/2013/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm". 30. Chính phủ (2013), "Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng". 31. Chính phủ (2014), "Nghị định số 12/VBHN-BNNPTNT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 25/2/2014 ". 32. Chuyển Hoàng Thị (2013), "Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể ở thành phố Hà Giang năm 2013", Tạp chí y học thực hành,, 5(1), pp. 24-33. 33. Dũng Dương Quốc (2012), "Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay", Tạp chí Y học thực hành, 5(1), pp. 19-24. 34. Dũng Nguyễn Văn (2013), "Thực trạng và giải pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở Tây Ninh", Tạp chí Y học thực hành. 35. Đáng Trần (2004), Mối nguy ATVSTP, chương trình kiểm soát GMH, GHP và hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, Nhà Xuất bản Y học. 36. Đáng Trần (2005), Mô hình kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội. 37. Đáng Trần (2005), Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Nhà Xuất bản Y học. 38. Đào Hà Thị Anh. (2009). Thực trạng vệ sinh cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố khu vực chợ Đồng Xuân và Thanh Xuân Bắc - Hà Nội. Hội nghị Khoa học an toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ 5, 2009. 39. Đề Nguyễn Văn Phan Thị Hương Liên, Phạm Ngọc Minh (2012), "Xác định mầm bệnh kí sinh trùng trong rau và thủy sản tại một số thành phố và nông thôn miền Bắc.", Tạp chí Y học thực hành, 842, pp. 279-282. 40. Hà Đào Thị (2012), "Khảo sát kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại tỉnh Bà Rị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluananthuctrangvahieuquagiaiphapcanthiep_2548.pdf
Tài liệu liên quan