Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp là yêu cầu tất yếu và khách quan của nền kinh tế Việt Nam ngay từ xưa cha ông ta đã đúc rút ra bài học quý báu đó là:
"Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".
Đối với nông nghiệp nước ta cũng vậy có rất nhiều việc mà một hộ gia đình nông dân không thể làm được mà cần có sự liên kết, hợp tác lại thì công việc đó mới làm được hoặc là tạo ra hiệu quả công việc cao hơn.
Song, hợp tác xã trong nông nghiệp phát triển phụ thuộc vào môi trường pháp lý, kinh tế xã hội cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cơ chế mới đòi hỏi hợp tác xã phải có sự nhận thức, tổ chức lại để phù hợp với môi trường này. Do vậy mà em chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế tập thể ở nước ta hiện nay" để làm đề án môn học.
31 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế tập thể ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp là yêu cầu tất yếu và khách quan của nền kinh tế Việt Nam ngay từ xưa cha ông ta đã đúc rút ra bài học quý báu đó là:
"Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".
Đối với nông nghiệp nước ta cũng vậy có rất nhiều việc mà một hộ gia đình nông dân không thể làm được mà cần có sự liên kết, hợp tác lại thì công việc đó mới làm được hoặc là tạo ra hiệu quả công việc cao hơn.
Song, hợp tác xã trong nông nghiệp phát triển phụ thuộc vào môi trường pháp lý, kinh tế xã hội cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cơ chế mới đòi hỏi hợp tác xã phải có sự nhận thức, tổ chức lại để phù hợp với môi trường này. Do vậy mà em chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế tập thể ở nước ta hiện nay" để làm đề án môn học.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn Thầy, cô giáo Đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Một số vấn đề về kinh tế tập thể
1. Khái niệm về kinh tế tập thể
1.1. Kinh tế tập thể
Hợp tác và các hình thức hợp tác vốn đã xuất hiện rất sớm trong nền kinh tế tự cấp với các hình thức hợp tác từ giản đơn mang tính chất xã hội, giúp đỡ lẫn nhau như phường, hội ngành nghề, tổ, nhóm tương trợ sản xuất. Song khi đi vào nền kinh tế thị trường thì kinh tế hợp tác và các hình thức của nó được biến đổi về chất mang tính kinh tế, kinh doanh, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức liên kết từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời và phát triển của kinh tế hợp tác là: trong hoạt động lao động, sản xuất có nhiều công việc mà một cá nhân, một đơn vị một tổ chức không làm được hoặc làm được nhưng hiệu quả không cao từ đó mà cần có sự kết hợp lại giữa các cá nhân, đơn vị hay tổ chức để thành lập một tập thể mới có đủ điều kiện để giải quyết tốt công việc đặt ra. Cho tới gần đây đã có nhiều khái niệm về kinh tế hợp tác nhưng vẫn chưa có một khái niệm nào được coi là chuẩn mực khái niệm về kinh tế hợp tác vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện cùng quá trình nhận thức về kinh tế hợp tác. Một trong những khái niệm tiêu biểu về kinh tế hợp tác là: "Kinh tế hợp tác là việc những người lao động chung sức, chung vốn để cùng tiến hành một công việc, một lĩnh vực hoạt động sản xuất dịch vụ nào đó theo kế hoạch nhằm mục đích chung và đem lại lợi ích cụ thể cho các thành viên tham gia hợp tác.
Như vậy sự liên kết, kết hợp với nhau giữa những người lao động về vật chất và tinh thần đã tạo ra sức mạnh của kinh tế hợp tác. Để kinh tế hợp tác phát huy sức mạnh thì nó phải được thành lập trên cơ sở tự nguyện của mỗi thành viên, nó cũng có nghĩa là các thành viên phải nhận thức được lợi ích của họ khi hợp tác với nhau và hợp tác lại, nó trở thành nhu cầu thiết yếu.
Hiện nay có rất nhiều hình thức kinh tế hợp tác tồn tại như trong khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước thường xuất hiện quá trình liên kết từ: doanh nghiệp cơ sở liên kết với nhau tạo ra công ty từ các công ty liên kết lại tạo ra tập đoàn kinh tế. Còn trong khu vực nhỏ bao gồm kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế tiểu chủ thì các hình thức liên kết hợp tác lại phát triển hết sức đa dạng như: các tổ đổi công, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Sự hợp tác ở các ngành, lĩnh vực khác nhau có sự khác nhau do đặc điểm của ngành, lĩnh vực đó quy định điều này thể hiện tính tất yếu kinh tế, quá trình phát triển các hình thức hợp tác luôn phải thích ứng với quá trình hiện đại hoá chuyên môn hoá; tập trung hoá trong phát triển kinh tế. Như vậy thực chất của kinh tế hợp tác là quá trình xã hội hoá sản xuất thông qua các hình thức liên kết, hợp tác mềm dẻo, linh hoạt, năng động hài hoà giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa các chủ sở hữu ,giữa các doanh nghiệp trên cơ sở đó bảo đảm lợi ích giữa các thành viên.
1.2. Kinh tế tập thể
Hợp tác xã là sản phẩm của lịch sử. Nó có từ trước khi chủ nghĩa Mác ra đời. Lúc đầu khi phê phán các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng, Mác và Ăng ghen chưa thấy được vai trò to lớn của hợp tác xã đối với hình thái kinh tế xã hội tương lai. Sở dĩ như vậy là vì hai ông cho rằng có thể chuyển trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mà không cần có những bước quá độ trung gian. Nhưng từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ 18, chú ý đến thực tiễn của lịch sử về sự hình thành của các "Hợp tác xã công nhân sau cách mạng dân chủ tư sản ở châu âu (1848 - 1894) hai ông đã dần dần thấy được triển vọng của kinh tế hợp tác xã trong chế độ tương lai. Trong tuyên ngôn thanh lập hội liên hiệp công nhân quốc tế (quốc tế I) hai ông đã đi đến khẳng định vai trò to lớn của hợp tác xã sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền vào năm 1886, Ăngghen còn khẳng định một cách rõ ràng rằng: khi chuyển sang nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa hoàn toàn, chúng ta phải ứng dụng rộng rãi, kinh tế hợp tác xã trong sản xuất đó là những quan điểm của Mác và Ăng ghen về kinh tế hợp tác xã.
* Hợp tác xã là một hình thức của kinh tế hợp tác. Nó chính là cơ sở để hình thành nên các loại hình kinh tế hợp tác khác như liên minh hợp tác xã, hợp tác giữa hợp tác xã với doanh nghiệp hợp, tác xã với người lao động. Khái niệm hợp tác xã được tổ chức liên minh hợp tác xã quốc tế khẳng định nghĩa như sau: "Hợp tác xã là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để để đáp ứng các nhu cầu nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ".
Theo luật hợp tác xã của nước ta ra ngày 3/4/1996 thì: "Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước".
Qua hai khái niệm trên về hợp tác xã ta có thể thấy một vài đặc trưng của hợp tác xã sau:
- Các thành viên của hợp tác xã tự nguyện gia nhập hợp tác xã không ai ép buộc họ gia nhập hợp tác xã khi không còn muốn là xã viên hợp tác xã thì có thể viết đơn ra khỏi hợp tác xã.
- Hợp tác xã được thành lập với mục đích giúp đỡ nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ tức là nó chịu trách nhiệm hữu hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hợp tác xã nông nghiệp là một trong các hình thức cụ thể của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. là tổ chức kinh tế tự chủ do nông dân và những người lao động có nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật. Mục đích để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình và các xã viên. Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất ,chế biến, trên thị trường sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
* Các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp.
- Tự nguyên gia nhập và ra khỏi hợp tác xã nông nghiệp mọi công dân có đủ điều kiện quy định để trở thành xã viên theo luật và điều lệ hợp tác xã đều có thể viết đơn gia nhập hợp tác xã nông nghiệp và có thể viết đơn xin ra khỏi hợp tác xã nông nghiệp.
- Các xã viên đều bình đẳng với nhau trong việc tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát và có quyền ngang nhau trong biểu quyết dù cổ phần đóng góp không giống nhau.
- Tự quản, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh.
- Có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật
- Mục đích thành lập hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Do vậy việc phân phối lãi của hợp tác xã nông nghiệp theo nguyên tắc là lãi chia theo cổ phần có giới hạn còn trích quỹ chung của hợp tác xã và có thể chia cho xã viên theo mức dộ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
- Hợp tác xã nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Chúng hỗ trợ cho nhau để cùng nhau phát triển.
2. Đặc điểm của kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển. Chúng rất mẫn cảm với các tác động của con người, của tự nhiên. Vì vậy mà chúng đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên và ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển chúng yêu cầu mức độ và cách thức chăm sóc khác nhau. Như vậy để sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng cây trồng vật nuôi, phải do những người chủ thực sự đảm nhận. Vì vậy mà các hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với cây trồng vật nuôi không thích hợp với lao động làm chung làm thuê mà thích hợp với lao động của gia đình.
Tuy nhiên có nhiều việc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp mà một hộ gia đình giải quyết thì sẽ không hiệu qủa như thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, giống... dẫn đến phải có sự hợp tác, liên kết giữa các hộ với nhau để giải quyết các công việc này có hiệu quả hơn. Như vậy đặc điểm cơ bản của hợp tác xã trong nông nghiệp là sự hợp tác diễn ra chủ yếu ở các khâu ngoài quá trình sản xuất. Ngoài ra hợp tác xã trong nông nghiệp còn có các đặc điểm như là:
Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức liên kế kinh tế tự nguyện của những hộ nông dân có chung yêu cầu về những dịch vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của mình mà bản thân từng nông hộ không làm được hoặc làm nhưng kém hiệu quả.
Cơ sở để thành lập hợp tác xã là dựa vào sự cùng góp vốn của các thành viên, quyền làm chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo nguyên tắc mỗi xã viên một phiếu biểu quyết, không phân biệt lượng vốn góp ít hay nhiều.
Mục đích kinh doanh của hợp tác xã là nhằm trước hết đáp ứng đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng của dịch vụ cho xã viên. Đồng thời cũng phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mức giá và lãi suất nội bộ thấp hơn giá thị trường.
Tiếp theo, hợp tác xã nông nghiệp thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi.
Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên quan đến xã viên thực sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lý kinh doanh. Như vậy, trong mỗi thôn, mỗi xã có thể cùng tồn tại nhiều loại hình hợp tác xã có nội dung kinh doanh khác nhau có số lượng xã viên không như nhau, trong đó một số nông trại, trang trại đồng thời là xã viên của một vài hợp tác xã.
Đặc điểm trên cho thấy sự khác biệt của hợp tác xã sau khi đổi mới với hợp tác xã trước đổi mới là nông hộ, trang trại xã viên vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong hợp tác xã vừa là đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động kinh doanh và hoạch toán độc lập. Do vậy quan hệ giữa hợp tác xã và xã viên vừa là quan hệ liên kết, giúp đỡ nội bộ vừa là quan hệ giữa hai đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập.
3. Vai trò của kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Hợp tác xã nông nghiệp là hình thức kinh tế tập thể của nông dân vì vậy hoạt động của hợp tác xã có tác động to lớn tích cực tới hoạt động sản xuất của hộ nông dân. Nhờ có hoạt động của hợp tác xã các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời, đẩy đủ và bảo đảm chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được đảm bảo đã làm cho hiệu quả sản xuất của nông dân được nâng lên.Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết sản xuất của hợp tác xã nông nghiệp được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá. Chẳng hạn dịch vụ làm đất, dịch vụ tưới nước, dịch vụ bảo vệ thực vật...đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân phải thực hiện thống nhất trên từng cánh đồng về chủng loại giống về thời vụ gieo trồng, chăm sóc.
Thêm vào đó hợp tác xã còn là nơi tiếp nhận những trợ cấp của nhà nước tới hộ nông dân, vì vậy hoạt động của hợp tác xã có vai trò cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân một cách có hiệu quả.
Hợp tác xã còn có vai trò thúc đẩy các hộ nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời trong nhiều trường hợp hợp tác xã còn là đối trọng với các tổ chức tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ cho hộ nông dân buộc các đối tượng phải phục vụ tốt hơn cho nông dân.
4. Phương hướng, chủ trương phát triển kinh tế tập thể của Đảng và Nhà nước ta
Hội nghị trung ương lần thứ 8 khoá II họp vào tháng 8 năm 1955 đã chủ trương xây dựng thí điểm hợp tác xã nông nghiệp ở miền bắc. Ba hợp tác xã thí điểm đầu tiên xuất hiện ở Ba tỉnh đó là Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hoá.
Hội nghị trung ương thứ 16 khoá II (4/1959) đã thảo luận và đưa ra quyết định về hợp tác nông nghiệp theo nguyên tắc tập thể hoá tư liệu sản xuất và quản lý sản xuất tập trung, phân phối thống nhất quy định việc trích lập các quỹ và tổ chức bộ máy quản lý hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
Tháng 7 năm 1961, hội nghị trung ương lần thứ 5 khoá III về nông nghiệp. Bàn về các biện pháp củng cố và mở rộng kinh tế hợp tác.
Vào cuối những năm 70 cơ chế quản lý của các hợp tác xã bộc lộ những yếu kém cần được khắc phục. Chỉ thị 100 của ban bí thư trung ương Đảng ra đời đánh dấu bước ngặt quan trọng trong phát triển nền nông nghiệp nước ta, nó góp phần giải phóng lực lượng sản xuất thông qua chủ trương "cải tiến công tác khoán mở rộng sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp" Chỉ thị 100 là điểm khởi đầu của quá trình đổi mới hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ sang hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Nội dung cơ bản của chỉ thị 100 là mở rộng công tác khoán sản phẩm cuối cùng tới nhóm và người lao động, trong đó hợp tác xã điều hành 5 khâu (làm đất, giống mạ, phân bón hoá học, tưới tiêu nước, phòng trừ sâu bệnh) còn xã viên bỏ sức lao động, vốn đầu tư thâm canh vượt mức khoán và được tự do sử dụng sản phẩm vượt khoán.
Theo đường lối đổi mới đại hội Đảng khoá VI ngày 5 tháng 4 năm 1988. Bộ chính trị đã ra nghị quyết số 10/NQTW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp mở đường cho bước phát triển sản xuất nông ngiệp mạnh mẽ trong những năm sau đó. Tinh thần cơ bản của nghị quyết 10 là đổi mới mối quan hệ giữa hợp tác xã sản xuất nông nghiệp với các hộ nông dân xã viên. Hợp tác xã giao khoán ruộng đất cho nông dân xã viên sử dụng ổn định lên dài. Hợp tác xã có chức năng làm dịch vụ phục vụ xã viên thông qua quan hệ hàng hoá tiền tệ.
Sau đại hội Đảng toàn quốc khoá VII nghị quyết của hội nghị trung ương lần thứ 5 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn (6-1993) đã đề ra việc đổi mới kinh tế hợp tác xã, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ xã viên cụ thể là: tiếp tục đổi mới các hợp tác xã theo hướng phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng lêu dài của kinh tế hộ xã viên.
Ngày 20-03-1996 Nhà nước ta ban hành luật hợp tác xã nhằm định hướng cho công cuộc chuyển đổi hợp tác xã từ kiểu cũ sang kiểu mới một cách có kết quả. Theo luật hợp tác xã, các hợp tác xã sẽ chuyển sang kinh doanh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân xã viên. Đưa hợp tác xã bước sang giai đoạn phát triên mới phù hợp hơn với điều kiện khách quan, phát huy sức mạnh của kinh tế hợp tác. Đưa kinh tế hợp tác xã thực sự trở thành một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp nước ta.
Nghị định 42/CP của chính phủn gày 29 tháng 04 năm1997 dã ban hành điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp. Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp ra đời là nhân tố giúp cho các hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi tổ chức quản lý và hoạt động hiệu quả hơn. Điều lệ mẫu ra đời còn góp phần giúp đỡ các hợp tác xã nông nghiệp đảm bảo các quyền của mình trước pháp luật.
Nghị định số 15/CP của chính phủ ra ngày 21 tháng 2 năm 1997 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã. Chính sách này tạo điều kiện cho các hợp tác xã đổi mới phát triển, nó tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã mới hình thành. Theo nội dung chính của chính sách này thì Nhà nước dành nhiều ưu đãi về đất đai, vốn để khuyến khích các hợp tác xã hình thành và phát triển. Đặc biệt là việc hình thành và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn miền núi. Mọi thủ tục đăng ký kinh doanh và thuê đất, thuê vốn để khuyến khích các hợp tác xã hình thành và phát triển, đặc biệt là việc hình thành và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn miền núi. Mọi thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục thuê đất, thuê vốn của các hợp tác xã kinh doanh và thủ tục thuê vốn của các hợp tác xã nông nghiệp được thành lập theo luật hợp tác xã đều được nhà nước tính với mức giá ưu đãi so với các thành phần kinh tế khác.
II. Thực trạng của kinh tế tập thể nông nghiệp
1. Giai đoạn từ đầu năm 1958 đến năm 1981
Có thể nói đây là giai đoạn Hợp tác xã nông nghiệp được hình thành một cách mạnh mẽ. Song nó cũng bị ảnh hưởng bởi cơ chế kinh tế kế hoạch của tập trung nên các Hợp tác xã vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của mình và có thể phân ra làm các giai đoạn nhỏ sau:
1.1. Giai đoạn 1958 -1965 đây là giai đoạn tiến hành tập thể hoá nông nghiệp trên quy mô lớn, tốc độ cao
Sau cải cách ruộng đất xuất phát từ nhận thức muốn xoá bỏ tận gốc chế độ bóc lột, chặn đứng con đường phát triển tự phát của chủ nghĩa tư bản ở nông thôn, muốn có cơ sở để tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa; muốn củng cố mối liên minh công nông trong giai đoạn mới. Đảng công sản Việt Nam trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, đã quyết định hợp tác hoá nông nghiệp trên toàn miền bắc. Coi đó là khâu then chốt trong toàn bộ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Đứng trước một sự nghiệp mới mẻ, phức tạp quan điểm chỉ đạo của đảng ta lúc đó đối với phong trào hợp tác hoá là: Thận trọng, tiến hành từng bước, từ thấp đến cao.Nhưng khi chủ trương hợp tác hoá đưa vào thực hiện đã được các tổ chức đảng, chính quyền địa phương nhận thức, triển khai với một khí thế cách mạng đặc biệt phần đông nông dân tin theo đảng đã tình nguyện gia nhập hợp tác xã, các tổ chức đảng ,chính quyền,đoàn thể quần chúng hăng hái, nỗ lực vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng (có những nơi còn áp dụng biện pháp cưỡng bức) vì vậy mà phong trào hợp tác hoá phát triển với tốc độ không ngờ từ 3 hợp tác xã thí điểm năm1955 đến cuối năm 1958 đã có 4.273 hợp tác xã nông nghiệp. Sự phát triển ồ ạt, với một số lượng hợp tác xã nông ngiệp lớn hơn nhiều lần so với dự tính đã làm cho Đảng đi đến kết luận: "hợp tác hoá nông nghiệp là yêu cầu phát triển khách quan của nông thôn."
Tuy nhiên trước sự phát triển bất bình thường của phong trào hợp tác xã hoá nông nghiệp, đã nảy sinh những ý kiến đánh giá khác nhau: có người cho rằng hợp tác hoá sản xuất nông nghiệp đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi.
Có người cho rằng: quần chúng chưa có yêu cầu hợp tác hoá. mỗi ý kiến như vậy đều có điểm đúng và chưa đúng do chủ quan nóng vội mà Đảng ta nhấn mạnh tới ý kiến thứ nhất và do đó Đảng ta tiếp tục cho phong trào hoá nông nghiệp phát triển mạnh mẽ đưa ra mô hình hợp tác xã bậc thấp, hợp tác xác bậc cao, hợp tác xã toàn xã.
Như vậy đến cuối năm 1960 toàn miền bắc đã căn bản hoàn thành xây dựng Hợp tác xã bậc thấp, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân chiếm 85,8% số hộ, với 76% diện tích ruộng đất đi vào làm ăn tập thể.
Nhưng đằng sau những con số đáng phấn khởi đó, trong đời sống thực tế ở nông thôn lúc này, Hợp tác xã nông nghiệp đã mang trong mình những yếu tố bất ổn: Năm, 1958 - 1959 có 20 Hợp tác xã tan rã, 5500 hộ xã viên xin ra Hợp tác xã.
Trước tình hình như vậy Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường và củng cố Hợp tác xã nông nghiệp tuy vậy trong qúa trình củng cố nhiều địa phương vẫn sa vào khuynh hướng mệnh lệnh gò ép một chiều thậm chí trù dập những người khác chính kiến.
Mặc dù, phong trào hợp tác hoá đã bỏ được chế độ bóc lột, lao động tập thể thay thế lối làm ăn cá thể nhưng do quản lý yếu kém mà biểu hiện là chưa có phương hướng sản xuất, không lập được kế hoạch dẫn tới cấy sau, cấy muộn làm cho năng suất thấp. Quản lý tài chính không minh bạch tệ nạn tham ô lãng phí phổ biến ở nhiều nơi vốn ít, sản xuất kém, mất dân chủ .Đối với dân như gò ép dân vào Hợp tác xã, xã viên xin ra khỏi Hợp tác xã không trả lại ruộng. Từ lý do trên làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp có chiều hướng suy giảm, thu nhập của hộ nông dân, xã viên sa sút.
1.2. Giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1975 Hợp tác xã nông nghiệp trong thử thách của chiến tranh
Từ đầu năm 1965 đế quốc mỹ đã huy động một lực lượng lớn không quân, hải quân đánh phá miền bắc nhằm tiêu diệt tiềm lực kinh tế quốc phòng của miền bắc, chặn đứng sự tiếp viện từ hậu phương lớn vào tuyền tuyến lớn. Để đối phó với đế quốc mỹ và đánh bại âm mưu của địch. Đảng và Nhà nước ta có chủ trương tiếp tục củng cố hợp tác xã và tăng cường chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền nam.
Trong năm chiến tranh, các Hợp tác xã tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật cùng với việc áp dụng thành tựu giống mới, cùng với sự đầu tư của Nhà nước sự hỗ trợ của công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương mà các Hợp tác xã nông nghiệp đã đạt được những thành quả nhất định như có: 2.555 Hợp tác xã đạt năng xuất 5 tấn/ha/2vụ.
Chiến tranh, một mặt đã gây cho sản xuất nông nghiệp nhiều khó khăn. làm đảo lộn và giảm sút sức lao động ,tàn phá cơ sở vật chất, mặt khác chiến tranh đã khuyến khích sự phát triển mãnh liệt của truyền thống cộng đồng làng xã. Mô hình Hợp tác xã tập thể hoá ở một khía cạnh nào đó đã tỏ ra thích ứng với điều kiện thời chiến phương thức tổ chức quản lý theo kiểu tập trung cho phép Hợp tác xã dành bớt lực lượng lao động để phục vụ các yêu cầu của chiến tranh. Với nguyên tắc phân phối bình quân và các chính sách hậu phương quân đội đã làm yên lòng người ra đi và người ở lại. Hợp tác xã trở thành chiếc nôi thích hợp để nuôi dưỡng phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau vốn có ở làng quê những yếu tố tích cực nàyđã làm dịu bớt hoặc che mờ đi những khuyết tật của Hợp tác xã.
Tuy nhiên ở một mặt khác qúa trình mở rộng quy mô hợp tác xã và cơ chế quản lý tập trung với phương thức điều hành ngày càng mang nặng tính chất hành chính đã làm nảy sinh những hạn chế cố hữu của Hợp tác xã như hiện tượng độc đoán, mệnh lệnh, vi phạm nặng nề nguyên tắc quản lý dân chủ.
Trong bối cảnh chế độ ba khoán đang được mở rộng ở nhiều địa phương thì năm 1966 ở vĩnh phú xuất hiện hình thức khoán hộ. Trên thực tế hình thành khoán hộ đã làm cho nông dân địa phương phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất một số mặt yếu kém và tiêu cực của Hợp tác xã có chiều hướng giảm sút. Nhưng đến tháng 12 năm 1968. Ban bí thư đã ra thông tư "Chấn chỉnh công tác ba khoán và quản lý ruộng rất của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở các địa phương" Thông tri đã nhắc nhở các địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung, nguyên tắc, chế độ ba khoán trong các Hợp tác xã đồng thời phân tích và phê phán sai lầm của hình thức khoán hộ. Thông tin nhấn mạnh hợp tác xã là một đơn vị kinh tế tập thể xã chủ nghĩa cách quản lý Hợp tác xã phải tập trung vào chế độ lao động tập thể nhằm sử dụng tốt tài nguyên và lao động một cách có tổ chức để phát triển sản xuất tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống xã viên và làm tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
Để tiếp tục củng cố hợp tác xã tháng 4 năm 1969 điều lệ Hợp tác xã bậc cao được ban hành. Điều lệ này gồm 10 chương 33 điều, nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc dân chủ, nội dung quản lý và vấn đề phân phối thu nhập của Hợp tác xã bậc cao.
Điều lệ Hợp tác xã bậc cao được ban hành cùng với việc triển khai cuộc vận động dân chủ tuy có tạo ra được sự phấn khởi của nông dân xã viên lúc ban đầu, nhưng về cơ bản vẫn chưa giải quyết được khuyết tật chính của Hợp tác xã.
Bước vào những năm 70 trước yêu cầu ngày càng lớn của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước ta đề ra những chủ trương quan trọng nhằm tạo ra một bước chuyển biến căn bản trong hậu phương lớn miền bắc.
Đầu năm 1971 hội nghị ban chấp hành trung ương 19 khoá III đã đánh giá toàn diện những mặt tích cực và hạn chế của phong trào hợp tác hoá; đề ra chủ trương tổ chức lại sản xuất đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Hội nghị đề ra phương hướng mở mang nông nghiệp trên cả ba vùng: Đồng Bằng, Trung Du, Miền Núi, tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung , chuyên canh, mở thêm các vùng kinh tế mới, đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính.
Trong hai năm 1972 - 1973, tư tưởng chỉ đạo của hội nghị trung ương 19 đã được thể hiện trong đời sống. Các Hợp tác xã đã tập trung bố trí lại cơ cấu sản xuất, quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh; tập trung xây dựng các chuồng trại chăn nuôi tập thể. Các ngành ở trung ương và địa phương đã đầu tư vốn, Kỹ thuật để xây dựng một số vùng kinh tế mới ở các tỉnh trung du và miền núi. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển chậm, cục diện kinh tế miền bắc vẫn chưa có những chuyển biến tương xứng với sự quan tâm dầu tư vốn của Đảng và Nhà nước.
Sau đó Đảng ta nhấn mạnh tới vấn đề tổ chức lại sản xuất tiến hành phân vùng quy hoạch lại đất đai, xây dựng vùng chuyên canh tiến hành quy hoạch thuỷ lợi cải tạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTCT (91).doc