Thực trạng và giải pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên khoa Thủy sản - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học. Tuy

nhiên, thực tế cho thấy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại

học chưa mang lại hiệu quả, chưa đánh giá chính xác năng lực của sinh viên về tất cả các

khía cạnh như kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung bàn về

phương pháp kiểm tra, đánh giá và đưa ra một số biện pháp góp phần đổi mới công tác này

tại Khoa thủy sản - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên khoa Thủy sản - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
151 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA THỦY SẢN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Khoa Thủy sản, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM TÓM TẮT Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học chưa mang lại hiệu quả, chưa đánh giá chính xác năng lực của sinh viên về tất cả các khía cạnh như kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung bàn về phương pháp kiểm tra, đánh giá và đưa ra một số biện pháp góp phần đổi mới công tác này tại Khoa thủy sản - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Từ khóa: Kiểm tra, đánh giá, kết quả 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ XI đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngành giáo dục: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Trong bài này, chúng tôi muốn nhấn mạnh phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, một trong số đó bắt nguồn từ hạn chế của công tác ra đề thi, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường đại học Việt Nam. Do đó, đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp là một việc làm quan trọng, làm thay đổi cách học của sinh viên, qua đó, nâng cao chất lượng đào tạo. Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng như tham gia khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), tham gia TPP và hơn 10 hiệp định tự do thương mại đã ký kết việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các trường đại học nên lấy đổi mới. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là việc làm cần được thực hiện đầu tiên, hướng đến mục tiêu đào tạo sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc được ngay và làm việc có hiệu quả. Việc cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề cấp thiết hiện nay của tất cả các trường, các cơ sở đào tạo. Để cải tiến nâng cao được chất lượng đào tạo không chỉ tập trung vào hoạt động học tập cũng như giảng dạy của giảng viên mà vấn đề đánh giá kết quả học tập cũng rất cần thiết. Đánh giá học tập được thể hiện qua quá trình kiểm tra và thi thể hiện trên bảng điểm của sinh viên. Việc đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc sẽ là động lực khích lệ sự cố gắng vươn lên của sinh viên. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọng để đánh giá hiệu quả giảng dạy cũng như sự tiếp thu kiến thức của sinh viên. Đồng thời giúp giáo viên có thể đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp, nâng cao chất lượng giáo dục. 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI KHOA THỦY SẢN 2. 1. Chức năng, nhiệm vụ được giao - Giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý và tổ chức giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Thủy sản đảm bảo chất lượng, hiệu quả. 152 - Thực hiện kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập, biên soạn chương trình, giáo trình các môn học do Khoa đảm nhận giảng dạy. - Quản lý và giảng dạy các chuyên ngành đào tạo do Khoa đảm nhận cho các hệ đào tạo. - Phát triển các chương trình hợp tác quốc tế, mở rộng liên kết đào tạo. - Làm thời khóa biểu, quản lý điểm các bộ môn do Khoa trực tiếp đào tạo. Biên soạn chương trình, giáo trình các môn học của các chuyên ngành cho các hệ đào tạo. - Tổ chức cho sinh viên thực tập tại các cơ sở sản xuất. - Làm các mô hình học vụ. - Tự chịu trách nhiệm về chất lượng đối với các chuyên ngành đào tạo trước Hiệu trưởng. - Nhận các hợp đồng tư vấn, gia công, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. - Quản lý toàn diện viên chức và sinh viên trong Khoa, đề nghị khen thưởng, kỷ luật và chăm lo đời sống, vật chất, văn hóa tinh thần cho viên chức và sinh viên trong Khoa. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và vui chơi giải trí cho viên chức và sinh viên trong Khoa. - Quản lý và sử dụng an toàn, có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thuộc phạm vị Khoa phụ trách. - Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do Hiệu trưởng phân công. 2.2. Thực trạng về hoạt động đào tạo tại khoa 2.2.1. Đội ngũ giảng viên - Qui mô Khoa còn hạn chế, số lượng đội ngũ giảng viên còn ít (Cụ thể: Tiến sỹ: 2 tỷ lệ: 16,67 %; NCS: 04 tỷ lệ 33,33%, Thạc sỹ: 06 tỷ lệ 50 %; Cao học 0 tỷ lệ 0%; Khác 0 Tỷ lệ 0 %) - Đội ngũ giảng viên của Khoa Thủy sản tuổi đời còn trẻ từ 28-42 tuổi, khỏe, nhiệt tình trong công tác. Luôn luôn muốn cống hiến hết mình cho sự nghiệp đào tạo của Trường, của Khoa. - Chưa có nhiều giảng viên của Khoa có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm giảng dạy nhiều (hiện nay Khoa Thủy sản có 04 giảng viên đang học nghiên cứu sinh). - Giảng viên có trình độ sau đại học chưa phù hợp với chuyên môn đào tạo nên rất khó khăn trong việc đào tạo chuyên sâu, trình độ đại học, sau đại học về Công nghệ chế biến thuỷ sản và công tác nghiên cứu khoa học của đa số giảng viên chưa quan tâm, đầu tư công sức, thời gian nhiều. Do vây, nên chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện. - Đời sống vật chất của giảng viên chưa đảm bảo nên vẫn còn nhiều giảng viên phải dành nhiều thời gian cho công việc bên ngoài nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại khoa. 2.2.2. Qui mô đào tạo Khoa Thủy sản được thành lập từ năm 2006, sát nhập năm 2010 và thành lập lại theo quyết định số 1021/QĐ-DCT, ngày 28/06/2013 của Hiệu trưởng trường đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh. Khoa có 100% giảng viên có trình độ sau đại học, cơ cấu 01 bộ môn và đang quản lý 01 ngành đào tạo Công nghệ chế biến thủy sản; đào tạo 02 trình độ: đại học chính quy và cao đẳng chính quy với lưu lượng: 11 lớp đại học, 745 sinh viên và 02 lớp cao đẳng, 120 sinh viên. Qui mô hiện tại khoa (ngành nghề đào tạo và số lượng giảng viên) còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu hiện nay rất lớn của ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam. 153 3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 3.1. Đối với các học phần lý thuyết Kết quả học tập của các học phần được đánh giá theo thang điểm 10 quy đổi về thang điểm 4 dựa trên kết quả tổng hợp của các điểm thành phần: điểm tiểu luận, điểm thi giữa kỳ và điểm thi cuối kỳ. Điểm tiểu luận bao gồm điểm chuyên cần, điểm phát biểu trên lớp và điểm của các bài kiểm tra (nếu có). Tuy nhiên điểm đánh giá này chưa thống nhất giữa các giáo viên nên giáo viên đánh giá có thể đánh giá điểm chuyên cần của sinh viên hoặc không. Một số giáo viên làm tròn 0.5, một số giáo viên không làm tròn điểm dẫn đến sự chênh lệch điểm Hơn nữa, các bài tiểu luận thường được thực hiện theo nhóm, điểm tiểu luận giữa các thành viên trong nhóm ít có sự chênh lệch dẫn đến sự thiếu công bằng với những thành viên có mức độ đóng góp khác nhau. Điểm thi kết thúc được đánh giá bằng bài thi cuối kỳ, tuy nhiên thời gian thi đối với các học phần có cùng số tín chỉ lại chênh lệch khá lớn. Một số môn thời gian thi 45 phút, 60 phút và một số môn 75 phút. Hình thức thi chủ yếu là hình thức trắc nghiệm. Đối với một số môn ngân hàng câu hỏi được bổ sung cập nhật và đánh giá mỗi học kỳ bên cạnh đó vẫn có những học phần không được bổ sung cập nhật mới. Cách thức tổ chức thi chưa chặt chẽ. Một số phòng thi lớn 60 – 70 sinh viên có 4 giám thi nhưng một số phòng thi hơn 50 sinh viên lại chỉ bố trí 2 giám thị dẫn đến quá trình thu bài một số sinh viên vẫn có thể mang đề thi ra ngoài phòng thi. Hình thức thi và kiểm tra chưa phong phú. Phaṃ vi thi và kiểm tra: vâñ còn tình traṇg môṭ số môn học giới haṇ phạm vi quá hep̣ trên một diện rất rộng kiến thức sinh viên đươc̣ hoc̣, do đó dâñ tới tình traṇg sinh viên hoc̣ tủ, hoc̣ lêc̣h, hoc̣ đối phó. Nôị dung thi và kiểm tra: ngân hàng câu hỏi thi và kiểm tra còn nhiều trùng lắp, ngân hàng chưa được đánh giá, kiểm định nên chất lượng ngân hàng còn thấp, thiếu sáng taọ. Nhiều câu hỏi chủ yếu là tái hiện kiến thức lý thuyết, thâṃ chí ra đúng như đề muc̣ trong bài, vì vâỵ nhiều sinh viên bỏ tiết không đi học nhưng vẫn thi đươc ̣là nhờ hoc̣ thuôc̣ lòng (hoc̣ veṭ, không cần hiểu) hoăc̣ quay cóp. Ngoài ra vẫn còn có tình trạng (măc̣ dù rất là cá biêṭ) giáo viên, khoa do chaỵ theo thành tích nên dẫn tới tâm lý dê ̃daĩ trong vấn đề đánh giá sinh viên của mình, ảnh hưởng đến tính đôṇg viên thi đua trong sinh viên và giữa các khoa. 3.2. Đối với các học phần thực hành Tương tự đối với các học phần thực hành đa số đánh giá thông qua báo cáo cuối học phần. Sinh viên làm báo cáo theo nhóm hoặc làm cá nhân có thể coppy bài của các thành viên khác dẫn đến đánh giá không chính xác. 4. GIẢI PHAP NÂNG CAO DANH GIA KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 4.1. Xây dựng chuẩn đầu ra cho từng học phần Xác định mục tiêu: Đó chính là việc xác định các mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc học phần hay khóa học.Các mục tiêu này phải phù hợp với chuẩn đầu ra đã xác định. Bên cạnh việc xác định mục tiêu hướng đến hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học, KTĐG theo năng lực cần phải đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp tác Xác định nhiệm vụ cần thực hiện: Đây là quá trình thiết kế các bài tập để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề trong thực tế. 154 Xây dựng các tiêu chí đánh giá: Tiêu chí đánh giá là các chỉ số giúp cho việc xác định năng lực của sinh viên. Các tiêu chí đánh giá được thể hiện rõ ràng, ước lượng được trong đề cương chi tiết để giảng viên thống nhất và người học có thể so sánh với kết quả của mình. 4.2. Phương pháp tổ chức đánh giá Đa dạng hóa hình thức đánh giá: Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, kết hợp phương pháp. Trong đó, cần chú trọng đến các phương pháp đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo và tiếp cận thực tế như: Quan sát, vấn đáp, trình bày dự án, tiểu luận, bài tập lớnChuyển từ đánh giá theo từng thời điểm sang đánh giá quá trình, tập trung vào phát triển năng lực cho người học. Xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi cho các học phần có chất lượng thông qua việc thực hiện theo đúng quy trình biên soạn: Xác định chuẩn đầu ra học phần→Bỉên soạn → Thẩm định → Tổ chức thi thử → Đánh giá chất lượng câu hỏi → Điều chinh → Bộ ngân hàng câu hỏi. Đầu tư nguồn lực phục vụ việc đánh giá: nâng cấp hệ thống mạng và sử dụng các phần mền đánh giá trực tuyến. Giảm giờ dạy chuẩn của giảng viên để tập trung vào việc chuẩn bị cho các phương pháp đánh giá các học phần. Cụ thể hóa cách tình điểm thành phần trên lớp bao gồm: Đánh giá đi hoc chuyên cần 10%, tinh thần tham gia thảo luận trong tiết học 10%, báo cáo tiểu luận 10%. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tích cực đặt câu hỏi và gọi sinh viên phát biểu để nắm được khả năng học tập của sinh viên. Cần sử dụng các hình thức thi kiểm tra linh hoạt hơn: thi vấn đáp, thi trắc nghiệm hoặc tự luận phù hợp với từng môn học. Thống nhất thời gian thi cho các môn có cùng số tín chỉ. Không nên bố trí các phòng thi có số lương sinh viên quá đông khó kiểm soát. Đối với các học phần thực hành có thể áp dụng hình thức thi thao tác thực hành kết hợp vấn đáp hoặc thống nhất, cụ thể điểm đánh giá đối với thao tác và ý thức thực hành của sinh viên trong quá trình học tập. Kiểm soát chặt chẽ hơn trong công tác thi cử đặc biệt đối với vấn đề thu lại đề thi sau khi hết giờ làm bài. Đề thi phải bao gồm được 5 cấp độ đánh giá quá trình học: nhớ - hiểu – vận dụng – phân tích – đánh giá. Tập huấn kỹ năng soạn đề thi trắc nghiệm để ngân hàng đề thi có chất lượng tốt hơn. 5. KẾT LUẬN Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Chúng tôi mong muốn những biện pháp đề xuất trên đây sẽ góp phần giúp cán bộ quản lý, giảng viên tại khoa chúng tôi cũng như giảng viên trong trường cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm tác động tích cực tới việc dạy và học, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trungương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 2. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), “Bước đầu tìm hiểu khái niệm “đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. HCM, 56, 157–165. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 về 155 hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, Hà Nội. 4. Nguyễn Đức Chính, Đánh giá thực kết quả học tập trong giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực, Hà Nội. 5. Cấn Thị Thanh Hương, Phương Thảo (2009), “Đổi mới phương thức tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn,(25), tr. 26–32. 6. Lý Minh Tiên, Đoàn ăn Điều, Trần Thị Thu Mai, Đỗ Hạnh Nga (2004), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, Nhà Xuất bản Giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_sinh_vi.pdf
Tài liệu liên quan