Thực trạng và định hướng phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa Quản trị đến năm 2030

Đối với các trường đại học, giảng dạy và nghiên cứu khoa học là các hoạt động chính

có vai trò quan trọng. Nhận thức tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với sự phát

triển của khoa và đóng góp vào sự phát triển của Nhà trường, thời gian qua, ban chủ nhiệm

Khoa và tập thể giảng viên của Khoa Quản trị đã không ngừng nỗ lực để thúc đẩy sự phát

triển hoạt động nghiên cứu khoa học. Bài viết này đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên Khoa Quản trị thời gian qua và tìm kiếm các giải pháp nhằm phát

triển hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đến năm 2030. Trong thời

gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đã có sự phát triển

đáng kể về số lượng lẫn chất lượng, được thể hiện rõ nét trong từng mảng hoạt động như công

bố bài báo khoa học trong nước và quốc tế, đặc biệt là có số lượng bài báo quốc tế uy tín

thuộc danh mục ISI/Scopus, tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, tham

gia tích cực trong các hội thảo, tọa đàm trong nước và quốc tế, tổ chức các hội thảo có xuất

bản cũng như các hoạt động hợp tác nghiên cứu. Mặc dù hoạt động nghiên cứu khoa học của

giảng viên Khoa Quản trị đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng lẫn chất lượng, vẫn còn

nhiều khó khăn, thách thức đối với hoạt động này. Bài viết đề cập đến một số đề xuất, giải

pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Khoa Quản trị đến năm

2030 như tổ chức các seminar trao đổi chuyên môn và các seminar chuyên đề nghiên cứu để

nâng cao năng lực chuyên môn và nghiên cứu; đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học

và kỹ thuật nghiên cứu hiện đại; xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh; đề xuất tăng cường hơn

nữa việc hỗ trợ kinh phí tham gia các hội thảo có bài tham luận được trình bày; thực hiện

nhiều hơn nữa các hội thảo cấp khoa, cấp trường trên cơ sở gắn chuyên môn của khoa với các

khoa và phòng ban của trường; hướng đến tổ chức hội thảo quốc tế; đẩy mạnh hợp tác nghiên

cứu trong nước và quốc tế. Bài viết cũng đề cập để thực hiện thành công những giải pháp thúc

đẩy sự phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Quản trị trong tương lai, ngoài nỗ

lực của các giảng viên và lãnh đạo Khoa thì rất cần sự quan tâm, động viên, hỗ trợ và tạo điều

kiện thuận lợi của Lãnh đạo Nhà trường cùng sự phối hợp, hỗ trợ của các phòng ban chức

năng.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa Quản trị đến năm 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế chưa đủ mạnh để gia tăng năng lực nghiên cứu cho giảng viên của khoa. Thứ tư, cơ chế để thúc đẩy và khuyến khích chưa thực sự đủ mạnh để giảng viên chủ động, tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Kế hoạch từ năm 2020 đến 2030, Khoa sẽ thực hiện nhiều hơn nữa các hội thảo cấp trường trên cơ sở gắn chuyên môn của khoa với các khoa và phòng ban của trường. Thực hiện việc tổ chức hội thảo quốc tế để trao đổi, học hỏi chuyên môn với các chuyên gia trong và ngoài nước. Khuyến khích giảng viên trong khoa tham gia các hoạt động nghiên cứu như viết bài báo công bố, viết tham luận trong các hội thảo trong và ngoài trường, tổ chức các buổi seminar chuyên đề nghiên cứu, tổ chức các hội thảo cấp khoa và cấp trường. Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động nghiên cứu, công bố khoa học, các giảng viên của Khoa cần được hỗ trợ để tham gia các lớp đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nghiên cứu hiện đại. Hiện tại, các tạp chí kinh tế trong nước và ngoài nước khá nhiều, nhưng giảng viên của khoa vẫn khó tiếp cận để các bài báo của mình được duyệt do số lượng bài gửi từ các trường khối kinh tế rất lớn, tiêu chí chất lượng bài báo cũng ngày càng nâng cao, phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật trong nghiên cứu kinh tế có sự tiến bộ vượt bậc, các bài nghiên cứu đòi hỏi cần có kết quả và phương pháp nghiên cứu tốt hoặc mới. Vì vậy, cần thiết phải có các chương trình cho giảng viên tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về phương pháp và cách thức nghiên cứu khoa học. Giảng viên tham gia đào tạo cũng cần có cơ chế ràng buộc, như bắt buộc phải đạt được kết quả về sản phẩm khoa học (là bài báo khoa học, đề tài 9 hoặc tiêu chí cụ thể) sau một khoảng thời gian nhất định. Khi hoạt động đào tạo này được thực hiện cùng với cơ chế ràng buộc thì hiệu quả mang lại về nghiên cứu khoa học của Khoa sẽ cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, Khoa Quản trị và Nhà trường cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế, tìm kiếm những hội thảo, dự án nghiên cứu để giảng viên có cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu và mở rộng mạng lưới nghiên cứu. Các chương trình trao đổi giảng viên hoặc các cơ hội học tập trình độ tiến sĩ ở nước ngoài cũng có vai trò thúc đẩy công bố khoa học và hợp tác nghiên cứu quốc tế của Khoa Quản trị. Về cụ thể, trong thời gian tới, để thúc đẩy hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, Khoa Quản trị sẽ chú trọng thực hiện các giải pháp sau: Giai đoạn 2021-2025: Thứ nhất, tổ chức các seminar trao đổi chuyên môn và các seminar chuyên đề nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn và nghiên cứu. Giải pháp cho hoạt động này là thực hiện chia sẻ, trao đổi trong nội bộ Khoa được thực hiện bởi các giảng viên có kinh nghiệm và/hoặc có công bố trong nước và quốc tế, hoặc các nghiên cứu đang thực hiện dở dang (working paper) để nhận được sự góp ý tốt hơn. Ngoài ra, nên thường xuyên được nhà trường hỗ trợ mời các chuyên gia trong và ngoài nước đến chia sẻ, điều này vốn được thực hiện thường xuyên (có khi hàng tuần ở các trường nước ngoài). Thứ hai, đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nghiên cứu hiện đại. Khoa cần được nhà trường hỗ trợ để cử giảng viên tham gia các lớp đào tạo về phương pháp và kỹ thuật thực hiện nghiên cứu khoa học để tiếp thu các cách tiếp cận mới. Hướng đề xuất có thể là tổ chức lớp và đào tạo nội bộ kết hợp với mời các chuyên gia/giảng viên ngoài trường có kinh nghiệm, có năng lực chuyên sâu về phương pháp nghiên cứu để giảng dạy tại trường hoặc hỗ trợ kinh phí cho giảng viên tham gia học tại các cơ sở đào tạo trong nước. Thứ ba, xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh: Nhà trường cần xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh cho Khoa để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học như: viết bài báo đăng tạp chí trong nước và quốc tế, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, nghiên cứu tổ chức hội thảo,. Thứ tư, tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ kinh phí tham gia các hội thảo có bài tham luận được trình bày: để thúc đẩy trao đổi chuyên môn và hợp tác nghiên cứu, nhà trường cần hỗ trợ nhiều hơn cho giảng viên tham dự các hội thảo trong nước và quốc tế. Thứ năm, Khoa sẽ thực hiện nhiều hơn nữa các hội thảo cấp trường trên cơ sở gắn chuyên môn của khoa với các khoa và phòng ban của trường. Kế hoạch trong năm năm tới, khoa sẽ thực hiện tổ chức hội thảo quốc tế để trao đổi, học hỏi chuyên môn với các chuyên gia trong và ngoài nước. Tiếp tục khuyến khích giảng viên trong khoa tham gia các hoạt động nghiên cứu như viết bài báo công bố, viết tham luận trong các hội thảo trong và ngoài trường, tổ chức các buổi seminar chuyên đề nghiên cứu, tổ chức các hội thảo cấp khoa và cấp trường. 10 Giai đoạn 2026-2030: như giai đoạn 2020-2025, Khoa sẽ tiếp tục tổ chức các seminar trao đổi chuyên môn và các seminar chuyên đề nghiên cứu, đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nghiên cứu hiện đại. Giai đoạn này sẽ được đẩy mạnh hơn nữa theo hướng nâng cao chất lượng với sự tham gia, hướng dẫn của các giáo sư, nhà nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước. Khoa cũng sẽ tăng cường tổ chức các hội thảo cấp khoa và cấp trường, tổ chức hội thảo quốc tế để trao đổi, học hỏi chuyên môn với các chuyên gia trong và ngoài nước. Tiếp tục khuyến khích giảng viên trong khoa tham gia các hoạt động nghiên cứu như thực hiện các đề tài nghiên cứu, viết bài báo công bố, viết tham luận trong các hội thảo trong và ngoài nước. Cũng trong giai đoạn này, Khoa sẽ đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế, tổ chức hội thảo và tìm kiếm những hội thảo để giảng viên có cơ hội nâng cao năng lực nghiên cứu và mở rộng mạng lưới nghiên cứu trong và ngoài nước, tìm kiếm cơ hội cử giảng viên đi trao đổi nghiên cứu, học tập trình độ tiến sĩ, sau tiến sĩ (postdoc) ở nước ngoài. Để thực hiện thành công những giải pháp trên nằm phát triển hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Quản trị trong tương lai, ngoài nỗ lực của các giảng viên và lãnh đạo Khoa thì rất cần sự quan tâm, động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của Lãnh đạo Nhà trường cùng sự phối hợp, hỗ trợ của các phòng ban chức năng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cairns, E. (2013). University Rankings: How Important Are They? Retrieved from https://www.forbes.com/sites/evacairns/2013/10/17/university-rankings-how-important-are- they-an-interview-with-nello-angerilli-avp-university-of-waterloo-canada/#5c6891337d3c Hattie, J., & Marsh, H. W. (1996). The relationship between research and teaching: A meta- analysis. Review of Educational Research, 66(4), 507–542. Marmolejo, R. (2015). Are we obsessed with university rankings? Retrieved from Neumann, R. (1992). Perceptions of the teaching-research nexus: A framework for analysis. Higher Education, 23, 159–171. Olcay, G. A. & Bulu, M. (2016). Is measuring the knowledge creation of universities possible?: A review of university rankings. Technological Forecasting & Social Change. Prince, M. J., Felder, R. M., & Brent, R. (2007). Does faculty research improve undergraduate teaching? An analysis of existing and potential synergies. Journal of Engineering Education, 96(4), 283–294. QS World University Rankings Asia: Methodology (2018, October 24). Retrieved from https://www.topuniversities.com/asia-rankings/methodology QS World University Rankings: Methodology (2018). Retrieved from https://www.topuniversities.com/qs-world-university-rankings/methodology Ranking Methodology of Academic Ranking of World University 2018. Retrieved from 11 Robles, M. M. (2016). The Relationship Between Academic Research and Instructional Quality. Association for Business Communication 2016 Annual Conference Proceedings. Shin, J.C., & Toutkoushian, R.K. (2011). The past, present, and future of University Rankings. In: Shin, J.C., Toutkoushian, R.K., Teichler, U. (Eds.), University Rankings, The Changing Academy: The Changing Academic Profession in International Comparative Perspective (Vol. 3). Springer Science, Dordrecht. World University Rankings 2019: methodology (2018, September 7). Retrieved from https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/methodology-world- university-rankings-2019#survey-answer

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_dinh_huong_phat_trien_hoat_dong_nghien_cuu_kho.pdf
Tài liệu liên quan