Thực trạng và định hướng phát triển đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Trung tâm Thư viện HUFI

Là trường đại học đào tạo đa ngành của cả nước nói chung và khu vực phía Nam nói

riêng, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) đã từng bước khẳng định uy

tín và thu hút hàng ngàn sinh viên mỗi năm thông qua chất lượng đào tạo ổn định và cơ sở vật

chất khá hiện đại. Bên cạnh hệ thống phòng ốc phục vụ nhu cầu học và thực hành, ký túc xá.

nhà trường đã đầu tư xây dựng và phát triển một trung tâm thư viện khang trang tại cơ sở chính,

đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn

Trường.

Nhờ sở hữu nguồn tài liệu phong phú và có chất lượng, Trung tâm thư viện HUFI đóng

vai trò quan trọng trong công tác đổi mới phương pháp dạy và học, giúp người học chủ động

hơn trong tiếp thu kiến thức, tạo điều kiện cho họ tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên hiện nay,

hiệu quả hoạt động của Trung tâm thư viện trường vẫn còn chưa cao. Nguyên nhân là do cơ sở

vật chất cùng nguồn tài nguyên của thư viện vẫn còn nhiều hạn chế. Quan trọng hơn, là sự thiếu

hụt cả về số lượng lẫn chất lượng của đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại thư viện trường. Trong

khi đó, đội ngũ này lại chính là yếu tố then chốt, có vai trò quyết định hàng đầu trong việc nâng

cao hiệu quả cho hoạt động của thư viện.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng và định hướng phát triển đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Trung tâm Thư viện HUFI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
194 THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN NGÀNH TẠI TRUNG TÂM THƯ VIỆN HUFI Nguyễn Thị Thúy Hà Trung tâm Thư viện, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM Email: hantt@cntp.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Là trường đại học đào tạo đa ngành của cả nước nói chung và khu vực phía Nam nói riêng, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) đã từng bước khẳng định uy tín và thu hút hàng ngàn sinh viên mỗi năm thông qua chất lượng đào tạo ổn định và cơ sở vật chất khá hiện đại. Bên cạnh hệ thống phòng ốc phục vụ nhu cầu học và thực hành, ký túc xá... nhà trường đã đầu tư xây dựng và phát triển một trung tâm thư viện khang trang tại cơ sở chính, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn Trường. Nhờ sở hữu nguồn tài liệu phong phú và có chất lượng, Trung tâm thư viện HUFI đóng vai trò quan trọng trong công tác đổi mới phương pháp dạy và học, giúp người học chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức, tạo điều kiện cho họ tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên hiện nay, hiệu quả hoạt động của Trung tâm thư viện trường vẫn còn chưa cao. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất cùng nguồn tài nguyên của thư viện vẫn còn nhiều hạn chế. Quan trọng hơn, là sự thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng của đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại thư viện trường. Trong khi đó, đội ngũ này lại chính là yếu tố then chốt, có vai trò quyết định hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả cho hoạt động của thư viện. Như vậy, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ chuyên ngành trong hoạt động của thư viện tại trường đại học là không thể phủ nhận, từ đó đặt ra tiêu chuẩn về chất lượng của đội ngũ này trong thời đại mới. Cùng với đó là cơ hội và thách thức đối với cán bộ chuyên ngành tại thư viện của trường đại học. Thêm nữa, thông qua việc tìm hiểu thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Trung tâm thư viện HUFI, một số định hướng quan trọng giúp nâng cao cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ này được đưa ra nhằm giúp thư viện ngày một phát triển lớn mạnh hơn, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học của giảng viên và sinh viên trong trường. 2. CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CHUYÊN NGÀNH THƯ VIỆN TRONG THỜI ĐẠI MỚI Như đã biết, con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi lĩnh vực, bao gồm thông tin - thư viện. Theo UNESCO "con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và mục đích của sự phát triển". Điều này cho thấy vai trò không thể thay thế của con người trong mọi hoạt động, bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực thông tin - thư viện. Theo đó, câu ví "cán bộ thư viện được coi là linh hồn của thư viện" vẫn giữ nguyên giá trị từ đó tới nay. Và trong thời đại mới, vai trò "giữ lửa" to lớn ấy của người cán bộ thư viện càng được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, bên cạnh những thiếu thốn về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu... thư viện còn đối mặt với nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn cán bộ chuyên ngành thư viện được đào tạo bài bản. Nói cách khác, chất lượng của đội ngũ này là vấn đề cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Thực tế, chuyên ngành thư viện được chính thức trở thành một trong những ngành học của trường ĐH ở Việt Nam từ năm 1961. Từ đó đến nay, các cơ sở đào tạo chuyên ngành này với đủ các trình độ không ngừng tăng lên, góp phần tạo ra nguồn nhân lực không nhỏ cho ngành thư viện nước nhà. Thế nhưng chất lượng của đội ngũ nguồn nhân lực này lại không theo kịp đà tăng trưởng nhanh về số lượng đó. Lý do chính nằm ở nội dung chương trình học của ngành còn lạc hậu, không bắt kịp với xu thế của thời đại trong khi cuộc cách mạng công nghệ thông 195 tin đã và đang bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu. Thực tế này dẫn tới một hiện tượng đáng lo ngại nhưng vẫn tồn tại trong thời đại hiện nay, đó là những cán bộ thư viện đa phần đều chưa được đào tạo chuyên môn một cách bài bản, những người có qua đào tạo thì thiếu tâm huyết với nghề, dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong tác phong công việc, gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của thư viện. Hơn thế nữa, không chỉ thiếu kiến thức về chuyên môn, nhiều cán bộ thư viện ngày nay còn yếu cả về kỹ năng ngoại ngữ và tin học - hai kỹ năng cơ bản trong mọi ngành nghề của xã hội hiện nay. Trong thời đại mới, rõ ràng với chất lượng như vậy, đa phần cán bộ thư viện sẽ không thể đáp ứng tốt nhu cầu của bạn đọc, dẫn đến những kết quả tiêu cực trong công tác thư viện của các trường học. Vì thế, những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ này là cực kỳ cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN NGÀNH TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Đứng trước nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng lớn của giảng viên và sinh viên ĐH, thư viện cũng trở thành một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp đưa nguồn tri thức quý giá đến với bạn đọc. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực, thư viện không chỉ hoạt động với mục đích đơn thuần là cho mượn hoặc nhận trả sách như trước, mà nó còn là nơi giao lưu, chia sẻ kiến thức, là cầu nối giữa tri thức và bạn đọc. Thực tế này tạo ra những cơ hội cho người cán bộ thư viện, đồng thời cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có những năng lực và phẩm chất mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả. Theo đó, người cán bộ thư viện cần phải lấy người đọc làm trung tâm, tìm hiểu và nắm bắt tâm lý cũng như nhu cầu của họ, đồng thời phải quản lý tốt nguồn tài liệu mà mình có và sắp xếp chúng sao cho thật khoa học và hợp lý. Những công việc này giờ đây đã được hỗ trợ mạnh mẽ bởi công nghệ thông tin - nhân tố quan trọng hàng đầu trợ giúp con người trong thời đại mới. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin không những tạo ra cơ hội mà còn cả thách thức đối với người cán bộ chuyên ngành trong thư viện tại trường ĐH. Nhờ có công nghệ thông tin, giờ đây, người cán bộ thư viện có thể quản lý dễ dàng mọi nguồn tài nguyên của thư viện thông qua hệ thống máy tính, từ việc thống kê và phân loại tài liệu, tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích và tổ chức tài liệu, theo dõi tình trạng mượn/trả tài liệu, đến việc mở rộng thêm nguồn tài nguyên cho thư viện. Tuy nhiên, để làm tốt những công tác này, bên cạnh những kỹ năng thư viện truyền thống, người cán bộ thư viện phải tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi thêm kiến thức về ngoại ngữ và tin học để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tìm kiếm thông tin của mọi đối tượng độc giả. 4. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN NGÀNH TẠI TRUNG TÂM THƯ VIỆN HUFI 4.1. Số lượng và chất lượng đội ngũ Trung tâm thư viện HUFI Hiện nay, công tác quản lý và điều hành Trung tâm thư viện HUFI được thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ viên chức gồm 12 người. Số nhân sự được phân bổ vào 4 bộ phận gồm Ban giám đốc, bộ phận phát triển và tổ chức tài nguyên thông tin, bộ phận phục vụ bạn đọc, bộ phận in ấn - phát hành. Cụ thể trong bảng sau: 196 TT Bộ phận Vị trí việc làm Trình độ Chuyên môn Số nhân sự 1 Ban giám đốc Giám đốc: Quản lý chung; Phụ trách chuyên môn Thạc sĩ Thư Viện - Thông tin 1 Phó giám đốc: Quản lý trang website thư viện; trang thiết bị, máy tính thư viện Kỹ sư Công nghệ Thông tin 1 2 Bộ phận phát triển và tổ chức tài nguyên thông tin Bổ sung tài liệu; xử lý, biên mục tài liệu in. Cử nhân Thư viện - Thông tin 1 Xử lý, biên mục tài liệu số; tạp chí, báo Cử nhân Thư viện - Thông tin 1 3 Bộ phận phục vụ bạn đọc Dịch vụ thông tin: Quản lý người dùng, tập huấn bạn đọc. Cử nhân Thư viện - Thông tin 1 Thủ thư làm việc tại bộ phận giao dịch tài liệu in. Cử nhân Kinh tế - Tài chính 1 TC TVV-TC 1 THCN Kế toán 1 THCN Thư ký Văn phòng 1 4 Bộ phận in ấn - phát hành In ấn, photocopy. 12/12 TN. THPT 1 Phát hành giáo trình. 12/12 TN. THPT 2 Tổng cộng nhân sự: 12 Bảng trên cho thấy rõ số lượng cũng như trình độ đa dạng của đội ngũ cán bộ đang làm việc tại Trung tâm thư viện HUFI. Thực tế, nhân sự có trình độ cao trong thư viện chiếm tỷ lệ rất thấp, trong khi đó, nhân lực có trình độ năng lực thấp hơn lại chiếm đa số. Cụ thể: trình độ ThS 1 người (chiếm tỉ lệ 8,3%), ĐH 5 người (chiếm tỉ lệ 41,7%), trung cấp 3 người (chiếm tỉ lệ 25%), phổ thông 3 người (chiếm tỉ lệ 25%). Như thế, thực trạng về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Trung tâm thư viện HUFI chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong thời đại mới, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của thư viện. 4.2. Đánh giá về đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Trung tâm thư viện HUFI Từ thực tế trên, cho thấy phần lớn cán bộ thư viện chưa được đào tạo chuyên môn về chuyên ngành thư viện - thông tin hoặc chưa qua đào tạo cơ bản, chiếm gần 60% trong tổng số nhân lực của thư viện. Bên cạnh đó, còn lại hơn 40% nhân lực của thư viện đã được đào tạo, nhưng vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, nhất là trong công tác thông tin và tư vấn người đọc. Nhiều cán bộ thư viện còn tỏ ra lúng túng và chưa làm tốt vai trò là người hướng dẫn, tư vấn giúp đỡ bạn đọc khi họ đến với thư viện học tập, nghiên cứu. 197 Đặc biệt, chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên còn yếu về ngoại ngữ và tin học. Có thể thấy toàn bộ đội ngũ nhân sự của thư viện đều chưa được đào tạo về ngoại ngữ. Trong khi đó, chỉ có duy nhất một nhân sự được đào tạo về chuyên ngành tin học. Thực tế này dẫn tới nhiều hạn chế cho hoạt động của thư viện bởi bản thân những người trực tiếp tiếp xúc với độc giả lại thiếu kỹ năng về ngoại ngữ và tin học, nên khó có thể tư vấn hoặc tìm kiếm nhanh chóng những tài liệu bằng tiếng nước ngoài cho bạn đọc. Như vậy, bên cạnh việc hạn chế về số lượng cán bộ chuyên ngành, Trung tâm thư viện HUFI còn đang đứng trước một thực tế đáng lo ngại về chất lượng của đội ngũ cán bộ hiện có. Để thư viện có thể hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới, nhất định chất lượng đội ngũ này phải được cải thiện. Trung tâm thư viện phải xác định rõ mục tiêu và có định hướng phát triển đội ngũ cán bộ chuyên ngành gắn với điều kiện thực tế và có tầm nhìn lâu dài. 5. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHUYÊN NGÀNH TẠI TRUNG TÂM THƯ VIỆN HUFI 5.1. Mục tiêu Như trên đã phân tích, việc phát triển đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Trung tâm thư viện HUFI trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Công tác này được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu sau: - Nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Trung tâm thư viện HUFI; - Phấn đấu đưa Trung tâm thư viện HUFI trở thành địa điểm học tập không thể thiếu của mọi giáo viên và sinh viên trong trường. 5.2. Định hướng Căn cứ vào điều kiện thực tế hiện nay, nhu cầu về nhân sự nhằm đáp ứng cho sự phát triển không ngừng của Thư viện nhà trường là rất cần thiết. Vì thế, trong thời gian tới, để có được một đội ngũ cán bộ thư viện chất lượng, định hướng phát triển đội ngũ của thư viện đóng vai trò rất quan trọng, bắt đầu từ công tác tuyển chọn đầu vào đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn và kỹ năng cho họ. Bởi, việc lựa chọn những cán bộ phù hợp nhất với từng vị trí công việc trong thư viện là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của thư viện. Đó phải là những người được đào tạo căn bản về chuyên ngành thông tin - thư viện, có kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết khác như ngoại ngữ và tin học, thêm vào đó là sự nhanh nhạy và dễ thích nghi với môi trường mới. Dưới đây là một số định hướng nhằm phát triển đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Trung tâm thư viện HUFI: Thứ nhất, thư viện cần xây dựng rõ các tiêu chí cụ thể cho từng vị trí công việc sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tránh chồng chéo hoặc thiếu hụt hay lãng phí nguồn nhân lực. Cụ thể, thư viện cần: - Xác định nhu cầu và số lượng cán bộ quản lý, nhân viên cho mỗi bộ phận trong Trung tâm thư viện để lên kế hoạch tuyển dụng cụ thể. Chỉ tuyển dụng bổ sung những vị trí mà nguồn lực hiện có không đáp ứng được. Đặc biệt, những vị trí cần chuyên môn cao cần phải bổ sung nhân lực đại học chuyên ngành làm lòng cốt. - Xây dựng chức năng, nhiệm vụ riêng biệt cho từng bộ phận và từng cán bộ trong Trung tâm thư viện. - Đào tạo và đào tạo lại, lựa chọn, sắp xếp nguồn lực hiện có để bố trí vào những vị trí sao cho phù hợp với chuyên môn và khả năng của từng người. Thứ hai, với đội ngũ cán bộ thư viện hiện tại, Trung tâm thư viện HUFI cần phải tập trung mạnh mẽ vào công tác đào tạo kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là ngoại ngữ và tin học, nhằm giúp họ phát triển bản thân cho phù hợp với tình hình mới và phát huy tối đa khả năng của họ. Cụ thể, nhà trường có thể tận dụng ngay nguồn nhân lực giảng dạy và cơ sở vật chất sẵn có dể 198 đào tạo thêm kỹ năng ngoại ngữ và tin học cho các cán bộ thư viện. Ngoài ra, việc liên kết đào tạo với các trung tâm ngoại ngữ, tin học uy tín trên địa bàn cũng là một giải pháp tốt cho vấn đề này. Thứ ba, xây dựng các chương trình đào tạo thông qua: - Các chuyến đi thăm quan học tập tại Thư viện đại học lớn trong nước, nhằm giúp các cán bộ thư viện tiếp cận thực tế với các dịch vụ và trang thiết bị hiện đại. - Chương trình đào tạo kỹ năng Thư viện: Chương trình huấn luyện kỹ năng quản trị hệ thống thông tin - thư viện cho cán bộ quản lý và các lĩnh vực chuyên môn cụ thể cho các vị trí làm việc tại các bộ phận của Thư viện. Các chương trình này phải được thiêt kế nhằm mục đích cung cấp cho đội ngũ cán bộ thư viện tầm nhìn tổng quan về nghề nghiệp, các kỹ năng thực tế và hiểu biết về thực hành nghề thư viện trong một môi trưòng học thuật như cung cấp dịch vụ thông tin, đào tạo người dùng, phát triển nguồn tài liệu, biên mục, tham khảo, lưu hành, số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu số,.... Bên cạnh đó, thư viện trường cần tới sự quan tâm, đầu tư của các cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ thư viện yên tâm làm việc và cống hiến hết mình cho sự phát triển của thư viện. 6. KẾT LUẬN Có thể nói, cán bộ chuyên ngành tại Trung tâm thư viện HUFI đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả hoạt động của thư viện. Do đó, việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ này là điều cực kỳ cần thiết. Hơn thế nữa, đứng trước nguồn thông tin khổng lồ và đối tượng độc giả đa dạng, các cán bộ chuyên ngành phải gia tăng cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn đọc. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, bên cạnh kiến thức chuyên môn, đội ngũ này cần phải trang bị thêm kiến thức về ngoại ngữ và tin học để có thể hỗ trợ tốt nhất bạn đọc trong việc tìm kiếm và lựa chọn thông tin bổ ích. Như vậy, nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Trung tâm thư viện HUFI cần phải được đẩy mạnh hơn nữa nhằm giúp thư viện trường ngày một lớn mạnh, xứng đáng là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục của HUFI hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2011), Vai trò và những yêu cầu mới đối với cán bộ thư viện thông tin trong kỷ nguyên Internet, Tạp chí nghiên cứu văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 2. Vũ Bích Ngân (2012), Hướng đến một mô hình thư viện đại học hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tap̣ chí Thư Viêṇ Viêṭ Nam, Số 1 (17). 3. Dương Thái Nhơn (2006), Một số suy nghĩ về cán bộ thư viện trong thời kỳ công nghệ thông tin, Bản tin thư viện - công nghệ thông tin. 4. Đinh Thúy Quỳnh (2011), Những yêu cầu đối với cán bộ thư viện thông tin trong thời đại mới, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 5. Bùi Loan Thùy (2009), Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học và cao học thư viện thông tin trong không gian phát triển mới, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 1(17). 6. Võ Công Nam (2005), Một góc nhìn khác về con đường hiện đại hóa thư viện trong điều kiện Việt Nam, Tạp chí Thông tin tư liệu, Số 1. 7. Nguyễn Thanh Trà (2010), Phát triển nguồn nhân lực Thông tin-Thư viện của mạng lưới các trường đại học tại Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_dinh_huong_phat_trien_doi_ngu_can_bo_chuyen_ng.pdf
Tài liệu liên quan