Thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - Nhà trường - xã hội cho giáo viên trường Trung học cơ sở Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

 Building relationships between family, school and society is an important task of every

school in the process of achieving educational goals. This task has just been implemented by the

school as a task of each teacher. This paper presents the results of the current status and suggests

some measures to develop the competency of building the relationships between family, school

and society for teachers in the Hoa Binh secondary school, Thuy Nguyen District, Hai Phong City

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa gia đình - Nhà trường - xã hội cho giáo viên trường Trung học cơ sở Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 48-51; 116 48 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH - NHÀ TRƯỜNG - XÃ HỘI CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÒA BÌNH, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Phan Thị Lan - Trường Trung học cơ sở Hoà Bình, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng Ngày nhận bài: 18/07/ 2018; ngày sửa chữa: 20/07/2018; ngày duyệt đăng: 06/08/2018. Abstract: Building relationships between family, school and society is an important task of every school in the process of achieving educational goals. This task has just been implemented by the school as a task of each teacher. This paper presents the results of the current status and suggests some measures to develop the competency of building the relationships between family, school and society for teachers in the Hoa Binh secondary school, Thuy Nguyen District, Hai Phong City. Keywords: Current context , measure, competency, family, school, society. 1. Mở đầu Tìm hiểu thực tiễn phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho giáo viên (GV) của chúng tôi xuất phát từ các lí do sau: 1) Xây dựng mối quan hệ này là rất quan trọng trong giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách học sinh (HS), đặc biệt là khi mà trong thực tiễn hiện nay mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong giáo dục HS chưa chặt chẽ. Điều này phụ thuộc vào năng lực xây dựng mối quan hệ của GV trường trung học cơ sở (THCS); 2) Bối cảnh hiện nay có sự pha trộn của các môi trường xã hội: môi trường xã hội công nghiệp, môi trường xã hội nông nghiệp và môi trường xã hội hậu công nghiệp; bối cảnh hội nhập và đổi mới về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của đất nước dẫn đến có sự thay đổi về mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong giáo dục HS, đòi hỏi GV phải có năng lực xây dựng mối quan hệ ở một trình độ mới; 3) Thực tế công tác phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong nhà trường của các cấp quản lí còn chưa bài bản, mang tính kinh nghiệm... Vì vậy, trong năm học 2017- 2018, bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học quan sát, điều tra bằng phiếu, phỏng vấn..., chúng tôi đã khảo sát trên 35 cán bộ quản lí và GV Trường THCS Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng về vấn đề năng lực xây dựng mối quan hệ và phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV nhà trường. Cách cho điểm và thang đánh giá: Đánh giá mức độ thực hiện Tốt (4 điểm), Khá (3 điểm), Trung bình (2 điểm), Chưa tốt (1 điểm). Chuẩn đánh giá: mức Tốt, X = 3,25-4,0; mức Khá, X = 2,5-3,24; mức Trung bình, X = 1,75-2,49; mức Chưa tốt, X < 1,75. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề lí luận Năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội của GV là tổ hợp các kiến thức, phẩm chất, kĩ năng xây dựng và đảm bảo cho việc tổ chức phối hợp tốt mối quan hệ này đạt kết quả, đáp ứng theo yêu cầu của giáo dục phổ thông; bao gồm các năng lực: nhận thức, triển khai, kiểm tra đánh giá và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xây dựng mối quan hệ này. Phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trường THCS là tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng trường THCS cùng các chủ thể quản lí trong nhà trường thông qua lập kế hoạch, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá và tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội để từ đó nâng cao cả về số lượng và chất lượng năng lực xây dựng mối quan hệ này của GV. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội bao gồm: các yếu tố trong trường THCS và các yếu tố ngoài nhà trường THCS. 2.2. Thực trạng năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội của giáo viên Trường Trung học cơ sở Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (xem bảng 1 trang bên) Nhận xét: Cán bộ quản lí và GV tham gia khảo sát đánh giá mức độ hiện có năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội của GV trong trường đạt mức độ khá tốt với điểm trung bình chung �̅� = 3,16 (min = 1, max = 4). Năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội bao gồm nhiều năng lực thành phần, VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 48-51; 116 49 mức độ hiện có của các năng lực thành phần cũng rất khác nhau, xếp theo thứ bậc: 1) Năng lực nhận thức mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội; 2) Năng lực triển khai, tổ chức mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục; 3) Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục; 4) Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Qua kết quả phỏng vấn, cán bộ quản lí và GV nhà trường đều chung ý kiến: “khởi đầu của tất cả các khâu tổ chức xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong việc phối hợp giáo dục HS đều bắt đầu từ khâu nhận thức. Nhận thức về tầm quan trọng, về cách thức thực hiện xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng... là cơ sở để hình thành thái độ, kĩ năng xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục. Bản thân GV cũng nhận thức được rất rõ vị trí của năng lực nhận thức cho nên có ý thức nâng cao nhận thức của mình để có thể thực hiện tốt hoạt động xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội và phát triển năng lực của cá nhân”. 2.3. Thực trạng phát triển năng xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho giáo viên Trường Trung học cơ sở Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (xem bảng 2 trang bên) Bảng 2 cho thấy: Cán bộ quản lí và GV Trường THCS Hòa Bình tham gia khảo sát đã đánh giá mức độ thực hiện phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV của các chủ thể quản lí trong nhà trường ở mức độ khá tốt, thể hiện điểm trung bình chung �̅�= 2,94 (min = 1, max = 4). Thứ bậc mức độ thực hiện các nội dung phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV như sau: 1) Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV (3,01); 2) Đánh giá năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong trường (2,95); 3) Lập kế hoạch phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong trường (2,93); 4) Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong trường (2,92); 5) Tổ chức sử dụng năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong trường (2,89). Qua phỏng vấn, cán bộ quản lí và GV đều cho rằng: “năng lực xây dựng mối quan hệ giữa giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội được hình thành và phát triển trong một môi trường nhất định. Nếu môi trường thuận lợi thì việc phát triển năng lực của GV sẽ rất tốt và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục HS trong nhà trường. Hiện nay hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường đã ý thức rõ vai trò của môi trường và đã làm tốt công tác Bảng 1. Đánh giá thực trạng năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội của GV Trường THCS Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng STT Nội dung Tốt Khá Trung bình Chưa tốt �̅� Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Năng lực nhận thức mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội 18 51,4 11 31,4 6 17,1 0 0,0 3,34 1 2 Năng lực triển khai, tổ chức mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục 17 48,6 12 34,3 6 17,1 0 0,0 3,31 2 3 Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong giáo dục 15 42,9 11 31,4 6 17,1 3 8,6 3,08 3 4 Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội 12 34,3 11 31,4 10 28,6 2 5,7 2,94 4 Trung bình 15 42,9 12 34,3 7 20,0 1 2,9 3,16 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 48-51; 116 50 tạo môi trường để phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV. Việc tạo môi trường cả về môi trường vật chất và môi trường tinh thần”. 2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho giáo viên trong Trường Trung học cơ sở Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (xem bảng 3 trang bên) Bảng 3 cho thấy: Phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho HS của GV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong nhà trường và bên ngoài nhà trường THCS. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là nhiều với �̅�= 3,20 ( Min = 1, max = 4). Các yếu tố bên trong nhà trường THCS có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố bên ngoài nhà trường THCS với �̅�= 3,22 và 3,18, độ lệch �̅�= 0,04. Kết quả khảo sát thực tiễn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lí nhằm phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong Trường THCS huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng. 2.5. Một số biện pháp để phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho giáo viên trong Trường Trung học cơ sở Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng 2.5.1. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho giáo viên Mục đích của biện pháp là đưa việc phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội mang tính chủ động và mạnh mẽ. Để phát triển năng lực này khâu lập kế hoạch phải được thực hiện bài bản từ việc nhận thức việc quan trọng, ý nghĩa to lớn của phát triển năng lực mối quan hệ đến việc phân tích đánh giá thực trạng hiện có của GV để có cơ sở thực tiễn chắc chắn xây dựng các loại kế hoạch cụ thể cùng các biện pháp cụ thể về các bước thực hiện kế hoạch, việc chuẩn bị nhân lực, vật lực tài lực cho việc phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Đây là công việc quản lí quan trọng đầu tiên và chi phối các khâu khác trong quản lí để đem lại hiệu quả cho việc phát triển năng lực GV của nhà trường. Bảng 2. Đánh giá mức độ thực hiện phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong Trường THCS Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng STT Nội dung Tốt Khá Trung bình Chưa tốt �̅� Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Lập kế hoạch phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong trường 12 34,3 11 31,4 10 28,6 2 5,7 2,93 3 2 Tổ chức sử dụng năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong trường 11 31,4 12 34,3 10 28,6 2 5,7 2,89 5 3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong trường 12 34,3 11 31,4 9 25,7 3 8,6 2,92 4 4 Đánh giá năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong trường 13 37,1 10 28,6 9 25,7 3 8,6 2,95 2 5 Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV 14 40,0 11 31,4 8 22,9 2 5,7 3,01 1 Trung bình 2,94 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 48-51; 116 51 2.5.2. Sử dụng giáo viên của nhà trường đúng vị trí công việc để phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội Vấn đề sử dụng GV của nhà quản lí là một yếu tố quan trọng để phát triển năng lực cho GV của nhà trường. Sử dụng GV đúng lúc, đúng chỗ, đúng công việc sẽ phát triển được năng lực, còn nếu sử dụng không đúng sẽ làm hạn chế sự phát triển năng lực của GV. Đối với năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội, người hiệu trưởng trường THCS cần đưa GV vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động chủ nhiệm lớp, các hoạt động xã hội... để phát triển tốt các năng lực này. Khi GV tiến hành tổ chức các mối quan hệ nhằm thực hiện nhiệm vụ hoạt động giáo dục thì toàn bộ các năng lực thành phần như nhận thức, triển khai xây dựng mối quan hệ... sẽ được vận hành và phát triển. 2.5.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho giáo viên đảm bảo yêu cầu chất lượng giáo dục Đây là biện pháp rất quan trọng nhằm tạo ra nền tảng cho sự phát triển năng lực; mặt khác cập nhật kiến thức, kĩ năng phù hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS. Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV bao gồm bồi dưỡng tri thức, đặc biệt là các kĩ năng xây dựng mối quan hệ. Công tác bồi dưỡng này vừa theo chuẩn nghề nghiệp vừa theo chuyên đề chuyên sâu dành cho GV THCS, phù hợp với thực tiễn giáo dục HS THCS. 2.5.4. Đánh giá giáo viên trong nhà trường theo tiêu chí năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội Kiểm tra, đánh giá là chức năng thứ tư của hoạt động quản lí giáo dục nhà trường. Thông qua việc thực hiện chức năng quản lí mà các vấn đề giáo dục được hoàn thiện và phát triển. Đối với năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội thì kiểm tra, đánh giá cũng giữ vai trò quyết định đảm bảo hiệu quả công tác phát triển năng lực của người hiệu trưởng. Để tạo điều kiện tốt cho việc kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ cần làm tốt các công việc sau: Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực xây dựng mối quan hệ; Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực theo các chỉ báo đã xây dựng như: chuẩn bị, tổ chức triển khai, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng mối quan hệ; phát hiện được các lệch lạc nảy sinh trong hoạt động và có các thao tác điều chỉnh để năng lực xây dựng mối quan hệ được hoàn thiện và phát triển tốt nhất; sử dụng kết quả đánh giá năng lực xây dựng mối quan hệ vào việc phát triển nghề nghiệp cho GV. 2.5.5. Tạo môi trường làm việc thuận lợi và phù hợp với sự phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho giáo viên Biện pháp này nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho năng lực xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội được phát triển. Người GV sẽ phát triển được năng lực tối đa khi có môi trường thuận lợi và đảm bảo. Môi trường cho sự phát triển được năng lực xây dựng mối quan hệ này bao gồm nhiều loại môi trường khác nhau: môi trường vật chất (như các điều kiện vật chất, công nghệ thông tin, kết nối liên lạc giữa gia đình, nhà trường và xã hội, quy chế làm việc trong nhà trường...) và môi trường tinh thần, môi trường pháp lí, bầu không khí tâm lí hợp tác trong nhà trường và mối quan hệ giữa GV - Phụ huynh HS - các lực lượng xã hội... Khi tạo được môi trường như vậy thì năng lực xây dựng mối quan hệ làm việc của GV sẽ phát triển tốt, đảm bảo cho hoạt động dạy học và giáo dục đạt hiệu quả. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên và phù hợp với điều kiện của nàh trường, địa phương sẽ đem lại hiệu quả trong công tác phát triển cho năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội, từ đó đem lại hiệu quả và chất lượng giáo dục của nhà trường THCS. 3. Kết luận Qua khảo sát trên, chúng tôi bước đầu có những kết luận: 1) Cán bộ quản lí và GV Trường THCS Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng nhận thức và đánh giá (Xem tiếp trang 116) Bảng 3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV trong Trường THCS Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng TT Yếu tố Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng 𝑋 Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Các yếu tố trong trường 13 37,1 14 40,0 7 20,0 1 2,9 3,22 1 2 Các yếu tố ngoài trường 15 42,9 12 34,3 7 20,0 1 2,9 3,18 2 Trung bình 3,20 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 113-116 116 nào có mùi thơm? Còn những quả khác thì như thế nào? Để trò chơi thêm sinh động, hấp dẫn, GV có thể đưa yếu tố thi đua giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm trẻ. Những trò chơi mang yếu tố thi đua như: “Trò chơi Ai nhanh hơn”, “Thi xem đội nào nhanh” cần được đưa vào các trò chơi ở trẻ 5-6 tuổi. 2.2.3. Điều kiện vận dụng Để các biện pháp được sử dụng hiệu quả nhằm giáo dục KNSS cho trẻ trong hoạt động HTBTHD, cần có những điều kiện sau: - Chuẩn bị các trò chơi có nội dung chơi phù hợp với khả năng và đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi. Các trò chơi phải vừa hấp dẫn, thú vị đối với trẻ vừa tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được SS; - Hoạt động chơi cần được tổ chức thường xuyên và tăng dần độ khó; - Có môi trường chơi (địa điểm chơi, đồ dùng, đồ chơi và các vật liệu chơi cần thiết). 3. Kết luận Tạo tình huống có vấn đề và sử dụng trò chơi trong hoạt động HTBTHD cho phép GV linh hoạt, chủ động lôi cuốn trẻ vào các hoạt động khám phá, tìm tòi để quá trình thực hiện nhiệm vụ SS của trẻ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Mặt khác, sự có mặt của các tình huống có vấn đề và trò chơi trong hoạt động HTBTHD còn giúp nâng cao và duy trì hứng thú của trẻ với hoạt động SS. Đây chính là điều kiện tối ưu để giáo dục KNSS cho trẻ. Tài liệu tham khảo [1] Đặng Thành Hưng (2010). Nhận diện và đánh giá kĩ năng. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 61, tr 24-27. [2] Baллoн A. (1967). Пcuxuчecкoe paзвumue. M. Изд. Пpocвeщeние. [3] Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên, 2002). Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB Đại học Sư phạm. [4] Cung Huân (chủ biên, 2015). 300 trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 5 tuổi. NXB Phụ nữ. [5] Đỗ Thị Minh Liên (2011). Lí luận và phương pháp hình thành biểu tượng Toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non. NXB Đại học Sư phạm. [6] Trần Thị Phương (2006). Hình thành thao tác so sánh ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua tìm hiểu môi trường xung quanh. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Viện Tâm lí học. [7] Trần Thị Ngọc Trâm (2013). Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ 3-6 tuổi. NXB Giáo dục Việt Nam. [8] Montague - Ann Smith (1997). Mathematics in nursery education. David Fulton Publishers, London. [9] Montague - Ann Smith (2012). Learning in the early years. Routledge. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP... (Tiếp theo trang 51) rất cao tầm quan trọng của năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội và công tác phát triển năng lực xây dựng dựng mối quan hệ này cho GV của hiệu trưởng và các chủ thể quản lí trong trường THCS Hòa Bình; 2) Năng lực xây dựng dựng mối quan hệ này cho GV nhà trường được đánh giá ở mức độ khá tốt; 3) Công tác phát triển năng lực xây dựng dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV nhà trường ở mức độ Khá tốt; 4) Công tác phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giũa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho HS của GV chủ nhiệm lớp trong nhà trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong nhà trường và bên ngoài nhà trường THCS; mức độ ảnh hưởng là nhiều, các yếu tố bên trong nhà trường THCS có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố bên ngoài nhà trường THCS; 5) Từ cơ sở nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi đề xuất các biện pháp như đã nêu trên nhằm phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội cho GV chủ nhiệm lớp. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 quy định về Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học. [2] Phạm Hùng (2017) Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc giáo dục: Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong thực hành giáo dục và yêu cầu đặt ra hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 418, tr 1-3. [3] Trần Thị Kim Dung (2003). Quản trị nguồn nhân lực. NXB Giáo dục. [4] Harold Koontz - Cyril Odonnell - Heinz Veihrich(1992). Những vấn đề cốt lõi của quản lí. NXB Khoa học và Kĩ thuật. [5] Nguyễn Thị Lan Phương (2011). Đánh giá kết quả giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Hà Nhật Thăng (chủ biên) - Nguyễn Dục Quang - Lê Thanh Sử - Nguyễn Thị Kỷ (2008). Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_de_xuat_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_x.pdf
Tài liệu liên quan