Thực trạng và biện pháp phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành Thông tin - Thư viện tại trường Đại học Cần Thơ

Currently, scientific research is considered to be an effective method for

students to expand their own knowledge as well as soft skills to apply their

learned theoretical knowledge to solving practical problems. This article

examines participation in scientific research of students majoring in

Information and Library, Can Tho University with low proportion of

scientific research activities. This paper therefore offers insights into how to

attract students to participate in this increasingly potential interest as a useful

resource in Information-Library training units nationwide.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành Thông tin - Thư viện tại trường Đại học Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 46-50 ISSN: 2354-0753 46 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Huỳnh Thị Trang+, Lâm Cẩm Tú Trường Đại học Cần Thơ + Email: httrang@ctu.edu.vn Article History Received: 08/8/2020 Accepted: 31/8/2020 Published: 05/10/2020 Keywords scientific research, Information and Library, students, Can Tho University. ABSTRACT Currently, scientific research is considered to be an effective method for students to expand their own knowledge as well as soft skills to apply their learned theoretical knowledge to solving practical problems. This article examines participation in scientific research of students majoring in Information and Library, Can Tho University with low proportion of scientific research activities. This paper therefore offers insights into how to attract students to participate in this increasingly potential interest as a useful resource in Information-Library training units nationwide. 1. Mở đầu Nghiên cứu khoa học (NCKH) chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người nói chung và trong các hoạt động học thuật, tư duy trong môi trường giáo dục nói riêng. NCKH không chỉ là lĩnh vực dành riêng cho các nhà khoa học với những công trình, báo cáo mang tầm vóc to lớn, mà là một hình thức hoạt động rất vừa sức, vừa tầm với năng lực của sinh viên (SV). Theo Quyết định số 08/2000/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2000 của Bộ GD-ĐT về việc ban hành quy chế NCKH của SV trong các trường đại học và cao đẳng, hình thức NCKH của SV bao gồm: tham gia triển khai áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, đời sống và an ninh quốc phòng; tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, hội thi sáng tạo khoa học công nghệ tuổi trẻ, thông tin khoa học công nghệ, câu lạc bộ khoa học SV (Bộ GD-ĐT, 2000). Hiện nay, Trường Đại học Cần Thơ rất chú trọng đẩy mạnh các hoạt động NCKH. Hằng năm, nhà trường đã đầu tư kinh phí để hỗ trợ SV tham gia NCKH. Các Khoa nói chung và Bộ môn Quản trị Thông tin - Thư viện (TT-TV) nói riêng đã tổ chức nhiều hoạt động để thu hút SV tham gia, cụ thể như: các buổi hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu, cách viết tóm tắt, cách trích dẫn tài liệu, tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề về NCKH, seminar báo cáo kết quả nghiên cứu trong SV... Tuy nhiên, hoạt động NCKH của SV vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Trong bài báo này, nhóm tác giả khảo sát và đánh giá thực trạng tham gia NCKH của SV chuyên ngành TT-TV tại Trường Đại học Cần Thơ, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm thu hút SV tích cực tham gia hoạt động NCKH. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm - Theo Huỳnh Trường Huy (2014), NCKH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà khoa học, bên cạnh hoạt động giảng dạy và tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ. Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ban hành ngày 18/6/2013 định nghĩa: NCKH là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo biện pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn (Quốc hội, 2013). NCKH là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện ra bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo các phương pháp mới, phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới (Vũ Cao Đàm, 2008, tr 2). Trong khi đó, Nguyễn Văn Tuấn (2018) cho rằng, NCKH là một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học. Trong bài báo này, NCKH được hiểu là hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra để phát hiện ra những cái mới về lí thuyết và thực tiễn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thêm giá trị hơn. Người muốn làm NCKH phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu, nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 46-50 ISSN: 2354-0753 47 - Hình thức NCKH: Theo Đặng Hữu Liêm (2003), có 4 hình thức NCKH được xác định trong các trường lớp đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước ta là: luận án (tiến sĩ), luận văn (thạc sĩ), khóa luận (tốt nghiệp đại học), bài tập NCKH. SV có thể tham gia các hình thức NCKH phong phú như: hội nghị, hội thảo khoa học, thi Olympic, dự thi NCKH, câu lạc bộ SV NCKH, SV chủ trì hoặc tham gia các đề tài NCKH của giảng viên. Một số hoạt động NCKH mà SV có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận tốt nghiệp, hay thực hiện những NCKH ở cấp khoa, trường... Nhìn chung, SV có rất nhiều sự lựa chọn về hình thức NCKH vừa sức để tham gia trong thời gian học đại học. 2.2. Thực trạng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên chuyên ngành Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Cần Thơ - Tình hình tham gia NCKH của SV: Số lượng và tỉ lệ SV ngành Thông tin - Thư viện tham gia vào các hoạt động NCKH còn khá khiêm tốn. Đa phần SV tham gia NCKH thông qua các luận văn, tiểu luận tốt nghiệp. Trong tổng số 769 SV được đào tạo trong 12 khóa (K31- K42), chỉ có 67 SV thực hiện luận văn và 29 SV làm tiểu luận tốt nghiệp, chiếm tỉ lệ 12,5% SV có tham gia loại hình NCKH này. Số lượng đề tài NCKH cấp cơ sở của SV chuyên ngành TT-TV đã thực hiện còn rất ít. Trong vòng 5 năm (2015- 2019), với 369 SV của Bộ môn, chỉ có 5 đề tài được thực hiện, chiếm tỉ lệ 1,4%. Riêng năm 2019, không có bất cứ đề tài cấp cơ sở nào của SV chuyên ngành. Nói cách khác, trong năm 2019, không có SV nào đăng kí thực hiện đề tài NCKH cấp trường. Năm 2018, tuy đề tài có tăng về số lượng, nhưng tổng số SV tham gia lại ít hơn nhiều so với các năm trước. Từ năm 2015-2017, trung bình mỗi đề tài đều có từ 2 SV cùng nhau thực hiện, tuy nhiên đến năm 2018 mỗi đề tài chỉ có 1 SV đăng kí. Kết quả cho thấy, SV chuyên ngành TT-TV đang có xu hướng thực hiện đề tài NCKH riêng lẻ dưới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn, mà không còn thực hiện theo nhóm SV. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng SV ngành đăng kí thực hiện đề tài NCKH cấp trường đang giảm đi một cách đáng kể qua các năm. Trong khi đó, việc thực hiện chuyên đề seminar khoa học, tham gia cuộc thi khoa học/Olympic và tham gia hội nghị hội thảo chuyên môn chính là 3 hoạt động NCKH do nhà trường triển khai và thu hút được rất nhiều SV các ngành khác. Tuy nhiên, số lượng SV ngành TT-TV tham gia không quá 30%, cụ thể: SV tham gia hội nghị hội thảo chuyên môn chỉ đạt 29,9%, tham gia các cuộc thi khoa học/Olympic đạt 26,3% và tham gia thực hiện chuyên đề/seminar báo cáo khoa học chỉ đạt 24,8%. Theo Nguyễn Trung Kiền (2018), khi có sự hứng thú trong hoạt động NCKH, SV sẽ nghiên cứu một cách say mê, nhiệt tình, tích cực, sáng tạo hơn và đem lại kết quả cao. Qua đó, nghiên cứu cũng giúp SV phát triển năng lực nghề nghiệp bản thân, đáp ứng yêu cầu của một cán bộ thư viện, một chuyên gia thông tin và là một nhà khoa học trong tương lai. Ngược lại, nếu không có hứng thú, SV sẽ mất đi động cơ nghiên cứu. Đáng lưu ý, hầu như các hoạt động liên quan đến NCKH của SV tại trường đại học đều là những hoạt động, phong trào tự nguyện, không mang tính bắt buộc. Chính vì thế, cần có những biện pháp phù hợp để giúp SV cảm thấy hứng thú đối với NCKH, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của NCKH. - Nguyên nhân SV không tham gia NCKH: Tác giả thực hiện khảo sát với 137 SV tại Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 9-12/2019 qua việc sử dụng thang đo khoảng cách với 5 mức ảnh hưởng để SV lựa chọn bao gồm: (1) Rất không ảnh hưởng; (2) Không ảnh hưởng; (3) Bình thường; (4) Ảnh hưởng; (5) Rất ảnh hưởng. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), giá trị trung bình/ trung bình cộng (Mean) được xem xét ở các mức (tr 50): 1,00- 1,80: Rất không ảnh hưởng; 1,81-2,60: Không ảnh hưởng; 2,61-3,40: Bình thường; 3,41-4,20: Ảnh hưởng; 4,21- 5,00: Rất ảnh hưởng (bảng 1). Bảng 1. Nguyên nhân SV không tham gia NCKH Nguyên nhân (1) (2) (3) (4) (5) ĐTB/ Mean Xếp hạng n % n % n % n % n % Ý thức học tập chưa cao 2 1,5 3 2,2 33 24,1 54 39,4 45 32,8 4,00 1 Kĩ năng tìm tin trên cơ sở dữ liệu 2 1,5 10 7,3 32 23,4 50 36,5 43 31,4 3,89 2 Trình độ tin học, ngoại ngữ kém 2 1,5 4 2,9 41 29,9 52 38,0 38 27,7 3,88 3 Lược khảo tài liệu 1 0,7 6 4,4 39 28,5 56 40,9 35 25,5 3,86 4 Thiếu đam mê 1 0,7 9 6,6 44 32,1 41 29,9 42 30,7 3,83 5 Chưa biết cách chọn đề tài 1 0,7 11 8,0 31 22,6 62 45,3 32 23,4 3,82 6 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 46-50 ISSN: 2354-0753 48 NCKH vượt quá kiến thức 2 1,5 7 5,1 42 30,7 55 40,1 31 22,6 3,77 7 Thiếu nguồn tài liệu 3 2,2 7 5,1 40 29,2 57 41,6 30 21,9 3,76 8 Chưa nhận thức tầm quan trọng của NCKH 2 1,5 5 3,6 46 33,6 62 45,3 22 16,1 3,71 9 Chưa nắm rõ thông tin 0 0,0 8 5,8 48 35,0 64 46,7 17 12,4 3,66 10 Thiếu giảng viên hướng dẫn 2 1,5 8 5,8 51 37,2 49 35,8 27 19,7 3,66 11 Đi làm thêm 3 2,2 16 11,7 38 27,7 49 35,8 31 22,6 3,65 12 Học ngành 2 1 0,7 15 10,9 45 32,8 50 36,5 26 19,0 3,62 13 Học thay thế, thực tập 5 3,6 11 8,0 41 29,9 64 44,5 19 13,9 3,57 14 NCKH không được tính điểm trung bình học kì 8 5,8 15 10,9 55 40,1 41 29,9 18 13,1 3,34 15 Bảng 1 cho thấy, phần lớn các nguyên nhân (14/15) dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng đưa ra đều có ĐTB thuộc nhóm có ảnh hưởng (ĐTB giao động từ 3,57 đến 4,00). Chỉ có một nguyên nhân duy nhất là NCKH không được tính ĐTB học kì nằm trong nhóm bình thường (ĐTB=3,34). Đặc biệt, không có nguyên nhân nào thuộc nhóm rất ảnh hưởng, rất không ảnh hưởng cũng như không ảnh hưởng. Hầu hết các SV TT-TV đều gặp phải những khó khăn nhất định khi tham gia NCKH. Trong đó, Ý thức học tập chưa cao của bản thân SV chính là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất với ĐTB là 4,00/5, tỉ lệ đồng ý là 39,4% (n=54/137), tỉ lệ rất đồng ý cao nhất với 32,8%. Lí do có mức ảnh hưởng lớn thứ hai gây cản trở khiến SV không tham gia NCKH là Kĩ năng tìm tin trên các cơ sở dữ liệu (ĐTB=3,89), trên thang điểm 5 với mức độ ảnh hưởng chiếm 36,5% (n=50/137) và 31,4% (n=43/137) rất ảnh hưởng. Ở vị trí thứ ba là Trình độ tin học, ngoại ngữ kém khi có ĐTB là 3,88, với mức đánh giá đồng ý chiếm 38,0% (n=52/137) và có 27,7% (n=38/137) SV tham gia khảo sát đánh giá đây là yếu tố rất ảnh hưởng. Kết quả về những nguyên nhân kể trên cho thấy SV còn thiếu chủ động trong học tập và thụ động trong NCKH. Bên cạnh đó, Lược khảo tài liệu cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bạn SV cảm thấy khó khăn trước NCKH. Cụ thể, có đến 40,9% (n=56/137) SV cho rằng, đây là nguyên nhân ảnh hưởng và 25,5% (n=35/137) cho rằng rất ảnh hưởng với mức ĐTB được đánh giá là 3,86. Ngoài ra, Chưa biết cách chọn đề tài cũng được cho là gây cản trở SV tham gia NCKH với mức ĐTB là 3,82, chiếm 45,3% (n=62/137) tỉ lệ SV đánh giá có ảnh hưởng và 23,4% (n=32) cho rằng rất ảnh hưởng. Đáng lưu ý, các nguyên nhân về Kĩ năng tìm tin trên các cơ sở dữ liệu; Trình độ tin học, ngoại ngữ kém; Lược khảo tài liệu hay chưa biết cách chọn đề tài có ĐTB cũng như các tỉ lệ SV tham gia khảo sát đánh giá ở mức ảnh hưởng và rất ảnh hưởng là khá cao so với các nguyên nhân khác. Nói cách khác, ngoài ý thức học tập, NCKH chưa cao thì SV vẫn còn thiếu các kĩ năng liên quan đến NCKH như kĩ năng chọn đề tài, viết lược khảo, tìm tài liệu trên các cơ sở dữ liệu đặc biệt là các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Chính vì thiếu các kĩ năng cần thiết để NCKH, nên SV luôn cảm thấy khó khăn và chùn bước mỗi khi muốn tiếp cận, thực hiện một đề tài, một hoạt động NCKH nào đó. Có thể thấy, mức độ thực hiện kĩ năng NCKH của SV chưa cao, chất lượng nghiên cứu chưa được chú trọng. Mặt khác, SV vẫn chưa có đủ đam mê để theo đuổi NCKH khi có đến 29,9% (n= 41/137) SV cho rằng, Thiếu đam mê với NCKH là yếu tố ảnh hưởng và 30,7% (n=42/137) là nguyên nhân rất ảnh hưởng đến việc bản thân tham gia NCKH. SV chưa có hứng thú, chưa thực sự say mê NCKH. Nếu có hứng thú với nghiên cứu, SV sẽ có tâm lí dễ chịu, thoải mái, tạo say mê và thúc đẩy tinh thần tham gia các hoạt động NCKH. Nhìn chung, nghiên cứu đã xác định được nhiều nguyên nhân khiến SV ngành TT-TV không có hứng thú tham gia NCKH. Thứ nhất, do ý thức học tập của SV chưa cao, thiếu chủ động trong hoạt động NCKH. SV chỉ quan tâm học các môn trong chương trình đào tạo để có tấm bằng tốt nghiệp ra trường mà chưa nhận thấy được vai trò của NCKH, bởi vì các đợt đăng kí đề tài NCKH của trường hay các hoạt động liên quan đến NCKH đều ở dạng tự nguyện tham gia. Nhà trường chỉ có chính sách cộng điểm rèn luyện mà chưa có hình thức kêu gọi NCKH với tính chất bắt buộc. Vì vậy, SV ngành còn thờ ơ với hoạt động NCKH. Thứ hai, SV rất quan tâm về khả năng tìm tin trên cơ sở dữ liệu. Quá trình thực hiện NCKH đòi hỏi SV phải vận dụng kĩ năng tìm, đọc và phân tích tài liệu. Một khi SV ngành không tự tin với kĩ năng tìm kiếm tài liệu thì rất dễ bỏ qua cơ hội đăng kí tham gia nghiên cứu. Những nguyên nhân kế tiếp phải kể đến là khả năng tin học và ngoại ngữ, kĩ năng viết lược khảo tài liệu, đam mê NCKH và cách chọn đề tài. Đây là những điều không kém phần quan trọng và là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao mức độ tham gia NCKH của SV ngành TT-TV. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 46-50 ISSN: 2354-0753 49 2.3. Đề xuất và đánh giá các biện pháp thu hút sinh viên ngành Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Cần Thơ tham gia nghiên cứu khoa học Kết quả khảo sát 137 SV ngành TT-TV về các biện pháp thu hút SV tham gia NCKH được thể hiện qua bảng 2, với thang đo 5 bậc: (1) Rất không quan trọng; (2) Không quan trọng, (3) Trung bình, (4) Quan trọng (5) Rất quan trọng. Bảng 2. Mức độ quan trọng của các biện pháp thu hút SV tham gia NCKH Biện pháp (1) (2) (3) (4) (5) Mean/ ĐTB n % n % n % n % n % Khen thưởng Cộng điểm rèn luyện 5 3,6 4 2,9 38 27,7 57 41,6 33 24,1 3,80 Thay thế môn học tự chọn khi SV NCKH đạt loại giỏi 0 0 8 5,8 21 15,3 65 47,4 43 31,4 4,04 Gửi email tuyên dương 1 0,7 6 4,4 57 41,6 49 35,8 24 17,5 3,65 Tạo cơ hội du học, trao đổi SV khi SV đạt thành tích NCKH cao 0 0 1 0,7 14 10,2 55 40,1 67 48,9 4,37 Tặng giấy khen kèm tiền thưởng 0 0 1 0,7 24 17,5 57 41,6 55 40,1 4,21 Tổ chức hoạt động thu hút Cập nhật điều chỉnh học phần NCKH 1 0,7 1 0,7 42 30,7 67 48,9 26 19 3,85 Tổ chức hội nghị, hội thảo, chuyên đề NCKH 0 0 3 2,2 35 25,5 72 52,6 27 19,7 3,90 Tổ chức tập huấn kĩ năng NCKH 0 0 2 1,5 26 19 74 54 35 25,5 4,04 Tổ chức giới thiệu NCKH cho tân SV 0 0 3 2,2 28 20,4 79 57,7 27 19,7 3,95 Bản thân SV Cầu tiến trong học tập, công việc 1 0,7 2 1,5 20 14,6 70 51,1 44 32,1 4,12 Chủ động theo dõi thông tin NCKH 0 0 4 2,9 29 21,2 64 46,7 40 29,2 4,02 Chủ động trong học tập 0 0 4 2,9 27 19,7 66 48,2 40 29,2 4,04 Nâng cao nhận thức về NCKH 0 0 0 0 15 10,9 70 51,1 52 38 4,27 Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ 0 0 4 2,9 17 12,4 54 39,4 62 45,3 4,27 Rèn kĩ năng tìm tin trên cơ sở dữ liệu 1 0,7 3 2,2 15 10,9 59 43,1 59 43,1 4,26 Bảng 2 cho thấy, cả ba nhóm biện pháp chính bao gồm Khen thưởng, tổ chức các hoạt động thu hút, bản thân SV với 15 biện pháp cụ thể đều được đánh giá từ quan trọng đến rất quan trọng khi không có yếu tố nào có ĐTB < 3,41. Điều này chứng tỏ, các biện pháp đưa ra là hoàn toàn phù hợp với mong muốn của SV. 5 trong tổng số 15 biện pháp nhận được sự đánh giá ở mức 4 (quan trọng) và mức 5 (rất quan trọng) với điểm trung bình (Mean) ≥ 4,21. Nổi bật nhất là biện pháp Tạo cơ hội du học trao đổi SV khi đạt thành tích NCKH với ĐTB là 4,37 cao nhất trong các biện pháp. Hai biện pháp được xem ở mức rất quan trọng tiếp theo là: Nâng cao về nhận thức NCKH và nâng cao trình độ tin học ngoại ngữ có cùng ĐTB là 4,27. Để thu hút tham gia NCKH, SV cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc lên kế hoạch học tập và nghiên cứu, xác định mục tiêu rõ ràng, tìm hiểu và lựa chọn cho mình một phương pháp học tập, nghiên cứu hiệu quả, phù hợp. Biện pháp tiếp theo cũng thuộc nhóm “Bản thân SV” là Rèn kĩ năng tìm tin trên cơ sở dữ liệu (ĐTB=4,26). Cuối cùng là biện pháp Tặng giấy khen kèm tiền thưởng cho SV đạt kết quả nghiên cứu tốt (ĐTB=4,21). Đặc biệt, 4 biện pháp đưa ra trong nhóm tổ chức hoạt động thu hút chỉ được SV tham gia khảo sát đánh giá ở mức quan trọng với ĐTB < 4,1. Điều này chứng tỏ SV của ngành hiện đang được trang bị khá đầy đủ kiến thức và kĩ năng về NCKH thông qua các học phần trong chương trình đào tạo. Điều quan trọng để thu hút SV tham gia NCKH là tập trung vào hai nhóm “khen thưởng” và “bản thân SV”. Có thể thấy, để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động NCKH, yếu tố đầu tiên phải đến từ chính bản thân SV. SV phải tự chủ động hơn trong hoạt động NCKH của trường và bộ môn tổ chức để định hướng nghiên cứu ngay từ ban đầu; cần năng nổ hơn trong học tập, nhất là học phần Phương pháp NCKH; rèn luyện tinh thần cầu tiến trong học tập, đặc biệt đối với các SV có ý định xin học bổng du học cũng như học ở bậc cao hơn. Chú trọng tự rèn luyện về các kĩ năng liên quan cần thiết liên quan đến NCKH như: khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu điện tử, trình độ tin học, ngoại ngữ,... để hỗ trợ cho việc nghiên cứu cũng như khuyến khích các SV khóa sau tham gia NCKH nhiều hơn. Bên cạnh đó, cập nhật điều chỉnh học phần Phương pháp NCKH, tổ chức hội nghị, hội thảo, chuyên đề NCKH, tổ chức tập huấn kĩ năng NCKH, tổ chức giới thiệu NCKH cho tân SV là các hoạt động vô cùng cần thiết trong việc tạo động lực, tiếp thêm đam mê cho SV tham gia NCKH. Một trong các hoạt động rất quan trọng đã được nghiên VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 46-50 ISSN: 2354-0753 50 cứu chỉ ra đó là Tạo cơ hội du học, trao đổi SV khi đạt thành tích NCKH cao là biện pháp được cho là hiệu quả và tối ưu nhất trong việc tiếp thêm động lực to lớn giúp SV hăng say NCKH. Ngoài ra, để khuyến khích SV tham gia nghiên cứu, các biện pháp khen thưởng khích lệ cả về vật chất lẫn tinh thần như: tặng giấy khen kèm tiền thưởng, cộng điểm rèn luyện, thay thế môn học tự chọn khi NCKH đạt loại giỏi; Nhà trường cần tích cực đổi mới công tác tài chính cho hoạt động NCKH của SV; tăng cường đầu tư kinh phí để SV thực hiện nhiệm vụ NCKH, đặc biệt là nguồn kinh phí từ ngân sách; xây dựng chính sách khen thưởng và vinh danh các SV có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH nhằm tạo động lực thúc đẩy tinh thần, hiệu suất NCKH của SV. 3. Kết luận Việc phát triển hoạt động NCKH của SV chuyên ngành TT-TV là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình đào tạo bậc đại học, tuy nhiên số lượng SV tham gia NCKH chưa cao, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, để nâng cao số lượng cũng như chất lượng NCKH, không thể thiếu công tác tuyên truyền nhằm thúc đẩy tính tự giác, đam mê nghiên cứu đến bản thân SV, tổ chức sinh hoạt NCKH thường xuyên và xây dựng các chính sách ưu đãi, tương xứng với thành tích nghiên cứu; từ đó, SV có thể thấy được giá trị NCKH mang lại cho bản thân và cho cộng đồng, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2000). Quyết định số 08/2000/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2000 về việc ban hành quy chế về nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng. Đặng Hữu Liêm (2003). Một vài quan điểm về nghiên cứu khoa học và giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học An Giang, số 13, tr 35-37. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS (tập 1). NXB Hồng Đức. Huỳnh Trường Huy (2014). Năng suất nghiên cứu khoa học: Xây dựng các giả thuyết đối với trường hợp của Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 34, tr 25-35. Nguyễn Trung Kiền (2018). Một số biện pháp nâng cao hứng thú nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Vinh. Tạp chí Giáo dục, số 438, tr 18-22. Nguyễn Văn Tuấn (2018). Đi vào nghiên cứu khoa học. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội (2013). Luật Khoa học và Công nghệ (Luật số29/2013/QH13 ngày 18/6/2013). Vũ Cao Đàm (2008). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kĩ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_bien_phap_phat_trien_hoat_dong_nghien_cuu_khoa.pdf
Tài liệu liên quan