Mục tiêu: Nghiên cứu mức độ phổ biến của việc sử dụng các thiết bị điện tử
(TBĐT) của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK), độ tuổi phổ biến mà trẻ sử
dụng nhiều, số thời gian sử dụng trong ngày, các yếu tố ảnh hưởng từ gia
đình đối với việc sử dụng TBĐT ở trẻ có RLPTK, nhận thức của phụ huynh
về ảnh hưởng của việc sử dụng TBĐT ở trẻ có RLPTK.
Phương pháp: Sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn 158 phụ huynh của trẻ
từ 1 đến 13 tuổi được chẩn đoán RLPTK tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.
HCM) từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019.
Kết quả: 100% trẻ có RLPTK đều sử dụng TBĐT, trong đó: 71% tivi và 58.2%
điện thoại di động. Trẻ xem/chơi nhiều chương trình video ca nhạc (47.5%),
phim hoạt hình (41.8%), chương trình về hình dạng, màu sắc (39.9%) và
chương trình về chữ cái, số (39.2%). Độ tuổi trẻ bắt đầu sử dụng TBĐT từ 6
tháng đến dưới 2 tuổi chiếm đến 76.6%. Thời gian trẻ sử dụng trên 2 giờ mỗi
ngày là 45.5%, trong đó tỷ lệ trên 5 giờ mỗi ngày khá cao (9.5%). 70.9% trẻ
chơi một mình không tương tác với phụ huynh. Lý do phụ huynh cho trẻ sử
dụng TBĐT là nhằm tạo hứng thú cho trẻ để trẻ thực hiện việc khác như vừa
chơi vừa ăn (54.4%) hoặc có thời gian để phụ huynh làm việc khác (49.4%).
27.8% phụ huynh ngưng hoàn toàn và 66.5% phụ huynh giảm dần số giờ sử
dụng TBĐT của trẻ trong ngày.
15 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng sử dụng thiết bị điện tử của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6.6%) (Bảng 2), đây là giai đoạn mà các triệu
chứng khó khăn về giao tiếp và tương tác sớm thường xuất hiện, gây khó
khăn cho phụ huynh, nên có thể việc cho trẻ chơi với TBĐT là một cách
làm cho trẻ và phụ huynh thoải mái. Trẻ càng lớn thì thời gian sử dụng
TBĐT càng ít đi, điều này có thể do phụ huynh ý thức được tác hại của việc
sử dụng TBĐT một mình (27.8% phụ huynh ngưng hoàn toàn và 66.5%
phụ huynh giảm số giờ chơi TBĐT của trẻ vào thời điểm khảo sát) (Bảng
5a, 5b), hoặc có thể trẻ đã được đi can thiệp và tiếp xúc với các đối tượng
khác nhau, hoặc nhờ can thiệp nên các hoạt động xã hội của trẻ nhiều hơn
vì thế có thể làm giảm số giờ chơi với các TBĐT.
Mẫu gia đình trong nghiên cứu có 60.8% là gia đình hạt nhân, có thể
cha mẹ bận làm việc và không có người giúp đỡ nên để trẻ chơi với TBĐT
nhiều hơn (Bảng 3).
Nghiên cứu cho thấy có 70.9% trẻ chơi một mình không tương tác với
phụ huynh, điều này có thể làm cho trẻ phát triển về giao tiếp và tương tác
càng khó hơn do thiếu các kích thích giao tiếp từ con người. Tổng số giờ
chơi: Từ 1 đến dưới 2 giờ: 34.8%; từ 2-3 giờ: 17.7%, đặc biệt là có trẻ chơi
trên 5 giờ/ ngày: 9.5%, thời gian chơi với thiết bị điện tử rất nhiều như vậy
có thể ảnh hưởng đến phát triển giao tiếp của trẻ.
Ngoài ra, chúng tôi có làm một số điều tra hồi cứu về “Các dấu hiệu
phát triển giao tiếp từ 12 đến 24 tháng của trẻ” và “Thông tin về dấu hiệu
giác quan và trò chơi cảm giác của trẻ”, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ các trẻ
trong nghiên cứu có nhiều vấn đề về phát triển giao tiếp sớm, các dấu
hiệu giác quan và trò chơi cảm giác cũng phù hợp với các triệu chứng của
RLPTK ở giai đoạn phát triển sớm từ 1 đến 2 tuổi.
845
Các trẻ trong khảo sát đều không có hoặc hiếm khi có các dấu hiệu
phát triển giao tiếp thông thường dành cho trẻ từ 12 đến 24 tháng. Trên
75% tỷ lệ các trẻ trong khảo sát đều “Không có/Hiếm khi” có các dấu hiệu
phát triển thông thường của trẻ như trẻ không có/hiếm khi biết gọi cha
mẹ, trẻ không có/hiếm khi biết dùng ngón trỏ để chỉ điều mình muốn, trẻ
không có/hiếm khi quay lại nhìn khi được kêu tên, trẻ không có/hiếm khi
mang đồ chơi ra khoe với cha mẹ hay rủ người khác cùng chơi, trẻ không
có/hiếm khi nhìn người khác khi giao tiếp hay nhìn theo hướng chỉ của
người khác, và trẻ không có/hiếm khi nhìn người khác xem họ có quan
sát mình hay nhìn đồ vật rồi nhìn cha mẹ (người khác) rồi nhìn đồ vật trẻ
thích để cho thấy rằng trẻ muốn có vật đó (Xem Bảng 6a).
Các thông tin về các dấu hiệu giác quan và trò chơi cảm giác thu nhận
được trong hồi cứu chiếm tỷ lệ cao phù hợp với các triệu chứng giác quan
thường gặp ở trẻ có RLPTK. Các dấu hiệu thường xuyên thể hiện ở các trẻ
trong khảo sát như là từ trên 12 tháng, 62.7% trẻ thường xuyên lăng xăng
chạy nhảy quá mức, 76.6% trẻ thường xuyên chơi 1 số trò chơi đặc biệt lặp
đi lặp lại: đa số là lego (xếp hình), đất nặn, xoay tròn (ô tô, bánh xe, quạt),
51.3% trẻ thường xuyên chơi xoay tròn bánh xe, ghế xoay, tự đứng xoay
tròn, nhìn đồ vật xoay hay thường xuyên xếp đồ thẳng hàng, và 41.1% trẻ
từ trên 12 tháng thường xuyên thể hiện sự nhạy cảm với âm thanh: bịt tai
hay sợ một số âm thanh nào đó, hay sợ một số cảm giác như đồ vật hay
hình ảnh nào đó, sợ bị chạm vào người (Xem Bảng 6b).
Các triệu chứng khó khăn về dấu hiệu phát triển giao tiếp sớm kèm
theo dấu hiệu giác quan và trò chơi cảm giác của trẻ có thể góp phần làm
cho trẻ có khuynh hướng chơi với TBĐT nhiều hơn do khó khăn trong
giao tiếp với người khác.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy rằng 100% trẻ có RLPTK đều sử dụng TBĐT,
trong đó: 71% tivi và 58.2% điện thoại di động. Trẻ xem/chơi nhiều chương
trình video ca nhạc (47.5%), phim hoạt hình (41.8%), chương trình về hình
dạng, màu sắc (39.9%) và chương trình về chữ cái, số (39.2%). Độ tuổi trẻ
bắt đầu sử dụng TBĐT từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi chiếm đến 76.6%. Thời
gian trẻ sử dụng trên 2 giờ mỗi ngày là 45.5%, trong đó tỷ lệ trên 5 giờ mỗi
846
ngày khá cao (9.5%). 70.9% trẻ chơi một mình không tương tác với phụ
huynh. Lý do phụ huynh cho trẻ sử dụng TBĐT là nhằm tạo hứng thú cho
trẻ để trẻ thực hiện việc khác như vừa chơi vừa ăn (54.4%) hoặc có thời
gian để phụ huynh làm việc khác (49.4%). Nhận thức gia đình thay đổi
qua việc ngưng hoàn toàn (27.8%) hoặc giảm dần số giờ (66.5%) sử dụng
TBĐT của trẻ trong ngày. Phụ huynh cần lưu ý đến khuynh hướng thích
sử dụng các thiết bị điện tử một cách phổ biến ở trẻ tự kỷ chủ yếu là để
tìm kiếm cảm giác thích thú, điều này có thể làm chậm trễ sự phát triển về
giao tiếp của trẻ, phụ huynh cần ngưng hoặc điều chỉnh số giờ chơi, hoặc
có tương tác với trẻ trong khi chơi để dạy trẻ để tạo điều kiện cho trẻ phát
triển tốt hơn.
Cần có nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của trẻ sau khi phụ huynh
chọn ngưng hoàn toàn hoặc giảm dần giờ sử dụng TBĐT của trẻ. Có thể
cần có nghiên cứu đối chứng giữa hai nhóm trẻ bình thường và trẻ có
RLPTK đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi về việc chơi với TBĐT để tìm hiểu thêm
về khuynh hướng lựa chọn các loại TBĐT, các chương trình và cách sử
dụng TBĐT, cũng như sự tương tác với người khác trong lúc chơi giữa
hai nhóm trẻ này nhằm góp phần xác định một số triệu chứng thường gặp
trong chơi với TBĐT ở trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tự kỷ để góp phần xác định
chẩn đoán sớm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual
of Mental Disorders, 5th Edition: DSM-5 (5th ed.). American Psychiatric
Publishing.
Data and Statistics on Autism Spectrum Disorder | CDC. (2020, September 25).
Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/ncbddd/
autism/data.html
Dawson, G., Webb, S., Schellenberg, G. D., Dager, S., Friedman, S., Aylward, E.,
& Richards, T. (2002). Defining the broader phenotype of autism: genetic,
brain, and behavioral perspectives. Development and psychopathology,
14(3), 581-611. https://doi.org/10.1017/s0954579402003103
Zillmer, E. A., Spiers, M. V., & Culbertson, W. C. (2007). Principles of
Neuropsychology (2nd ed.). Wadsworth Publishing.
847
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn
Trụ sở:
Phòng 501, Nhà Điều hành
ĐHQG-HCM, phường Linh
Trung, TP Thủ Đức, TPHCM
ĐT: 028 62726361
Website: www.vnuhcmpress.edu.vn
Văn phòng đại diện:
Tòa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn,
số 10-12 Đinh Tiên Hoàng,
phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM
ĐT: 028 62726390
Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung
TS ĐỖ VĂN BIÊN
Biên tập
NGUYỄN ANH TUYẾN – SIN KẾ DUYÊN
Sửa bản in
THIÊN PHONG – NHƯ NGỌC
Trình bày, bìa
BẢO NGỌC
Đối tác liên kết
KHOA TÂM LÝ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, (ĐHQG-HCM)
ISBN: 978-604-73-8668-0
Xuất bản lần thứ 1. Số lượng in: 100 cuốn, khổ 16 x 24 cm.
Số XNĐKXB: 3924-2021/CXBIPH/1-66/ĐHQGTPHCM.
QĐXB số 202/QĐ-NXB cấp ngày 09/11/2021. In tại: Công ty TNHH MTV In Tín Lộc.
Địa chỉ: 117/5 Võ Thị Thừa, phường An Phú Đông, Quận 12, TP HCM.
Nộp lưu chiểu: Năm 2021.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung
khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Nhà xuất bản.
ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!
NHẬN DIỆN, LƯỢNG GIÁ VÀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO TRẺ EM GẶP
RỐI LOẠN CHUYÊN BIỆT HỌC TẬP TRONG BỐI CẢNH HỌC ĐƯỜNG
IDENTIFICATION, ASSESSMENT AND INTERVENTION FOR CHILDREN
WITH SPECIFIC LEARNING DISORDERS IN SCHOOL CONTEXT
Khoa Tâm lý – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, (ĐHQG-HCM)
UCLouvain, LIÈGE université, Faculty of Psychology Ho Chi Minh City
University of Social Sciences and Humanities,
ARES Académie De Recherche Et D'enseignement Supérieur
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_su_dung_thiet_bi_dien_tu_cua_tre_co_roi_loan_pho.pdf