Thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao kết quả học tập cho sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ cố vấn học tập trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Đội ngũ cố vấn học tập (CVHT) có vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn cho

sinh viên (SV) các vấn đề có liên quan đến việc học ở trường đại học như: Đăng kí

môn học trực tuyến, lựa chọn chương trình học tập, học vượt chương trình, hướng

dẫn nghiên cứu khoa học (NCKH), tư vấn về phương pháp học tập (PPHT) Đặc

biệt là SV năm thứ nhất, các em còn rất bỡ ngỡ với những cách học mới, môi trường

học tập (MTHT) mới lạ. Bài viết nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng các biện

pháp để nâng cao kết quả học tập (KQHT) cho SV năm thứ nhất của đội ngũ CVHT

trường Đại học sư phạm- Đại học Huế ( ĐHSP- ĐH Huế), làm căn cứ cho việc đề

xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho SV

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao kết quả học tập cho sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ cố vấn học tập trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
114 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ Thiều Thị Hƣờng1 Tóm tắt Đội ngũ cố vấn học tập (CVHT) có vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn cho sinh viên (SV) các vấn đề có liên quan đến việc học ở trường đại học như: Đăng kí môn học trực tuyến, lựa chọn chương trình học tập, học vượt chương trình, hướng dẫn nghiên cứu khoa học (NCKH), tư vấn về phương pháp học tập (PPHT) Đặc biệt là SV năm thứ nhất, các em còn rất bỡ ngỡ với những cách học mới, môi trường học tập (MTHT) mới lạ. Bài viết nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp để nâng cao kết quả học tập (KQHT) cho SV năm thứ nhất của đội ngũ CVHT trường Đại học sư phạm- Đại học Huế ( ĐHSP- ĐH Huế), làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập cho SV. 1. Đặt vấn đề Từ năm học 2008 – 2009 các trường Đại học thuộc Đại học Huế bắt đầu triển khai phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Để đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo mới, các Trường Đại học đã cử đội ngũ CVHT thay cho đội ngũ giáo viên hướng dẫn. Đội ngũ CVHT cùng một lúc phải thực hiện nhiều vai trò, chức năng. Họ vừa là người quản lí, giáo dục sinh viên, tư vấn cho sinh viên về chương trình đào tạo, cách thức xây dựng kế hoạch học tập, hướng dẫn sinh viên đăng kí các học phần ở từng học kì để hoàn thành khóa học, tư vấn cho sinh viên phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học Vì vậy, CVHT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, kết quả học tập của SV nói riêng, đặc biệt là SV năm thứ nhất. Thực tế cho thấy, SV năm thứ nhất trường ĐHSP Huế đang thực hiện bước chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ thông sang môi trường học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về nội dung, khối lượng tri thức, phương pháp dạy học, hình thức học tập Chính vì sự bỡ ngỡ đó nên trong quá trình học tập, các em gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến kết quả học tập trong năm đầu thường rất thấp. Do đó, để nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất, cần có sự quan tâm, giúp đỡ từ khoa, nhà trường, đặc biệt là các CVHT. CVHT là người đại diện cho khoa, nhà trường trong việc đề xuất và thực hiện các biện pháp nhằm hình thành cho SV thái độ, động 1 ThS. GVC – Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 115 cơ đúng đắn, các kĩ năng học tập, kích thích SV tự tìm được PPHT phù hợp với bản thân để đạt kết quả học tập tốt nhất. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp NCKH. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở lý luận, các phương pháp: Điều tra bằng Bảng hỏi; Phỏng vấn; Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập; Toán thống kê được sử dụng để tìm hiểu thực trạng và xử lý kết quả điều tra. Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 21 CVHT và 200 SV năm thứ nhất của trường ĐHSP- ĐH Huế. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Nhận thức của SV và CVHT về vai trò của đội ngũ CVHT trong việc nâng cao KQHT cho SV năm thứ nhất Bảng 1. Nhận thức của GV và SV về vai trò của CVHT trong việc nâng cao kết quả học tập cho SV Mức độ quan trọng Số lƣợng SV Tỉ lệ ( % ) SV Số lƣợng CVHT Tỉ lệ ( % ) CVHT Rất quan trọng 97 48.5 5 23.8 Quan trọng 103 51.5 16 76.2 Không quan trọng 0 0 0 0 Số liệu ở bảng 1 cho thấy, có tới 51.5% SV cho rằng, CVHT có vai trò quan trọng và 48.5% SV đã khẳng định, các CVHT có vai trò rất quan trọng. Như vậy, 100% SV đều đã nhận thức được tầm quan trọng của các CVHT trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Đối với SV năm thứ nhất, khi bước vào môi trường học tập ở trường đại học, các tân SV thường gặp khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là trong học tập. Các em chưa thích nghi với phương thức học tập theo học chế tín chỉ nên kết quả học tập trong năm đầu thường không cao. Vì vậy, CVHT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập cho các em. Các biện pháp, các hoạt động CVHT tổ chức cho sinh viên sẽ giúp các em vượt qua trở ngại. Đó là lý do 76.2% CVHT cho rằng, họ có vai trò “Quan trọng” và 23.8% CVHT khẳng định, họ có vai trò “ Rất quan trọng” trong việc nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất. 116 Như vậy, từ kết quả điều tra cho thấy, SV và GV đều khẳng định, CVHT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập cho SV. Tuy nhiên, SV đánh giá về vai trò của CVHT ở mức độ “Rất quan trọng” chiếm tỉ lệ cao hơn so với CVHT. 3.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp để nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất của đội ngũ CVHT trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế Qua kết quả điều tra thực tế, các biện pháp và mức độ sử dụng được CVHT thực hiện theo đánh giá của SV như sau: Bảng 2. Đánh gía của SV về các biện pháp CVHT đã sử dụng để nâng cao kết quả học tập cho SV TT Các biện pháp tác động Mức độ ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ 1 Đề ra yêu cầu cụ thể, phù hợp đối với mỗi SV và tập thể lớp 10.5% 49.0% 34.0% 6.5% 2.37 2 Xây dựng truyền thống học tập cho tập thể SV 5.5% 40.0% 42.5% 12.0% 2.61 3 Quan tâm, giúp đỡ SV yếu, kém 10.0% 31.5% 40.5% 18.0% 2.67 4 Phát động phong trào học tập sôi nổi trong tập thể SV 5.5% 45.0% 36.5% 13.0% 2.57 5 Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường giúp đỡ SV 8.5% 35.5% 43.0% 13.0% 2.61 6 Chia nhóm, phân tổ học tập, đôi bạn cùng tiến 11.5% 39.0% 33.0% 16.5% 2.55 7 CVHT thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các giảng viên bộ môn 5.0% 31.5% 49.0% 14.5% 2.73 8 Giáo dục cho SV thái độ, động cơ học tập đúng đắn 15.5% 44.5% 32.5% 7.5% 2.32 9 Giúp SV lựa chọn phương pháp và cách thức học tập phù hợp 10.0% 45.5% 37.5% 7.0% 2.42 10 Nêu gương và khen thưởng đối với những SV hoàn thành tốt 7.0% 41.0% 39.0% 13.0% 2.58 117 nhiệm vụ học tập 11 Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa 6.0% 32.5% 42.0% 19.5% 2.75 12 Định hướng, giúp đỡ SV trong việc tìm kiếm tài liệu học tập 10.0% 40.0% 41.5% 8.5% 2.49 Trung bình chung 2.56 Từ kết quả thu được cho thấy, ĐTBC = 2.56 là kết quả khá cao, có ý nghĩa tích cực. Nhìn chung, đa số SV đều thừa nhận, các CVHT đã sử dụng đa dạng các biện pháp để tác động nhằm giúp SV nâng cao kết quả học tập. Trong các biện pháp trên, biện pháp “Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa” được sử dụng nhiều nhất, ĐTB = 2.75, với mức độ “Thường xuyên” chiếm 32.5% và “Thỉnh thoảng” chiếm 41%.Tuy nhiên, mức độ “Chưa bao giờ sử dụng” còn chiếm tỉ lệ khá cao, tới 19.5%. Sở dĩ đây là biện pháp được CVHT sử dụng nhiều nhất là do biện pháp này mang lại hiệu quả cao, thiết thực, áp dụng được với nhiều SV. Tiếp đến là các biện pháp “CVHT thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các giảng viên bộ môn” với ĐTB = 2.73 nhưng vẫn còn 49% CVHT “Thỉnh thoảng” mới sử dụng. Thậm chí có 14.5 % SV trong diện điều tra khẳng định, các CVHT “Chưa bao giờ” sử dụng biện pháp này. Đứng ở vị trí thứ 3 là biện pháp “Quan tâm, giúp đỡ SV yếu, kém” ĐTB = 2.67 với mức độ sử dụng “Thường xuyên” 31.5% và “ Thỉnh thoảng” 40.5%. Điều đáng ngạc nhiên là hai biện pháp này được CVHT sử dụng nhiều nhưng mức độ sử dụng lại rất hạn chế. Thực tế cho thấy, hai biện pháp trên chỉ đem lại hiệu quả cao nếu chúng được áp dụng một cách thường xuyên và có hệ thống. Nhìn chung, các biện pháp mà CVHT đã sử dụng theo đánh giá của SV là khá đa dạng nhưng tần suất sử dụng còn thấp. Những biện pháp CVHT ít sử dụng nhất là “Giáo dục cho SV thái độ và động cơ học tập đúng đắn” với ĐTB = 2.32 ; tiếp đến là “Giúp SV lựa chọn phương pháp và cách thức học tập phù hợp”, ĐTB = 2.42. Đáng tiếc đây là những biện pháp rất quan trọng, có vai trò quyết định đối với việc nâng cao kết quả học tập cho SV nhưng lại ít được các CVHT chú trọng. Bởi hoạt động học tập ở trường đại học đòi hỏi ở SV tính tích cực, chủ động rất cao. Với phương thức học tập theo học chế tín chỉ, thời gian học tập trên lớp bị rút ngắn nếu không có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, không 118 chịu khó tìm tòi, tự học, không có phương pháp học tập phù hợp, SV rất khó đạt được kết quả như mong muốn. Biện pháp “Đề ra yêu cầu hợp lý đối với tập thể lớp và mỗi SV” cũng ít được các CVHT sử dụng, ĐTB = 2.37. Thông thường biện pháp này phải được hầu hết CVHT sử dụng nhưng kết quả điều tra lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Qua phỏng vấn các CVHT chúng tôi được biết, biện pháp này họ thường áp dụng đầu năm học, khi tập thể SV đã ổn định tổ chức nhưng có nhiều SV nhập học sau (Nguyện vọng 2) hoặc không chú ý hoặc không phải là cán bộ lớp nên các em không nắm được. Trực tiếp phỏng vấn và điều tra bằng Ạket các CVHT cho SV năm thứ nhất, chúng tôi được biết, những biện pháp CVHT đã sử dụng để giúp SV nâng cao kết quả học tập được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3. Các biện pháp CVHT đã sử dụng để nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất TT Các biện pháp CVHT đã sử dụng Mức độ sử dụng ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ 1 Thông qua ban cán sự và tập thể lớp để đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp và từng SV 71.4% 19.0% 4.8% 4.8% 2.57 2 Xây dựng truyền thống học tập cho tập thể SV 4.8% 71.4% 23.8% 0% 1.81 3 Quan tâm, giúp đỡ SV yếu, kém 9.5% 28.6% 61.9% 0% 1.48 4 Phát động phong trào học tập sôi nổi trong tập thể SV 4.8% 47.6% 47.6% 0% 1.57 5 Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường giúp đỡ SV 14.3% 23.8% 61.9% 0% 1.52 6 Chia nhóm, phân tổ học tập; Đôi bạn cùng tiến 9.5% 38.1% 524% 0% 157 7 Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với giảng viên bộ môn về tình hình học tập của SV 9.5% 38.1% 47.6% 4.8% 152 119 8 Giáo dục SV có thái độ, động cơ học tập đúng đắn 4.7% 47.7% 47.6% 0% 1.57 9 Giúp SV tìm ra phương pháp và cách thức học tập phù hợp 4.9% 38% 57.1% 0% 1.48 10 Nêu gương và khen thưởng đối với những SV hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập 48.0% 47.6% 47.6% 0% 1.57 11 Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa 14.3% 47.5% 33.4% 4.8% 1.71 12 Định hướng, giúp đỡ SV trong việc tìm kiếm tài liệu học tập 14.3% 38.1% 47.6% 0% 1.67 Trung bình chung 1.67 Kết quả ở bảng trên cho thấy, các biện pháp được CVHT sử dụng nhiều nhất là “Thông qua ban cán sự và tập thể lớp để đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp và từng SV” ĐTB = 2.57;với mức độ sử dụng“ Rất thường xuyên” là 71.4%. Theo đánh giá của SV, biện pháp này ít được CVHT sử dụng (ĐTB = 2.37) nhưng các CVHT đã khẳng định, biện pháp này họ sử dụng nhiều nhất. Như vậy đã có sự khác biệt lớn trong cách đánh giá của SV và CVHT. Qua trao đổi với các CVHT chúng tôi được biết, phần lớn CVHT sử dụng biện pháp này bởi vì họ tin tưởng vào năng lực và uy tín của BCS lớp cũng như tin tưởng vào tính tích cực, chủ động học tập của SV. BCS lớp là những người phụ tá đắc lực của CVHT và là thành viên tích cực, thường xuyên nắm vững tình hình của lớp. Sở dĩ giữa CVHT và SV không thống nhất với nhau trong cách đánh giá là do cách thức sử dụng. Biện pháp này thường được CVHT sử dụng đầu năm học khi SV mới nhập học nên nhiều SV không hiểu hoặc không để ý. Tiếp đến là các biện pháp “Xây dựng truyền thống học tập cho tâp̣ thể SV”, ĐTB = 1.8 với mức độ sử dụng “Thường xuyên” 71.4% . Đây là biện pháp mà các CVHT luôn dành sự quan tâm vì hơn ai hết họ hiểu rằng, tập thể lớp vừa là môi trường vừa là điều kiện để mỗi SV học tập và hoàn thiện bản thân. Truyền thống học tập và thành tích cao trong học tập là những chỉ tiêu mà tập thể SV phấn đấu để đạt được. Xây dựng truyền thống học tập sẽ góp phần tạo nên động lực giúp SV thực hiện tốt hoạt động học tập của bản thân nói riêng và thành tích của lớp nói chung. “Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa”. Biện pháp này được cả SV và CVHT đánh giá là một trong những biện pháp được sử dụng nhiều nhất. Vào đầu năm học, các khoa thường tổ chức cho 120 SV năm thứ nhất giao lưu với các anh chị lớp trên để giúp các em có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tập. SV khóa trên là những người đã học qua chương trình của SV năm thứ nhất nên họ có thể truyền lại cho các tân SV những kinh nghiệm cần thiết trong học tập và rèn luyện. Đây là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực nên thường được các CVHT sử dụng. Qua đây, có thể thấy, các CVHT trường ĐHSP Huế đã lựa chọn và sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao kết quả học tập cho SV lớp mình phụ trách. Theo số liệu đã được thu thập, bên cạnh những biện pháp luôn được CVHT ưu tiên sử dụng thì cũng có những biện pháp ít được sử dụng hơn như “Quan tâm, giúp đỡ SV yếu, kém” ĐTB = 1.48; “Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường giúp đỡ SV” ĐTB = 1.52. Sở dĩ CVHT ít sử dụng các biện pháp này là do tính hiệu quả mà nó đem lại không cao và khả năng áp dụng rất hạn chế. Như vậy, nhìn chung cách đánh giá của SV và CVHT trong việc sử dụng các biện pháp để nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất khá tương đồng . Điều này cho thấy đã có sự thống nhất trong hoạt động của SV và CVHT. Tuy nhiên, qua phỏng vấn SV và CVHT, chúng tôi được biết, vẫn còn tồn tại tình trạng một số CVHT ít dành thời gian tổ chức sinh hoạt lớp, chủ yếu do SV tự sinh hoạt. Một bộ phận nhỏ CVHT chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các biện pháp để nâng cao CLHT cho SV. Đó là lý do giải thích cho sự mâu thuẫn trong cách đánh giá của SV và CVHT. Bởi kết quả điều tra ở 2 bảng cho thấy, biện pháp “Tổ chức cho SV các buổi giao lưu để trao đổi kinh nghiệm học tập” có 19.5% SV cho rằng, các CVHT “Chưa bao giờ tổ chức” nhưng chỉ có 4.8% CVHT thừa nhận. 18% SV khẳng định, CVHT chưa bao giờ quan tâm, giúp đỡ SV yếu kém nhưng không có CVHT nào đồng ý. 16.5% SV cho biết, CVHT chưa bao giờ chia nhóm học tập cho SV nhưng các CVHT đều phủ nhận Sở dĩ như vậy là do SV năm thứ nhất không hiểu rõ vai trò định hướng, chỉ đạo của CVHT. 3.3. Hiệu quả sử dụng các biện pháp để nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất của đội ngũ CVHT Để đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất của đội ngũ CVHT, chúng tôi đã tiến hành điều tra 200 SV năm thứ nhất. Với câu hỏi: “Sau khi CVHT thực hiện các biện pháp tác động, bạn thấy kết quả học tập của mình như thế nào?” và “Những biện pháp CVHT sử dụng đã đem lại hiệu quả như thế nào trong việc nâng cao kết quả học tập cho lớp bạn?”, kết quả thu được như sau: 121 Bảng 4. Đánh giá của SV và GV về hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp Mức độ đạt hiệu quả Tỷ lệ % SV Tỷ lệ % GV Đạt hiệu quả cao 47.0 23.8 Bình thường 47.5 76.2 Không đạt hiệu quả 5.5 0 Bảng trên cho thấy, 47% SV khẳng định, những biện pháp CVHT đã sử dụng đạt hiệu quả cao. Trong khi đó chỉ có 23.8% GV thừa nhận. Điều này chứng tỏ CVHT rất khiêm tốn khi đánh giá những đóng góp của bản thân đối với kết quả học tập của SV. 48.5% SV cho rằng, họ tiến bộ đáng kể trong học tập. Đúng vậy, khi xem xét vở ghi bài, bài tập, bài kiểm tra của SV, chúng tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ đáng kể. Các em đã được CVHT bày vẽ cách giải bài tập, ghi chép bài giảng ở đại học. 51.5% SV thừa nhận, họ có tiến bộ nhưng không đáng kể. Một phần do CVHT ít quan tâm, phần nữa do bản thân các em chậm thích nghi với môi trường học tập mới. Khi tìm hiểu thái độ của SV đối với các hoạt động CVHT đã tổ chức, có 59.5% tổng số SV được điều tra cho rằng, SV tích cực, nhiệt tình tham gia; tinh thần hợp tác, đoàn kết của SV được nâng cao và sinh viên có động cơ, thái độ học tập tích cực ( 51.5%). Song vẫn còn 11% SV thừa nhận “Đa số SV không hứng thú với các hoạt động do CVHT tổ chức” và 10% SV khẳng định, kết quả học tập của SV chưa được nâng cao. Phần lớn (76.2%) CVHT thừa nhận, chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý giải cho vấn đề này có nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết là do còn nhiều SV chưa tích cực, chủ động trong học tập, chậm thích nghi với môi trường học tập mới. Đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất bởi lẽ SV chính là chủ thể của hoạt động học, kết quả học tập phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực của các em. Tiếp đến là do một số CVHT chưa thật sự quan tâm tới SV, các biện pháp và hoạt động CVHT tổ chức chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của tất cả SV Cho nên hiệu quả đem lại chưa cao. Tuy nhiên, các CVHT vẫn ghi nhận sự tiến bộ của SV, kết quả thể hiện ở bảng sau: 122 Bảng 5. Đánh giá của CVHT về thái độ của SV sau tác động của các biện pháp Biểu hiện của SV đối với các biện pháp tác động Tỉ lệ(%) SV tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của lớp, khoa và trường 81.0 Kết quả học tập của SV được nâng cao 61.9 SV hứng thú hơn trong các hoạt động của lớp, Đoàn, Hội 90.5 Tinh thần hợp tác, đoàn kết của SV được nâng cao 62.0 Xây dựng được phong trào thi đua học tập trong tập thể SV 55.0 SVcó động cơ và thái độ học tập tích cực 60.0 SV không hứng thú với các hoạt động do CVHT tổ chức 19.0 Kết quả học tập của SV chưa được nâng cao 20.0 Từ bảng 5 cho thấy, 81% CVHT cho rằng, SV tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động do CVHT tổ chức, đã xây dựng được phong trào thi đua học tập trong lớp và kết quả học tập của SV được nâng cao 20% CVHT thừa nhận, kết quả học tập của SV lớp mình phụ trách không được như mong muốn. Sau khi trò chuyện với họ chúng tôi được biết, một bộ phận không nhỏ CVHT không trực tiếp dạy SV năm thứ nhất, vả lại ngoài việc đảm nhận vai trò CVHT, họ còn phải thực hiện giảng dạy bộ môn, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và tham gia các công tác đoàn thểHơn nữa sự đãi ngộ của nhà trường đối với đội ngũ CVHT không nhiều, không có sự đánh giá, tổng kết thi đua giữa các CVHT. Tất cả những việc họ làm phần lớn là do trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp nên hiệu quả chưa được như mong muốn. 4. Kết luận và kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc sử dụng các biện pháp nâng cao kết quả học tập cho SV năm thứ nhất, chúng tôi nhận thấy: Đội ngũ CVHT của trường ĐHSP- ĐH Huế đã sử dụng khá đa dạng các biện pháp để góp phần giúp SV năm thứ nhất nâng cao kết quả học tập và ở mức độ khá thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ CVHT chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, họ chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng các biện pháp và tổ chức các hoạt động để nâng cao kết quả học tập cho SV. Các biện pháp được đa số CVHT sử dụng như: Đề ra các yêu cầu cụ thể cho tập thể SV; Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập cho SV; Xây dựng truyền thống học tập cho tập thể SV. Đây là những biện pháp truyền thống được phần lớn CVHT sử dụng 123 bởi lẽ nó phù hợp với đặc điểm của SV năm thứ nhất và phương thức học tập theo học chế tín chỉ. Bên cạnh đó cũng có nhiều biện pháp mang tính hiệu quả cao như: Nêu gương, khen thưởng; Phát động phong trào thi đua học tập trong lớp; Tổ chức câu lạc bộ học tập; Tổ chức học tập theo nhóm nhưng do các điều kiện chủ quan và khách quan nên các CVHT ít sử dụng. Nhìn chung, các CVHT đã có sự đa dạng và khá linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp tác động nhằm giúp SV nâng cao kết quả học tập. Tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa thật sự như mong muốn, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về mặt thời gian nên một số CVHT chưa phát huy hết vai trò của mình. Để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với công việc, các CVHT không chỉ cần phải có thời gian mà còn phải có năng lực tổ chức, năng lực quản lý, sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, thực sự thương yêu học trò, coi SV năm thứ nhất như con, em mình, sẵn sàng chỉ bảo, giúp đỡ các em tận tình. Để giúp SV năm thứ nhất nâng cao kết quả học tập, chúng tôi xin đề xuất mấy ý kiến sau: + “Giáo dục cho SV thái độ và động cơ học tập đúng đắn”. Đây là biện pháp đầu tiên có vai trò rất quan trọng bởi nếu SV có động cơ học tập, họ sẽ phát huy hết nội lực của bản thân, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên học tốt. + “Đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho tập thể SV và cho từng cá nhân” để các em phấn đấu. + “Phát động phong trào thi đua trong học tập” nhưng phải có tổng kết, đánh giá, thưởng- phạt công minh. +“Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập như: Đố vui để học; Hội vui học tập; Trò chơi học tập; Rung chuông vàngđể tạo sự gắn kết giữa các SV, góp phần nâng cao, mở rộng sự hiểu biết, kích thích tính tích cực học tập của SV. + “Thường xuyên trao đổi với các GV bộ môn, Ban cán sự lớp” để kịp thời nắm bắt tình hình học tập cũng như tư tưởng, thái độ của SV. + “Chia nhóm học tập để SV kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau” nhưng phải có kiểm tra, đánh giá để kích thích sự thi đua giữa các nhóm. + “Cử cán sự môn học” để các SV giỏi có điều kiện phát huy năng lực của bản thân trong việc chữa bài tập, giải đáp thắc mắc cho lớp. + “Gây qũy khuyến học”để giúp đỡ SV nghèo vượt khó và SV đạt thành tích 124 trong việc giúp đỡ bạn. +“ Biểu dương, nêu gương những SV có nhiều nỗ lực trong học tập” để kích thích sự thi đua trong tập thể SV Mỗi biện pháp đều có thế mạnh và chức năng riêng, các CVHT nên căn cứ vào tình hình cụ thể của tập thể SV để sử dụng phối kết hợp, linh hoạt và sáng tạo các biện pháp nhằm giúp SV nâng cao kết quả học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 3. Đặng Vũ Hoạt (1999), “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường THCS”, Nxb Giáo dục. 4. Trần văn Hùng (2012), “ Vai trò của giáo viên cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Báo Giáo dục và thời đại online. 5. Phí Công Mạnh (2011), “Ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP- ĐH Huế”, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học. 6. Văn Thị Thanh Nhung (2012), “ Vai trò của Cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Kỉ yếu Trường ĐHSP Huế. 7. Hồ Văn Liên (Chủ biên) (2001), Đề cương bài giảng “Tổ chức hoạt động giáo dục ở nhà trường PTTH”, ĐHSP Huế. 8. Trƣờng ĐH Bách khoa Hà Nội (2008), “Qui định công tác cố vấn học tập” và “ Hướng dẫn công tác cố vấn học tập cho SV đào tạo theo học chế tín chỉ”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_su_dung_cac_bien_phap_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_ch.pdf
Tài liệu liên quan