Nghiên cứu này tập trung đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô
tại trường Cao đẳng Giao thông vận tải Huế thông qua số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thu
thập được từ khảo sát mẫu nghiên cứu gồm 30 cán bộ giáo viên và 98 học viên đang học lái
xe ô tô tại trường. Nghiên cứu đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác
quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô dựa trên kết quả đánh giá từ ba khía cạnh của công tác
quản lý chất lượng là chất lượng đầu vào (học viên, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ giảng
dạy, mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên), chất lượng quá trình đào
tạo (tổ chức và quản lý đào tạo, hoạt động dạy và học, dịch vụ cho học viên) và chất lượng
đầu ra.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung bình, mức chưa tốt. Điều này cho thấy
tính chuyên nghiệp, thái độ phục vụ, sự quan tâm đến học viên còn hạn chế, chưa thật sự chu
đáo và niềm nở, hướng dẫn chưa tận tình dẫn đến sự đánh giá của học viên là chưa cao.
Về công tác tổ chức sát hạch hiện nay có nhiều vấn đề cần phải xem xét, cụ thể là mức
đánh giá dưới tốt chiếm đến 81,63%, điều này cho thấy tính công khai , khách quan, nghiêm
túc, minh bạch và công bằng trong quá trình sát hạch chưa được đánh giá cao.
2.2.2. Hoạt động dạy và học
Bộ phận giáo viên d ạy nghề lái xe ô tô của trường đã được xây dựng khá lâu (từ năm
1990 đến nay). Việc đào tạo lái xe ô tô chỉ chú trọng vào việc truyền nghề là chủ yếu, vì vậy ý
thức nghề nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào bản chất sẵn có của từng học viên.
Do đặc thù của đào tạo lái xe ô tô là giáo viên và h ọc viên thường xuyên tiếp xúc với
các tình huống nguy hiểm trên đường , điều này tác đ ộng rất lớn đến tâm lý của giáo viên. Vì
vậy, một số giáo viên có lúc, có nơi chưa kiểm soát được tâm lý cá nhân, dẫn đến xuất hiện
một vài hiện tượng xử lý tình huống sư phạm chưa thực sự phù hợp.
Theo quy định hiện hành về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
quy định cho việc đào tạo lái xe ô tô, thời gian học thực hành cho một khóa h ạng B với tổng
số giờ học thực hành lái xe là 420 giờ, mỗi xe chỉ có 5 học viên, mỗi học viên là 84 giờ. Hạng
C có tổng số giờ thực hành là 752 giờ, mỗi xe chỉ có 8 học viên. Nâng hạng giấy phép lái xe
lên 1 bậc thì tổng số giờ thực hành lái trên một xe là 144 giờ, mỗi xe 8 học viên, số giờ thực
hành mỗi học viên là 18 giờ. Nâng hạng lên 2 bậc gồm B2 lên C và C lên E với tổng số giờ
thực hành lái xe là 280 giờ, số học viên trên 1 xe là 10 học viên, số giờ thực hành trên mỗi
học viên là 28 giờ. Bên cạnh đó, tùy vào năng lực, năng khiếu, khả năng của từng học viên mà
kế hoạch học tập linh hoạt đáp ứng sự hài lòng cũng như chất lượng đào tạo.
2.2.3. Các dịch vụ cho người học
951
Để đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu học lái xe ô tô của xã hội , Nhà trường đã triển
khai nhiều dịch vụ cho người học nghề lái xe ô tô như dịch vụ cho thuê phương tiệ n tập lái có
giáo viên dạy lái kèm cặp , dịch vụ cho thuê phương tiện để tập lái có tín hiệu tại Trung tâm
sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, các dịch vụ này đã được học viên đồng tình và hưởng ứng .
2.3. Chất lượng đầu ra
Kết quả đào tạo lái xe ô tô của Trường trong giai đoạn 2011 đến 2013 cho thấy số học
viên học lái xe ô tô B 1 có xu hướng giảm, hạng B2 có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng số học viên tham gia học lái xe ô tô tại trường (Bảng 7).
Bảng 7. Kết quả đào tạo lái xe ô tô của Trường Cao đẳng Giao thông Huế
giai đoạn 2011 đến 2013
(Đơn vị tính: Học viên)
Hạng xe 2011 2012 2013
Tăng giảm (%)
2012/2011 2013/2102
Lái xe ô tô hạng B1 1042 313 -69,97 0
Lái xe ô tô hạng B2 1937 2880 3043 48,68 5,65
Lái xe ô tô hạng C 804 487 405 -39,43 -16,84
Nâng hạng D 185 220 207 18,91 -5,91
Nâng hạng E 103 124 108 20,38 -12,91
Nâng hạng F 82 62 74 -24,40 19,35
Nâng hạng B1 -> B2 33 39 31 18,18 -2052
Nâng hạng B2 -> C 71 60 51 -15,5 -15
Tổng 4257 4185 3919 -1,69 -6,36
(Nguồn: Phòng Đào tạo – Trường Cao đẳng Giao thông Huế)
Về kết quả báo cáo chất lượng thi tốt nghiệp và sát hạch lái xe ô tô các hạng được thể
hiện ở Bảng 8. Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ sát hạch cấp giấy phép lái xe của trường đạt tỷ lệ
rất cao, năm 2011 tỷ lệ này đạt 98,68%, năm 2012 đạt 97,68% và năm 2013 là 97,39%. Tuy
nhiên, qua khảo sát học viên học lái xe về sự cần thiết phải bổ túc tay lái sau khi có giấy phép
lái xe , kết quả cho t ỷ lệ khá cao cần bổ túc tay lái trước khi hành nghề lái xe , mà ở đây đa
phần là học viên học lái xe ô tô hạng B. Điều này chứng tỏ rằng , việc bổ túc tay lái trước khi
hành nghề của học viên là khá cần thiết.
952
Bảng 8. Kết quả đạt sát hạch cấp GPLX của Trường giai đoạn năm 2011 đến năm 2013
Hạng xe Tỷ lệ % đạt TN
2011 2012 2013
Lái xe ô tô hạng B1 98,54 96,31
Lái xe ô tô hạng B2 98,14 96,29 97,97
Lái xe ô tô hạng C 98,60 94,20 96,24
Nâng hạng D 98,75 97,78 97,18
Nâng hạng E 98,67 99,20 88,52
Nâng hạng F 100,00 100,00 93,67
Nâng hạng B1 -> B2 98,90 95,12 100,00
Nâng hạng B2 -> C 100,00 100,00 86,44
Tổng 98,68 97,68 97,39
(Nguồn: Phòng Đào tạo – Trường Cao đẳng Giao thông Huế)
Đánh giá chung về quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Giao
thông Huế đã đạt được trong thời gian qua là đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường bảo
đảm về số lượng, chất lượng và vượt tiêu chuẩn quy định hiện hành. Nội dung chương trình
đào tạo được nhà trường triển khai thực hiện theo đúng quy định, đồng thời có tính linh hoạt
trong kế hoạch đáp ứng nhu cầu của học viên. Cùng với đó là sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất , thiết bị dạy học của Nhà trường được thể hiện qua việc đầu tư xây dựng thêm
nhiều phòng học , mua sắm trang thiết bị dạy học , đặc biệt là đầu tư thêm phương tiện tập lái
hiện đại đảm bảo cho công tác đào tạo cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh . Bên cạnh
đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như một số ít học viên do tính chất công việc riêng nên
tham gia học thực hành không thường xuyên, thời gian tập luyện trong thời gian ngắn, nên
chưa rèn luyện được kỹ năng lái xe trên đường dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao. Về đội
ngũ cán bộ giáo viên, tuy bảo đảm theo quy định nhưng một số giáo viên dạy thực hành còn
nóng nảy do tính chất nguy hiểm của nghề nên chưa đáp ứng yêu cầu, mong đợi của học viên.
Sự không đồng nhất về phương pháp giảng dạy, cách thức hướng dẫn thực hành 10 bài thi
trong sa hình cũng như trên đường dẫn đến khó khăn cho học viên khi có sự thay đổi, bố trí
giáo viên dạy thay hoặc dạy thế.
3. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh xã hội hóa về đào tạo lái xe hiện nay, trường Cao đẳng Giao thông vận
tải Huế muốn tồn tại và phát triển thì phải chú trọng công tác quản lý chất lượng đào tạo lái xe
ô tô để đáp ứng được nhu cầu củ a người học và của xã hội , từ đó tạo dựng được vị thế của
trường trên địa bàn và khu vực. Bài viết đã đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo lái xe qua
các yếu tố chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình và chất lượng đầu ra. Bên cạnh những hạn
chế về đội ngũ giáo viên, học viên và phương pháp dạy và học tại trường thì những mặt mạnh
như cơ sở vật chất , phương tiện được đầu tư đầy đủ , mới và hiện đại, thực hiện nội dung
chương trình đào tạo theo quy định, đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và vượt chuẩn về chất
953
lượng, từ đó kết quả đào tạo lái xe ô tô các hạng đạt tỷ lệ tốt nghiệp và được cấp giấy phép lái
xe rất cao (hơn 97,39%), điều này cũng một phần nói lên chất lượng đào tạo lái xe của trường
trong thời gian vừa qua.
954
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giao thông vận tải (2013), Báo cáo Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao hiệu quả quản lý về
đào tạo, sát hạch lái xe.
Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ
giới đường bộ.
Nguyễn Thanh Khanh , Nguyễn Thị Minh Hòa (2015), Định vị thương hiệu các cơ sở đào tạo
lái xe trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế , Tạp chí khoa hoc – Đại học Huế , Tập 109, Số
10/2015
Sở Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế , Báo cáo kết qu ả đào tạo lái xe giai đoạn 2011 đến
2014.
Trường Cao đẳng Giao thông Huế, Báo cáo tổng kết năm học giai đoạn 2011 đến 2014.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_quan_ly_chat_luong_dao_tao_lai_xe_o_to_tai_truong.pdf