Upgrade empower and capacity for initially staff is too significant for every country. In
recent years the National University of Laos has developed female lecturers in according to gender
equality. The research article discusses the current status of female staff-lecturer development at
the National University of Laos from the point of view of gender equality through specific contents
such as: creat planning, recruiting, training for the female staff.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 289-293; 270
289
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NỮ
Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO THEO TIẾP CẬN BÌNH ĐẲNG GIỚI
Vetpany Sivongxay - Đại học Quốc gia Lào
Ngày nhận bài: 20/07/2018; ngày sửa chữa: 22/08/2018; ngày duyệt đăng: 26/08/2018.
Abstract: Upgrade empower and capacity for initially staff is too significant for every country. In
recent years the National University of Laos has developed female lecturers in according to gender
equality. The research article discusses the current status of female staff-lecturer development at
the National University of Laos from the point of view of gender equality through specific contents
such as: creat planning, recruiting, training for the female staff.
Keywords: Lecturers, female lecturers, gender equality, Lao National University.
1. Mở đầu
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển
và nâng cao năng lực cho người lao động nói chung và
nguồn nhân lực nữ giới là vấn đề cấp thiết của mỗi quốc
gia và toàn cầu. Đảng nhân dân cách mạng Lào đã có chủ
trương về phát triển đội ngũ cán bộ nữ đặc biệt là cán bộ
nữ làm công tác quản lí tại các cơ quan, văn phòng,
trường học. Nhiều cán bộ nữ được giao phụ trách, lãnh
đạo nhà nước như Chủ tịch quốc hội Lào, Thứ trưởng Bộ
Giáo dục và Thể thao... Ở Đại học quốc gia Lào trong
những năm gần đây, các cán bộ nữ là trưởng khoa, phó
trưởng khoa đã tăng lên so với trước đây. Mặc dù Nhà
nước Lào đã ban hành nhiều chính sách, tạo ra hành lang
pháp lí cho việc thực hiện bình đẳng giới (BĐG), tuy
nhiên việc phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong mọi ngành
nghề, lĩnh vực nói chung, ngành giáo dục nói riêng vẫn
còn nhiều hạn chế. Bài viết đề cập thực trạng phát triển
đội ngũ giảng viên (GV) nữ ở Đại học Quốc gia Lào theo
tiếp cận BĐG.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu thực trạng phát triển đội ngũ GV nữ ở
Đại học Quốc gia Lào theo tiếp cận BĐG, chúng tôi tiến
hành khảo sát trên 320 cán bộ, GV của Đại học Quốc gia
Lào trong thời gian từ 10/2017 đến tháng 1/2018 bằng
các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu,
thống kê toán học để xử lí kết quả khảo sát.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Tỉ lệ đội ngũ giảng viên nữ ở Đại học Quốc gia
Lào (xem biểu đồ 1)
Biểu đồ 1 cho thấy, từ năm học 2012-2013 đến năm
học 2016-2017, tỉ lệ GV nữ ở Đại học Quốc gia Lào
chiếm gần một nửa và không có nhiều biến động, chỉ có
năm học 2013-2014 là số lượng GV nữ giảm xuống so
với các năm còn lại tuy nhiên sự giảm sút này là không
đáng kể. Điều này cho thấy, đội ngũ GV nữ ổn định là
điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch và phát triển đội
ngũ GV nữ.
2.2.2. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên nữ ở Đại
học Quốc gia Lào theo tiếp cận bình đẳng giới
2.2.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ giảng
viên nữ ở Đại học Quốc gia Lào
Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực cho một tổ chức
nói chung và cho nhà trường nói riêng là hoạt động quyết
định đến sự phát triển của nhà trường. Hoạt động này nếu
được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần xây dựng đội ngũ
đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Kết quả khảo sát được thể hiện
ở bảng 1.
44.3
43.7
44.2
44.4 44.5
43.2
43.4
43.6
43.8
44
44.2
44.4
44.6
2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 289-293; 270
290
Bảng 1 cho thấy đa số các ý kiến đều đánh giá các nội
dung công tác quy hoạch đội ngũ GV nữ ở mức độ cao,
tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung có mức độ đánh giá
thực hiện ở mức độ trung bình, yếu và kém.
Ở mỗi nội dung, các ý kiến cũng có khác nhau, cụ
thể: vấn đề nhận thức được tầm quan trọng công tác quy
hoạch phát triển đội ngũ GV nữ và đóng góp không thể
thiếu của đội ngũ GV nữ đối với sự phát triển chung, có
tỉ lệ đánh giá khá và tốt chiếm 79,4%. Điều này cho thấy,
nội dung nhận thức tầm quan trọng của công tác quy
hoạch đội ngũ GV nữ cũng đã được đảng ủy, Ban Giám
hiệu nhà trường quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý
kiến đánh giá ở mức độ trung bình, yếu. Tỉ lệ đánh giá
thực hiện ở mức độ trung bình chiếm 18,8%, tỉ lệ đánh
giá thực hiện ở mức độ yếu chiếm 1,88%. Chính vì vậy,
trong quá trình thực hiện xây dựng công tác quy hoạch
đội ngũ GV nữ của nhà trường hằng năm thì thực hiện
chưa có hiệu quả và chưa được thường xuyên. Ở tất cả
các nội dung đều có các ý kiến đánh giá thực hiện ở mức
độ yếu có tỉ lệ từ 1,9%-4,7%. Đây là những vấn đề đội
ngũ cán bộ quản lí cần có những biện pháp để hạn chế
bất cập trên.
Như vậy, hai nội dung: Lồng ghép giới trong quy
hoạch cán bộ nữ ở các khâu, các ngành lĩnh vực quản lí
có xây dựng tiêu chuẩn trong công tác quy hoạch chưa
được quan tâm và thực hiện hiệu quả. Mức độ khá, tốt
chưa cao, mức độ đánh giá trung bình chiếm 20,3%, đặc
biệt có tới 4,1% đánh giá thực hiện ở mức độ yếu và 0,3%
đánh giá thực hiện ở mức độ kém. Mặc dù nhận thức về
quy hoạch GV nữ đã được cải thiện tuy nhiên để thực
hiện những nhận thức đó vào các hoạt động cụ thể thì
chưa đạt hiệu quả. Nội dung có nhiều ý kiến đánh giá
thực hiện yếu, kém cao nhất đó là: Dự báo quy mô phát
triển nguồn nhân lực nữ thuộc các ngành nghề đào tạo có
tính khả thi, có tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức độ kém
0,9%. Qua phỏng vấn Trưởng ban Tổ chức cán bộ, đồng
Bảng 1. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ GV nữ ở Đại học Quốc gia Lào
TT Nội dung
Mức độ (tỉ lệ %)
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu Kém
Điểm
trung
bình
(ĐTB)
Thứ
bậc
1
Nhận thức được tầm quan trọng
công tác quy hoạch phát triển đội
ngũ GV nữ và đóng góp không thể
thiếu của đội ngũ GV nữ đối với sự
phát triển chung
45,0 34,4 18,8 1,9 0 4,23 2
2
Dự báo quy mô phát triển nguồn
nhân lực nữ thuộc các ngành nghề
đào tạo có tính khả thi
38,8 33,8 21,9 4,7 0,9 4,05 6
3
Lập kế hoạch phát triển, quy hoạch
đội ngũ GV nữ nằm trong kế hoạch,
quy hoạch phát triển nhân lực tổng
thể hàng năm của đơn vị
41,6 35,0 19,1 4,4 0 4,14 4
4
Lồng ghép giới trong quy hoạch cán
bộ nữ ở các khâu, các ngành lĩnh vực
quản lí có xây dựng tiêu chuẩn trong
công tác quy hoạch
39,4 35, 20,3 4,1 0,3 4,10 5
5
Công tác quy hoạch được xây dựng
có căn cứ khoa học và thực tế; bổ
sung, điều chỉnh kịp thời, có tính đến
nhu cầu, nguyện vọng, khả năng của
đội ngũ GV nữ
48,9 31,9 18,1 3,1 0 4,23 2
6
Có tính toán được nguồn lực cần có
để thực hiện công tác quy hoạch
và biện pháp giải quyết các nguồn
lực đó
47,5 31,6 18,4 2,5 0 4,24 1
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 289-293; 270
291
chí cho biết: Hiện nay, khâu dự báo quy mô nguồn nhân
lực nói chung và dự báo quy mô phát triển nguồn nhân
lực nữ nói riêng còn nhiều hạn chế. Đa số chiến lược
ngắn hạn, chưa có đội ngũ chuyên biệt dự báo quy mô
phát triển nguồn nhân lực nữ của nhà trường. Chủ yếu
trên cơ sở dự báo cảm tính chưa có quy trình tính toán
phân tích cụ thể, sát thực tiễn.
Qua phân tích trên tác giả nhận thấy, công tác quy
hoạch GV nữ thể hiện một số bất cập hạn chế sau:
Về mặt nhận thức và tư tưởng của chủ thể và khách
thể trong công tác quy hoạch chưa có sự đồng thuận và
thống nhất; chưa nhận thức vị trí, vai trò của công tác quy
hoạch đối với phát triển nguồn nhân lực, cũng như chưa
thể chế hóa được nguyên tắc tập trung dân chủ trong công
tác cán bộ nên trong quá trình thực hiện đã dẫn đến quy
hoạch chưa sát với tình hình thực tế. Việc thực hiện lồng
ghép BĐG trong quy hoạch đội ngũ GV chưa hiệu quả;
chưa có nội dung về quy hoạch phát triển nhân tài và có
chính sách cụ thể nhằm xóa bỏ khoảng cách giới trong
nhận thức của cán bộ quản lí; chưa tạo điều kiện cho GV
nữ đủ năng lực và phẩm chất tham gia công tác nghiên
cứu khoa học và bổ nhiệm các chức vụ quản lí.
2.2.2.2. Đánh giá công tác tuyển dụng, tuyển chọn đội
ngũ giảng viên nữ (xem bảng 2)
Bảng 2 cho thấy, công tác quy hoạch và thực hiện ở
mức trung bình và yếu, đặc biệt là nội dung dự báo quy
mô phát triển nguồn nhân lực nữ thuộc các ngành nghề
đào tạo có tính khả thi còn nhiều ý kiến đánh giá thực
hiện ở mức trung bình và yếu. Do đó công tác tuyển
dụng, tuyển chọn đội ngũ giáo viên nữ chưa được chủ
Bảng 2. Thực trạng công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, bố trí quản lí
phát triển đội ngũ GV nữ ở Đại học Quốc gia Lào
TT Nội dung
Mức độ (tỉ lệ %)
ĐTB
Thứ
bậc Tốt Khá
Trung
bình
Yếu Kém
1
Kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm bám sát
công tác quy hoạch và kế hoạch dự báo
nguồn nhân lực thuộc các ngành đào tạo có
lồng ghép giới
27,8 49,4 11,6 7,5 3,8 3,90 4
2
Quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, bố trí đội ngũ GV nữ đảm bảo đúng quy
định, nguyên tắc, kịp thời, gắn với chỉ tiêu
kế hoạch được giao
38,8 43,8 9,4 5,9 2,2 4,11 2
3
Đội ngũ GV nữ được tuyển dụng có tiêu
chuẩn cụ thể theo từng khoa, tổ bộ môn,
đáp ứng ngay được yêu cầu công việc sau
tuyển dụng
43,1 42,2 7,8 5,0 1,9 4,20 1
4
Bố trí, phân công, công tác cho GV nữ
theo đúng vị trí chức danh công việc tuyển
dụng và bổ nhiệm. Phù hợp với các ngành
đào tạo, khoa, tổ bộ môn, phòng, ban trong
đơn vị
27,5 50,0 11,6 8,1 2,8 3,91 3
5
Phân công, sắp xếp GV nữ tham gia giảng
dạy, nghiên cứu, quản lí hành chính phù
hợp với trình độ chuyên môn, năng lực
công tác, đảm bảo tính công bằng với các
GV nam trong hoạt động đào tạo tương
đương, đúng người, đúng việc
21,3 53,4 12,8 9,4 3,1 3,80 5
6
Xây dựng nguồn lực tài chính cho kế
hoạch tuyển dụng GV có tiếp cận BĐG
trong kế hoạch hàng năm
11,6 57,2 15,2 10,9 4,7 3,60 6
7
Ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành,
hướng dẫn hoạt động nhân sự luôn coi nội
dung phát triển đội ngũ GV nữ là trọng tâm
2,8 56,7 19,4 12,8 5,3 3,42 7
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 289-293; 270
292
động. Các khoa trong Đại học Quốc gia Lào thực hiện
quy hoạch tạo nguồn và nhà trường xác định đây là vấn
đề nâng cao sự chủ động trong công tác xây dựng đội ngũ
nhằm lựa chọn những người có tài, có đức vào làm việc.
Nội dung tuyển dụng GV nữ làm tiền đề để phát triển đội
ngũ nữ GV trong các giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy công tác tạo
nguồn, tuyển dụng, tuyển chọn đội ngũ GV nữ còn đang
có những vấn đề bất cập. Việc tuyển chọn đội ngũ GV
nữ còn chưa được quan tâm chú ý. Nội dung xây dựng
kế hoạch tuyển dụng bám sát vào công tác quy hoạch còn
nhiều bất cập. Hoạt động Xây dựng nguồn lực tài chính
cho kế hoạch tuyển dụng GV có tiếp cập BĐG trong kế
hoạch hàng năm, chưa được quan tâm đúng mức.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nội dung: Đội ngũ
GV nữ được tuyển dụng có tiêu chuẩn cụ thể theo từng
khoa, tổ bộ môn, đáp ứng ngay được yêu cầu công việc
sau tuyển dụng, được đánh giá cao nhất chiếm 85,3%.
Điều này khẳng định đội ngũ cán bộ quản lí đã quan tâm
đến tiêu chuẩn tuyển dụng đội ngũ GV nữ. Điều đó sẽ
nâng cao năng lực giảng dạy và chất lượng của nhà
trường nói chung, thể hiện năng lực của đội ngũ GV nữ
trong hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường. Quy trình tuyển dụng đã được Ban tổ chức cán
bộ thông báo công khai, tạo điều kiện cho công tác kiểm
tra giám sát nhằm tuyển đội ngũ GV có chất lượng. Tuy
nhiên, việc tuyển gắn chỉ tiêu kế hoạch được giao thì
chưa làm tốt, nhiều khoa chưa chủ động tuyển được
những GV nữ theo yêu cầu của mình.
Nội dung: Bố trí, phân công, công tác cho GV nữ theo
đúng vị trí chức danh công việc tuyển dụng và bổ nhiệm.
Phù hợp với các ngành đào tạo, khoa, tổ bộ môn, phòng,
ban trong đơn vị, có tới 2,8%, đánh giá thực hiện ở mức
độ kém 8,1% đánh giá thực hiện ở mức độ yếu. Điều này
chứng tỏ đội ngũ cán bộ quản lí chưa quan tâm đến nội
dung này. Việc bố trí phân công, công tác cho GV nữ theo
đúng vị trí chức danh đã thực hiện tốt, tuy nhiên công tác
bổ nhiệm GV nữ còn nhiều hạn chế. Do đó, công tác BĐG
chưa được quan tâm, đặc biệt công tác bổ nhiệm, bố trí vị
trí quản lí đối với GV nữ trong các khoa của trường.
Việc phân công, sắp xếp GV nữ tham gia giảng dạy,
nghiên cứu, quản lí hành chính phù hợp với trình độ
chuyên môn, năng lực công tác, đảm bảo tính công bằng
với các GV nam trong hoạt động đào tạo tương đương,
đúng người, đúng việc, có tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức
độ khá, tốt chiếm 74,7%. Đặc biệt, tỉ lệ đánh giá thực hiện
mức độ yếu chiếm 9,4%, đánh giá thực hiện mức độ kém
3,1%. Việc đảm bảo công bằng giữa GV nam và nữ trong
hoạt động đào tạo còn nhiều điểm chưa bất cập.
2.2.2.3. Phân tích hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên nữ
Trong thời đại công nghệ thông tin, nguồn tri thức
luôn không ngừng phát triển, thay đổi từng ngày, từng
giờ. Để theo kịp sự thay đổi đó đội ngũ giáo viên phải
không ngừng học hỏi nâng cao phẩm chất, trình độ,
chuyên môn nghiệp vụ. Đào tạo là hình thành những kiến
thức kĩ năng chuyên môn, nghề nghiệp bằng một quá
trình giảng dạy huấn luyện có hệ thống theo chương trình
quy định với những chuẩn mực nhất định. Đào tạo lại là
quá trình hình thành và phát triển tri thức, kĩ năng thái
độ... mới nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ
hội học tập chuyên môn mới nhằm thay đổi công việc,
thay đổi nghề. Bồi dưỡng là làm tăng thêm trình độ hiện
có của đội ngũ GV để đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của
công việc.
Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng GV nữ cũng
được quan tâm từ ban giám đốc đến lãnh đạo các khoa.
Hằng năm, các đơn vị đã có những khoản ngân sách dành
cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV nói chung và đội ngũ
GV nữ nói riêng. Các khoa cũng có cơ chế khuyến khích
riêng đối với GV nữ đi học nâng cao trình độ chuyên
môn.
Kết quả khảo sát đánh giá về thực trạng công tác đào
tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kĩ năng, đạo đức nghề
nghiệp phát triển đội ngũ GV nữ được thể hiện dưới bảng
sau (trang bên):
Bảng 3 cho thấy, hiện nay nội dung định hướng xây
dựng mục tiêu, kế hoạch hàng năm cho công tác đào tạo
bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng đạo đức nghề nghiệp phù
hợp với vị trí công tác, trình độ, nghiệp vụ, đã được quan
tâm. Tỉ lệ đánh giá thực hiện ở mức độ khá tốt cao chiếm
tới 89,1% và không có ý kiến nào đánh giá thực hiện ở
mức độ kém. Đây là điểm mạnh nhằm nâng cao trình độ
năng lực của đội ngũ GV nữ. Việc xác định đúng mục
tiêu giúp hoạt động triển khai đúng hướng. Một nội dung
đó là nhà trường có nhiều khuyến khích, tạo điều kiện
phù hợp để các GV nữ tham gia, hoàn thành các khóa
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn và dài hạn. Trao đổi
với trưởng Ban Tổ chức cán bộ đồng chí cho biết: Hiện
nay, nhà trường đã có nhiều hỗ trợ cho GV nói chung và
GV nữ nói riêng đi đào tạo nâng cao trình độ như: Hỗ trợ
toàn bộ học phí nếu GV đi học tiến sĩ, trong đó GV nữ
hỗ trợ thêm tiền ăn ở trong quá trình đi học. Tạo điều
kiện, thời gian không phải tham gia giảng dạy đối với GV
nữ. Đây là những cố gắng của nhà trường nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ GV nữ góp phần nâng cao nguồn
nhân lực của nhà trường.
Bên cạnh những thành tựu đó, nhiều nội dung vẫn
thực hiện ở mức độ yếu kém như: Việc sử dụng đội ngũ
GV nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đúng với trình độ,
nghiệp vụ, và vị trí chức danh công tác, thực hiện chưa
hiệu quả, có tới 9,1% và 5,0% đánh giá thực hiện nội
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 289-293; 270
293
dung này ở mức độ trung bình và yếu. Đặc biệt còn 2,8%
đánh giá thực hiện ở mức độ kém. Đây là những vấn đề
cần được giải quyết nhằm tăng cường động lực và tính tự
giác trong việc tự học tự bồi dưỡng. Theo trao đổi với đội
ngũ GV nữ, hiện nay hoạt động cử đi đào tạo bồi dưỡng
nhà trường đã quan tâm, đặc biệt có chính sách khuyến
khích hỗ trợ GV nữ. Tuy nhiên, sau khi đào tạo bồi
dưỡng xong việc quan tâm sử dụng, quy hoạch bổ nhiệm
vào vị trí phù hợp chưa thực hiện công khai và công bằng.
Đôi khi vẫn còn hiện tượng lợi ích nhóm và bổ nhiệm
theo mối quan hệ thân thiết. Đó là lí do, còn nhiều ý kiến
đánh giá thực hiện nội dung này còn yếu kém. Chính vì
vậy, chưa tạo ra tính tự giác trong việc tự học, tự bồi
dưỡng nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ GV, đặc biệt GV nữ. Trong khi
đó, việc lập kế hoạch chi tiết cho công tác đào tạo đáp
ứng yêu cầu ngành, khoa, tổ bộ môn... nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, nghiệp vụ sư
phạm cho đội ngũ GV nữ, còn nhiều ý kiến đánh giá thực
hiện ở mức độ yếu, kém chiếm tới (8,4%; 4,7%). Việc
xây dựng kế hoạch tổng thể về đào tạo nguồn nhân lực
đã được nhà trường thực hiện khá, tuy nhiên khi đi vào
xây dựng kế hoạch chi tiết đào tạo bồi dưỡng cho GV nữ
chưa được quan tâm đúng mức. Qua kiểm tra hồ sơ kế
hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ GV thì chưa chi tiết
cụ thể, vẫn còn chung chung, chưa có hành động cụ thể,
các biện pháp đề ra còn chưa khả thi. Chưa có thể hiện rõ
trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân trong kế
hoạch. Điều đó cho thấy, hạn chế trong công tác xây
dựng kế hoạch dẫn đến việc thực hiện không hiệu quả.
Những nội dung trên thể hiện những hạn chế, cần có
biện pháp phù hợp để khắc phục, để thực hiện hạn chế đó
cần có nguồn tài chính đủ để thực hiện biện pháp có hiệu
quả. Chính vì vậy, vấn đề Ban giám đốc và lãnh đạo các
khoa trong trường cần xây dựng đủ nguồn lực tài chính
cho công tác đào tạo và nguồn nhân lực thay thế đáp ứng
các vị trí công việc không gây ảnh hưởng đến kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên nội dung này hiện nay
thực hiện gặp nhiều khó khăn, điều này hoàn toàn phù
hợp với lại các ý kiến đánh giá qua việc khảo sát nội
dung. Khi có tới 10,0% đánh giá thực hiện ở mức độ yếu
và 5,9% đánh giá thực hiện ở mức độ kém. Vấn đề này,
cán bộ quản lí cần quan tâm và có biện pháp nhằm khắc
phục khó khăn đo nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của
hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV nữ.
(Xem tiếp trang 270)
Bảng 3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kĩ năng,
đạo đức nghề nghiệp phát triển đội ngũ GV nữ ở Đại học Quốc gia Lào
TT Nội dung
Mức độ (tỉ lệ %)
ĐTB
Thứ
bậc Tốt Khá
Trung
bình
Yếu Kém
1
Định hướng xây dựng mục tiêu, kế hoạch
hàng năm cho công tác đào tạo bồi dưỡng
kiến thức, kĩ năng đạo đức nghề nghiệp
phù hợp với vị trí công tác, trình độ,
nghiệp vụ
43,8 45,3 7,2 3,8 0 4,29 1
2
Lập kế hoạch chi tiết cho công tác đào tạo
đáp ứng yêu cầu ngành, khoa, tổ bộ môn...
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình
độ chính trị, nghiệp vụ sư phạm cho đội
ngũ GV nữ theo chỉ tiêu kế hoạch
15,9 55,6 15,3 8,4 4,7 3,70 4
3
Xây dựng đủ nguồn lực tài chính cho công
tác đào tạo và nguồn nhân lực thay thế đáp
ứng các vị trí công việc không gây ảnh
hưởng đến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
8,8 56,9 18,4 10,0 5,9 3,53 5
4
Có các tác động, khuyến khích, tạo điều
kiện phù hợp để các GV nữ tham gia, hoàn
thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn ngắn và dài hạn
38,1 46,9 9,7 5,3 0 4,18 2
5
Sử dụng đội ngũ GV nữ được cử đi đào tạo,
bồi dưỡng đúng với trình độ, nghiệp vụ, và
vị trí chức danh công tác
34,4 48,8 9,1 5,0 2,8 4,07 3
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 267-270
270
Tài liệu tham khảo
[1] Dương Nghiệp Chí (1991). Đo lường thể dục thể
thao. NXB Thể dục thể thao.
[2] Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (1995). Sinh lí
học thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao.
[3] Đồng Văn Triệu - Lê Anh Thơ (2000). Lí luận và
phương pháp giáo dục thể chất trong trường học.
NXB Thể dục thể thao.
[4] Nguyễn Xuân Sinh - Lê Văn Lẫm - Lưu Quang Hiệp
- Phạm Ngọc Viễn (1999). Giáo trình phương pháp
nghiên cứu khoa học. NXB Thể dục thể thao.
[5] Lê Văn Lẫm (1996). Đo lường thể dục thể thao.
NXB Thể dục thể thao.
[6] Vũ Đức Thu và cộng sự (1998). Đánh giá thực trạng
công tác giáo dục thể chất và phát triển thể dục thể
thao trong nhà trường các cấp (Tuyển tập nghiên
cứu khoa học - Giáo dục thể chất sức khỏe). NXB
Thể dục thể thao.
[7] Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000). Lí luận và
phương pháp thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao.
[8] Phạm Ngọc Viễn (1991 ). Tâm lí học thể dục thể
thao. NXB Thể dục thể thao.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ...
(Tiếp theo trang 293)
3. Kết luận
Thực trạng đội ngũ GV nữ tại Đại học Quốc gia Lào
về số lượng, chất lượng và cơ cấu thông qua kết quả khảo
sát, thông qua phương pháp phiếu hỏi nhằm thu nhập các
dữ liệu là nghiên cứu có tính chiến lược lâu dài. Thông qua
cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ GV nữ ở Đại học Quốc
gia Lào theo tiếp cận BĐG, thông qua việc phân tích được
thực trạng phát triển đội ngũ GV nữ ở Đại học Quốc gia
Lào theo quan điểm BĐG, chuyên đề đã chỉ ra được mặt
mạnh, mặt hạn chế với các yếu tố: quy hoạch; tuyển dụng,
đào tạo bồi dưỡng; thực hiện chế độ chính sách; kiểm tra,
đánh giá, qua đánh giá; thực trạng nhận thức về định kiến
giới trong hoạt động phát triển đội ngũ GV nữ.
Từ kết quả phân tích đánh giá về thực trạng phát triển
đội ngũ GV nhà trường, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng
thể về việc phát triển đội ngũ GV nữ của Đại học Quốc
gia Lào nhằm đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực theo quan
điểm BĐG. Từ đó, sẽ là cơ sở cho người nghiên cứu xây
dựng và đề xuất các giải pháp mang tính cấp thiết và cụ
thể nhằm phát huy tốt tiềm lực sẵn có của nhà trường,
của xã hội, đất nước, huy động những tiềm lực bên ngoài
với những giá trị tốt nhất cho giáo dục.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục Lào (2010). Kế hoạch phát triển giáo
dục 10 năm (2010-2020) và tầm nhìn đến năm 2030.
NXB Giáo dục, Viêng Chăn.
[2] Bộ Giáo dục Lào (2006). Kế hoạch chiến lược đào
tạo giáo viên từ năm 2006-2015.
[3] Đại học Quốc gia Lào (2011). Kế hoạch phát triển
Đại học Quốc gia Lào trong vòng 5 năm khóa thứ
IV (2011-2015). NXB Đại học Quốc gia Lào.
[4] Luật Giáo dục Lào (2008). NXB Quốc gia, Viêng Chăn.
[5] Nghị quyết Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào
lần thứ IX (2011). NXB Quốc gia, Viêng Chăn.
[6] Nguyễn Thị Tuyết Hạnh - Lê Thị Mai Phương (2015).
Khoa học quản lí giáo dục. NXB Giáo dục Việt Nam.
[7] Bùi Minh Hiền - Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015). Quản
lí và lãnh đạo nhà trường. NXB Đại học Sư phạm.
Bảng 5. Kết quả xếp loại theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Nhóm Giới tính
Tốt Đạt Không đạt
N % n % n %
Thực
nghiệm
Nam (50) 6 12 41 82 3 6
Nữ (30) 5 16,67 24 80 1 3,33
Đối chứng
Nam (210 ) 15 7,15 170 80,95 25 11,9
Nữ (n = 30) 4 13,3 18 60 8 26,7
Bảng 6. Kết quả xếp loại học tập môn GDTC nhóm thực nghiệm và đối chứng
Nhóm Giới tính
Khá - Giỏi Trung bình Yếu - Kém
N % n % n %
Thực
nghiệm
Nam (50) 15 30 35 70 0 0
Nữ (30) 6 20,00 24 80 0 0
Đối chứng
Nam (210 ) 30 14,28 156 74,29 24 11,43
Nữ (n = 30) 5 16,7 19 63,33 4 13,3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_phat_trien_doi_ngu_giang_vien_nu_o_dai_hoc_quoc_g.pdf