Mục tiêu: Đánh giá kiến thức Y – Bác sĩ Răng Hàm Mặt về các bệnh nhiễm khuẩn, sự lây truyền, cách phòng
ngừa, kiến thức về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở; đánh giá thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở
này và so sánh thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn ở các cơ sở Răng Hàm Mặt nhà nước và tư nhân.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có sử dụng bộ câu hỏi (phỏng vấn trực tiếp) và bảng
quan sát. 95 cơ sở RHM bao gồm 30 cơ sở RHM nhà nước và 65 cơ sở RHM tư nhân. 250 Bác sĩ RHM, Y sĩ RHM,
Y sĩ răng trẻ em, Điều dưỡng nha khoa tham gia trong nghiên cứu hiện đang làm việc, hành nghề ở 95 cơ sở nêu trên.
Nhóm nghiên cứu gồm 2 Bác sĩ RHM được tập huấn cách phỏng vấn và tiến hành thực hiện thu thập thông tin qua bộ
câu hỏi, cách ghi nhận bảng quan sát. Thời gian nghiên cứu chính thức là 4 tháng kể từ khi hoàn chỉnh bộ câu hỏi,
bảng quan sát, tập huấn định chuẩn cho đến khi các điều tra viên thu về bảng thu thập thông tin cuối cùng
9 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn ở một số cơ sở răng hàm mặt các tỉnh phía nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
84
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
Ở MỘT SỐ CƠ SỞ RĂNG HÀM MẶT CÁC TỈNH PHÍA NAM
Ngô Đồng Khanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức Y – Bác sĩ Răng Hàm Mặt về các bệnh nhiễm khuẩn, sự lây truyền, cách phòng
ngừa, kiến thức về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở; đánh giá thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở
này và so sánh thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn ở các cơ sở Răng Hàm Mặt nhà nước và tư nhân.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có sử dụng bộ câu hỏi (phỏng vấn trực tiếp) và bảng
quan sát. 95 cơ sở RHM bao gồm 30 cơ sở RHM nhà nước và 65 cơ sở RHM tư nhân. 250 Bác sĩ RHM, Y sĩ RHM,
Y sĩ răng trẻ em, Điều dưỡng nha khoa tham gia trong nghiên cứu hiện đang làm việc, hành nghề ở 95 cơ sở nêu trên.
Nhóm nghiên cứu gồm 2 Bác sĩ RHM được tập huấn cách phỏng vấn và tiến hành thực hiện thu thập thông tin qua bộ
câu hỏi, cách ghi nhận bảng quan sát. Thời gian nghiên cứu chính thức là 4 tháng kể từ khi hoàn chỉnh bộ câu hỏi,
bảng quan sát, tập huấn định chuẩn cho đến khi các điều tra viên thu về bảng thu thập thông tin cuối cùng.
Kết quả: Kiến thức Y – Bác sĩ RHM về nguy cơ lây nhiễm và các phòng ngừa tương đối tốt (88,6% đến 92%).
81,7% Y – Bác sĩ RHM tham gia các lớp tập huấn vầ KSNK. Tài liệu tập huấn còn hạn chế (57,1%). Rất thiếu
phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện khử - tiệt khuẩn. Đặc biệt chỉ có 89,7% có dung dịch khử khuẩn, 52,6% có
Autoclave. Thiếu hóa chất xử lý mặt bằng và khử khuẩn không khí. Đa số các cơ sở RHM không có hệ thống xử lý chất
thải lỏng. 52,6% có sử dụng Autoclave, 26,3% không xử lý tay khoan, 31,3% rửa tay với nước hay xà phòng thường.
Nhìn chung, thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn chưa chuẩn và kỹ năng chưa đạt yêu cầu.
Kết luận: Nghiên cứu này cung cấp một số thông tin hữu ích để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân
dân đồng thời hạn chế và làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
ABSTRACT
INFECTION CONTROL IN DENTAL CLINICS IN SOUTHERN PART OF VIETNAM
Ngo Dong Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2 - 2009: 82 – 87
Objective: To evaluate the infection control in the Southern part of Vietnam.
Methods: A random sample of 95 dental clinics (30 dental clinics in public system and 65 dental clinics in private
system) was selected from 987 dental clinics. 250 dentists and dental nurses were interviewed in their dental office basis
using a questionnaire and a checklist.
Results: The results indicate that 88.6% - 92% dental manpower have knowledge to understand risk and
prevention of communicable diseases. 81.7% dentists participated the training course on infection control. Only 89.7%
dental clinics had disinfectant, 52.6 % had autoclave. Lack of the personnal protection equipment for prevention of cross
infection, chemicals for surface cleaning and aerosol management. 26.3% handpiecse were not autoclaved, 31.3%
dental manpower who washe their hands before treatment.
Conclusion: The present results give encouragement to the effort for improving the standard of infection control in
oral care.
*: Bệnh viện RHM TW Tp. Hồ Chí Minh
85
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn thường xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh. Nhiễm khuẩn tạo
nguồn lây nhiễm từ người bệnh cho nhân viên y tế và ngược lại. Nhiễm khuẩn có thể xuất
phát từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác qua thao tác kỹ thuật điều trị, dụng cụ, thiết bị
vấy nhiễm mà không xử lý đúng theo quy trình khử khuẩn - tiệt khuẩn
Trong hành nghề y nói chung, hành nghề Răng Hàm Mặt (RHM), nhân viên y tế và người
bệnh phải đối mặt với nhiều bệnh lây nhiễm và nguy cơ lây nhiễm rất cao. Phần lớn con đường
truyền bệnh đều gặp phải trong hành nghề nha khoa.
Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) tại cơ sở y tế nói chung và cơ sở Răng Hàm Mặt nói
riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân
đồng thời hạn chế và làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng
đồng.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng việc kiểm soát nhiễm khuẩn ở
cơ sở Răng Hàm Mặt nhà nước và tư nhân ở các tỉnh thành phía Nam. Với các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể như sau: Đánh giá kiến thức Y – Bác sĩ Răng Hàm Mặt về các bệnh nhiễm
khuẩn, sự lây truyền, cách phòng ngừa, kiến thức về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ
sở; đánh giá thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở này và so sánh thực trạng kiểm
soát nhiễm khuẩn ở các cơ sở Răng Hàm Mặt nhà nước và tư nhân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có sử dụng bộ câu hỏi (phỏng vấn trực tiếp) và bảng quan
sát.
Địa điểm nghiên cứu
Tại các cơ sở Răng Hàm Mặt nhà nước bao gồm khoa RHM Bệnh viện đa khoa tuyến
tỉnh, Bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các cơ sở RHM tư nhân của Bác sĩ RHM được Sở y
tế tỉnh, thành cấp phép.
Đối tượng nghiên cứu
- 95 cơ sở RHM bao gồm 30 cơ sở RHM nhà nước và 65 cơ sở RHM tư nhân được
chọn ngẫu nhiên từ tổng số cơ sở RHM ở 32 tỉnh thành phía Nam. Số lượng cơ sở khảo sát
được phân theo vùng địa dư hành chính: Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,
Đồng bằng sông Cửu Long.
- 250 Bác sĩ RHM, Y sĩ RHM, Y sĩ răng trẻ em, Điều dưỡng nha khoa tham gia trong
nghiên cứu hiện đang làm việc, hành nghề ở 95 cơ sở nêu trên.
- Các cơ sở RHM này hiện đang hoạt động có phép theo Điều lệ tổ chức hoạt động
hay Giấy phép hành nghề, các Y – Bác sĩ RHM đang hành nghề hợp pháp.
Phương tiện nghiên cứu:
Bộ câu hỏi bao gồm 3 phần: Phần 1 (5 câu) nhằm thu thập một số thông tin cơ bản về đối
tượng nghiên cứu như: tuổi, giới, trình độ chuyên môn, số năm làm việc, nơi làm việc; Phần
2 (5 câu) nhằm thu thập nguồn thông tin được tiếp nhận, mức độ tiếp nhận và nhu cầu tiếp
86
nhận thông tin và phần 3 (10 câu) thu thập những kiến thức cơ bản về các bệnh nhiễm
khuẩn, con đường lây truyền, cách phòng ngừa và kiến thức về thực hành kiểm soát nhiễm
khuẩn tại cơ sở.
Bảng quan sát: Ghi nhận một số điều kiện làm việc và hành vi KSNK ở cơ sở.
Phương pháp nghiên cứu
Bộ câu hỏi và bảng quan sát được soạn thảo dựa vào các mục tiêu nghiên cứu, sau đó
được thử nghiệm hai lần và lấy ý kiến để sửa chữa điều chỉnh.
Nhóm nghiên cứu gồm 2 Bác sĩ RHM được tập huấn cách phỏng vấn và tiến hành thực
hiện thu thập thông tin qua bộ câu hỏi, cách ghi nhận bảng quan sát.
Thời gian nghiên cứu chính thức là 4 tháng kể từ khi hoàn chỉnh bộ câu hỏi, bảng quan
sát, tập huấn định chuẩn cho đến khi các điều tra viên thu về bảng thu thập thông tin cuối
cùng.
Thu thập và phân tích dữ liệu:
Dữ liệu được nhập vào máy tính bằng phần mềm SPSS for Windows (phiên bản 11.5).
Thống kê mô tả (tỷ lệ phần trăm, số trung bình, độ lệch chuẩn) được dùng để trình bày các kết
quả về yếu tố kiến thức và điều kiện hành nghề, thực hành KSNK Thống kê suy lý, kiểm
định chi bình phương, kiểm định chính xác Fisher được dùng để xác định sự khác biệt các yếu
tố kiến thức, thực hành giữa cơ sở RHM nhà nước và tư nhân.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:
Bảng 1: Thông tin tổng quát về đối tượng nghiên cứu
Thông tin tổng quát Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới
Nam
Nữ
118
132
47,1
52,9
Tuổi
24 – 35
36 – 45
> 45
97
100
53
38,6
40,0
21,4
Trình ñộ chuyên môn
Y sĩ RHM, Y sĩ RTE
Bác sĩ RHM
68
182
27,1
72,9
Số năm làm việc
≤ 10 năm
11 năm – 20 năm
≥ 20 năm
118
93
39
47,1
37,1
15,8
Hệ thống y tế
Nhà nước
Tư nhân
30
65
31,5
68,5
Đối tượng nghiên cứu nam - nữ tương đương nhau; độ tuổi của người hành nghề
chiếm đa số từ 36 – 45 tuổi. 72,9% có trình độ đại học (Bác sĩ RHM), số người có thâm niên
hành nghề dưới 10 năm chiếm tỷ lệ 47,1%. Trong các cơ sở RHM được khảo sát, 68,5% là các
cơ sở RHM tư nhân.
Bảng 2 : Nguồn thông tin về kiểm soát lây nhiễm
Nguồn thông tin Tỷ lệ %
Cung cấp thông tin
Được cung cấp
Không ñược cung cấp
100
00
Nguồn cung cấp thông tin
Nhân viên y tế
92,9
87
Nguồn khác 7,1
Phương tiện cung cấp thông tin
Tài liệu tập huấn
Truyền hình, báo chí
Phương tiện khác
57,1
29,4
13,5
Tham dự lớp tập huấn
Tham dự
Không tham dự
81,7
18,3
Lượng cung cấp thông tin
Không ñủ
Đầy ñủ
Quá nhiều
63,5
36,5
0,0
Nhu cầu ñược cung cấp
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
74,5
25,5
0,0
100% đối tượng nghiên cứu cho rằng mình được cung cấp thông tin, 92% được cung cấp
thông tin từ nhân viên y tế, các thông tin về KSNK được cung cấp phần lớn qua tài liệu tập
huấn (57,1%), truyền hình, báo chí (29,4%). Kết quả ghi nhận này cũng tương đồng với kết
quả nghiên cứu trước đây của N.T.T. Nga và cộng sự (2001) và L.T. Lợi và cộng sự (1999).
81,7% các đối tượng nghiên cứu đã từng tham gia lớp tập huấn về KSNK, 63,5% cho
rằng lượng thông tin cung cấp không đầy đủ và rất cần cung cấp những thông tin qua tài
liệu, hội nghị, hội thảo.
Bảng 3: Kiến thức về nguy cơ lây bệnh và cách phòng ngừa
Nội dung kiến thức Tỷ Lệ % (Trả lời ñúng)
Các loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm
cao trong hành nghề RHM.
Đường lây nhiễm.
Cách phòng ngừa
Chủng ngừa
Đối tượng
Y sĩ
Bác sĩ
Cơ sở RHM nhà nước
Cơ sở RHM tư nhân
92,9
88,6
79,5
21,7
49,8
50,2
68,1
31,9
Bảng 3 trình bày kiến thức của Y – Bác sĩ RHM về nguy cơ lây bệnh và cách phòng ngừa.
92,9% biết các loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao trong hành nghề RHM, 88,6% biết các
đường lây nhiễm, 79,5% có kiến thức đúng về cách phòng ngừa. Tuy nhiên, chỉ có 21,7% có
chủng ngừa viêm gan siêu vi B. Không có sự khác biệt kiến thức về nguy cơ lây bệnh và cách
phòng ngừa giữa các đối tượng nhà nước và tư nhân (p>0,05).
Bảng 4 : Kiến thức về Khử khuẩn – Tiệt khuẩn
Nội dung kiến thức Tỷ Lệ % (Trả lời ñúng)
Rửa tay thường qui
Rửa tay phẫu thuật
Mang găng
Quy trình khử - tiệt khuẩn
Sử dụng dung dịch khử khuẩn
Sử dụng phương tiện tiệt khuẩn
Khử khuẩn mặt bằng
Khử khuẩn không khí
Xử lý chất thải
Đối tượng
Y sĩ
33,9
29,1
75,1
68,2
89,1
65,4
51,9
32,4
38,9
47,6
p> 0,05
p> 0,05
p> 0,05
88
Nội dung kiến thức Tỷ Lệ % (Trả lời ñúng)
Bác sĩ
Cơ sở RHM nhà nước
Cơ sở RHM tư nhân
52,4
39,7
60,3
33,9% trả lới đúng quy trình rửa tay thường qui, 29,1% trả lời đúng quy trình rửa tay
phẫu thuật, 69,1% có kiến thức về sử dụng dung dịch khử khuẩn, sử dụng phương tiện tiệt
khuẩn; 68,2% trả lời đúng về quy trình khử - tiệt khuẩn. Rất ít (32,4%) người trả lời đúng các
kiến thức về khử khuẩn mặt bằng, khử khuẩn không khí, xử lý chất thải. So với nghiên cứu
của N.T.T. Nga và cộng sự ở Việt Nam, Cynthie T.O và cộng sự ở Thái Lan cách đây 7 năm
thì kiến thức của Y – Bác sĩ RHM nhìn chung có thay đổi và tiến bộ hơn. Tuy nhiên, kiến
thức đạt theo yêu cầu chuẩn chưa cao và không có sự khác biệt kiến thức giữa người làm
công tác tại cơ sở nhà nước và hành nghề tư (p>0,05)
Bảng 5 : Phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn
Phương tiện Trang bị (%)
Cơ sở
RHM
nhà nước
(%)
Cơ sở
RHM
tư nhân
(%)
Phương tiện bảo vệ cá
nhân (nhân viên y tế)
Khẩu trang
Nón
Kính mắt bảo vệ
Găng
Áo choàng y tế
100
87,4
71,2
100
100
100
91,3
78,4
100
100
100
68,4
81,3
100
100
Phương tiện bảo vệ cá
nhân (người bệnh)
Kính mắt bảo vệ
Khăn che ngực
24,6
38,7
28,5
31,4
38,9
44,1
Phương tiện khử khuẩn
– tiệt khuẩn
Dung dịch khử khuẩn
Dung dịch tiệt khuẩn
Hoá chất xử lý mặt
bằng
Khử khuẩn không khí
89,7
52,6
42,6
0,0
87,4
62,5
58,9
0,0
69,9
50,0
26,5
0,0
Phương tiện xử lý chất
thải
Rác thải
Xử lý chất thải lỏng
76,7
8,9
71,9
8,9
64,5
0,0
Phương tiện bảo vệ cá nhân (dành cho nhân viên y tế) được trang bị tương đối đầy đủ
(71,2% - 100%). Tỷ lệ này được cải thiện so với các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, các
phương tiện bảo vệ cá nhân dành cho người bệnh (kính mắt bảo vệ, khăn che ngực) thì ít có
cơ sở trang bị (24,6% - 38,7%).
89,7% trang bị dung dịch khử khuẩn, 42,6% có hóa chất xử lý mặt bằng, không có cơ sở
nào trang bị phương tiện khử khuẩn không khí. Chỉ có 8,9% có hệ thống xử lý chất thải lỏng
(cơ sở Nhà nước), cơ sở tư nhân hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải. Đây là một
ghi nhận khá nghiêm trọng trong bảo vệ sinh thái và môi trường. Nếu so với các nghiên cứu
trong nước trước đây, những ghi nhận của chúng tôi có phần lạc quan hơn mặc dù các dữ
liệu cho thấy chưa đạt yêu cầu. Trang bị những phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong
hệ thống Nhà nước tương đối đầy đủ hơn so với hệ thống tư nhân. Những ghi nhận này
p> 0,05
89
khác với công trình nghiên cứu của N. Đ. Huệ, N. Đ. Khanh và cộng sự tại Bình Dương năm
2007.
Bảng 6: Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn (Mang phương tiện bảo hộ)
Nội dung thực
hành
N.T.T
Nga
(%)
L T Lợi
(%)
N Đ
Khanh
(%)
Cynthie
T.O (%)
Thay găng sau
mỗi bệnh nhân
Thay găng
Không thay găng
75,7
24,3
88,5
11,5
71,6
28,4
64,9
35,1
Thay khẩu trang
sau một buổi
làm việc
Thay khẩu trang
Không thay khẩu
trang
46,9
53,1
-
-
51,5
48,5
71,4
28,6
Thay ly súc
miệng
Thay ly
Không thay ly
64,3
35,7
88,5
11,5
-
-
-
-
Mang kính mắt
bảo vệ
Mang
Không mang
21,8
78,2
-
-
45,6
54,4
61,7
38,3
Mang kính cho
bệnh nhân
Mang
Không mang
11,7
88,3
-
-
21,6
78,4
45,4
54,6
Quan sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn được ghi nhận trong lúc khảo sát các
phương tiện kiểm KSNK. Trên thực tế, việc ghi nhận này thực sự khó khăn do cách tiếp cận,
sự nhạy cảm và thời lượng làm việc (thu thập thông tin) tại mỗi cơ sở. Bảng 6 trình bày kết
quả thực hiện các phương tiện bảo hộ khi làm việc có so sánh với kết quả nghiên cứu của
N.T.T. Nga và CS, N.T. Lợi và CS, Cynthie T.O và CS. Nhìn chung, các phương tiện bảo hộ
có sử dụng và tỷ lệ người hành nghề sử dụng các phương tiện này nhiều hơn: 71,6% thay
găng sau mỗi bệnh nhân, 51,5% thay khẩu trang, 45,6% mang kính mắt bảo vệ. Tuy nhiên,
phương tiện bảo vệ người bệnh ít được quan tâm và tỷ lệ bệnh nhân mang các phương tiện
bảo vệ cũng thấp (21,6%).
Bảng 7: Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
Nội dung thực
hành
N.T.T
Nga
(%)
L T
Lợi
(%)
N Đ
Khanh
(%)
Cynthie
T.O (%)
Khử khuẩn dụng
cụ
Ngâm
Không ngâm
90,0
10,0
-
-
84,7
15,3
91,7
18,3
Tiệt khuẩn dụng cụ
Sử dụng Antoclave
Sử dụng lò nướng
Nồi luộc dụng cụ
34,2
51,4
14,4
38,4
53,8
3,8
52,6
23,7
23,7
100
0
0
Thay dụng cụ sau
khi ñiều trị
Thay mới dụng cụ
Sử dụng lại dụng
cụ
-
-
-
-
84,2
15,8
-
-
Kim, găng, thuốc
90
tê 1 lần
Kim, găng, thuốc
tê 1 lần
Găng 1 lần
75,7
-
88,5
-
94,7
5,3
-
-
Xử lý mặt bằng
làm việc
Có
Không
-
-
-
-
84,2
15,8
-
-
Xử lý chất thải
Xử lý chất thải
Không xử lý chất
thải
94,2
5,7
-
-
47,4
52,6
71,4
28,6
Rửa tay sau ñiều
trị
Với dung dịch sát
khuẩn
Với xà phòng
thường
52,9
47,1
-
-
50,0
50,0
71,4
28,6
Bảng 7 trình bày kết quả ghi nhận người hành nghề thực hành quy trình khử khuẩn -
tiệt khuẩn, quy trình xử lý chất thải. 84,7% ngâm dụng cụ vấy nhiễm vào dung dịch khử
khuẩn, 52,6% sử dụng lò Autoclave, 23,7% còn sử dụng lò nướng (toaster), 23,7% sử dụng
nồi luộc dụng cụ (ghi nhận này phần lớn là các cơ sở RHM tư các huyện nông thôn), 84,2%
thay mới dụng cụ sau điều trị. Kết quả này tốt hơn so với nghiên cứu của L.T. Lợi và CS
song thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả N.T.T. Nga và CS ở Quận 11 thành phố Hồ Chí
Minh. Có thể những ghi nhận của chúng tôi bao gồm mẫu chọn ở những cơ sở RHM các
huyện vùng nông thôn so với nghiên cứu của một quận nội thành, thành phố Hồ Chí Minh.
Việc sử dụng kim, găng, thuốc tê một lần rồi thải đã gia tăng đáng kể từ 75,7% đến 94,7%.
Việc này có thể do nhận thức của nhân viên y tế, yêu cầu của người bệnh và những quy định
nghiêm ngặt về quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế. Tuy nghiên cứu của N.T.T. Nga
và L.T. Lợi không đề cập đến vấn đề xử lý mặt bằng làm việc, nhưng tỷ lệ này có vẻ thấp
trong 5 – 10 năm trước đây và cho đến nay đã có cải thiện rõ rệt (84,2%). Chỉ có 47,4% cơ sở có
xử lý chất thải theo quy định, đặc biệt không có cơ sở RHM tư nhân nào có hệ thống xử lý
chất thải lỏng. 50% nhân viên y tế trong nghiên cứu có rửa tay với dung dịch sát khuẩn sau
điều trị. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Cynthie T.O và CS ở Thái Lan (71,4%) cách
đây trên 10 năm.
Bảng 8: So sánh một số nội dung thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở RHM nhà nước và tư
nhân
Nội dung RHM nhà
nước
RHM tư
nhân Tổng
Tiệt khuẩn dụng cụ
Sử dụng Autoclave
Sử dụng lò nướng
Nồi luộc dụng cụ
62,5
12,5
25,0
50,0
26,7
23,3
52,6
23,7
23,7
Thay dụng cụ sau ñiều
trị
Thay mới dụng cụ
Dùng lại ống chích
nha khoa
75,0
25,0
86,7
13,3
73,7
26,3
Kim, găng, thuốc tê
Kim, găng, thuốc tê 1
lần
Dùng găng 1 lần
87,5
12,5
96,7
3,3
94,7
5,3
Mặt bằng làm việc
91
Xử lý sạch
Không xử lý
62,5
37,5
90,0
10,0
84,2
15,8
Rửa tay sau ñiều trị
Với dung dịch sát
khuẩn
Với xà phòng thường
14,5
85,5
63,3
26,7
69,7
31,3
Trong nghiên cứu này, có nhiều cơ sở RHM nhà nước và tư nhân ở tuyến huyện nông
thôn nên toàn cảnh bức tranh của thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở RHM có khác
so với các nghiên cứu của N.T.T. Nga và CS, Cynthie T.O và CS với đối tượng nghiên cứu là
các cơ sở RHM tập trung ở thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
BangKok. Nhìn chung, phương tiện thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và nội dung thực
hành kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở RHM nhà nước và tư nhân không khác nhau và chưa
đạt yêu cầu. Bảng 8 trình bày kết quả thực hiện KSNK ở 2 hệ thống cơ sở RHM nhà nước và
tư nhân.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
- Kiến thức Y – Bác sĩ RHM về nguy cơ lây nhiễm và các phòng ngừa tương đối tốt
(88,6% đến 92%).
- Kiến thức Y – Bác sĩ RHM về khử khuẩn - tiệt khuẩn chưa tốt, đặc biệt là kiến thức về
rửa tay, sử dụng phương tiện tiệt khuẩn, khử khuẩn mặt bằng, xử lý chất thải.
- 81,7% Y – Bác sĩ RHM tham gia các lớp tập huấn vầ KSNK. Tài liệu tập huấn còn hạn chế
(57,1%). Đa số người hành nghề đề nghị cung cấp thêm tài liệu và cho đây là nhu cầu rất cần
thiết.
- Rất thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện khử - tiệt khuẩn. Đặc biệt chỉ có
89,7% có dung dịch khử khuẩn, 52,6% có Autoclave. Thiếu hóa chất xử lý mặt bằng và khử
khuẩn không khí.
- Đa số các cơ sở RHM không có hệ thống xử lý chất thải lỏng.
- 52,6% có sử dụng Autoclave, 26,3% không xử lý tay khoan, 31,3% rửa tay với nước hay
xà phòng thường. Nhìn chung, thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn chưa chuẩn và kỹ năng
chưa đạt yêu cầu.
ĐỀ XUẤT
- Tổ chức những lớp tập huấn KSNK định kỳ hàng năm. Bổ sung nội dung “Kiểm soát
nhiễm khuẩn trong các giáo trình đào tạo Y – Bác sĩ RHM.
- Nội dung tập huấn bao gồm hướng dẫn lý thuyết, thảo luận, quan sát thực tế. Nên có
nhiều tài liệu, protocol cho nhân viên y tế trong ngành.
- Đầu tư phương tiện bảo vệ cá nhân, hóa chất khử khuẩn, tẩy sạch, Autoclave.
- Hợp tác chặt chẽ giữa khoa chống nhiễm khuẩn và khoa RHM ở các bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh, tuyến huyện, kiểm tra và giám sát định kỳ.
- Khen thưởng, kỹ luật và đưa nội dung tuân thủ KSNK vào tiêu chuẩn xét cấp phép, tái
cấp phép hành nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế. Chỉ thị về việc tăng cường công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện số 06/2005/CT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2005.
2. Bộ Y Tế.. Qui chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007của Bộ
trưởng Bộ y tế).
3. Bộ Y Tế. Quy trình rửa tay thường quy theo công văn số 7517/BYT-Đtr ngày 12 tháng 10 năm 2007.
92
4. Bộ Y Tế.. Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn theo công văn số 7517/BYT-Đtr ngày 12 tháng 10 năm 2007.
5. Cynthie T.O. Knowledge, attitade and practice related to AIDS among dentists in Bangkok, Thailand. Thes of Naster degree of
publa Health, 1995.
6. Lê Thị Lợi (2000). Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của sinh viên, bác sĩ, y sĩ và nha công tỉnh
Cần Thơ. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên đề nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt, tập 6, phụ bản số 1 – 2002,
trang 4 – 12.
7. McCarthy GM, McDonald JK. Improved compliance with recommended infection control practices in the dental office 1994 –
1995. Am J Infect Control 1998; 26 (1): 24-8.
8. Ngô Đồng Khanh. Bài giảng Kiểm soát lây nhiễm ở các khoa lâm sàng răng hàm mặt. Tài liệu tập huấn "Cập nhật Nha khoa"
dành cho y – Bác sĩ răng hàm mặt tuyến cơ sở các tỉnh thành phía Nam, ngày 4/6/2008.
9. Ngô Đồng Khanh. Thực trạng kiểm soát lây nhiễm ở cơ sở răng hàm mặt ở các tỉnh thành phía Nam. Báo cáo tại Hội nghị
khoa học kỹ thuật răng hàm mặt lần X, 2007. Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, 2007.
10. Ngô Đồng Khanh, Nguyễn Đức Huệ. Kiểm soát lây nhiễm tại phòng Răng Hàm Mặt, Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí
Minh, 1998.
11. Nguyễn Thị Thu Nga (2001). Khảo sát kiến thức và thái độ về kiểm soát lây nhiễm HIV/AIDS của y, bác sĩ răng hàm mặt
Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ y học, khoa Răng Hàm Mặt, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 84_0779.pdf