Học tập phát triển nghề nghiệp là quá trình giáo viên tiếp thu kiến
thức chuyên môn và phương pháp sư phạm mới để cải thiện thực hành giảng
dạy, mang lại thay đổi cho cá nhân giáo viên, học sinh và cho cả hệ thống giáo
dục. Nghiên cứu đã khảo sát thực trạng học tập phát triển nghề nghiệp của
giáo viên tiểu học và trung học cơ sở theo tiếp cận cấu trúc 4 thành phần: hợp
tác, phản chiếu tự thân, thử nghiệm và học tập kiến thức chung. Đã có 517
giáo viên tiểu học và trung học cơ sở của 4 tỉnh Ninh Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Tiền Giang tham gia khảo sát bằng bảng hỏi và 8 giáo viên trong
số đó tham gia phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, việc
học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên được thực hiện khá thành công
và đa dạng tại các trường phổ thông. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định tính
lại chỉ ra những hạn chế nhất định ở một số khía cạnh trong các hoạt động học
tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên.Trong các hoạt động học tập phát
triển nghề nghiệp, thử nghiệm các đổi mới được thực hiện hạn chế hơn các
hoạt động khác. Trên cơ sở các kết quả của nghiên cứu, các biện pháp thúc
đẩy việc học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên phổ thông nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần dựa trên những đề xuất rút ra từ thực tiễn
nghiên cứu này.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng học tập phát triển nghề nghiệp của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mới. Thậm chí, việc học
tập các kiến thức có thể được thực hiện thông qua việc
chủ động thu thập các phản hồi về học tập từ HS, duy trì
mối liên hệ với các trường khác để giúp tôi HTPTNN
hoặc là tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp.
Trong các hành động để học tập kiến thức chung, dự
giờ các GV khác để học tập được các GV tiến hành nhiều
nhất. Điều này khá thống nhất với kết quả phỏng vấn
sâu. Đây là hình thức HTPTNN của GV phổ biến nhất ở
trường phổ thông. Hiện nay, tùy theo từng trường, mỗi
năm các GV TH cần dự một số giờ nhất định của đồng
nghiệp (từ 10 đến 35 tiết), trong đó, GV ở cấp TH thường
có số giờ dự nhiều hơn bậc THCS. Tuy nhiên, không ít
GV chia sẻ rằng, số tiết dự giờ quá nhiều. Vì thế, việc dự
giờ còn mang tính hình thức. Mặt khác, các tiết dự giờ
thường lặp lại ở các năm nên không gây hứng thú cho
họ. Nhiều GV không thể sắp xếp đủ thời gian để dự giờ
đủ số tiết mà chỉ ghi chép vào sổ dự giờ để “đối phó” khi
được kiểm tra. Những kết quả của nghiên cứu này khẳng
định lại những nghiên cứu đã thực hiện trước đây ở Việt
Nam [12], [13], [15].
3. Kết luận
HTPTNN GV là thành phần rất quan trọng trong các
chương trình/đề án phát triển GD hiện đại ở các quốc
gia trên thế giới. HTPTNN có thể giúp GV phát triển
sự thành thạo trong nghề và gia tăng sự thích ứng trong
lao động nghề nghiệp của họ. Điều này ảnh hưởng tích
cực đến việc hình thành, phát triển hoạt động học và tự
GD của HS. Nói cách khác, HTPTNN không chỉ mang
lại những thay đổi cho cá nhân mỗi GV, HS mà cho cả
hệ thống GD. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy,
việc HTPTNN của GV phổ thông được thực hiện khá
đa dạng và thành công ở những trường được nghiên
cứu. Tuy nhiên, kết quả định tính lại chỉ ra những hạn
chế nhất định trong các hoạt động học tập. Điểm lưu
ý nổi bật là hoạt động học tập của GV còn chịu sự tổ
chức, chỉ đạo của tổ chuyên môn. GV chưa thật sự phát
huy hết vai trò tự định hướng, tích cực trong học tập.
Trong các hoạt động HTPTNN, thử nghiệm các đổi mới
được thực hiện hạn chế hơn các hoạt động khác. Các
biện pháp thúc đẩy việc HTPTNN của GV phổ thông
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới GD cần dựa trên cơ sở
thực trạng này.
Bảng 3: Tự đánh giá về sự thử nghiệm đổi mới trong HTPTNN của GV
Nội dung ĐTB ĐLC
1. Tôi thử nghiệm những ý tưởng giảng dạy mới. 4.17 0.69
2. Tôi thử áp dụng các phương pháp giảng dạy mới trong bài giảng của mình. 4.23 0.69
3. Tôi áp dụng các phương pháp mới để giải quyết vấn đề trong giảng dạy. 4.32 0.67
4. Tôi thử nghiệm các tài liệu giảng dạy khác nhau trong lớp học để kích thích hứng thú của HS. 4.20 0.78
5. Tôi thử nghiệm các ứng dụng công nghệ thông tin mới trong bài giảng của mình. 4.31 0.75
Chung 4.24 0.52
(Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1 ≤ ĐTB ≤ 5); ĐLC: Độ lệch chuẩn)
Bảng 4: Tự đánh giá về sự học tập kiến thức chung trong HTPTNN của GV
Nội dung ĐTB ĐLC
1. Tôi chủ động thu thập các phản hồi về học tập từ HS. 4.32 0.68
2. Tôi tìm kiếm các nguồn thông tin trực tuyến để tìm cách cải thiện việc giảng dạy của mình. 4.34 0.72
3. Tôi dự giờ của các GV khác để học tập. 4.46 0.70
4. Tôi đọc tài liệu về GD nói chung và phương pháp giảng dạy bộ môn nói riêng để có được những ý tưởng mới. 4.35 0.72
5. Tôi tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. 4.21 0.76
6. Tôi duy trì mối liên hệ với các trường khác để giúp tôi HTPTNN. 4.13 0.85
Chung 4.30 0.50
(Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình (1 ≤ ĐTB ≤ 5); ĐLC: Độ lệch chuẩn)
53Số 37 tháng 01/2021
Tài liệu tham khảo
[1] Kwakman, K, (2003), Factors affecting teachers’
participation in professional learning activities, Teaching
and Teacher Education, 19(2), 149 -170.
[2] Liu, S., Hallinger, P., & Feng, D, (2016), Learning-
centered leadership and teacher learning in China: does
trust matter?, Journal of Educational Administration,
54(6), 661–682.
[3] Guskey, T. R, (2000), Evaluating professional
development, Corwin press.
[4] Villegas-Reimers, E, (2003), Teacher Professional
Development: An International Review of the Literature,
Paris: UNESCO International Institute for Educational
Planning.
[5] British Ministry of Education, (2015), Continuing
Professional Development (CPD) Framework for
teachers.
[6] Bruce, J., & Beverley, S, (2002), Designing Training and
Peer Coaching: Our needs for learning, VA: ASCD.
[7] Hallinger, P., Liu, S., & Piyaman, P, (2019), Does
principal leadership make a difference in teacher
professional learning? A comparative study China and
Thailand, Compare: A Journal of Comparative and
International Education, 49(3), 341–357.
[8] Lawrence, I, (2005), Using data to support learning,
ACER research conference proceedings, In Getting
professional development right (pp. 63–71). Melbourne:
ACER.
[9] OECD, (2009), Creating Effective Teaching and Learning
Environments: First Results from TALIS.
[10] Qian, H., Walker, A. D., & Yang, X, (2017), Building and
leading a learning culture among teachers: a case study
of a Shanghai primary school, Educational Management
Administration & Leadership, 45(1), 101-122, doi:
10.1177/1741143215623785.
[11] Đậu Thị Mỹ Long - Đinh Thị Hồng Vân, (5/2019), Thực
trạng phát triển nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học ở
thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Giáo dục, số
đặc biệt kì 3, tr. 43-48.
[12] Đinh Thị Hồng Vân - Đoàn Thị Thu Hoài, (2019), Thực
trạng bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở tại thành
phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tạp chí Khoa
học, Đại học Huế, 6A(128), tr. 113-120, doi: 10.26459/
hueuni-jssh.v128i6A.5247.
[13] Tran, H. N., Hallinger, P., & Truong, D. T, (2018), The
heart of school improvement: A multi-site case study
of leadership for teacher learning in Vietnam, School
Leadership and Management, 38(1), 80-101, doi:
10.1080/13632434.2017.1371690.
[14] Tran, H. N., & Nguyen, T. H. T, (2019), Implemented
Activities of English Language Teachers’ Professional
Development: A case study in Hong Linh province
in Vietnam, The International Journal of Adult,
Community and Professional Learning, 26(2), 27-41,
doi:10.18848/2328-6318/CGP/v26i02/27-41.
[15] Tran, H. N., Nguyen, D. C., Nguyen, G. V., Ho, T. N., Bui,
T. Q. T., & Hoang, N. H, (2020), Workplace conditions
created by principals for their teachers’ professional
development in Vietnam, International Journal of
Leadership in Education, doi: 10.1080/13603124.2019
.1708472.
THE CURRENT STATUS OF TEACHER PROFESSIONAL LEARNING AND
DEVELOPMENT IN THE CONTEXT OF EDUCATIONAL REFORM IN VIETNAM
Truong Dinh Thang1, Dinh Thi Hong Van2,
Nguyen Thi Quynh Anh3, Tran Hai Ngoc4
1 Quang Tri Teacher Training College
Km3, Highway 9, Dong Ha city,
Quang Tri province, Vietnam
Email: thang_td@qtttc.edu.vn
2 Email: dthvan2000@yahoo.com
3 Email: nguyenthiquynhanh@dhsphue.edu.vn
Hue University of Education
32-34 Le Loi, Hue city,
Thua Thien Hue province, Vietnam
4 Ha Tinh University
No.447, 26/3 street, Ha Tinh city,
Ha Tinh province, Vietnam
Email: ngoc.tranhai@htu.edu.vn
ABSTRACT: Teacher professional learning is a process where teachers acquire
new professional knowledge and pedagogical methods to improve teaching
practices, bringing changes to individual teachers, students and the whole
education system. This study examined the current status of professional
learning and development of elementary and secondary school teachers
according to the 4-component structure of teacher professional learning
activities, including collaboration, reflection, experimentation and the
knowledge base. The study sample included 517 primary and secondary
school teachers from Ninh Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue and Tien Giang
province, and 8 of them took part in in-depth interviews. The quantitative
research results show that the professional learning activity of school teachers
has been successfully and diversely implemented in Vietnamese schools.
However, the results from interviews illustrate certain limitations oppn teacher
professional learning in several aspects. The experimentation of innovation
practices, one of the professional learning activities, was conducted less
than other activities. The measures to promote teacher professional learning
to meet the requirements of educational reform should be based on these
research recommendations.
KEYWORDS: Teacher professional learning; education reform.
Trương Đình Thăng, Đinh Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Trần Hải Ngọc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_hoc_tap_phat_trien_nghe_nghiep_cua_giao_vien_pho.pdf