Bài viết nghiên cứu thực trạng hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp của sinh
viên, nghiên cứu trường hợp điển hình tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Kết
quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp của sinh viên,
những khó khăn/rào cản đối với hoạt động khởi nghiệp của sinh viên, từ đó tác giả
đưa ra các đề xuất với các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hỗ
trợ khởi nghiệp cho sinh viên hiện nay
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp điển hình tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên Trường Đại học Giáo dục hiện nay là được đào tạo để trở
thành các giáo viên, nhà giáo, các nhà giáo dục trong tương lai thì các kiến thức trên ghế nhà
trường không có, không đủ hoặc không thể giúp họ trở thành các startup. Họ đặc biệt thiếu
hiểu biết về kinh doanh và các năng lực công nghệ thông tin, thiếu hiểu biết các nguyên tắc
sáng nghiệp, phát minh và sáng kiến, điều hành kinh doanh, quản lí và đánh giá mạo hiểm,
thiếu nhạy bén trong tiếp cận, ngoại ngữ
Các CBQL & GV và SV khi được phỏng vấn về vấn đề này cũng đều cho rằng việc thiếu
hụt về các kỹ năng bổ trợ, kỹ năng về ngoại ngữ, chỉ số thấp về công nghệ thông tin, thiếu sự
kết nối với các nhà đầu tư dẫn đến khó khăn cho sinh viên của nhà trường trong việc định
hướng và khởi nghiệp. Các tư duy bao cấp, tư duy phụ thuộc vào nhà trường và nhà nước
để có công ăn việc làm, thiếu tư duy sáng tạo, làm chủ bản thân và chủ động chính là rào cản
601Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
lớn nhất tác động đến việc năng lực khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Giáo dục. Có
đến 90% CBQL& GV và 91,33% sinh viên khi được hỏi đều trả lời đồng ý với nội dung này.
Nội dung này cũng được xếp thứ bậc cao nhất trong những khó khăn mà sinh viên thường
gặp khi khởi nghiệp.
6. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên
6.1. Trường đại học cần nuôi dưỡng thái độ tích cực của sinh viên đối với hoạt động
khởi nghiệp
Trường đại học cần đóng vai trò hỗ trợ như một mắt xích trong hệ sinh thái khởi nghiệp
với các hoạt động nuôi dưỡng thái độ tích cực với hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên, đưa
văn hóa khởi nghiệp vào giảng đường đại học. Nhà trường có thể thực hiện các hoạt động
khơi gợi sự hứng thú của sinh viên với hoạt động khởi nghiệp và trở thành doanh nhân trong
tương lai như: tổ chức hội thảo chia sẻ các tấm gương khởi nghiệp thành công trong cộng
đồng sinh viên nhằm truyền cảm hứng cho tinh thần khởi nghiệp; hỗ trợ sinh viên phát hiện
mong muốn, nuôi dưỡng và thúc đẩy ý muốn trở thành doanh nhân. Bên cạnh chương trình
đào tạo kiến thức chuyên ngành, các trường đại học cần đưa môn học khởi nghiệp thành hoạt
động ngoại khóa, các sân chơi, cuộc thi khởi nghiệp, tọa đàm kinh doanh, chủ động kết nối
vớicác tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp để những ý tưởng, dự án của sinh viên đi xa hơn hay tạo
môi trường để sinh viên được tiếp xúc với doanh nghiệp trong quá trình thực tập thực tế.
Thông qua các hoạt động ngoại khóa về khởi nghiệp, các trường đại học sẽ khuyến khích văn
hóa khởi nghiệp trong giảng đường, khơi gợi văn hóa khởi nghiệp và tinh thần kinh doanh,
nâng cao nhận thức và năng lực về khởi nghiệp cho sinh viên.
6.2. Các trường đại học cần nâng cao năng lực và tự tin khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên
Các trường đại học phải đóng vai trò hạt nhân trong việc nâng cao năng lực và tự tin
khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên bởi không đâu cung cấp kiến thức bài bản và hiệu quả
cho sinh viên bằng các trường đại học. Các trường đại học cần đưa khởi nghiệp sáng tạo
trở thành nội dung giảng dạy chính khóa cho sinh viên, qua đó cung cấp kiến thức, kinh
nghiệm cũng như cọ sát thực tế với hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên. Thông qua các
khoá học bắt buộc về khởi nghiệp sáng tạo, nhà trường có thể cung cấp các kiến thức thực tế
và kiến thức nền tảng về khởi nghiệp, từ đó giúp sinh viên nâng cao nhận thức cá nhân về
khả năng làm khởi nghiệp của bản thân cũng như tin tưởng vào năng lực khởi nghiệp của
mình. Nội dung của các chương trình đào tạo khởi nghiệp thay vì nhấn mạnh tới phong
trào khởi nghiệp theo cách “nhà nhà khởi nghiệp, người người khởi nghiệp”, nên tập
trung vào giáo dục nhận thức về khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên, trong đó có cả các rủi
ro có thể gặp khi khởi nghiệp.
Số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết Việt Nam
trong danh sách 20% quốc gia có tinh thần khởi nghiệp hăng hái nhất nhưng cũng trong
nhóm 20% doanh nghiệp có chất lượng khởi nghiệp thấp nhất thế giới, cho thấy phong
trào khởi nghiệp đang chạy theo quá nhiều về số lượng, nên hãm số lượng mà đẩy mạnh
chất lượng.
602 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
6.3. Các trường đại học cần đóng vai trò đầu mối để liên kết với các thành tố khác của
hệ sinh thái khởi nghiệp
Các trường đại học cần xây dựng các quỹ hỗ trợ, tổ chức hỗ trợ hoạt động khởi
nghiệp cho sinh viên để tạo cơ hội thuận lợi tiếp cận các nguồn lực cho hoạt động khởi
nghiệp. Xây dựng mạng lưới cựu sinh viên khởi nghiệp nhằm giúp đỡ các bạn sinh viên về
mối quan hệ cũng như cơ hội tiếp cận với nguồn lực về tài chính. Bên cạnh đó, việc thành
lập các câu lạc bộ khởi nghiệp nhằm truyền cảm hứng cho sinh viên về vấn đề khởi nghiệp
cũng hết sức quan trọng. Các trường đại học cần xây dựng môi trường đại học thân thiện
với các hoạt động sáng tạo, đổi mới thúc đẩy khởi nghiệp sớm từ sinh viên. Tăng cường
năng lực nghiên cứu hướng tới thương mại hoá sản phẩm, xây dựng hình ảnh trường
đại học có định hướng khởi nghiệp (entreprenuership university) hay định hướng sáng tạo
(Innovationbased university) thay vì trường đại học đào tạo, trường đại học nghiên cứu như
quan niệm cũ.
7. Kết luận
Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên cần được quan tâm và phát triển hơn
nữa trong trường đại học. Kết quả khảo sát cho thấy rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động khởi nghiệp của sinh viên, bên cạnh việc ảnh hưởng của về đặc điểm của khách thể
nghiên cứu (CBQL&GV, SV) về giới tính, nhân khẩu học, còn có các yếu tố như: Giá trị
mong đợi của sinh viên để bắt đầu một dự án khởi nghiệp; Thái độ của sinh viên đối với khởi nghiệp;
Nhận thức của sinh viên đối với khởi nghiệp Đại đa số sinh viên tham gia khảo sát có mức kỳ vọng
ở bản thân về khởi nghiệp thấp hơn mức trung bình, tháiđộ của sinh viên đối với khởi nghiệp
cũng ở mức thấp, thiếu tích cực, mà nhận thức về khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên lại
bị chi phối chịu tác động mạnh từ hai yếu tố này nên chỉ đứng ở mức dưới trung bình.
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu đã đưa ra 03 khó khăn/rào cản chính đối với hoạt
động khởi nghiệp của sinh viên như: Thiếu ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp; Thiếu vốn/ Thủ
tục vay vốn phức tạp; Thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế về khởi nghiệp. Từ
thực tế đó, tác giả đưa ra một số đề xuất với các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ (2017), Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh
viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị
lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
3. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Trần Thị Bích Liễu (2014), “Phát triển năng lực sáng tạo và sáng nghiệp cho học sinh”,
Tạp chí Giáo dục, số 347, tháng 12/2014, tr.27-29.
603Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
5. VCCI (2017), Cơ chế hỗ ̃trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Báo cáo nghiên cứu phục
vụ việc hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2016 về doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Tiếng Anh
6. Aguilar, P. (2017), What Are the Characteristics of Successful Startups? http://
thinkapps.com/blog/entrepreneurship/characteristics-of-successful-startups/ht.com/
blog/entrepreneurship/characteristics-of-successful-startups/
7. EC. (2012b), Effects and impact of entrepreneurship programmes in higher education,
European Union, Brussels, March 2012.
8. Eric Ries 92011), “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically
Successful Businesses”, Crown Publishing Group, USA.
9. Hall, A. (2013), 12 Characteristics of Wildly Successful Startups. Eden Manor.
10. Martínez C.A, Levie J, Kelley J.D, Sæmundsson J.R. and Schøt T. (2010), A Global
Perspective on Entrepreneurship Education and Training, Entrepreneurship Monitor Special
Report, GEM.
11. Okpara O.F. (2007), The value of creativity and innovation in entrepreneurship, Journal of
Asia Entrepreneurship and Sustainability, Volume III, Issue 2, September 2007.
12. Robehmed, N. (2013) What Is A Startup? https://www.forbes.com/sites/natalierobehmed/
2013/12/16/what-is-a-startup/#771c9c484044.
604 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
CURRENT STATUS START-UP SUPPORT FOR STUDENTS: CASE
STUDY OF THE VNU, UNIVERSITY OF EDUCATION
Ha Thi Thanh Thuy1
Abstract
The paper studies the status of student start-up activities and start-up support, case
study at VNU, University of Education. Research results are on factors affecting
student start-up activities, the difficulties/barriers to studentstart-up activities, from
which the author makes recommendation to universities to improve start-up support
activities for stusents today.
Keywords: Students; Start-up; Start-up support.
1 VNU University of Education, Vietnam National University, Hanoi Tel: 0974348680;
Email: thuyhtt@vnu.edu.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_hoat_dong_ho_tro_khoi_nghiep_cho_sinh_vien_nghien.pdf