Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), với tư cách là “nhà trường
nhân dân”, giúp cho mọi người dân, có điều kiện tham gia học tập trên tất
cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và chương trình
phổ cập giáo dục (PCGD). Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng có
37 TTHTCĐ hoạt động thường xuyên, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của
nhân dân tại các địa phương. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát thực trạng và
việc đánh giá của đoàn thanh tra thì thấy các TTHTCĐ còn bộc lộ nhiều điểm
cần phải khắc phục, đặc biệt là trong khâu quản lý điều hành; công tác tuyên
truyền, phối kết hợp còn hạn chế; hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thực
sự đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Vì vậy, bài viết đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
554
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM
HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Đỗ Thị Hương1
Phạm Thị Kim Chung
Phan Thị Lan
Tóm tắt: Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), với tư cách là “nhà trường
nhân dân”, giúp cho mọi người dân, có điều kiện tham gia học tập trên tất
cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và chương trình
phổ cập giáo dục (PCGD). Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng có
37 TTHTCĐ hoạt động thường xuyên, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của
nhân dân tại các địa phương. Tuy nhiên qua kết quả khảo sát thực trạng và
việc đánh giá của đoàn thanh tra thì thấy các TTHTCĐ còn bộc lộ nhiều điểm
cần phải khắc phục, đặc biệt là trong khâu quản lý điều hành; công tác tuyên
truyền, phối kết hợp còn hạn chế; hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thực
sự đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Vì vậy, bài viết đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Từ khóa: TTHTCĐ, thực trạng, giải pháp, nâng cao hiệu quả.
1. Đặt vấn đề
Một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng
cả nước trở thành một xã hội học tập (XHHT) với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và
điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ đ ược học tập thường
xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy
1 Học viên lớp Quản lý giáo dục, QH 2016-S7;
Đơn vị công tác: Trường THCS Trung Hà, THCS An Lư, THCS Hòa Bình, huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng;
Số điện thoại: 0986370369; Email: dothihuong.tnhp@gmail.com.
555
động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục
(GD); mọi ng ười, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và
tham gia tích cực xây dựng XHHT. Với tư cách là “nhà trường nhân dân”, giúp
cho mọi người dân, có điều kiện tham gia học tập trên tất cả các lĩnh vực, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống và chương trình PCGD đó chính là các Trung tâm
học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Cùng với cả nước trong nhiều năm qua, sự nghiệp
GD của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng luôn được quan tâm đầu tư và
có bước phát triển khá toàn diện, cả về qui mô lẫn chất lượng. Đại hội Đảng bộ
huyện Thủy Nguyên lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã nêu rõ: “Đẩy mạnh
XHHGD; mở rộng và đa dạng hình thức học tập, nâng cao chất lượng của các
TTHTCĐ”. Với những chủ trương, định hướng trên đã thể hiện sự quan tâm của
các cấp các ngành trong việc chỉ đạo về xây dựng XHHT, đó chính là phát triển
các TTHTCĐ tại các xã, thị trấn, nhằm nâng cao dân trí, chất lượng cuộc sống cho
người dân, góp phần phát triển KT - XH trên địa bàn huyện Thủy Nguyên nói riêng
và thành phố Hải Phòng nói chung.
Huyện Thủy Nguyên có 37 TTHTCĐ hoạt động thường xuyên, cơ bản đáp
ứng nhu cầu học tập của nhân dân tại các địa phương. Hằng năm, UBND thành phố
Hải Phòng kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập các đoàn kiểm tra về công
tác Phổ cập GD và TTHTCĐ. Bản thân tác giả vừa với vai trò phó giám đốc của
trung tâm vừa là thành viên của đoàn thanh tra, qua khảo sát thực tế tác giả thấy các
TTHTCĐ còn bộc lộ nhiều điểm cần phải khắc phục, đặc biệt là trong khâu quản
lý điều hành; công tác tuyên truyền, phối kết hợp còn hạn chế; hiệu quả hoạt động
chưa cao. Vì vậy, bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
các TTHTCĐ huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
2. Kết quả đánh giá về Trung tâm học tập cộng đồng
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng, tác giả đã sử dụng 480 phiếu điều tra chọn ngẫu nhiên trong
02 nhóm đối tượng (120 cán bộ quản lý, 360 người dân) để thu thập số liệu.
Kết quả điều tra được phân tích theo các nội dung sau đây:
2.1. Đánh giá của cán bộ quản lý về hoạt động của Trung tâm Học tập
cộng đồng
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN THỦY NGUYÊN, ...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
556
* Câu hỏi 1: Theo Ông (bà), công tác nào dưới đây được cán bộ quản lý TTHTCĐ
của địa phương thực hiện đạt hiệu quả nhất?
Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý về hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ
TT Nội dung trả lời
Số
người
Tỷ lệ
(%)
1
Công tác tham mưu, tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban
nhân dân.
116 96,7%
2 Công tác điều tra, phân tích, tổng hợp nhu cầu học tập của nhân dân. 100 83,3%
3
Công tác xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động hàng tháng,
quí, năm của trung tâm.
79 65,8%
4
Công tác xây dựng quy chế phối hợp hoạt động với các ban ngành,
đoàn thể ở địa phương về các nội dung có liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ
70 58,3%
5
Công tác biên soạn tài liệu, sách báo, thông tin KHKT, thông tin thời
sự, các truyền thông của địa phương và của Nhà nước để phục vụ
nhu cầu tìm hiểu của nhân dân.
80 66,7%
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy: Công tác được cán bộ quản lý TTHTCĐ thực hiện
đạt hiệu quả được nhiều người đồng tình cao như: “Công tác tham mưu, tranh thủ
sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân” (96,7%); “Công tác điều tra, phân tích,
tổng hợp nhu cầu học tập của nhân dân” (83,3%); “Công tác biên soạn tài liệu,
sách, thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thời sự, các truyền thông văn hoá của
địa phương và của nhà nước để phục vụ nhu cầu tìm hiểu của nhân dân” (66,7%).
Các công tác mà ban quản lý TTHTCĐ thực hiện đạt hiệu quả chưa cao: “Công tác
xây dựng quy chế phối hợp hoạt động với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương
về nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ” (58,3%); “Công
tác xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động tháng, quý, năm của trung tâm”
(65,8%).
* Câu hỏi 2: Theo Ông (bà), những nguyên nhân nào khiến cho TTHTCĐ hiện nay
hoạt động chưa có hiệu quả?
557
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL về nguyên nhân dẫn đến việc TTHTCĐ hoạt động
chưa có hiệu quả
TT Nội dung trả lời Số
người
Tỷ lệ (%)
1
Công tác tuyên truyền cho nhân dân về TTHTCĐ chưa được
quan tâm đúng mức.
86 71,6%
2
Chưa thực hiện tốt công tác điều tra, xử lý thông tin về nhu cầu
học tập của nhân dân trong cộng đồng.
38 31,6%
3
Chưa xây dựng được nội dung chương trình học tập phù hợp
với đối tượng, nhu cầu HT của người dân trong cộng đồng.
77 64,2%
4
Công tác lãnh đạo còn hạn chế chưa huy động được sự tham
gia, hưởng ứng và hỗ trợ của các ngành, các cấp, các TCXH
cho hoạt động của TTHTCĐ.
104 86,6%
5
Cơ sở, vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được cho hoạt động
của TTHTCĐ.
64 53,3%
6
Kinh phí hoạt động của trung tâm còn hạn chế chưa đáp ứng
được nhu cầu hoạt động của TTHTCĐ
61 50,8%
Ở kết quả Bảng 3.2 cho thấy: Các nguyên nhân dẫn đến TTHTCĐ hoạt động
chưa đạt hiệu quả được sự đồng thuận cao là: “Công tác lãnh đạo còn hạn chế
chưa huy động được sự tham gia, hưởng ứng và hỗ trợ của các ngành, các cấp, các
tổ chức xã hội cho hoạt động của TTHTCĐ (86,6%); tiếp đến là “công tác tuyên
truyền cho nhân dân về TTHTCĐ chưa được quan tâm đúng mức” (71,6%); “chưa
xây dựng được nội dung chương trình học tập phù hợp với đối tượng, nhu cầu học
tập của người dân trong cộng đồng” (64,2%).
2.2. Đánh giá của người dân về TTHTCĐ
* Câu hỏi 1: Theo Ông (bà), sở dĩ hộ mình còn nghèo và trong xã của mình vẫn
còn những hộ gia đình còn nghèo, là do những nguyên nhân nào?
Bảng 3.3. Đánh giá của người dân về nguyên nhân nghèo
TT Nội dung trả lời Số người Tỷ lệ (%)
1 Không có vốn để làm ăn 272 75,5%
2 Không biết cách làm ăn 247 68,6%
3 Thiếu khoa học kỹ thuật, thiếu thông tin 315 87,5%
4 Không được sự hỗ trợ của cộng đồng 190 52,7%
5 Chưa chịu khó chăm chỉ làm ăn 138 38,3%
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN THỦY NGUYÊN, ...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
558
Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy: Phần nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân của
hộ mình còn nghèo và trong xã của mình vẫn còn những hộ gia đình nghèo, là do
“thiếu khoa học kỹ thuật, thiếu thông tin” là 87,5%; “không có vốn để làm ăn” là
75,5%; “không được sự hỗ trợ của cộng đồng” là 52,7% và “chưa chịu khó chăm
chỉ làm ăn” là 38,3%. Ngoài ra còn hai ý kiến khác cho rằng: “trình độ học vấn còn
hạn chế”; “chưa được trang bị những kiến thức về khoa học kỹ thuật, thiếu thông
tin” nhằm giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
* Câu hỏi 2: Ông (bà), có mong muốn gì đối với TTHTCĐ ở địa phương?
Bảng 3.4. Mong muốn của người dân về khả năng, điều kiện hoạt động
và nội dung hoạt động của TTHTCĐ
TT Nội dung trả lời
Số
người
Tỷ lệ
(%)
1
TTHTCĐ có phòng đọc sách báo, có nơi sinh hoạt, giải trí, thể
dục- thể thao cho người dân.
291 80,1%
2
TTHTCĐ có đầy đủ các phương tiện nghe, nhìn, sách, báo, các tài
liệu cho người dân.
276 76,7%
3
TTHTCĐ có đội ngũ GV, hướng dẫn viên hiểu biết rộng rãi đáp
ứng được mọi thắc mắc, khó khăn trong cuộc sống, trong sản xuất
– kinh doanh cho người dân.
309 85,8%
4
TTHTCĐ cần mở nhiều lớp kiến thức về chính sách, pháp luật,
khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho nhân dân.
340 94,4%
Kết quả của Bảng 3.4 cho thấy: Số đông người dân đều mong muốn TTHTCĐ
cần nâng cao điều kiện và khả năng, nội dung hoạt động để đáp ứng nhu cầu của
người dân trong cộng đồng đó là “TTHTCĐ cần mở nhiều lớp kiến thức về chính
sách, pháp luật, khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho nhân dân” (94,4%). “TTHTCĐ
có đội ngũ cán bộ hiểu biết rộng, giải quyết được mọi thắc mắc, khó khăn trong
cuộc sống, trong sản xuất – kinh doanh cho người dân” (85,8%). Như vậy, việc mở
nhiều lớp học và có đội ngũ GV giảng dạy là việc làm cần thiết của các TTHTCĐ
3. Bàn luận và kết luận
3.1. Bàn luận: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTĐCĐ
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
3.1.1. Xây dựng và phát triển các hoạt động của TTHTCĐ đa dạng, hiệu quả
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
tham gia xây dựng và phát triển TTHTCĐ. Cần lấy ngành GD, Hội Khuyến
học, Ban Tuyên giáo, ngành Văn hoá thông tin, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,
559
Mặt trận Tổ quốc tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình giữ vai trò nòng cốt
trong công tác tuyên truyền.
- Chủ động phối hợp với Hội Khuyến học, Trung tâm dạy nghề - hướng nghiệp
và GDTX giúp UBND huyện xây dựng, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch. Chỉ đạo
một TTHTCĐ làm điểm sau đó nhân rộng mô hình, nâng cao hiệu quả chương trình
hoạt động của từng trung tâm.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá để phát triển TTHTCĐ.
- Thường xuyên làm tốt công tác KTĐG các hoạt động của TTHTCĐ.
3.1.2. Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo TTHTCĐ.
* Năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ: thu thập các thông tin
cơ bản về cộng đồng; phân tích nhu cầu; sắp xếp ưu tiên các vấn đề và nhu cầu; lên
kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
* Năng lực xây dựng nội dung và hình thức học tập cộng đồng: Căn cứ nhiệm vụ
chính trị của địa phương và nhu cầu học của nhân dân trên địa bàn, CBQLTTHTCĐ
xây dựng nội dung chương trình học tập phù hợp và thiết thực.
*Năng lực giao tiếp, tuyên truyền vận động mọi thành viên trong cộng đồng
tham gia các hoạt động của TTHTCĐ: Tuyên truyền vận động để mọi thành viên
trong cộng đồng hiểu rõ về TTHTCĐ là một giải pháp hết sức cần thiết để nâng cao
hiệu quả hoạt động của trung tâm. Do đó, năng lực giao tiếp, tuyên truyền là phẩm
chất rất cần thiết của người CBQL các TTHTCĐ.
* Năng lực quản lý thiết lập mạng lưới liên kết và xây dựng mối quan hệ
phối hợp đảm bảo sự phát triển bền vững của TTHTCĐ: Cơ chế hoạt động của
TTHTCĐ chính là cơ chế phối, kết hợp. Do đó, việc nâng cao năng lực của cán bộ
quản lý TTHTCĐ về thiết lập mạng lưới liên kết và xây dựng mối quan hệ phối
hợp đảm bảo sự phát triển bền vững của TTHTCĐ là rất cần thiết, nó mang tính
chất thường xuyên trong suốt quá trình quản lý, điều hành hoạt động của TTHTCĐ.
* Năng lực quản lý tài chính của cán bộ quản lý TTHTCĐ: Việc quản lý thu,
chi từ các nguồn tài chính của TTHTCĐ phải tuân thủ theo các qui định của Nhà
nước; chấp hành đầy đủ các chế độ kế toán, thống kê và báo cáo định kỳ.
3.1.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên của TTHTCĐ
- Xác định nhu cầu học tập của cộng đồng để tuyển chọn giáo viên, hướng dẫn
viên phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc: Tổ chức tìm hiểu nhu cầu học tập
của CĐ, từ đó XD nội dung và hình thức học tập phù hợp cho từng loại đối tượng.
- Bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên theo nguyên tắc liên kết,
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN THỦY NGUYÊN, ...
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
560
phối hợp: Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành, các cấp đối với hoạt
động và quản lý TTHTCĐ. Xác định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận để các đơn
vị cùng có trách nhiệm bố trí đội ngũ GV cho TTHTCĐ. Xác định các bộ phận
quản lý, chỉ đạo các hoạt động của TTHTCĐ theo Quy chế tổ chức của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, hướng
dẫn viên: bồi dưỡng về kiến thức, phương pháp, kỹ năng sư phạm... thông qua các
buổi hội thảo, hội nghị tập huấn do các cơ sở đào tạo tổ chức theo các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng đã được biên soạn; các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, tập trung do các
trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tổ chức, hoặc liên kết với các
trung tâm GDTX mở tại địa phương. Tự bồi dưỡng thông qua các hình thức tự học.
3.1.4. Tăng cường công tác lãnh đạo của xã, thị trấn, chỉ đạo chuyên môn của
phòng GD&ĐT, sự phối hợp của các ban, ngành ở địa phương
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương
- Đảm bảo sự quản lý và chỉ đạo chuyên môn của phòng Giáo dục và Đào tạo.
Kế hoạch phát triển GD hằng năm của phòng Giáo dục và Đào tạo phải có nội dung
về xây dựng và phát triển TTHTCĐ. Phối hợp với TTGDTX chọn, cử GV trực tiếp
tham gia giảng dạy các lớp bổ túc THCS và một số chuyên đề tại các TTHTCĐ.
Cung cấp các nội dung, tài liệu tập huấn, học tập cho các trung tâm. Tham mưu
tăng cường, bổ sung CSVC, thiết bị ban đầu cho các trung tâm khi có nguồn kinh
phí hỗ trợ của ngành.
Chủ trì phối hợp với UBND xã, thị trấn xây dựng các tiêu chí, nội dung hoạt
động của TTHTCĐ, xây dựng thang điểm đánh giá, xếp loại trung tâm. Chấn chỉnh
những lệch lạc trong quản lý, chỉ đạo chuyên môn và tổ chức thực hiện của các
TTHTCĐ. Tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng
với các TTHTCĐ nhằm động viên, khuyến khích kịp thời CBQLGV, hướng dẫn
viên các trung tâm.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức
xã hội ở địa phương. Trong phối hợp liên kết giữa TTHTCĐ với các ban, ngành,
đoàn thể, các tổ chức xã hội tại địa bàn phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống
nhất của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương.
3.2. Kết luận
Nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động của TTHTCĐ là một đòi hỏi mang
tính khách quan, phù hợp với những yêu cầu của Đảng và Nhà nước các cấp nhằm
thực hiện tốt các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, văn hoá
561
ở các địa phương nói chung và ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nói
riêng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng cần phải xây dựng được các giải pháp đồng bộ, từ
khâu xây dựng và đa dạng hóa các hoạt động đến nâng cao năng lực quản lý, xây
dựng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên đến việc tăng cường lãnh đạo của xã, chỉ
đạo chuyên môn của phòng GD&ĐT, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở
địa phương.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ GD và Đào tạo (2008), Quyết định số 09/2008/QĐ-BGD&ĐT về Ban hành
“Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại phường, xã, thị trấn”.
2. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ (2005), QĐ số
112/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xd XHHT giai đoạn 2005-2010”.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
(2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
(2011), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương, khoá X (2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Trịnh Văn Minh, Tài liệu bài giảng tổng hợp NGKH, Trường Đại học Giáo dục.
7. Vũ Cao Đàm (2005), “ Phương pháp NCKH ”, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN THỦY NGUYÊN, ...
562
STATUS OF ACTIVITIES OF COMMUNITY LEARNING
CENTERS IN THUY NGUYEN DISTRICT,
HAI PHONG CITY
Huong Do Thi1
Chung Pham Thi Kim
Lan Phan Thi
Abstract: The Community Learning Center (CLC), as the “People’s School”,
helps all people, has access to study in all areas, contributes to improving
quality. life and universal education (PCGD). Thuy Nguyen District, Hai Phong
City has 37 CLCs operating regularly, basically meeting the learning needs of
local people. However, through the results of the survey and the evaluation
of the inspection team, CLCs have revealed many points that need to be
overcome, especially in the management; The propaganda and coordination
are still limited; The efficiency of operation is not high, not really meet the
learning needs of the people. Therefore, the paper proposes some solutions
to improve the performance of CLCs in Thuy Nguyen district, Hai Phong city.
Keywords: CLC, current situation, solutions, improve efficiency
1 Educational management class’s students, QH 2016-S7.
Workplace: Trung Ha secondary school, An Lu secondary school, Hoa Binh secondary school,
Thuy Nguyen District, Hai Phong city.
Tel: 0986370369; Email: dothihuong.tnhp@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_hoat_dong_cua_cac_trung_tam_hoc_tap_cong_dong_huy.pdf