Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh

Quảng Trị. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 10 cán bộ quản

lý và 109 giáo viên đang công tác ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn

huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS

22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức đúng

về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho

giáo viên. Các chủ thể quản lý đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các năng lực xây

dựng kế hoạch, năng lực sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục, năng lực kiểm

tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tuy nhiên, bồi

dưỡng năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh chưa được chú trọng triển khai. Hiệu quả

của các phương thức tổ chức bồi dưỡng chưa cao. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả

bồi dưỡng hầu như chưa phát huy được sự sáng tạo của các đối tượng tham gia khóa

bồi dưỡng. Các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên

môn, nghiệp vụ cho giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kết quả nghiên cứu

là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các chủ thể quản lý, các lực

lượng giáo dục nghiên cứu, đề xuất những tác động phù hợp, nâng cao hiệu quả

hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi

mới giáo dục phổ thông hiện nay.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học phổ thông huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được hiệu quả của khóa học, rút ra những kinh nghiệm để đề ra được mục tiêu cho những đợt bồi dưỡng tiếp theo. Trong xu thế đổi mới giáo dục, đổi mới chuẩn giáo viên THPT như hiện nay, nhiều phẩm chất, năng lực mới cho giáo viên cần được bồi dưỡng, việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng có ý nghĩa to lớn trong việc đóng góp vào sự tiến bộ của đối tượng được bồi dưỡng, hình thành và phát triển năng lực của đối tượng được bồi dưỡng mà nhà trường, xã hội yêu cầu. Để đánh giá thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Hướng Hóa, chúng tôi đưa ra 4 hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thông dụng ở Bảng 4. Bảng 4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Hướng Hóa TT Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng Mức độ thực hiện Hiệu quả thực hiện ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Bài kiểm tra 3,07 0,78 3,25 0,79 2 Bài tập nghiên cứu 2,43 0,75 2,55 0,84 3 Viết thu hoạch 2,44 0,70 2,52 0,81 4 Báo cáo chuyên đề 2,74 0,72 2,79 0,87 Ghi chú: 1≤ ĐTB ≤ 5 Kết quả khảo sát ở Bảng 4 cho thấy, “Bài kiểm tra” (ĐTB = 3,07) là hình thức được thực hiện thường xuyên nhất trong kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các trường THPT huyện Hướng Hóa. Tuy nhiên, hình thức này không được thực hiện thường xuyên trong quá trình bồi dưỡng mà chỉ được thực hiện khi kết thúc khóa bồi dưỡng. Các hình thức “Bài tập nghiên cứu” (ĐTB = 2,43) hay “Viết thu hoạch” (ĐTB = 2,44) hầu như hiếm khi được sử dụng. Với 5 mức độ đánh giá hiệu quả các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các trường THPT huyện Hướng Hóa hiện nay (1. Kém, 2. Yếu, 3. Trung bình, 4. Khá, và 5. Tốt); kết quả khảo sát ở Bảng 4 cho thấy, theo sự đánh giá của CBQL, giáo viên được khảo sát thì hiệu quả thực hiện của hình thức “Bài kiểm tra” (ĐTB = 3,25) được đánh giá cao nhất, tuy nhiên, mức đánh giá cũng chỉ ở mức 575Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Để tìm hiểu thêm về hiệu quả thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các trường THPT huyện Hướng Hóa, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viên cốt cán đã từng tham gia các khóa bồi dưỡng, đa số câu trả lời chúng tôi nhận được là các khóa bồi dưỡng hiện nay vẫn sử dụng hình thức truyền thống là “Bài kiểm tra” để đánh giá kết quả bồi dưỡng. Các bài kiểm tra thường theo cấu trúc quy định sẵn, chưa phát huy được sự sáng tạo của các đối tượng tham gia khóa bồi dưỡng. Thực trạng này đòi hỏi phải có nghiên cứu nghiêm túc để đề xuất phương án thực hiện có hiệu quả, có chất lượng, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viên trong bối cảnh hiện nay. 3.5. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Hướng Hóa Các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các trường THPT huyện Hướng Hóa là một phần không thể thiếu trong quá trình bồi dưỡng. Việc huy động và sử dụng có hiệu quả các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng góp phần quan trọng để nâng chất lượng bồi dưỡng. Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt thì giảng viên mới có thể triển khai được quá trình bồi dưỡng khoa học, lôi cuốn được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình học tập và học viên cũng có cơ hội tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Cung cấp các kỹ năng ICT và sử dụng ICT để thực hiện dạy học trong bồi dưỡng giáo viên là yếu tố quan trọng giúp hoạt động bồi dưỡng thành công. Áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong bồi dưỡng sẽ giúp người dạy đổi mới phương pháp bồi dưỡng, học viên đổi mới phương pháp học với nhiều hình thức phong phú. Nhờ có công nghệ thông tin và truyền thông, các đối tượng được bồi dưỡng cũng có thể thực hiện việc học tập mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và học suốt đời. Internet chứa đựng nguồn tài nguyên tri thức vô tận, nguồn học liệu phong phú để người học có thể khai thác học tập, trao đổi với đồng nghiệp, các nhà khoa học trong nước và trên thế giới, giúp cho người học có nhiều cách lựa chọn hình thức phương pháp, kết hợp nhiều hình thức phương pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Biểu đồ 2. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Hướng Hóa 576 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ngoài ra, công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng cũng cần phải hoạch định các nguồn tài chính nhằm đảm bảo chế độ, chính sách cho người tham gia bồi dưỡng, cung cấp tài liệu và bổ sung, bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng, cũng như đảm bảo những yêu cầu khác đặt ra trong quá trình bồi dưỡng. Kết quả khảo sát ở Biểu đồ 2 cho thấy, CBQL, giáo viên chưa thật sự hài lòng về cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các trường THPT huyện Hướng Hóa. Thể hiện qua việc có đến 52,9% đánh giá các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Hướng Hóa chỉ ở mức “trung bình”, vẫn còn 1,7% đánh giá ở mức “yếu”. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nhìn chung hệ thống phòng học đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng, nhưng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo cho chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả cho hoạt động bồi dưỡng như hiện nay. Ngoài ra, với đặc thù về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của một huyện miền núi còn nhiều khó khăn phía tây tỉnh Quảng Trị, cách khá xa địa điểm tập trung bồi dưỡng, đường đi khó khăn, các điều kiện hỗ trợ nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của giáo viên các trường THPT huyện Hướng Hóa tham gia các khóa bồi dưỡng. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, CBQL và giáo viên các trường THPT huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Các chủ thể quản lý đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các năng lực xây dựng kế hoạch, năng lực sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục, năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Tuy nhiên, bồi dưỡng năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh chưa được chú trọng triển khai. Hiệu quả của các phương thức tổ chức bồi dưỡng chưa cao. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng hầu như chưa phát huy được sự sáng tạo của các đối tượng tham gia khóa bồi dưỡng. Với đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội của một huyện miền núi còn nhiều khó khăn phía tây tỉnh Quảng Trị, các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các chủ thể quản lý, các lực lượng giáo dục nghiên cứu, đề xuất những tác động phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018. 577Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDDT ngày 22 tháng 8 năm 2018. 4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ban hành kèm theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014. 578 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CURRENT SITUATION OF PROFESSIONAL TRAINING ACTIVITIES FOR HIGH SCHOOL TEACHERS IN HUONG HOA DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE Pham The Kien1 Tran Xuan Dung2 Abstract The objective of this study is to investigate the status of professional training activities for high school teachers in Huong Hoa district, Quang Tri province. The research data was collected from the results of a survey of 10 managers and 109 teachers working in high schools in Huong Hoa district, Quang Tri province and processed by statistical software, SPSS 22.0. The research results show that managers and teachers are well aware of the importance of professional training activities for teachers. The management subjects have regularly provided the professional capacity training of making plans, the capacity to use teaching and education methods, the ability to test and evaluate in the direction of developing students’ qualities and competencies; however, the training on advisory and student support capacity has not been focused on implementation. The effectiveness of the training methods is not high. The evaluation of the training results have hardly promoted the creativity of these courses’ attendants. The conditions to support the professional trainings for teachers are still limited. The research results are useful references for researchers, management subjects, research and education forces, propose appropriate impacts, improve the effectiveness of teachers’ training activities for high schools, contributing to the current requirements of renovation of education. Keywords: Training; Professional capacity; High school teachers. 1 Department of Inspection and Legislation, Hue University. 2 Graduate student of University of Education, Hue University; Mobile: 090 5050 135; Email: ptkien@hueuni.edu.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_boi_duong_nang_luc_chuyen_mon_nghiep_vu.pdf
Tài liệu liên quan