Ngày nay, trước yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế,
ngành giáo dục (GD) nói chung cũng như toàn xã hội
cần phải có những bước tiến mạnh mẽ nhằm giúp người
học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng (KN) cơ bản để đáp ứng với
những yêu cầu mới. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, trong bối cảnh kinh tế thị trường, giao lưu và hội
nhập, bên cạnh những thời cơ lớn là những thách thức
không nhỏ. Một vấn đề gây nhiều nỗi lo cho nhà trường,
gia đình và xã hội là đạo đức nhân cách, lối sống của
nhiều thanh thiếu niên xuống cấp nghiêm trọng, tình
trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng
theo các chuyên gia GD, nguyên nhân sâu xa là do các
em thiếu kĩ năng sống (KNS)
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường Trung học Phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam qua hoạt động trải nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự kiện, HS sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả
năng chịu được áp lực cao của mình. Ngoài ra, các em còn
phải biết cách ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến.
Tuy vậy, kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, mức độ tổ
chức hình thức này trong các nhà trường ởmức “ít tổ chức”
và “không tổ chức” chiếm đến 75,66% ý kiến HS được hỏi;
có 78,17% HS nhận định ở mức ít hiệu quả và không hiệu
quả. Để tìm hiểu vấn đề này, qua trao đổi với các nhà quản
lí các trường, có thể thấy, hoạt động diễn đàn hiếm khi tổ
chức bởi lẽ nguồn lực về con người, cơ sở vật chất và thời
gian ở nhà trường còn hạn chế.
Hoạt động giao lưu cũng là một hình thức tổ chức GD
nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho HS được tiếp xúc,
trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình
trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có
tình cảm và thái độ phù hợp, cóđược những lời khuyênđúng
đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân
cách. Giao lưu là hoạt động dễ tổ chức, nhưng kết quả khảo
sát thực trạng cho thấy, các nhà trường vẫn còn xem nhẹ, ít
quan tâm để ý tới hình thức này, cóđến 85,83% HSđược hỏi
cho rằng nhà trường “không tổ chức” và “ít tổ chức”, trong
khi nhu cầu giao lưu của HS THPT chuyên rất lớn, dẫn đến
việc các lớp giao lưu bằng các hình thức tự phát, không định
hướng, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách HS. Mặt
khác, hoạt động chiến dịch cũng là hình thức tổ chức không
chỉ tác động đến HS mà tới cảcác thành viên cộng đồng. Nhờ
các hoạt động này, HS có cơ hội khẳng định mình trong cộng
đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi
người, mọi người vì mình”. Việc HS tham gia các hoạt động
chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết, quan tâm của HS
đối với các vấn đề xã hội như môi trường, an toàn giao thông,
an toàn xã hội, giúp HS có ý thức hành động vì cộng đồng;
từ đó, HS được rèn luyện các KN tham gia giải quyết những
vấn đề xã hội như: KN hợp tác, KN thu thập thông tin, KN
đánh giá và KN ra quyết định...
Trong các hình thức HĐGDTN thìhoạt động nhân đạo,
tình nguyện là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự
đồng cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn. Thông qua hoạt động này, HS biết thêm
những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm
chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật,
người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong
cuộc sống, để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc
phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với
cộng đồng. Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động nhân đạo
các trường là hình thức được các nhà trường quan tâm, với
77,84% HS chọn mức “độ tổ chức thường xuyên” và “rất
thường xuyên”; mức độ tham gia tích cực và rất tích cực
hoạt động này của HS cũng đạt tỉ lệ 71,34%. Do vậy, các
nhà trường cần phát huy hoạt động này để giúp các em HS
được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của
mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em
biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó GD
các giá trị cho HS như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm
thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,
3. Kết luận
Trên cơ sở lí luận về GD KNS qua các hoạt động trải
nghiệm cho HS THPT nói chung và HS THPT chuyên nói
riêng, qua kết quả khảo sátđánh giá thực trạngHĐGDTN HS
THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, có thể
khẳng định, GD KNS thông qua HĐGDTN là rất cần thiết;
qua các hoạt động khác nhau trong nhà trường cũng như
ngoài xã hội, với tư cách là chủ thể của hoạt động, các em sẽ
phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát
huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Điều đó giúp HS
THPT chuyên vốn chỉ biết học giỏi kiến thức trên lớp sẽ vận
dụng những kiến thức, KN, thái độ đã học trong nhà trường
vào thực tiễn một cách sáng tạo, đồng thời tập trung hình
thành và phát triển những năng lực đặc thù cho HS như: tổ
chức hoạt động, tổchức vàquản lí cuộc sống, tựnhận thức và
tích cực hóa bản thân, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.
(Xem tiếp trang 10)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 436 (Kì 2 - 8/2018), tr 5-10
10
với mắt; lồng ghép có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa;
giáo dục rèn luyện thể dục, thể chất; giáo dục kĩ năng
sống; giáo dục dinh dưỡng giúp HS có hành vi tốt cho
sức khỏe và có kĩ năng tự rèn luyện và bảo vệ sức khỏe
cho chính mình. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phối
hợp chặt chẽ với gia đình để có những biện pháp hợp lí
giúp thanh, thiếu niên phát triển cơ thể hài hòa, cân đối
và trở thành thanh niên có sức khỏe, tầm vóc tốt.
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Thị Loan -Lê Thị Tám (2012). Nghiên cứu một số
chỉ số thể lực của học sinh từ 12 đến 18 tuổi ở huyện
Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Báo cáo khoa học về
nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 147-154.
[2] Lương Thị Cẩm Cúc - Nguyễn Thị Tường Loan - Võ
Văn Toàn (2014).Các chỉ số về chiều cao, cân nặng, thị
lực và tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường trung
học phổ thông Trưng Vương, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định. Kỉ yếu Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học
các trường đại học sư phạm toàn quốc, lần thứ VII, tập
2, tr 485-489.
[3] Nguyễn Thị Tường Loan - Võ Văn Toàn - Phan Thị
Bích Tuyền (2015).Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học
của học sinh trung học phổ thông huyện Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên. Kỉ yếu Hội thảo Sinh học vì sự phát triển bền
vững ở Phú Yên và khu vực Trung bộ-Tây Nguyên”, tr
60-68.
[4] Đoàn Yên - Trịnh Bỉnh Dy - Đào Phong Tần (1993).
Biến động một số thông số hình thái và sinh lí qua các
lứa tuổi - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lão khoa
cơ bản. Bộ Y tế, Hà Nội.
[5] Mai Văn Hưng - Trần Long Giang (2013).Nghiên cứu
một số đặc điểm nhân trắc cơ bản của học sinh trung
học phổ thông tại Hà Nội. Tạp chí Khoa học, Đại học
Quốc gia Hà Nội, số 11, tr 39-47.
[6] Hoàng Ngọc Chương-Hoàng Hữu Khôi-Nguyễn Tịnh
Anh (2010). Đánh giá tình hình thị lực và tật khúc xạ
của học sinh, sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng
Kĩ thuật Y tế II. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại
họcĐà Nẵng, số 2 (37), tr 198-204.
[7] Nguyễn Thanh Triết (2012).Đánh giá tỉ lệ tật khúc xạ
và các nguyên nhân giảm thị lực ở học sinh tại thành
phố Quy Nhơn, BìnhĐịnh. Kỉ yếu Hộinghị Nhãn khoa
toàn quốc 2012, Hà Nội ngày 12-13/10/2012, tr 82-86.
[8] Vũ Quang Dũng (2008). Nghiên cứu thực trạng và một
số giải pháp phòng ngừa cận thị ở học sinh khu vực trung
du tỉnh Thái Nguyên. Luận án tiến sĩ Y học, TrườngĐại
họcY -Dược -Đại họcThái Nguyên.
[9] Nguyễn Thanh Triết -Nguyễn Văn Thành (2012).Đánh
giá tỉ lệ tật khúc xạ và các nguyên nhân giảm thị lực ở
học sinh tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tạp
chí Nhãn khoa Việt Nam, số 23, tr 10-17.
[10] Hoàng Hữu Khôi (2017).Nghiên cứu tật khúcxạ và mô
hình can thiệp ở học sinh trung học cơ sở thành phốĐà
Nẵng. Luận án tiến sĩ Y học,Đại học Huế.
[11] Trúc Quân (2014). Chăm sóc thị lực cho trẻ. NXB
Phụ nữ.
[12] Đỗ Như Hơn (2012).Nhãn khoa tập 1. NXBY học.
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC...
(Tiếp theo trang 15)
Như vậy, KNS chỉ có thể hình thành khi HS tương
tác với bạn bè và những người xung quanh thông qua các
HĐGDTN bằng các tình huống thực tế trong cuộc sống.
Đặc biệt, đối với HS THPT chuyên, GD KNS lại càng
cần thiết để có thể cân bằng cuộc sống và phát triển toàn
diện bản thân.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2009). Chỉ thị số 4899/CT-BGDĐT
ngày 04/8/2009 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học
2009-2010.
[2] Nguyễn Thanh Bình (2011).Giáo trình chuyên đề giáo
dục kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm.
[3] Huỳnh Văn Sơn (2009). Nhập môn về kĩ năng sống.
NXB Giáo dục Việt Nam.
[4] Nguyễn Quang Uẩn (2008).Khái niệm kĩ năng sống xét
theo góc độ tâm lí học. Tạp chí Tâm lí học, số 6, tr 2-4.
[5] Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn
Tính -Vũ Phương Liên (2013).Giáo dục giá trị sống và
kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Viện Ngôn ngữ học (2003). Từ điển Tiếng Việt.
NXB Đà Nẵng
[7] Đinh Thị Kim Thoa (2015). Tài liệu tập huấn kĩ năng
xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong trường trung học. Chương trình phát triển giáo dục
trung học.
[8] Nguyễn Thanh Bình (2008). Xây dựng và thực nghiệm
một số chủđề giáo dục kĩ năng sống cơ bản cho học sinh
trung học phổ thông. Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ
-Mã số B2007-17-57.
[9] Nguyễn Thị Liên (2016). Tổchức hoạtđộng trải nghiệm
sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục
Việt Nam.
[10] Hà Nhật Thăng (2004). Công tác giáo viên chủ nhiệm
lớp ở trường phổ thông. NXB Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_cac_truong_tru.pdf