Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

Đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo nói chung, của giáo viên mầm non nói riêng là

vấn đề luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử

dụng trong nghiên cứu này với kĩ thuật cơ bản là điều tra bằng phiếu hỏi trên 31 giảng viên

đang giảng dạy tại các trường sư phạm có đào tạo giáo viên mầm non trong cả nước và 168

giáo viên mầm non ở các cơ sở giáo dục mầm non thuộc khu vực phía Bắc. Kết quả nghiên

cứu tập trung phân tích thực trạng hình thành đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong

chương trình đào tạo cử nhân giáo dục mầm non và thực trạng phát triển đạo đức nghề

nghiệp cho giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non. Những kết quả nghiên

cứu là cơ sở thực tiễn quan trọng, giúp cho trường sư phạm cũng như cơ sở giáo dục

mầm non đề xuất được các giải pháp, phương hướng cải thiện việc hình thành và phát

triển đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội

trong tình hình mới.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng ứng xử là cộng đồng, giáo viên đề ra biện pháp: Tham gia vào các hoạt động phối hợp với cộng đồng (24/71 ý kiến); Tuyên truyền để cộng đồng hiểu về nghề GVMN và vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ em. Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm và Nguyễn Thị Mỹ Dung* 38 Như vậy, các biện pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử được giáo viên đề cập đến ở đây khá đa dạng, phong phú, trong đó, một số biện pháp có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên, có những biện pháp chỉ được áp dụng phù hợp với một hoặc vài đối tượng nhất định. Dù vậy, đây chính là những gợi ý quan trọng để có thể đề xuất những giải pháp, phương hướng góp phần cải thiện việc phát triển đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non. * Hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non Hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp được thực hiện thường xuyên nhất tại cơ sở giáo dục mầm non, là sinh hoạt chuyên môn, với tỉ lệ giáo viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên (1-2 lần/tuần) là 35,7% và mức độ Thường xuyên (1-2 lần/tháng) là 62,5%. Hình thức tập huấn chuyên đề cũng được thực hiện khá thường xuyên ở trường mầm non với tỉ lệ giáo viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên là 16,7% và mức độ Thường xuyên là 58,3%. Các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp ít được thực hiện thường xuyên tại cơ sở giáo dục mầm non là: tổ chức các hội thi (chỉ có 11,9% giáo viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên, trong khi có đến 60,7% giáo viên lựa chọn mức độ Thỉnh thoảng thực hiện; Thao giảng (23,2 % giáo viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên và 39,3 % giáo viên lựa chọn mức độ Thường xuyên); Biểu dương, nêu gương khen thưởng (23,2 % giáo viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên và 40,5% giáo viên lựa chọn mức độ Thường xuyên). Như vậy, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên chủ yếu được thực hiện thông qua các hình thức như: sinh hoạt chuyên môn, tập huấn chuyên đề, tuy vậy, tần suất thực hiện các hình thức giáo dục này chưa thực sự diễn ra thường xuyên mà chủ yếu là khoảng 1-2 lần/tháng tại các cơ sở giáo dục mầm non. Thậm chí, hình thức Biểu dương, nêu gương, khen thưởng có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với việc trau dồi đạo đức nghề nghiệp của giáo viên, nhưng có tới 12,5% giáo viên cho rằng, hình thức này hiếm khi được thực hiện (1 lần/năm). Ngoài ra, một số giáo viên nêu lên những hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp khác đang được áp dụng có hiệu quả tại cơ sở giáo dục mầm non như: dán băng rôn, khẩu hiệu về thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp tại hành lang, lối đi... * Đánh giá về các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp của GVMN Bảng 3. Các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non TT Các yếu tố tác động Đối tượng khảo sát Mức độ tác động �̅� (điểm) Thứ bậc Rất nhiều Nhiều Vừa phải Không tác động 1 Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam (lòng nhân ái, hiếu học, tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng dân tộc) Giảng viên (n=31) 20 8 3 0 2.55 1 GVMN (n=168) 110 49 9 0 2.60 2 2 Sức ép của xã hội về nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ em Giảng viên (n=31) 17 13 1 0 2.52 2 GVMN (n=168) 91 61 14 2 2,43 6 3 Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, về chế độ đãi ngộ Giảng viên (n=31) 16 12 3 0 2.42 3 GVMN (n=168) 89 60 17 2 2.40 7 Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non 39 4 Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện của bản thân giáo viên Giảng viên (n=31) 16 12 3 0 2.42 3 GVMN (n=168) 102 59 6 1 2.56 3 5 Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo và Chuẩn nghề nghiệp Giảng viên (n=31) 14 14 3 0 2.35 4 GVMN (n=168) 110 55 3 0 2.64 1 6 Tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường Giảng viên (n=31) 10 19 2 0 2.26 5 GVMN (n=168) 84 56 25 3 2.32 8 7 Sự phát triển của khoa học công nghệ với các phương tiện dạy học hiện đại Giảng viên (n=31) 11 17 2 1 2.23 6 GVMN (n=168) 98 64 6 0 2.55 4 8 Sự chậm đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp trong giáo dục đạo đức ở các trường sư phạm và các trường mầm non Giảng viên (n=31) 13 12 6 0 2.23 6 GVMN (n=168) 79 62 24 3 2.29 9 9 Đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước Giảng viên (n=31) 11 13 6 1 2.10 7 GVMN (n=168) 101 47 20 0 2.48 5 So sánh đánh giá của 02 đối tượng: giảng viên và GVMN về các yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp, có thể thấy, bên cạnh một số đánh giá tương đồng thì vẫn tồn tại một số đánh giá khác biệt. Cụ thể: Các yếu tố tác động đều được giảng viên và GVMN đánh giá cao đó là: Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện của bản thân giáo viên, Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam (lòng nhân ái, hiếu học, tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng dân tộc), Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo và Chuẩn nghề nghiệp GVMN. Tuy nhiên, nếu như GVMN đánh giá cao mức độ tác động của các yếu tố như: Đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước; Sự phát triển của khoa học công nghệ với các phương tiện dạy học hiện đại thì giảng viên lại đánh giá thấp hơn mức độ tác động của các yếu tố này. Ngược lại, các yếu tố như: Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, về chế độ đãi ngộ cho nhà GDMN, Sức ép của xã hội về nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ không được GVMN đánh giá cao trong các yếu tố được đưa ra, nhưng giảng viên lại đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này cao hơn so với nhiều yếu tố còn lại. 3. Kết luận Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN là một vấn đề cần được quan tâm và thực hiện trong một quá trình lâu dài từ khi đào tạo ở các trường sư phạm đến quá trình hoạt động nghề Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm và Nguyễn Thị Mỹ Dung* 40 nghiệp của GVMN. Thực tế, hầu hết giảng viên và GVMN đều đánh giá cao vai trò của giáo dục đạo đức nghề nghiệp, điều đó đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này. Hiện nay, các trường sư phạm và các cơ sở giáo dục mầm non đã có một số hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cần được cải thiện cả về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục. Những kết quả nghiên cứu thực trạng trên đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng, giúp cho các trường sư phạm cũng như các cơ sở giáo dục mầm non có thể đề xuất được các giải pháp, phương hướng có hiệu quả, góp phần giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội trong thời kì mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Umran Alan, Sevcan Yagan, Muhammet Ozden, 2018. Preschool teacher eduaction program to bring preservice preschool teachers in professional ethics values. Conference: International Conference of Education, Research and Innovation, Spain. [2] Ayla Oktay, Oya Ramazan, Ahmet Sakin, 2010. The relationship between preschool teachers' professional ethical behavior perceptions, moral judgment levels and attitudes to teaching, Gifted Education Intemational, Vol. 26, No. 1, pp. 6-14. [3] Nguyễn Ánh Tuyết, 2007. Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. [4] Nguyễn Thu Thủy, 2019. Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc), Luận án tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. [5] QIU Yuan, LU Xiaotao, FU Taisheng, 2019. On the Benevolence Heart of the Preschool Teacher, Canadian Social Science, Vol. 15, No. 4, pp. 71-76. [6] Safak ÖZTÜRK, 2010. The Opinions of Preschool Teachers about Ethical Principles, Educational Sciences: Theory & Practice, Vol. 10, No.1, pp.393-418. [7] Danijela Blanuša Trošelj, Željka Ivković, 2016. Building the profession: Professional ethics and preschool teaches’s education, Projects: professional development - The Culture of Educational Institution as a Factor in Co-Construction of Knowledge. University of Rijeka, Croatia. [8] Pınar Aksoy, 2020. The Challenging Behaviors Faced by the Preschool Teachers in Their Classrooms, and the Strategies and Discipline Approaches Used against These Behaviors: The Sample of United States. Participatory Educational Research, Vol. 7(3), pp. 79-104. [9] Rekalidou Galini, Karadimitriou Kostas, 2014. Practices of early childhood teachers in Greece for managing behavior problems: A preliminary study. Procedia - Social and Behavioral Sciences, Vol. 152, pp. 784-789. [10] Margaret A. King, Gregory R. Janson, 2009. First Do No Harm: Emotional Maltreatment in the Classroom, Early Childhood Education Journal, Vol. 37, pp. 1-4. [11] Yanjin Liu, 2016. The Analysis of Preschool Teachers’ Ethic Education, Advances in Social Science, Education and Humanities Research, vol.85. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non 41 ABSTRACT The reality of professional ethics education for preschool teachers La Thi Bac Ly, Bui Thi Lam and Nguyen Thi My Dung* Faculty of Early Childhood Education, Hanoi National University of Education Professional ethics of teachers in general and of preschool teachers in particular is always a issue that is specially concerned by society. The quantitative research method used in this study with the basic technique is a questionnaire survey on 31 lecturers who are teaching at colleges and universities that train preschool teachers in the country and 168 teachers preschools in preschools in the Northern region. The research results focus on analyzing the situation of forming professional ethics for students in the bachelor's training program in preschool education and the situation of developing professional ethics for preschool teachers in preschools. The above research results are an important practical basis, helping colleges and universities as well as preschools to propose solutions and directions to improve the formation and development of professional ethics for preschool teachers, meeting the requirements and demands of society in the new situation. Keywords: professional ethics, professional ethics education, preschool teachers.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_giao_duc_dao_duc_nghe_nghiep_cho_giao_vien_mam_no.pdf
Tài liệu liên quan