Bài viết nêu lên vấn đề mang tính thời sự về thực trạng đạo
đức của học sinh Trung học phổ thông hiện nay. Thấy được những
hạn chế trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở cả gia đình,
nhà trường và xã hội, dẫn đến sự sa sút về ý thức đạo đức của một số
học sinh trường Trung học phổ thông như: nói tục, chửi thề, bạo
lực, Từ thực trạng đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ thông, giúp
học sinh phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân phẩm đạo đức.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Thực trạng đạo đức của học sinh trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục cho
những em khác. Quan tâm chỉ đạo thƣờng xuyên cho các đoàn thể
cùng phối hợp với nhà trƣờng để giáo dục đạo đức cho con em. Có kế
hoạch thông tin tuyên truyền tổ chức các hoạt động tạo nhận thức tốt
cho các em hiểu biết về pháp luật.
2.3.2.2. Đối với Bộ, Sở giáo dục- đào tạo cùng các ban ngành
Tổ chức chỉ đạo, triển khai công tác tăng cƣờng chất lƣợng và
hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng coi đây là một trong
những vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận
động "Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh". Đồng
129
thời tập trung chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy cô là tấm
gƣơng đạo đức tự học và sáng tạo "có thầy cô tốt, giỏi mới có trò tốt,
giỏi đƣợc”.
2.3.2.3. Về phía nhà trƣờng
Nhà trƣờng cần phải xây dựng một phƣơng pháp riêng để tập
trung giáo dục đạo đức cho các em đƣợc chu đáo hơn, tốt hơn thông
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp
nhƣ: ngoại khóa, tham quan, du lịch, cắm trại, văn nghệ, thể dục thể
thao, các cuộc thi trí tuệcũng có tác dụng giáo dục tƣ tƣởng chính
trị rất lớn cho học sinh. Thông qua đó, giáo dục cho học sinh tinh thần
học hỏi, đoàn kết, hƣớng về các giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Ngoài
ra, cấn có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với cha mẹ học sinh
giáo dục học sinh cá biệt. Đảm bảo thông tin hai chiều giữa gia đình
và nhà trƣờng để có biện pháp xử lý kịp thời khi học sinh vi phạm.
Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ quản lý, nhiệt tình, có trách
nhiệm cao đối với giáo dục học sinh, luôn gần gũi nắm vững tâm lý
hoàn cảnh gia đình của từng học sinh lớp mình quản lý để từ đó có sự
chia sẻ, động viên các em một cách kịp thời. Hàng tuần vào tiết sinh
hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm kịp thời biểu dƣơng, khích lệ những học
sinh học tập, rèn luyện tốt; đồng thời phê bình, nhắc nhở những
trƣờng hợp chƣa tốt để các em khắc phục những thiếu sót. Đồng thời
tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là các hoạt động:
văn nghệ, thể thao, lao động đa dạng khác nhằm bộc lộ các hành vi
đạo đức, để các em có dịp rèn luyện những phẩm chất, hành vi tốt,
ngăn ngừa những cái xấu qua hoạt động thực tiễn.
Giáo viên bộ môn phải tăng cƣờng đầu tƣ cho mỗi tiết dạy để đảm
bảo truyền đạt một cách khoa học, nhạy bén với việc khai thác nội
dung giáo dục đạo đức trong các bài giảng, trong quá trình dạy học,
đặc biệt là môn Giáo dục công dân.
Đoàn trƣờng cần tổ chức nhiều nội dung, hình thức để đoàn viên
thanh niên gắn bó với đời sống xã hội nhƣ bảo vệ môi trƣờng, di sản,
làm công tác từ thiện, đảm nhận những công trình do nhà trƣờng phát
động. Bên cạnh đó cần chú trọng xây dựng tập thể, cá nhân tiêu biểu
trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí trong học tập để tạo động
lực thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt.
Những cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trƣờng là đối
tƣợng của sự tập trung chú ý ở học sinh nên mỗi lời nói, việc làm
mang giá trị đạo đức của họ sẽ có ý nghĩa giáo dục hết sức to lớn.
130
Giáo dục cho học sinh tự ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân trong
việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc bằng cách
nêu gƣơng mà gần gũi nhất, thiết thực nhất là lấy gƣơng “ngƣời tốt,
việc tốt” của chính học sinh để giáo dục lẫn nhau. Bên cạnh đó, phải
có những hình thức kỹ luật nghiêm khắc với các trƣờng hợp vi phạm
của học sinh. Việc xử lí một cách nghiêm khắc, có tình, có lí sẽ có tác
dụng răn đe cho học sinh toàn trƣờng biết về những “gƣơng xấu” để
phòng tránh. Đồng thời, xây dựng phong trào học sinh tự phê bình
những hiện tƣợng tiêu cực, những hành vi lệch chuẩn đang diễn ra
hàng ngày, hàng giờ trong đời sống. Đây cũng là hình thức làm
chuyển biến nhận thức và hành động của học sinh trong toàn trƣờng.
2.3.2.4. Về phía gia đình
Gia đình là thành phần có điều kiện giáo dục đạo đức cho con em
sớm nhất. Ai cũng muốn cho con cái mình trở thành những ngƣời có
tâm hồn trong sạch, trí tuệ phát triển, khỏe mạnh, trở thành những
ngƣời công dân tốt có ích cho xã hội và làm vẻ vang cho gia đình,
dòng họ. Chính vì vậy, ở mỗi gia đình cần rèn luyện cho con mình
những phẩm chất quan trọng nhƣ lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm
đối với công việc đƣợc giao và luôn có ý thức tu dƣỡng hoàn thiện đạo
đức. Những phẩm chất này sẽ thƣờng xuyên đƣợc cũng cố và phát
triển trong tƣơng lai, trong quá trình sống, học tập và lao động của
mỗi con ngƣời.
Đây là nơi thuận lợi nhất để giáo dục cho các em lòng thƣơng
ngƣời, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ ngƣời khác, tinh thần trách nhiệm,
cử chỉ lời nói hợp văn hóa...Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý khai
thác những tình huống sẵn có trong sinh hoạt gia đình: chăm sóc cức
khỏe của ngƣời thân, tạo niềm vui cho ngƣời khác, bày tỏ sự quan tâm
đối với ngƣời khác, chia sẻ, động viên ngƣời thân, những lúc ốm đau,
thành công hay thất bại.
2.3.2.5. Về phía cá nhân học sinh
Học sinh cần đƣợc giáo dục để nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan
trọng của chủ nghĩa yêu nƣớc và lòng tự hào dân tộc chính đáng, phải
biết kế thừa và phát huy tinh thần yêu nƣớc trong cộng đồng đói
nghèo, lạc hậu.
Học sinh phải ý thức tình cảm, thái độ kính thầy, yêu bạn, giúp đỡ
lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống, quý trọng của công, quan
tâm đến nỗi bất hạnh của ngƣời khác, vận dụng kiến thức đã học vào
cuộc sống, trung thực trong mọi hoạt động. Phải biết ngăn chặn cái ác,
131
cái xấu có trong cuộc sống của họ. Phải loại trừ những thói không tốt
ra khỏi cuộc sống của mình nhƣ đua đòi, nói tục, chửi thề, bạo lực
đang xâm hại nghiêm trọng tƣ cách đạo đức, phẩm giá của ngƣời học
sinh. Cùng với thái độ dứt khoát tránh xa những thói không tốt, học
sinh phải biết khuyến khích cái thiện, noi gƣơng ngƣời tốt việc tốt, có
tinh thần đoàn kết, tham gia các phong trào của trƣờng, lớp, địa
phƣơng mình sinh sống và học tập.
Ham học hỏi, cầu tiến bộ là một phẩm chất đạo đức truyền thống
của dân tộc đã đƣợc các thế hệ ngƣời Việt Nam hôm nay phát huy
trong điều kiện lịch sử mới. Ham học hỏi, cầu tiến bộ thể hiện khá rõ
trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh CNH, HĐH
đất nƣớc. Học hỏi, cầu tiến bộ để đổi mới cách nghĩ, cách làm, để
thoát nghèo và vƣơn lên làm giàu chính đáng. Đây đang là một
khuynh hƣớng trong xã hội ta và là một chuẩn mực đánh giá từng
con ngƣời, nhóm ngƣời. Ham học hỏi ở mỗi ngƣời là cơ sở phấn đấu
cho một xã hội học tập. Vì vậy, ở mỗi cá nhân cần phát huy cao độ
tinh thần học hỏi, cầu tiến bộ để trang bị đầy đủ kiến thức và phẩm
chất tốt đẹp..
Tóm lại, đổi mới giáo dục đạo đức một cách toàn diện là một yêu
cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở trƣờng Trung học phổ thông.
Cùng một nội dung giáo dục đạo đức nhƣng tùy vào đặc điểm của đối
tƣợng truyền đạt, tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà sử dụng những hình
thức, phƣơng pháp giáo dục phù hợp đi đôi với cải tiến nội dung theo
hƣớng tích cực nhằm đạt đƣợc mục tiêu trong quá trình giáo dục.
3. Kết luận
Trƣớc thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh Trung học phổ
thông có chiều hƣớng giảm sút trầm trọng, việc giáo dục đạo đức cho
học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng những giá trị cơ
bản của con ngƣời Việt Nam trong thời kì mới. Dƣới sự lãnh đạo của
Đảng, đất nƣớc ta đang trong giai đoạn “đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục
tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững
bƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội”. Sự nghiệp cách mạng vẻ vang và cao
đẹp đó có đạt đƣợc hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào sự
nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện thế hệ trẻ hôm nay. Vì vậy trong
giáo dục Trung học phổ thông không thể không đề cập đến giáo dục
đạo đức cho học sinh. Đó là công việc “bồi dƣỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau” nhƣ Bác Hồ đã nhắc nhỡ, với Ngƣời, “Đức” là cái gốc
của con ngƣời, là cội nguồn để con ngƣời trở thành hữu ích cho xã
132
hội. Nhƣng cái gốc của “đức” ở mỗi con ngƣời lại rất khác nhau về
nội dung và biểu hiện tùy thuộc vào nhiệm vụ, vị trí xã hội mà ngƣời
đó đảm nhận cũng nhƣ sự rèn luyện, tu dƣỡng của bản thân.
Nhà trƣờng, gia đình, xã hội phải quan hệ chặt chẽ với nhau cùng
giáo dục nêu gƣơng cho các em để các em thực sự hoàn thiện bản
thân, có đủ cả “đức” lẫn “tài”, mà “đức” là gốc. Cũng nhƣ câu nói của
Chủ tịch Hồ Chí Minh Có tài mà không có đức là người vô dụng, có
đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Hơn nữa, đạo đức là một
phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con ngƣời. Một ngƣời công dân
tốt, chuẩn mực là một ngƣời có đạo đức, do đó vấn đề giáo dục đạo
đức là một vấn đề cấp bách cần đƣợc đẩy mạnh.
Tài liệu tham khảo
[1]. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình đạo đức học,
NXBCTQG, Hà Nội - 2000
[2]. Luật Giáo dục- tailieu.VN
[3]. Nhiều tác giả, Giáo trình Đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội – 2000.
[4]. Tạp chí khoa học, Giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học phổ
thông,
[5]. Báo Bắc Giang, Giải pháp về giáo dục đạo đức cho học sinh
Trung học phổ thông,
nay/131033/giai-phap-ve-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-thpt.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_dao_duc_cua_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong.pdf